Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Góc học tập

 

Old 31-05-2004, 05:32  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Theo anh thì nếu em ko biết biện luận thì em có thể làm theo cách sau:
chia 2 trường hợp:Fe dư và Fe hết
-Fe dư thì đặt x là số mol Fe pư,y là số mol Fe dư và z là số mol của Cu thì em sẽ có hệ 3 pt 3 ẩn:1b pt là số g của KL(2.144g),pt thứ 2 là pt số g rắn thu được(7.236g).Pt thứ 3 là pt số g ox(2.56g)-->giải được.
-Fe hết thì em có thể đặt số mol Fe pư là x,số mol Cu pư là y và số mol Cu dư là z,tương tự như thế thì ta sẽ có 3 pt 3 ẩn như trên,và sẽ giải được.

trường hợp bạn em nói là Fe lên sắt 3 thì bọn em chưa làm được,hay đúng hơn là chưa fải làm vì bọn em chưa học dãy điện hoá,trừ khi em thi HSG thì mới có loại bài này,em có thể coi như ko có trường hợp đó.Còn lên lớp 12,em sẽ học dãy điện hoá thì lúc đó bài này trở nên...muỗi(trình cao hơn mà)
Thế thôi nhỉ?



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 31-05-2004, 10:27  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Hôm nay đi học thêm em gặp một bài thế này(đề 68 câu 4):Cho chất hcơ A chứa C, H, O, N có klpt=77.Cho 1.54gA vào bình kín dung tích 10.08l rối cho kkhí vào bình tới khi đạt áp suất p, nhiệt độ là 54.6 độ C.....Từ mấy dữ kiện sau nữa của bài thì em đã tìm ra CTPT của A rồi nhưng khi đề hỏi áp suất p thì em ko biết làm thế nào.Tính ra thì áp suất p đó là do một mình không khí bơm thêm vào gây ra hay là còn có cả áp suất của A(trong trường hợp A là khí, ở đây ko nói gì về điều này)?
P/s: CTPT của A là C2H7O2N
 

Old 01-06-2004, 01:18  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Thế này nhé,em đã học công thức clapéron-Mendeleev rồi,thì sẽ có:
n=PV/RT ,từ đây suy ra : p=nRT/V .Áp suất ở đây là do chất khi gây ra,A của em có CTCT là CH3-COONH4,là 1 muối,do đó nó là chất rắn,ko gây ra áp suất.Từ đề bài và bài giải của em,sẽ tính được số mol của kk(có O2 và N2).Áp dụng CT trên thì em sẽ tính được p.
Có hiểu ko đấy?



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 02-06-2004, 10:48  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Đã hiểu rồi.Vấn đề là ở chỗ em chưa học đến axit hcơ nên em chỉ xác định được CTPT ko biết chất đó có CTCT gì là hợp chất gì nữa.Bây giờ hiểu rùi.thanks.
 

Old 02-06-2004, 20:57  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

to babyboy và ptcnngirl: xong roài, em làm món "lẩu thập cẩm" (lấy mỗi người 1 tý, cụ thể là đoạn đầu của chị ptcnngirl, đoạn sau cái đoạn mà Cu pư của anh babyboy).
dù sao cũng sướng vì mình làm được 1 bài trong đề ĐH
to makilen: em ko muốn mua sách giải vì toàn nhìn bài giải trước khi làm .
thói quen roài, ko sửa được đâu ạ.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 02-06-2004, 21:09  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Anh thì ngược lại quyển nào không có bài giải thì không bao giờ mua. Vì nhiều lúc thời gian gấp ta chỉ cần có đường lối trong đầu là được đâu cần chi tiết. Sách giải bài tập sẽ giúp ngắn thời gian rất nhiều.
Tất nhiên phương pháp học là tuỳ thuộc vào mỗi người. Nếu có gì khó mà không xem giải thì hỏi bạn bè không thì vô đây mọi người sẽ giúp đỡ !
makilen is offline  

Old 14-06-2004, 11:24  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Mọi người cho em hỏi H2SO4 oxi hoá rượu ra sản phẩm là gì ạ?CO2 và SO2 phải ko ?
 

