13-11-2002, 01:04 | |
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Để mở đầu cho board "Học tập-Thi cử", tớ xin post bài đầu tiên về lĩnh vực hoá học. Tớ tuy đã bỏ môn Hoá được ngót 3 năm rồi (vì học Kinh tế mà) nhưng hôm nay lục lại được quyển vở học thêm cũ, thấy có 1 số kinh nghiệm hay hay nên cũng muốn trao đổi với các bạn.
Hầu hết mọi người đều cho rằng môn Hoá là môn "khoai" nhất trong 3 môn Toán, Lý, Hoá.. nhưng thực ra, đây chính là môn dễ ăn điểm nhất (và cũng dễ ăn điểm cao nhất). Nếu bạn nắm vững 1 số lý thuyết và FT phản ứng thì không có gì phải sợ cả. Trong đề thi ĐH, môn Hoá thường dàn đều quá trình suốt 3 năm học (phần lớp 10 có các bài tập điện phân rất hay, lớp 11 có phần hữu cơ và lớp 12 có cả 2 phần ) Phần lý thuyết trong 1 đề thi Hoá thường ở dưới dạng bài tập lý thuyết (như hoàn thành dãy biến hoá, viết FTPƯ xảy ra..) chứ ít khi bắt nêu cái này cái nọ (trừ một số trường như ĐH Y Hà nội..) Dạng bài đầu tiên tớ xin bắt đầu là về phần hóa vô cơ (cái này cả lớp 10 lớp 12 đều có thể làm được), đó là dạng bài "Bài tập kim loại tan trong nước và kim loại tan trong kiềm". Với dạng bài này, họ thường cho chúng ta một hỗn hợp kim loại gồm có 3 loại sau: - Kim loại tan trong nước tạo dung dịch kiềm (Na, K, Ba..) - KL tan trong dung dịch kiềm (Zn, Al..) - KL không tan trong dung dịch kiềm (Mg, Fe..) --> nhưng thường tan trong axit.. Sau đó họ sẽ cho tiến hành 1 loạt các thí nghiệm đối với hỗn hợp đã cho trên. Các bạn phải căn cứ vào tính chất của từng loại để "không bị mắc bẫy". Để cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét dạng bài này bằng một Đề thi ĐH năm 97 của trường GTVT. ĐHGTVT (97): Hòa tan hỗn hợp X gồm có a mol Zn, b mol Fe, c mol Na trong H<sub>2</sub>O (dư) thu được V lít khí A và phần không tan B. Cho B tác dụng với 100ml CuSO<sub>4</sub> 0,5M thu được 2,24g Cu và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi ta thu được 2,28g chất rắn E. a) Tính V theo a, b, c b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong X biết V=0,224l c) Mặt khác khi điện phân dung dịch C ở trên với điện cực trơ I=0,5A đến khi dung dịch không còn ion kim loại thì thời gian điện phân là bao nhiêu? (hiệu suất các PƯ là 100%) Bài giải: Rõ ràng ở bài tập này, ta thấy họ cho ta 1 hỗn hợp gồm 3 kim loại thuộc 3 loại trên. Vì thế, cần phải để ý đến tính chất của từng loại mà viết FT cũng như giải cho phù hợp. Đầu tiên, cho hỗn hợp vào H<sub>2</sub>O, ta có phản ứng sau: Na + H<sub>2</sub>O = NaOH + 1/2H<sub>2</sub> (1) Sau khi tạo thành NaOH thì Zn trong hỗn hợp sẽ phản ứng ngay với thằng NaOH mới tạo ra này: 2NaOH + Zn = Na<sub>2</sub>ZnO<sub>2</sub> (2) Vì vậy, khí A thu được sẽ là H2, còn phần ko tan B sẽ là Fe và có thể có Zn dư (vì chưa chắc PƯ trên Zn đã hết, vì thế ta phải dùng từ có thể để chuẩn bị tinh thần cho các PƯ sau). Cho B tác dụng với 100ml CuSO<sub>4</sub> (tương đương n=0,05mol) thu được 2,24g Cu (~0,035mol) và dung dịch C. Zn + CuSO<sub>4</sub> = ZnSO<sub>4</sub> + Cu (3) Sau đó, Fe sẽ tác động ngay với ZnSO4 vừa tạo ra này Fe + CuSO<sub>4</sub> = FeSO<sub>4</sub> + Cu (4) Hiệu suất PƯ là 100%, chất rắn thu được chỉ có Cu (theo đề bài) nên kẽm và sắt phản ứng hết. Theo (3) và (4): 0,035 mol Fe và Zn phản ứng với 0,035mol CuSO4 tạo thành 0,035mol Cu Vậy dung dịch C sẽ còn: 0,05-0,035=0,015mol CuSO4 dư và có 0,035mol (CuSO4 và ZnSO4) Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D: CuSO<sub>4</sub> + 2NaOH = Cu(OH)<sub>2</sub> + Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> (5) FeSO<sub>4</sub> + 2NaOH = Fe(OH)<sub>2</sub> + Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> (6) ZnSO<sub>4</sub> + 2NaOH = Zn(OH)<sub>2</sub> + Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> (7) Vì đề bài cho NaOH dư nên NaOH sẽ phản ứng ngay với Zn(OH)<sub>2</sub> : 2NaOH + Zn(OH)<sub>2</sub> = Na<sub>2</sub>ZnO<sub>2</sub> + 2H<sub>2</sub>O (8) Kết tủa D thu được sẽ gồm Fe(OH)2 và Cu(OH)2 Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi: Cu(OH)<sub>2</sub> = CuO + H<sub>2</sub>O (9) Fe(OH)<sub>2</sub> = FeO + H<sub>2</sub>O (10) Vì có O<sub>2</sub> trong không khí nên FeO sẽ phản ứng tiếp: 2FeO + 1/2O<sub>2</sub> = Fe<sub>2</sub>O<sub>3</sub> (11) Ta có sơ đồ hợp thức: CuSO4 ----------> CuO 0,015 0,015 2Fe -----------> Fe2O3 x x/2 "... Sơ đồ hợp thức chẳng qua là dạng rút gọn của các FTPƯ. Nếu bạn viết lần lượt từng sơ đồ (với điều kiện PƯ hết) thì bạn sẽ có kết quả tương tự sơ đồ hợp thức trên. Tuy nhiên, sơ đồ hợp thức chỉ dùng được với những FTPƯ mà bạn chắc chắn là chất đó đã PƯ hết trong các FT trên ..." (Quote) Đặt x mol Fe trong hỗn hợp ban đầu. Theo sơ đồ hợp thức trên, ta có FT khối lượng chất rắn E: 0,015.80 + x/2.160 =2,8 ==> x=0,02 mol Fe ban đầu, cũng là 0,02mol Fe trong B Số mol Zn dư trong B là: 0,035-0,02 = 0,015mol Hiệu suất PƯ 100%. Theo (2), khi Zn dư thì NaOH hết tức là lượng NaOH sinh ra do (1) tham gia hết vào (2). Đặt y mol Na ban đầu Theo (1) và (2), PƯ tạo thành y/2+y/2=y mol H2 Theo đề bài V=0,224l => nH2 = 0,224/22,4 = 0,01 mol H2 => y=0,01 Theo (2), số mol Zn phản ứng = y/2= 0,005 mol Vậy số mol Zn ban đầu = 0,015+0,005=0,02mol Trong hỗn hợp X sẽ có: 0,02mol Zn 0,02mol Fe 0,01mol Na Tôi xin dừng ở đây. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn. Nếu bạn có thắc mắc xin post lên đây hoặc có thể liên hệ với 1 số cao thủ như Kata_maxi, hiện hắn cũng đang làm gia sư đấy. Tôi sẽ post một số bài tập nữa lên đây trong thời gian tới. Cám ơn sự theo dõi. _________________ Xit. <font class=editedby>[ This Message was edited by: Xit on 13/11/2002 12:05 ]</font> ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
28-05-2003, 11:57 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
anh Xit ơi ới ời,sao anh khôn thế?bài Hoá trên dễ như..ăn kẹo ,anh có bài nào hay hơn ko?1 bài chứ 10 bài kiểu đấy vào tay em cũng...muỗi .
Anh kata_maxi hôm nào dạy em về Lý cái nhẩy,môn này em dốt hất,lo lém ------------------------------ Far away |
27-12-2003, 12:43 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Mục này hay đấy chứ và rất bổ ích nữa.À đúng rồi em đang học lớp 11 và rất hay bị lẫn hai khái niệm điện ly và điện phân.Chúng khác nhau thế nào ạ?Và hình như dung dịch điện ly và dung dịch điện phân là một.(chưa học về điện phân)
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
27-12-2003, 12:54 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Tại sao mà Cu, Zn và Ag lại có p/ứ tạo phức với dd amoniac còn Al thì ko?(Al cũng là KL lưỡng tính như Zn mà).
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
28-12-2003, 02:12 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Nói thật một số chỗ makilen giải thích khó hiểu quá.Em chưa hiểu điện phân là quá trình phân tách chất điện ly thành cái gì?(chất mới hay ion).Bản chất thì điện phân và điện ly khác nhau thế nào?Những dung dịch của chất ko điện ly thì có thể gọi là dung dịch điện phân được ko? Còn về phần giải thích sự tạo phức thì hoàn toàn ko hiểu gì cả(chắc tại mình hơi ngu).Makilen có thể lấy ngay vd như Cu, Ag và Zn đã tạo phức với amoniac ntn được ko?(e của cái gì ghép vào cái gì???).Và nguyên tử trung tâm là gì vậy? Nghe mấy kiến thức này hình như hơi cao siêu quá.
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
28-12-2003, 04:23 | |||
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Quote:
Kiến thức tạo phức hình như là chương trình ĐH hả makilen (anh không được học vì khối Kinh Tế lên ĐH ko học Lý, Hoá nữa). Quote:
Túm lại là kiến thức lỗ chỗ, bà con thông cảm. Mà em Alex sắp đi Anh, bọn trẻ con bên đấy nó chưa học đến các kiến thức cao siêu này đâu ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
||
28-12-2003, 06:10 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
điện phân:tạo ra chất mới và xảy ra nhờ dòng điện.
điện li:tạo ra ion và tạo ra dòng điện. ------------------------------ Far away |
28-12-2003, 09:29 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Thứ nhất là em ko phải là Alex mà chỉ mượn nick của Alex(em cũng ko học KL nhưng vẫn tham gia chắc là được chứ ạ).
Xin trả lời Xit là lớp 10 mới học điện ly chứ chưa học điện phân.Em thấy phần babyboy giải thích là dễ hiểu nhất.Em ko biết điện ly có tạo dòng điện ko nhưng điện ly tạo ion còn điện phân tạo chất mới có lẽ là điểm khác nhau cơ bản giữa điện ly và điện phân. Phần Xit giải thích nghe buồn cười quá mà vẫn chưa rõ (đoạn từ H+ tạo H2 ấy). ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
28-12-2003, 16:30 | |
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Okie, khen ngợi tinh thần ham học hỏi của em bạn Alex. Em yên tâm, em luôn được chào đón tại đây nhưng có điều em đăng ký nick mới cho dễ gọi.