Old 16-06-2004, 03:02  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Yeah,nếu đó là axit đặc và được đun nóng!



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 27-06-2004, 09:05  
zai

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

em là linh mới có pài nỳ xin hỏi các pác ai bít thì giơ tâyi ko hay thì trật tự nha (em ko dốt lắm nhưng mà ko có hỉu)

ơ quen roài để lần khác vâyheeeeeeeeeeeeeeeeeeeẹe
 

Old 28-06-2004, 06:38  

Phá sản!
 
Join Date: 18-03-2004
Posts: 200
KL$: 0
Location: nơi sản sinh thiên thần:my sweet home

em thấy hoá học hữu cơ và hoa vô cơ đều hay như nhau nhưng ma nói chung niềm đam mê của em là hoá học em mới học song lớp 10 và nhỉnh nhỉnh lên lớp 11 thui nên kiến thức còn nông cạn vậy cho em hỏi một chút em chưa đọc sách lớp 12 nên không biết chương trình học thế nào nhưng chắc rằng đề thi đại học sẽ có cả hữu cơ lẫn vô cơ chứ vì trước đây hồi lớp 9 em cũng đi ôn thi chuyên và làm mấy đề đại học rùi vậy thì ta có thể giới hạn vấn đề ôn được không và nếu có thì nên tập trung vào chương trình học của lớp nào?
lovely_bunny is offline  

Old 28-06-2004, 07:00  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Hic, năm nay tui lên lớp 12 nè.Trả lời câu hỏi của lovely_bunny nhé.Theo thầy dạy thêm của tớ nói thì đề thi đại học gồm một nửa hữu cơ một nửa vô cơ và có đủ cả lý thuyết lẫn bài tập.Về kiến thức lý thuyết thì có lẽ người ta được quyền hỏi kiến thức của cả 3 năm.Còn về phần bài tập, chủ yếu là của lớp 12.Nhưng nói chung để làm được thì trước hết phải học chắc từ lớp 10 và 11 đã.vd như để làm được các bài liên quan đến nhóm chức của lớp 12 thì các bạn cũng phải học tốt phần hidrôcacbon ở lớp 11 chứ.hic.đấy là những gì thầy tớ nói.Lúc đầu ko tin lắm vì cứ nghĩ chỉ cần lớp 12 thui là được nhưng càng học càng thấy đúng.
 

Old 28-06-2004, 22:10  

Senior Member
 
Join Date: 02-06-2004
Posts: 91
KL$: 371
Awarded 2 time(s)
Received 3 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2004-2007)
Location: Home

Cho em hỏi tí: Lên cấp 3 thì ở lớp nào sẽ được học về các bán phản ứng và các phương trình ion? Trong khi giải bài được dùng các bán phản ứng chứ??



------------------------------
Dâm Bụt. ®
s2s9s0s8 is offline  

Old 28-06-2004, 23:34  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

lên cấp 3 thì ở giữa lớp 10 (phần phản ứng oxi hoá - khử) đã học bán phản ứng, và có 1 số bài được phép dùng đến nó nếu cần thiết.
đầu lớp 11 sẽ học về phương trình ion. cái này rất có ích vì có 1 số bài nếu làm theo cách của lớp 10, lớp 9 thì khó nhưng nếu giải theo PT ion thì sẽ đơn giản hơn nhiều (nhất là bài có phản ứng axit - bazơ)
To lovely bunny: Đề thi ĐH hoá theo tui nghĩ sẽ dàn trải cả 3 năm. Mấy năm gần đây mới phần lớn của lớp 12 nhưng xem bộ đề thì thấy vẫn đủ mặt 3 lớp.
Hơn nữa kiến thức các môn tự nhiên thường liên hệ với nhau (như ptccngirl đã nói). Thậm chí có 1 số cái vẫn fải dùng ở lớp 9 . VD bài 3 đề 3, vẫn fải dùng đến tăng giảm khối lượng để biện luận số mol =CO3 dư (nếu em đã ôn thi chuyên thì chắc đã học cái này)
mọi người ơi giải thích hộ tui tại sao tính axit tăng từ HF->HI với. ở lớp cô cũng giảng về cái này nhưng vẫn ko hiểu lắm.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 30-06-2004, 10:12  
zai