Phần trên văn hoá văn nghệ vui vẻ rồi , bây giờ thử giải thích cụ tỷ cho em về điện phân xem có ra ngô ra khoai không nhé Trước hết, anh thử phân biệt điện ly và điện phân. -Điện ly thì em vừa học rồi, anh không nhớ chính xác, chép ra định nghĩa nếu sai em lại cười nên anh.. không chép ra nữa Đại loại là khi nói đến 1 chất điện ly là người ta nói đến nó có khả năng tách thành ion dương và ion âm. Ví dụ cho em 1 cục NaCl. Cái này anh đảm bảo với em là em có gắn 2 cực của bình điện phân vào thì cái thằng khỉ này không có gì suy chuyển cả. Tuy nhiên, nếu em pha nó thành dung dịch, vì nó là chất điện ly nên nó không còn là 1 cục NaCl tròn trịa nữa mà nó sẽ tách thành ion Na+ và ion Cl-. Tuy nhiên, 2 thằng Na+, Cl- nó chạy loăng quăng trong dung dịch mà không tập trung về 1 phía nào cả. Trong chất điện ly, em lại cần chú ý là dung dịch điện ly và chất điện ly nóng chảy. Nếu nói là NaCl nóng chảy thì nó chỉ gồm ion Na+ và Cl- thôi. Nhưng nếu nói dung dịch NaCl thì bên cạnh Na+ và Cl- thì nó còn có thêm H2O (thằng cu này rất quan trọng đấy vì khi tiến hành điện phân nó cũng bị tách, mình mà bỏ nó đi thì mình sẽ phải.. trả giá ) -Điện ly rồi, bây giờ đến điện phân. Thực chất, điện phân là phản ứng oxi hoá khử (OXH-K) xảy ra trên bề mặt các điện cực nhờ năng lượng của dòng điện 1 chiều. Bình điện phân có 2 cực là anôt (mang điện dương) và catốt (mang điện âm). Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua chất điện ly nóng chảy hoặc dung dịch chất điện ly (do 2 thằng này nó bị tách thành ion âm dương rồi) nên cái bọn ion sẽ di chuyển về phía các điện cực trái dấu. Cụ thể cái bọn ion dương sẽ di chuyển về catot (mang điện âm) và bọn ion âm sẽ di chuyển về anot (mang điện dương). Sau đấy, ở anot sẽ xảy ra sự oxi hoá còn ở catot sẽ xảy ra sự khử. (Em học FTPỨ OXH-K rồi sẽ biết sự oxi hoá là sự cho e còn sự khử là sự nhận e). Như vậy, điện phân chỉ có thể xảy ra đối với dung dịch điện ly hoặc chất điện ly nóng chảy. Nếu em cho 1 cục đá vào, nó không điện ly được thì không thể xảy ra sự điện phân được, chạy bình điện phân chỉ tổ tốn tiền điện. Trở lại ví dụ NaCl ở trên, khi tiến hành đp NaCl nóng chảy em sẽ thu được ở catot(-) ion Na(+) và thu được ở anot(+) ion Cl(-). Tiếp đó, ở catot sẽ có sự khử, thằng Na(+) thiếu e sẽ thu thêm e để tạo thành chất trung hoà điện: 2Na(+) +2e ->2Na Ở anot(+) sẽ có sự oxi hoá, thằng Cl(-) thừa e sẽ vứt e đi để tạo thành chất trung hoà điện: 2Cl(-) -2e->2Cl Em sẽ tự hỏi là tại sao thằng Na lại cướp ở đâu ra e để thêm vào hay thằng Cl vứt e đi đâu. Nếu để ý, em sẽ thấy số e của thằng Cl vứt đi sẽ chạy lon ton từ anot sang catot để nhập vào thằng Na. Thế là hoà cả làng, thằng thừa vứt cho thằng thiếu. Vì vậy, khi viết PỨ đp, em phải lưu ý số e cho và số e nhận phải bằng nhau. Phản ứng OXH-K thông thường khác PỨ OXH-K trong đp ở chỗ: -PỨ OXH-K trong đp chỉ có thể xảy ra nhờ năng lượng dòng điện 1 chiều. -Sự cho nhận e trong đp xảy ra 1 cách gián tiếp ở 2 điện cực cách xa nhau trong khi ở phản ứng OXH-K thông thường thì phản ứng trực tiếp. Bây giờ là đi sâu về điện phân xảy ra ở các điện cực. Sự khử ở catot(-) Theo nguyên tắc ion nào có tính OXH mạnh hơn sẽ bị khử trước. Em dựa vào dãy điện hoá sau để biết xem thằng nào có tính OXH mạnh hơn: K(+)/K; Ca(2+)/Ca; Na(+)/Na; Mg(2+)/Mg; Al(3+)/Al; 2H(+)/H<sub>2</sub>{H này là của H2O}; Zn(2+)/Zn; Fe(2+)/Fe; 2H(+)/H<sub>2</sub>{H này là của axit}; Cu(2+)/Cu; Fe(3+)/Fe(2+) Dạng OXH của cặp đứng sau trong dãy trên sẽ bị khử trước (tức càng đứng sau càng khoẻ). Tại sao anh viết khó hiểu như thế, tại sao lại có dấu chia (/). Vào ví dụ em sẽ thấy, thằng K(+) sẽ bị khử xuống thành K, thằng Ca(2+) sẽ bị khử xuống thành Ca.. etc.. Ví dụ đp dung dịch gồm hỗn hợp FeCl<sub>3</sub>, CuCl<sub>2</sub>, HCl, AlCl<sub>3</sub> với điện cực trơ. Lúc này, ở catot sẽ có các ion Fe(3+), Cu(2+), H(+), Al(3+) và 1 thằng rất quan trọng là H<sub>2</sub>O (vì là dd mà) Theo dãy điện hoá trên, thằng Fe(3+) sẽ lanh chanh chạy trước: Fe(3+) +e -> Fe(2+) Sau đó lần lượt hết ion này mới đến lượt ion khác: Cu(2+) + 2e -> Cu 2H(+) + 2e -> H<sub>2</sub> (H này là của axit HCl) Fe(2+) + 2e -> Fe (thằng Fe(2+) do phản ứng đầu tiên tạo thành) Còn thằng Al(3+) nữa nhỉ, nhưng do trong dd có H<sub>2</sub>O, mà theo dãy điện hoá trên thì thằng Al(3+) cứ đợi đấy, bọn H<sub>2</sub>O nó được ưu tiên trước: 2H<sub>2</sub>O + 2e = H<sub>2</sub> + 2OH(-) => PỨ hơi đặc biệt, em đành phải học thuộc thôi. Mà đp nước thì đến đời nào mới xong. Hơn nữa, nước mà hết thì đâu còn là dung dịch điện ly nữa, thế là cu Al(3+) chết cứng rồi, chả chạy đâu được, khổ thân. hehe.. hôm nay dừng ở catot. Nếu em biết đp rõ rồi thì thôi anh không post tiếp nữa. Nếu chưa rõ thì để hôm tới anh post tiếp PỨ ở anot, ứng dụng mạ điện và cách viết FTPỨ điện phân. Good night! ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
29-12-2003, 00:17 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
giời ơi,các anh bùn cười thật,em nó mới học lớp 10 thôi,chưa học điện phân mà các anh thi nhau giảng giải cho em nó về điện phân thì là sao mà nó hiểu được,đến em cũng còn chả hiểu nữa là....
Còn điện li là tạo ra dòng điện thì ko sai,nhưng cũng...chả đúng,đấy là em nói nôm na cho em nó hiểu,chứ nó còn chưa học phản ứng oxi hoá-khử thì làm sao mà hiểu được điện phân,sau này còn có bài so sánh điện phân và oxi hoá-khử cơ.Chậc,mấy anh chắc là "gãi đúng chỗ ngứa",được thể lôi hết kiến thức của mình ra để viết cho em nó,nhưng em cá là em nó chả đọc hết đâu,em nhểy? . P/S:nhắn anh makilen :em trượt roài,bài làm kém cực kì vì đề thi khó cực kì,gấp mấy lần vòng 1,hic,có cả bọn chuyên nhảy vào thi cùng mới chết chứ,thật là bất công. ------------------------------ Far away |
29-12-2003, 03:09 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Hic..hic..to babyboy:I'm in grade 11, not 10. Em thấy anh/chị Xit đúng là có năng khiếu văn quá(nhất là văn miêu tả).Nhưng mà từ chỗ nói về sự khử ở catot em thấy khó hiểu vì dãy điện thế hoá chưa học.Có lẽ anh thử giải thích dễ hiểu hơn được ko(giải thích với kiến thức của học kỳ một lớp 11 ấy).Còn phần makilen giải thích em ko hiểu gì cả.Các cô dạy trên lớp thỉnh thoảng cũng nhắc đến cụm từ "lai hoá" nhưng cái này đâu học trong chương trình đâu(anh/chị makilen giải thích rõ hơn được ko?em cũng thấy thắc mắc).Ơ, thế hoá ra có cả Cu(NH3)2 lần à?Em thấy trên lớp cô dặn số nhóm NH3 tạo phức bao giờ cũng gấp đôi hoá trị kim loại tham gia tạo phức(và cô ko giải thích).Thế là sao ạ ?
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
29-12-2003, 06:08 | ||
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Quote:
Để viết được phương trình điện phân, em phải thực hiện qua 3 bước sau: -Phải viết được phương trình điện ly. Vì điện ly thì em mới biết nó sẽ gồm ion dương, ion âm nào để tách ion tương ứng về các điện cực. -Tiếp theo, từ các ion đã tách về điện cực, em phải viết phương trình cho e và nhận e ở các điện cực (mà người ta gọi là sự khử, sự oxi hoá ở các điện cực). Các ion dương luôn nhận e, các ion âm luôn cho e. Tuy nhiên, trong bài toán, người ta cho em 1 loạt ion dương ở catot, 1 loạt ion âm ở anot, vậy em biết nó sẽ cho và nhận e thế nào (để đảm bảo số e cho bằng số e nhận)? Nếu họ chỉ chạy máy điện phân 1 lát rồi dừng, liệu em có biết là thằng nào đã cho e, thằng nào đã nhận e, thằng nào đang làm dở thì bị ngừng không? Vì vậy, em cần phải học lý thuyết về sự cho e và sự nhận e ở từng điện cực. -Từ sự cho e và nhận e ở từng điện cực mà em đã làm ở bước trước, em có thể viết thành phương trình phản ứng điện phân rút gọn. Sau đấy, từ phương trình phản ứng điện phân rút gọn này, em sẽ viết được phương trình điện phân đầy đủ. Trong bài viết trước, anh chỉ mới hướng dẫn cho em cách viết sự nhận e ở catot. Để viết tiếp được, thì em cần biết thêm về sự cho e ở anot rồi mới hoàn thành được phương trình đp. Em không hiểu về dãy điện thế hoá, anh xin giải thích lại. Em sẽ thấy mỗi thằng đều có dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng với nó. Nếu anh viết K(+)/K thì tức là dạng oxi hoá của nó là K(+), dạng khử của nó là K. Khi em tiến hành sự khử đối với chất oxi hoá (tức là K(+)) thì nó sẽ chuyển thành dạng khử của nó. K(+) + e --> K Tương tự, khi viết Fe(3+)/Fe(2+) thì dạng oxi hoá của nó là Fe(3+), dạng khử của nó là Fe(2+). Khi tiến hành sự khử đối với Fe(3+) thì nó sẽ thành Fe(2+) (chứ không phải cứ nhận búa xua e cho đến khi thành Fe đâu). Fe(3+) + e --> Fe(2+) Ở dãy điện hoá bên trên, anh chỉ liệt kê 1 số thằng hay gặp trong bài toán điện phân thôi. Theo thứ tự từ trái sang phải thì dạng oxi hoá của thằng đứng sau sẽ khoẻ hơn dạng oxi hoá của thằng đứng trước. Cụ thể, thằng Fe(3+) mạnh nhất, sau đấy đến Cu(2+), H(+) của axit, Fe(2+).. Tại sao lại phân biệt thằng mạnh hơn thằng yếu hơn để làm gì? Bởi vì, đây chính là thứ tự thực tế sẽ xảy ra tại điện cực catot. Ví dụ, ở catot có 3 loại ion Fe(3+), Cu(2+), Fe(2+).. Khi tiến hành điện phân thì Fe(3+) sẽ được ưu tiên nhận e trước cho đến khi nào hết ion Fe(3+): Fe(3+) + e --> Fe(2+) trong dung dịch thì mới đến lượt Cu(2+) được nhận e: Cu(2+) + 2e --> Cu Cứ thế, khi nào Cu(2+) thành Cu hết thì mới đến lượt Fe(2+) được nhận e. Giả sử, trong 1 bài toán, người ta bảo là chạy máy điện phân 1 thời gian rồi tắt đi thấy ở catot có Fe. Vậy người ta hỏi, có phải chỉ thu được duy nhất 1 thằng Fe ở catot có phải không? Câu trả lời chắc chắn là không. Theo thứ tự ở trên, em sẽ thấy, để tạo ra được Fe thì chứng tỏ Fe(2+) đã được nhận e để biến thành Fe. Mà Fe(2+) đã nhận e thì chứng tỏ những thằng khoẻ hơn như Fe(3+), Cu(2+) trong dung dịch trên cũng được nhận e rồi. Vì vậy, nó sẽ có Cu và có thể còn có Fe(2+) Hy vọng là em hiểu Nếu cảm thấy hứng thú, anh sẽ hướng dẫn viết ở anot và hoàn thành phản ứng đp. ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
|
30-12-2003, 07:29 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Phần Xit giải thích về điện phân khá hay.Xit tự tổng hợp ra từ những gì mình đã học qua hay là đọc ở đâu ra đấy.Em thấy Xit và makilen có thể đi mở lớp học thêm rồi đấy(em sẽ là người phụ trách lớp he..he..).Anh Xit cứ viết tiếp đi, em rất thích xem tiếp.Makilen nói đúng.Thi DH chắc ko cần mấy kthức này.Mà em cũng ko nuôi ý định thi HSgiỏi hoá( vì em học chuyên Anh) nhưng thích học Hoá nên hỏi cho hiểu bài thôi(ko ngờ càng hỏi càng choáng).Nói chung phần lai hoá makilen giải thích khá dễ hiểu(trình độ giảng bài đã có tiến bộ..he..he..sorry, trêu chút thôi).
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
30-12-2003, 11:16 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
M của O là 15,99 thì chắc là đồng vị phổ biến của nó fải có M<16 rồi,chứ ko thể chỉ có 17,18 được,em libra nên đọc kĩ lại xem,có thể em chưa đọc kĩ,em có biết đồng vị phổ biến nhất của O có M=? và chiếm bao nhiêu %?