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

trời ơi có nhầm ko vậy tính axit tăng từ HF=>HI vỵ thảo nào mà ko có hỉu là phải tính axit phụ thuộc vào độ liên kết giữa phi kim và H độ âm điện quyết định điều này mà FLo có độ âm điện mạnh nhất -4 nên tính axit giảm thôi
 

Old 02-07-2004, 03:30  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

trong sách nói là nguyên tố càng có độ âm điện mạnh thì hợp chất với H càng dễ phân cực, dễ tách ra thành ion tự do hơn nên nồng độ H+ tăng -> tính ax tăng. Theo đó thì HF fải mạnh nhất nhưng ở đây lại ngược lại (cái em thắc mắc là cái này)
còn cô em bảo tính axi tăng từ HF->HI là có LK hiđro gì gì đó...
túm lại là vẫn ko hỉu.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 09-07-2004, 23:26  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

thôi tui ko cần trả lời đâu, hình như cái lk hiđro đó lớp 11 sẽ học, chờ lúc đó cũng ko muộn.
học làm gì cho đời nó khổ
cứ vui vẻ mà sống nhỉ?



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 10-07-2004, 07:34  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Hơ, lâu lắm mới vào đây và thấy chưa có gì mới lắm nhỉ?Về câu hỏi của libra thì để tí chị xem lại sách vở lớp 10 nhé, vì rõ ràng hồi đấy có nói về cái này rồi.Hỏi mọi người mấy câu nhỏ nhỏ nhé.Em có bài này " chỉ dùng một thuốc thử phân biệt CH30H, C2H5OH, C3H7OH, CH3COOH".Mọi người thử cho ý kiến xem có giống với đáp án của thầy em ko ạ?(vì cách thầy nói cứ kiểu gì ấy).À, còn một điều nữa, em đi học thêm, thầy bảo bậc C có đến 5 bậc(ý thầy là sgk viết sai).Bậc 0,1,2,3,4 và ví dụ về bậc 0 là CH4.Mọi người thấy sao ạ?
 

Old 11-07-2004, 04:40  
Se7enBoi

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Alex có vẻ nổi nhẩy
Nghe có vẻ buồn cười vì Hoá là môn dễ nhất trong các môn thi ĐH, thế mà cũng phải bàn à, Hoá năm nay đề quá dễ, làm bay, hehe
Hmm, truyền đạt kinh nghiệm này
phải nhớ xem thế vào vòng benzen, có nhóm chức nào thì sẽ vào đâu, quá nhiều đứa ko nhớ ra, chậc, ngại wé
2 là cái dãy điện hoá ấy, có cặp Ag+ và Fe++, chỉ viết PƯ nếu như người ta cho dãy ĐH, còn ko thì kệ nó đê
 

Old 12-07-2004, 02:28  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
trong sách nói là nguyên tố càng có độ âm điện mạnh thì hợp chất với H càng dễ phân cực, dễ tách ra thành ion tự do hơn nên nồng độ H+ tăng -> tính ax tăng. Theo đó thì HF fải mạnh nhất nhưng ở đây lại ngược lại (cái em thắc mắc là cái này)
còn cô em bảo tính axi tăng từ HF->HI là có LK hiđro gì gì đó
Tính axit tăng dần từ HI-->HCl,còn HF là axit yếu,do lực liến kết giữa H-F rất mạnh(F là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất) nên H+ gần như ko fân li nên tính axit được thể hiện ra ko nhiều.