P/S:Cám ơn anh makilen và em libra đã động viên,em ko buồn lắm về chuyện này đâu,vì mục đích thực sự của em ko fải là vào tuyển TP và được giải QG,mục đích chính là vào ĐH cơ,được thế thì em cũng chả cần cái giải TP này đâu ------------------------------ Far away |
31-12-2003, 10:13 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
có thể đồng vị 16 của O chỉ là tương đối,số N có thế dao động từ 15-16,nhưng đồng vị 15 ko đáng kể nhưng vẫn được tính khi chia TB,vì vậy nên là 15,9999.
------------------------------ Far away |
01-01-2004, 03:15 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
em đâu có hiểu nhầm,đúng là thế mà,có thể còn 1 đồng vị khác của O có M=15,nhưng tỉ lệ % quá ít,ko tính là 1 đồng vị,nhưng khi chia để tính M trung bình lại vẫn được cộng.
Để hôm nay em hỏi lại thầy xem,chắc chiều nay có kết quả. ------------------------------ Far away |
01-01-2004, 15:05 | |
Phá sản!
|
Tất nhiên đơn vị dvC thì khác đơn vị g/mol. Hiểu đơn giản là dvC là khối lượng cho một nguyên tử thôi, còn g/mol là khối lượng của cả một mol nguyên tử của nguyên tố đó. Hai con số này bằng nhau nhưng có ý nghĩa tương đối khác mà anh đã nói trên.
Đơn vị amu là đơn vị nguyên tử mà các nước khác hiện đang dùng nhiều hơn chúng ta về trị số thì cũng thế. Vậy là vấn đề đã sáng tỏ, nguyên nhân là oxi còn có các đồng vị khác nữa. |
02-01-2004, 10:10 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
chậc,em ptcn... sướng thật,hỏi 1 cái là có 3 anh trả lời rất chi là nhiệt tình,1 anh là năm cuối KTQD,1 anh thì giải QG Hoá,1 anh thì(sắp sửa) được giải TP Hoá chỉ dẫn,chả bù cho mình.
P/S:Có em nào thắc mắc gì về môn Hoá này thì cứ hỏi,1 là post trên đấy,1 là liên hệ với anh. lớp 12H-Kim Liên ------------------------------ Far away |
02-01-2004, 13:22 | ||
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Quote:
------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
|
03-01-2004, 03:15 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Câu hỏi 1:
Tại sao H2CO3 va`H2SO3 lại ko bền? ------------------------------ Far away |
03-01-2004, 09:34 | |
|
Anh babyboy à, anh định mở lớp thật đấy à, nhưng tiếc thật em lại ko phải Hs KL nên ko lên lớp 12H hỏi bài được.Anh hỏi câu này hơi bị quái đản đấy.Để mai đến lớp em hỏi cô giáo xem cô trả lời thế nào.À, thế anh nào năm cuối KTQD đấy, anh nào giải QG????(còn ai sắp được giải thành phố vậy). Nhân tiện hỏi luôn.Hôm nay trả bài thi học kỳ, con bạn em viết trong bài thế này :"NH3 là bazo yếu nên ko làm tan kết tủa Al(OH)3" và bị gạch sai.Thế là sao ạ?Em thấy đúng đấy chứ.
|
03-01-2004, 10:20 | |
Phá sản!
|
Em nói đúng đó !
Anh sẽ giải thích đơn giản thế này nhé : NH3 + H2O <-> NH4+ + OH- ( dấu + và - là điện tích <-> là phản ứng thuận nghịch. Đó là quá trình tạo ra OH- có tính bazơ. Cân bằng trên không mạnh nên mặc dù có tính bazơ xong lượng OH- sinh ra chưa đủ để có thể hoà tan Al(OH)3. Bạn em viết thế là đúng |
04-01-2004, 06:33 | ||
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Quote:
Anh makilen giải được câu trên ko?em cũng...chưa biết rõ lắm,em chỉ biết là H2CO3 thì CTCT của nó là 2 nhóm OH gắn vào 1 C,do vậy nên ko bền,còn H2SO3 thì chịu,nhường anh đấy. ------------------------------ Far away |
|
05-01-2004, 05:17 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Hôm qua em hỏi thầy thì nhận được câu "có giải thích em cũng chả hiểu"
Đại khái là liên quan đến vấn đề năng lượng thì fải,do 2 nhóm OH chênh lêch mức năng lượng nên tách ra thành CO2 và H20. Túm lại là lằng nhằng thật,chưa cần biết! ------------------------------ Far away |
06-01-2004, 12:06 | |
Phá sản!
|
Nhìn nick là biết em học CNN rồi !
à còn về câu hỏi của babyboy thì nếu giải thích chắc cũng khó hiểu lắm. Về H2SO3 thì giải thích đơn giản là thực tế gần như không tồn tại nó, mọi người cứ hình thức hoá nó lên chứ bằng các phương pháp hiện đại cho thấy phân tử đó là gần không tồn tại. ( thông tin chính xác đấy) |
07-01-2004, 01:43 | |
Member
|
úi, mấy ngày ko lên mạng mà đã sôi nổi thế này rùi.
Về câu hỏi của anh baby boy, em có đọc trong quyển Hoá đại cương (tác giả: Nguyễn Trọng Thọ), có nói về độ mạnh yếu của oxi axit: HxROy hay (HO)xRO(y-x) "Lực phân cực tuỳ thuộc sự phân cực của liên kết -O-H: Liên kết -O-H phân cực càng mạnh thì càng kém bền, dễ đứt để giải phóng H+ nên tính axit càng mạnh. Sự phân cực của liên kết -O-H: - tỷ lệ thuận với độ âm điện của R - tỷ lệ nghịch với bán kính nguyên tử R - tỷ lệ thuận với y-x y-x = 0: axit rất yếu (H2ZnO2) y-x = 1: axit yếu (HNO2, H2CO3, H2SO3) y-x = 2 axit mạnh (H2SO4) y-x = 3: axit rất mạnh (HClO4) theo đó thì 2 axit trên là axit yếu nên ko bền chăng? ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
07-01-2004, 03:20 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
ko fải ax yếu là ax ko bền,sau này khi em học ax hữu cơ em sẽ biết,có những ax rất yếu như phenol,vậy mà vẫn tồn tại đó thôi.
Em đang học fần Nitơ fải ko?NH4+ thực ra cũng là 1 ax đó(theo định nghĩa của bronsted). Theo định nghĩa của Bronsted thì ax mạnh là ax rất dễ cho H+,đối với những ax có O thì độ mạnh yếu phụ thuộc vào sự fân cực của liên kết O-H,nghe hơi lằng nhằng nhưng em có thể hiểu nó giống như là vợ chồng mà càng mâu thuẫn thì càng dễ ly hôn, àh,anh makilen biết thầy em định nghĩa phenol là gì ko?nghĩa là vừa "phê" vừa "nôn". Eo ơi.... ------------------------------ Far away |
07-01-2004, 10:03 | |
Senior Member
|
-Đơn giản liên kết peptit nó là liên kết giữa nhóm -NH- của amino axit này với nhóm -CO- của amino axit kia,2 nhóm liên kết với nhau giải phóng 1 phân tử H20 thì gọi là LK peptit.Prrotein nó vốnn là nhiều A.a lk với nhau =lk peptit và giải phóng nhiều PT nước.
-Còn Amoiac hoá đơn giản là "hoá thành amoniac" nghĩa là từ 1 chất nào đó bị hoá thành NH3.VD như kiểu muối amoni tác dụng với baz tan chẳng hạn. (hổng bít có đúng k0) Tương tự nitrỉt hoá nghĩ là hoá thành muối nitrit -NO2,nitrat hoá nghĩ là hoá thành muối nitrat -N03 , ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
07-01-2004, 12:49 | |
Phá sản!
|
Nói tóm lại là trong Hoá thì vấn đề cách đọc tên ( danh pháp) là khá phức tạp. Đặc biệt là các chất hữu cơ , còn nếu cứ ? hoá thì là thực hiện các phản ứng để thu được cái ?.
? có thể chẳng phải là chất nào cả, Ví dụ như có thể gặp: đồng phân hoá. Là cách tạo ra các hợp chất đồng phân của hợp chất ban đầu. Nhắn chú babyboy : thầy chú vui tính thật. Có gì hỏi thầy chú xem chất bombicom là gì ? |
09-01-2004, 03:12 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Em chịu,chả biết bombicom là gì,chưa hỏi thầy được,chắc cuối tuần này mới hỏi được.Nhưng nó có nghĩa trong hoá học ko đấy?
------------------------------ Far away |
11-01-2004, 05:43 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
em lần đầu tiên nhìn thấy phản ứng này đấy.
Àh,từ phản ứng trên thì thêm 1 câu hỏi khác nhé,từ CO2 có phương pháp nào điều chế ra O2 ko?ở đâu hay dùng phương pháp này? ------------------------------ Far away |
11-01-2004, 06:01 | |
God Member
Join Date: 19-02-2003
Posts: 526
KL$:
676
Sent 2 thank(s) Received 8 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2002-2005)
|
hơ hơ phản ứng trên thường xảy ra ở cây lúc quang hợp,nó hít co2 và thảu ra o2 he he
------------------------------ Cái gì phải đến sẽ đến! |
11-01-2004, 23:07 | ||
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Quote:
Đúng là phản ứng CO2-->CO+O2 là ko có,chỉ có phản ứng CO2+C-->CO thôi. Cô giáo em viết như thế là sai. ------------------------------ Far away |
|
12-01-2004, 08:07 | ||
Member
|
Quote:
------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
|
12-01-2004, 08:12 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
nhưng túm lại thì có thể gói gọn trong phản ứng :
CO2+H2O-->C6H12O6+O2. xúc tác của quá trình này là diệp lục,còn gọi là Clorofom,CTPT :CHCl3. hình như phản ứng này có chiều ngược lại thì fải. ------------------------------ Far away |
12-01-2004, 08:18 | ||
Member
|
Quote:
I can't understand it! ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
|
13-01-2004, 00:56 | |
Phá sản!
|
Thế thì em phải hỏi cho rõ ràng thế nào chứ ? Em đưa một phương trình và hỏi nó có hay không thì anh chỉ có thể trả lời là có hay không thôi.
Giữa Hoá và Sinh có mối quan hệ nhưng có những cái khác. Trong Sinh thì các xúc tác là các chất như enzim... Hiện nay trong Hoá đang nghiên cứu xúc tác enzim. Enzim có tính năng rất tuyệt vời nên có những phản ứng có thể xảy ra mà trong khi bình thường xét về Hoá học cần những điêu kiện cực kì khắc nhiệt. Cô giáo ghi chỉ là sơ đồ thôi, còn cơ chế ( cách thức ) xảy ra thì rất phức tạp ( mình cũng không hiểu) Mình nghĩ là cô giáo đúng ! |
13-01-2004, 07:56 | |
Senior Member
|
Đơn giản phân tử H2CO3 nó thế này:
H O O C H O Trong đó C bỏ cả 4e LK với 2 ngtử O,O kia bỏ 2e lk với 2 ngntử H xungn quanh,đủ e rùi.Như vậy là cả O và C đã đủ 8e vì vậy giữa ngntử O số 1 và C sẽ không thể Lk với nhau được nnữa----->nó sẽ tách thành H20 và CO2---->H2CO3 k0 tồn tại! H2SO3 lí luận tườnn tự,đúng không hả các anh chị? ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
14-01-2004, 07:42 | |
Phá sản!
|
Theo mình là không đúng đây Heo1986
Vì nếu em chỉ dựa vào thuyết liên kết bát tử thì rất nhiều trường hợp không đúng. Trên thực tế có nhiều thuyết để giải thích liên kết lắm như Thuyết MO (obitan phẩn tử ) là cả nguyên tử được coi như là một phân tử và cũng có hạt nhân như nguyên tử ( thuyết này rất rắc rối). Ngoài ra còn có thuyết thập bát điện tử nó còn đúng hơn thuyết em đã dùng. Vấn đề ở đây lại liên quan đến rất nhiều thứ và thành thật là anh cũng chưa hiểu hết nên nếu có giải thích chắc các bạn cũng khó hiểu và không đồng tình. nói tóm lại là nếu đã nói đến độ bền của liên kết thì phải giải thích bằng liên kết và dựa trên nhiều lí thuyết ( và đôi khi lý thuyết đó chỉ đúng cho một vài trường hợp thôi) ngoài ra còn có các khái niệm liên quan đến entapi, entrpopi...rất phức tạp |
21-03-2004, 00:50 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
chán quá cả nhà ơi
chưa bao giò mình thất vọng khi làm bài hoá như lầm này. Sáng nay vừa thi học sinh giỏi xong, mình đã dồ hết tâm huyết vào bài hoá này nhưng kết quă cưa nó thật thảm bại.......... không có hi vọng đoạt giải. Ai ngờ đâu đề thi thành phố có đến 9,5 điểm lí thuyết. chết con nhà người ta ------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
24-03-2004, 03:29 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
yeah,đề thi TP lúc nào cũng nặng lý thuyết,toàn hỏi những cái sâu xa,ko học thì cũng chả biết được.