Quote:
Em có bài này " chỉ dùng một thuốc thử phân biệt CH30H, C2H5OH, C3H7OH, CH3COOH".Mọi người thử cho ý kiến xem có giống với đáp án của thầy em ko ạ?(vì cách thầy nói cứ kiểu gì ấy).À, còn một điều nữa, em đi học thêm, thầy bảo bậc C có đến 5 bậc(ý thầy là sgk viết sai).Bậc 0,1,2,3,4 và ví dụ về bậc 0 là CH4.Mọi người thấy sao ạ?
Dùng Na,nhưng trước tiên fải định lượng,rồi cho phản ứng với Na,và tính theo số mol khí bay ra.Cái này chỉ hỏi để thi HSG thôi,ko thi ĐH đâu.Câu này có trong quyển "Giải toán Hoá 12".Em mua về mà xem(ko có đáp án đâu )

Theo anh biết thì ko có rượu bậc 5.
Còn CH4 là rượu bậc 0 thì anh cũng ko chắc,cũng có thể đúng.



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 11-09-2004, 20:59  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Trời ơi, mất hết cuối trang 6 đầu trang 7 rồi à?Khóc thét mất thôi, cái tội ko đọc thông báo mà. .Trời ạ, hình như còn đang tranh luận dở với em libra cái gì đó đúng ko?Giờ thì quên mất rùi :-s .Hic hic.
 

Old 21-09-2004, 11:18  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

hix đúng thế, trang 7 em đang nói dở.
ko bit em nhớ có đúng ko, câu hỏi của chị ptcnn là: cho 2 KL khác hoá trị cùng pư axit HCl, biện luận xem axit còn hay thiếu.
Mất rùi thì thôi vậy, hay chị ptcnn gửi lại câu hỏi hoặc gửi câu khác???



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 23-09-2004, 14:36  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

giờ mới biết phong trào học hoá dân kl mình sôi nổi thế, từ trước đến giờ em cứ nghĩ là nó rất ... bởi vì hình như giải hoá thành phố trường mình không nhiều, năm ngoái thi hoá thành phố khối 10 cao nhất là 18 điểm và ban ấy chỉ được có giải3, thật tiếc thương thay



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Old 13-10-2004, 20:13  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Lâu lắm ko vào đây rồi, hôm nay mới nhớ ra.Thôi hỏi câu khác cho vui vẻ nhé.vd cho baì toán một oxit sắt FexOy chẳng hạn td với H2SO4 loãng chẳng hạn, thầy em cứ bảo là chuyển CT FexOy thành Fe2On rồi viết ptrình pứ nhưng nếu thế thì tạo muối là Fe2(SO4)n nhưng nếu trong trường hợp Fe3O4 chẳng hạn thì muối tạo ra đâu thể viết dưới dạng đấy được đúng ko?Vậy đặt CT là Fe2On có mất tính tổng quát ko nhỉ?
Thêm một câu hỏi nữa nếu người ta bảo hoà tan hoàn toàn một lượng m gam Fe vào HNO3 chẳng hạn thì nên hiểu là tạo luôn ra muối sắt 3 hay có phải tính đến trường hợp là Fe tác dụng vừa đủ luôn với lượng muối sắt 3 ấy tạo muối sắt 2 ko nhỉ?
 

Old 31-10-2004, 15:34  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

Theo em nếu ko tính được tỷ số x/y thì mới dùng CT Fe20n (dù em rất thích dùng nó nhưng có 1 số thầy cô ko thích, mà trong đáp án đề ĐH 2003 khối A cũng đặt công thức là Fex0y)
Còn cái Fe hoá trị 2 hay 3 gì đấy thì em chưa học đến nên ko biết... Sorry.
Mọi người ơi tui ko cố ý câu bài đâu nhưng lúc ấy dở hơi thế nào ấn nhầm ô trả lời.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 01-11-2004, 23:09  
Hi_my_friend

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Cô tớ bảo đặt thế nào cũng được ! Nhưng vẫn thấy cô hay đặt xy
Chị ptcnn : đầu bài mà bảo hoà tan hoàn toàn như thế thì hình như là chỉ có đến FeIII chứ không tác dụng tiếp thành FeII đâu chị ạ! Còn nếu sau đầu bài nó có thêm một phần nào đấy lên quan đến FeII thì mình mới phải xem lại chị ạ!
 

Old 13-11-2004, 09:16  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

cũng có thể trong dung dịch có FeII nếu sau khi pư HNO3 mà còn dư, nhưng lượng dư đó thiếu so với lượng FeIII trong dung dịch.
Trong đề thi khối A 2002 có 1 bài cũng cho Fe phản ứng tạo FeII (em ko nhớ bài nào). Đại loại là sau khi cho hỗn hợp Fe, Fe3O4 pư thu được Kim loại -> Fe dư -> dung dịch chỉ còn cái thằng FeII.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 10-12-2004, 12:05  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)


bác babyboy hiểu sai vấn đề rồi Fe(OH)3 và AL(OH)3 đều là chất rắn không tan htế nên làm sao có phản ứng được với nhau hả anh. mà anh lại cho nó phản ứng như một dd kiềm thế thì buồn lòng em quá. Gợi ý cho mọi người là câu đố này tuy thuộc về Hoá học nhưng mọi người nên hiểu rộng ra hơn một tý, chứ đừng cứ đi tìm lời giải về phần Hoá thì không có đâu. Chúc thành công



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Old 10-12-2004, 21:50  

Phá sản!
 
Join Date: 15-05-2003
Posts: 506
KL$: 0

FexOy chẳng hạn td với H2SO4 loãng chẳng hạn, thầy em cứ bảo là chuyển CT FexOy thành Fe2On rồi viết ptrình pứ nhưng nếu thế thì tạo muối là Fe2(SO4)n :-s...thầy em...hình như...:-s hi`hi`hi` cứ viết phương trình bình thường cân bằng....đưa về hệ. Nếu thiếu phương trình thì xài trò thay số.kiểu gì chả ra
Hehekltt is offline  

Old 11-12-2004, 12:44  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

Quote:
Originally posted by ronandinho@10-12-2004 @ 12:05
Gợi ý cho mọi người là câu đố này tuy thuộc về Hoá học nhưng mọi người nên hiểu rộng ra hơn một tý, chứ đừng cứ đi tìm lời giải về phần Hoá thì không có đâu.
hix, từ trước tới nay chỉ ngồi ôm đống sách luyện thi đến fát ngán, đâu có thời gian đọc thêm sách nữa.
tui chỉ nghĩ được nó ko phản ứng vì đều ko tan, còn nếu câu trả lời ko chỉ về hoá thì... umm... chịu (kiến thức xã hội mù tịt)
hay là nó tạo muối kép FeAl(OH)6 như cái thằng phèn nhỉ
Mọi người ơi cho tui hỏi lai hoá orbital là cái rì vậy? trong sgk 11 có nói đến nhưng ít lắm, mà tui lại ko hiểu. và dung dịch FeSO4 điện phân được chất gì? tui thấy CuSO4 điện phân ra Cu kim loại và H2SO4, nhưng nếu muốiFe cũng thế thì Fe sinh ra có fản ứng axit tiếp ko?



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 11-12-2004, 18:43  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

@libra88
Lai hóa obital là một thuyết do Linus Pauling đưa ra để giải thích một số sự hình thành một số phân tử mà nếu theo thuyết liên kết cộng hóa trị không thể giải thích được ( thuyết liên kết cộng hóa trị là dùng cặp e chung đó )

Lai hóa đặc biệt mạnh để giải thích cấu trúc hình học phân tử. Ví dụ như phân tử CH4 nếu dùng thuyết liên kết hóa trị thì phân tử sẽ có góc vuông. Nhưng thực tế là phân tử hình tứ diện đều các góc là 109 độ nên người ta nghĩ đến việc sự tổ hợp của 3 obitan p với một obtian s của nguyên tử C đưa ra 4 obitan tương đương nhau hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện và chúng xen phủ với các obitan s của H.