Dzui dzẻ lên em, no prob,năm nay ko được thì năm sau thi tiếp,em mới có lớp 10 thôi mà,còn 2 chance nữa-->no 4 go ------------------------------ Far away |
13-05-2004, 05:36 | |
|
Lâu lắm mới lên đây.hic..hôm truớc thi Hkì em làm chán tệ.Các anh chị cho em hỏi:
1.propin tác dụng với KMnO4 ra gì ạ.Cơ chế tạo thành là thế nào.Chỉ bit C2H2 tác dụng ra ax oxalic còn cái nè chịu.2.nếu đề cho dầu mỏ thì thành phần gồm những gì ạ?3.có những cách gì phân biệt ankan với benzen ạ? |
14-05-2004, 00:14 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Trời ạh,thế mà ko cũng làm đc hả em?Anh trả lời nhé:
1.Propen khi bị oxi hoá trong KMnO4 thì tuỳ từng môi trường -Nếu là trong môi trường trung tính(H2O) thì sẽ ra rượu CH2-CHOH-CH2OH và KOH,MnO2,còn H2O thì khi cân bằng,em thấy thiếu bên nào thì cho vào bên ấy,nhưng ở đây thì chắc là vế fải.Cơ chế của nó là cộng H20 vào nối đôi. -Nếu là môi trường axit(H2SO4) thì cơ chế của nó là cắt mạch,tức là Propen sẽ bị cắt 1 C,tạo thành CH3-COOH và CO2(trong 1 số trường hợp thì là HCOOH),C là chất khử và Mn+7 là chất oxi hoá,sản fẩm của fản ứng là CH3COOH,CO2,K2SO4,MnSO4 và H2O. -Phản ứng của C2H2 mà em nói trên là trong môi trường kiềm,còn trong môi trường axit thì nó sẽ bị cắt mạch và tạo ra CO2 2.Nếu đề cho như thế thì em nên xem lại...SGK,trong đó có mà,fần cuối thì fải.Anh ko nhớ rõ lắm nhưng hình như thành fần chính của dầu mỏ là các ankan,nhưng các ankan này có mạch rất dài,ko có ứng dụng,nên mới fải "cracking dầu mỏ",tức là cắt các mạch dài đó thành các mạch ngắn hơn,có ích trong cuộc sống. Phân biệt ankan và benzen:cái này anh cũng ko nhớ lắm .Nhưng có 1 cách:cho ra ngoài ánh sáng khuếch tán rồi sục Clo vào,rồi nhúng quì vào,lọ nào làm đổi màu quì thì là ankan,do có fản ứng thế dễ dàng hơn.còn benzen thì ko fản ứng với Clo trong askt. (Chú ý:ankan ở đây là ở dạng lỏng,còn ở thể khí (số C<6)thì quá đơn giản,benzen là thể lỏng mà) Nói chung,người ta ko cho fân biệt chung chung như 2 cái trên,mà sẽ cho rõ ankan là chất nào,trong chương trình PT thì thường chỉ có các ankan có số C<6,tức là ở thể khí. Thế đã được chưa hả em? ------------------------------ Far away |
16-05-2004, 08:11 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Cắt mạch nghĩa là mạch bị...cắt .Nó gần giống như phản ứng Cracking mà em vừa mới học ấy.
Đúng là ankin thì khi fản ứng với KMnO4trong môi trường ax thì sẽ bị cắt mạch. Ở đây,propin cũng thế,khi fản ứng với KMnO4 thì sẽ ra CH3COOH và CO2,nhưng sản fẩm tạo ra cũng có KOH,nên các sản fẩm là: CH3COOK,CO2,KOH,MnO2. được chưa hả em? ------------------------------ Far away |
16-05-2004, 23:58 | |
Member
|
cho em hỏi i tý, cô giáo dạy thêm của em bảo Ag2SO4 ít tan thì coi như tan trong dung dịch, còn cô giáo ở lớp thì bảo nó ko tan. Vậy thì nên theo ai đây ạ?
hay là (VD trong bài nhận biết có chất này) bảo là ban đầu ko thấy hiện tượng, sau đó thấy xuất hiện kết tủa? ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
17-05-2004, 00:30 | ||
Phá sản!
|
Quote:
* Ankin pư với KMnO4 trong mtr Axit thì sẽ bị Cắt mạch (hay gọi là bẻ gẫy mạch C hoặc cracking thì cũng như nhau,cái này học lâu rồi,hình như ở phần T/c hoá học).Sp tạo thành sẽ có mặt của CO2 , H2O 2. *TP chính của dầu mỏ là Ankan,Xicloankan và Aren. *Pb ankan và Benzen theo cách có người đã làm thì chưa thuyết phục ... (điều này ko có nghĩa là sai!) . Có 1 cách dễ hiểu và đơn giản hơn đó là : Cho t/d với HNO3. Benzen t/d HNO3-->C2H5NO2_chất này có màu vàng và mùi hạnh nhân.Thế là xong! P/s : Câu hỏi có các kí hiệu,CT,để cho rõ ràng và dễ nhìn hơn,bạn nên chọn font chữ to hơn.,viết cách ra. |
|
17-05-2004, 00:41 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
trời dân kl trường mình giỏi hoá ghê, thám phục quá
------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
17-05-2004, 05:43 | ||
Phá sản!
|
Quote:
Trong các bài nhận biết cũng thế, em phải đưa vào bài tập cụ thể thì sẽ có phương án thích hợp. Hoá học là thế đôi khi phải làm bài mình phải đoán được ý đồ của người ra đề nữa. |
|
20-05-2004, 08:10 | |||
Senior Member
|
Quote:
1 chất phan ly theo dạg: AmBn---->mA +nB (A và B là ion) trong đó giải sử dung dich điện ly có TST là T0,khi đó : -Nếu tích [A]^m.[b]^n >T0:khi đó dung dịch k0 điện ly nữa và nó sẽ kết tủa -Tích này=T0.nó sẽ thành d2 bão hoà -Tích này <Toung dịc tiếp tục tan Do đó chất Ag2SO4 vốn là chất ít tan,khi nó tan vào d2 đến 1 lúc nào đó tích nồng độ các ion sẽ >T0 của nó--->Nó sẽ k0 tan tiếp Hổng hiểu em giải thích dzậy đã đúng chưa! ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
||
20-05-2004, 11:16 | |
Phá sản!
|
Các bạn có câu hỏi gì thì đừng ngại nhé ! Cứ hỏi thoải mái, nhiều cái tưởng chừng rất đơn giản nhưng chưa hẳn chúng ta đã hiểu đúng.