Túm lại là lai hóa là sự tổ hợp các obitan có năng lượng gần bằng nhau để sinh ra các obitan mới. Các obitan mới có hình dạng và tính chất thế nào thì bạn nên đọc thêm sách.
Ứng dụng của lai hóa được chú ý nhất trong mô hình VSEPR ( dùng để đưa ra cấu trúc hình học của phân tử )
Nếu chỉ thi đại học chắc là không có đâu


makilen is offline  

Old 12-12-2004, 14:08  

Phá sản!
 
Join Date: 15-05-2003
Posts: 506
KL$: 0

:"> ghê wá...em thấy mấy quyển taì liệu dành cho bọn chuyên hoá nói về cái nì nhiều lắm nhưng thực sự học mấy cái đó làm qué gì nhớ lại hồi trước đi học ngoài cái lão dạy BK chơi hẳn 1 tháng học đọc tên các hợp chất hữu cơ..h nghĩ lại vẫn thấy buồn cười. Cứ học chắc sách GK..làm tốt bài tập sách bài tập. Luyện nhiều các dạng bài cơ bản là đc...học nhiều--->ngu nhiều nói chung cứ thi đi rồi sẽ biết....Đi thi...giải thích phản ứng...lôi lai hoá orbital ra nói lung tung---> ko có điểm vì thang điểm ko có trong khi...mấy cái hợp kim Al, Fe ko biết thì khổ
Hehekltt is offline  

Old 17-12-2004, 12:08  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

nếu kô nhầm thì thi ĐH có hỏi gì về obitan nguyên tử đâu nhỉ,cái phần này chỉ dành cho trình chuyên Hoá thôi chứ bọn em có học cũng chẳng để làm gì,mà cũng có hiểu đâu để mà học cơ chứ
Mà hiện emđang học về khoản H3PO4 nhưng mà chẳng hiểu gì cả, voết phương trình cứ loạn lên ấy,không biết ra muối nào nữa vì H3PO4 là axit 3 lần axít



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Old 17-12-2004, 12:51  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

ra muối nào phải tuỳ tỉ lệ từng phản ứng chứ em, hình như có 7 trường hợp ấy nhỉ?bài nào mà phải biện luận về H3PO4 thì chết mất.à, tiện thể hỏi mọi ngưòi một câu, phản ứng từ nitro benzen tạo anilin dùng xúc tác Ni và phản ứng với H2 phân tử được ko?còn oxi hoá rượu lên axit dùng trực tiếp CuO được ko?
 

Old 20-12-2004, 18:26  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Chỉ có 3 trường họp thôi em ơi,làm gì mà nhiều thế.
Tuỳ từng tỉ lệ mà ra muối PO4(3-) H2PO4(2-) H2PO4(1-) .


Từ Nitro Benzen tạo Anilin thì anh nghĩ là ko thể dùng được xúc tác Ni.Xúc tác cua phản ứng này là Fe/HCl hoặc là Al/NaOH,tức là những cặp chất phản ứng với nhau cho ra H2.
Oxi hoá rược lên axit có thể dùng được CuO nhưng hiệu suất thấp.Thực ra thì phản ứng của rượu với CuO không chỉ tạo ra andehit mà 1 phần rượu sẽ lên thẳng axit.(Note:trong đề thì khối B cách đây 1 năm cũng ra 1 bài kiểu này)

Good luck!



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 25-12-2004, 22:40  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

e hèm anh ko tính những trường hợp ở giữa taọ hỗn hợp hai muối à?em nghĩ là ba thì hơi ít đấy.
À, ai bảo anh là hiệu suất thấp em nghĩ dùng men hiệu suất còn thấp hơn chứ?úi, khối B cho dạng này à?phải cẩn thận thôi.anh bb ơi có còn giữ tài liệu ôn thi gì ko cho em mượn với.
 

Old 29-12-2004, 15:00  

Senior Member
 
Join Date: 07-03-2004
Posts: 418
KL$ (TOP! 27): 4.596
Awarded 11 time(s)
Sent 66 thank(s)
Received 102 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2002-2005)

không hiểu khi viết các tính chất của ax acrylic về phần phản ứng cộng của gốc không no có cần viết kỹ : phản ứng cộng HCl trái quy tắc macô hay không ...
bài thi HK vừa rồi đúng câu này ,chỉ viết mỗi cái cộng Br2 ,cuối giờ bọn nó bảo mới nhớ



------------------------------
In the end, all that matters is love.
Negunsd is offline  

Old 02-01-2005, 08:45  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Phải viết chứ, tính chất ấy là quan trọng lắm.hic, khổ thân nhưng thôi ko sao chắc ko bị trừ điểm nhiều đâu bạn ạ.
 

Old 02-01-2005, 22:04  
Meocon_handsome

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

baby boy viết sai rồi,bản chất của xúc tác fe+HCl là tạo ra H nguyên tử có tính khử rất cao.Ngay khi H nguyên tử được tạo ra,sẽ phản ứng với nitro benzen tạo ra anilin.Còn nếu xúc tác Fe+HCl chỉ tạo ra H2 thì thà dùng H2 luôn còn hơn!!!!
 

Old 02-01-2005, 22:09  
Meocon_handsome

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ai dám nói là thi đại học không hỏi obitan nguyên tử!!Các chú mà không học kĩ phần đó thì lên đại học hy sinh ngay tắt lự.Ở các trường kĩ thuật,chẳng hạn như trường anh(khoa xây dựng đại học kiến trúc),ngay kỳ I năm đầu tiên,phải học hóa cao cấp liên quan tới nguyên tử,thi xong tới bây giờ vẫn còn choáng!!!!
 

Old 02-01-2005, 22:11  
Meocon_handsome

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Khi viết tính chất của Axit acrilyc có thể không viết tính chất,cộng trái quy tắc macônicôp đối với một số hợp chất bởi tính chất đó không có trong sách giáo khoa.Anh thi rồi nên biết rõ lắm!!!!
 

Old 03-01-2005, 16:07  

kBank Manager
 
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28): 4.298
Awarded 58 time(s)
Sent 329 thank(s)
Received 236 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006)
Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*

Chết rồi, hồi trước ở nhà em học hoá đâu đến nỗi tồi, vừa sang đây có mấy tháng, đọc lại topic này của các bác mà em chẳng hiểu gì nữa cả mới chết chứ



------------------------------
Nobody falls in love by choice, it is by chance.
Nobody stays in love by chance, it is by work : )
Midori is offline  

Old 03-01-2005, 18:03  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
anh bb ơi có còn giữ tài liệu ôn thi gì ko cho em mượn với.
Tài liệu thì có thể nói là anh có nhiều,nhưng mà toàn là bài tập.Cũng có lý thuyết đấy.Em muốn mượn thì được thôi,nhưng mà... :"> :p


Quote:
baby boy viết sai rồi,bản chất của xúc tác fe+HCl là tạo ra H nguyên tử có tính khử rất cao.Ngay khi H nguyên tử được tạo ra,sẽ phản ứng với nitro benzen tạo ra anilin.Còn nếu xúc tác Fe+HCl chỉ tạo ra H2 thì thà dùng H2 luôn còn hơn!!!!
Chẹp,tôi nói ko sai,mà ông nói cũng không đúng lắm đâu .Nhìn kỹ lại đi,mà lần sau đừng viết bài thế này nữa,cẩn thận là bị lock nick đấy



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 03-01-2005, 19:51  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Anh gì gì đó chỉ viết sai chính tả thôi nhưng mà em cũng có thắc mắc giống anh ấy đấy anh babyboy ạ.À, anh có nhiều bài tập à, cũng được hihi cho em mượn nhé.Anh cười thế là có ý gì hả?
 