Học tập là một quá trình học hỏi của bè bạn mà. Để cho tiện theo dõi nếu có thời gian mình sẽ cố gắng viết câu trả lời bằng phần mềm chem-office. Những điều heo1986 chỉ ra là rất đúng, nhưng ý bạn đó hỏi ở đây là về mặt định tính nên mình chỉ trả lời một cách chung chung, định tính là thế mà. Còn ai có câu hỏi gì không nào ? |
22-05-2004, 01:18 | |
Member
|
thanks anh Makilen và Heo1986 nhìu lắm. Nhưng tích số tan em chưa được học ở lớp, nên bây giờ có bài tập nhận biết có gốc [SO4]2- thì chắc ko nên dùng muối Ag.
hix, hỏi 1 câu thui mà mấy người đã nhiệt tình giải thích, cảm động wá. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
24-05-2004, 23:33 | |
Member
|
em có vài thắc mắc nhỏ (mấy cái này ko dành cho thi ĐH nhưng em vẫn thấy khó hỉu wá):
1. tại sao H+ thực chất lại là H3O+, tức là nó liên kết với 1 phân tử nước? 2. giới thiệu cho em về nước nặng D2O được ko? cái này em cũng đọc trong sách nhưng chẳng hỉu rì hết. và vì sao đồng vị của H lại có ký hiệu hoá học khác H (cụ thể là D và T) còn các đồng vị khác thì ko? Thanks a lot! ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
25-05-2004, 04:07 | |||
Phá sản!
|
Quote:
Nếu có một nhóm -OH thì gọi là rượu đơn chức, còn nhiều nhóm -OH thì gọi là rượu đa chức. Tất nhiên có những quy tắc nhất định về vị trí cũng như số lượng các nhóm -OH như : không thể có 2 nhóm -OH liên kết với 1 C hay không thể có nhóm -OH liên kết vơi C chứa liên kết bội. Về tính chất hoá học thì rất dài dòng có thể nói cả một ngày không hết nên các bạn tự đọc có gì thắc mắc thì hỏi bọn mình sẽ cố gắng giúp đỡ Quote:
Thực tế là trong dung dịch luôn tồn tại H3O+ không tồn tại H+ nhưng trong bài tập thì có thể viết chỉ có H+ cũng được. ( trên đây mình chỉ giải thích theo những lí thuyết dễ hiểu thực tế có những lí thuyết khác để giải thích chính xác hơn như thuyết MO-LCAO nhưng rất phức tạp ) Về nước nặng thì chẳng khác gì nước cả có điều là nguyên tử H thì được thay bằng đơtêri D. Nước nặng lần đầu tiên được điều chế bởi Urey( năm 1932) sau đó thì Lewis điều chế nó tinh khiết hơn. Đặc điểm D2O : -các phản ứng của D2O xảy ra chậm hơn rất nhiều các phản ứng của H2O -D2O kìm hãm hoạt động sống của cơ thể Ứng dụng : Dùng làm chậm nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân (hiểu nôm na thế này do các phản ứng hạt nhân xảy ra quá mãnh liệt nên các vật liệu không thể dùng được do đó cần làm chậm phản ứng hay cho phản ứng không mạnh mẽ như vốn có), điều chế đơtêri cho các phản ứng nhiệt hạch, điều chế các hợp chất chứa đơtêri. Việc gọi tên là D, T hay là kí hiệu hoá học gì đó chỉ mang tính chất lịch sử thôi. Nếu sau này em tìm ra nguyên tố hoá học tiếp theo em có thể đặt tên là libra88 . Nếu chú ý thì sẽ thấy rất nhiều các nguyên tố hoá học có ý nghĩa là các hành tinh, các thành phố... |
||
27-05-2004, 23:52 | |
Member
|
em còn 1 câu nữa nè, đó là câu III.1 đề 60 trong bộ đề tuyển sinh (em ko mua sách giải nên ko biết):
cho 2,144g hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng 0,2 lít dung dịch AgNO3. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168g chất rắn C. Dung dịch B cho phản ứng NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong ko khí đến m ko đổi thu được 2,56g chất rắn. 1. tính % khối lượng Fe, Cu trong A. có 4 trường hợp xảy ra: AgNO3 pư hết, 2 kim loại dư. như vậy C gồm Ag, Fe dư và Cu; B gồm Fe(NO3)2 AgNO3 và Fe pư hết, Cu dư. 2 kim loại hết, AgNO3 dư lại pư Fe(NO3)2 tạo Fe3+, trong dung dịch có có Fe2+ còn dư và Fe3+,Cu2+ tương tự như trên nhưng trong dung dịch thì AgNO3 vẫn tiếp tục dư sau khi hết pư, tức là trong dunh dịch ngoài Cu2+ còn có Fe3+ và Ag+ đấy là nguyên văn những gì con bạn em nó nói ( còn em chẳng hỉu gì hết) trường hợp đầu thử ->loại, còn mấy trường hợp sau em ngại wá ko làm. có cách nào ngắn hơn thế này ko ạ? ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
30-05-2004, 03:55 | |
V.I.P
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$:
528
Awarded 26 time(s) Sent 57 thank(s) Received 150 thank(s) Class: H (2001-2004)
|
Này em,trên diễn đàn thì chỉ hỏi những câu lý thuyết có thể trả lời ngay,chứ hỏi câu như thế thì làm sao mà trả lời được.Fải có thời gian mà suy nghĩ chứ,lại còn tính toán nữa.Để anh chép đề rồi về mới làm được
------------------------------ Far away |
30-05-2004, 11:04 | |
|
Ko nhất thiết phải xét 4 trhợp như vậy đâu.Biện luận được mà(đấy là sách giải viết thế).Viết ra đây đoạn quan trọng nhất vậy.Fe mạnh hơn Cu nên thứ tự phản ứng là Fe trước.Gọi a là số mol Fe,b là của Cu.Có a+b>(2.144/64) nên nếu Fe và Cu phản ứng hết thì nAg phải > 2.(2.144/64) và mAg khi đó = 7.236g ko phù hợp đề.Do vậy AgN03 phải hết, Cu và Fe dư.Nếu chỉ Fe phản ứng thì nFe phản ứng sẽ phải là ........=0.0314mol(bạn tự giải đoạn này nhé) và như vậy khi nung ngoài ko khí Fe(OH)3 thì mFe2O3 thu được =2.512g khác đề(tự giải nhé).Như vậyCu sẽ tham gia phản ứng.Vậy ở đây là Fe phản ứng hết, Cu thì dư.Giải tiếp là ra kết quả a=0.02mol và b=0.016mol.
|