Old 04-01-2005, 11:10  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

cho em đăng ký mượn tài liệu luôn anhbb nhé.
cho libra hỏi này: làm thế nào nhận biết được CH4, C2H6, C3H8.
to meocon: em nghĩ là lên đại học thì mới cần học orbital chứ học cấp 3 ko cần học kỹ đâu vì ko có trong chương trình, chỉ đọc cho biết thui (nghe cũng đủ choáng rùi)



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 04-01-2005, 12:03  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

phương pháp định lượng thôi libra ạ, có thể đem cùng một lượng các chất cho tác dụng Na rồi đo thể tích H2 thoát ra là sẽ biết được.
 

Old 05-01-2005, 12:07  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
Anh gì gì đó chỉ viết sai chính tả thôi nhưng mà em cũng có thắc mắc giống anh ấy đấy anh babyboy ạ
Cũng không có gì khó hiểu lắm.Thực chất của cái xúc tác trên là tạo ra H'(H chấm ).
Trong phản ứng Kim loại tác dụng với ax thì ko fải tạo ra H2 ngay mà ban đầu tạo ra các nguyên tử H (gọi là H').Sau đó các nguyên tử H' này gặp nhau để tạo ra H2.
Khi dùng Fe/HCl làm xúc tác thì khi phản ứng này xảy ra tạo ra H',các H' không kết hợp với nhau ngay.Do H' là chất khử rất mạnh,còn nhóm NO2 có tính oxi hoá mạnh,nên H' sẽ phản ứng với NO2 trước.VÌ thế nên tạo ra NH2.Được chưa nào?



Về vấn đề Orbital thì anh nghĩ là ko thi đâu,nếu mà có thi thì chắc chỉ hỏi lý thuyết thôi.Don't worry

Phân biệt CH4,C2H6,C3H8 thì chắc là phải dùng phương phấp định lượng,nhưng chắc không thể định lượng ngay đâu.Em cho các chất tên phản ứng với Clo rồi cho phản ứng với NaOH tạo ra 3 rượu : CH3OH,C2H5OH,C3H7OH .Định lượng 3 rượu này và cho 3 rượu này phản ứng với Na rồi tính số mol H2 bay ra.
Trong quyển Giải Toán Hoá 12 có bài nhận biết 3 rượu đầu tiên bằng Na đấy,em giở ra mà xem(nhưng mà ko có đáp án đâu )


Sao nhiều em mượn thế này?Trong khi tài liệu của anh lại chỉ có 1 :p



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 06-01-2005, 12:49  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Chẹp giờ mới biết anh bb ki nhé.hihi ko sao.photo làm hai bản hihi.Anh vẫn chưa giải thích được tại sao xúc tác Ni là đúng mà?
 

Old 07-01-2005, 14:21  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Xúc tác Ni nào?Trong câu hỏi nào thế? :O
Quote:
Chẹp giờ mới biết anh bb ki nhé
Em ơi,anh là dân Kinh Tế mà,ko tính toán sao được .Anh bảo thật nhé,độ này anh đang túng thiếu trầm trọng,có khi là 2 em chịu khó cầm đi photo nhá :p



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 08-01-2005, 20:14  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Đương nhiên bọn em sẽ tự photo rồi hihi.À, em hỏi phản ứng từ nitrobenzen ra anilin ấy nếu dùng xúc tác Ni và cộng [H] có được ko?Anh bảo được, anh gì đó bảo ko được ấy.Anh thử đọc lại xem.
À hỏi mọi người cái nhỉ, người ta hỏi là biểu diễn độ pH của các chất sau thì trình bày sao đây mà làm thế nào luôn
a.dd KCl 0.01M
b.dd NiCl2 0.03M
 

Old 08-01-2005, 20:30  
toxic_girl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

ai nói giùm em làm sao nhận biết 4 dd :HNO3,H2SO4,H3PO4,HCl bằng 5 cách nhé(em tìm được 1 cách rùi,nhưng còn 4 cách nữa thì...)
 

Old 09-01-2005, 08:21  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
Đương nhiên bọn em sẽ tự photo rồi hihi
Thế là đỡ được 1 khoản :p

Quote:
em hỏi phản ứng từ nitrobenzen ra anilin ấy nếu dùng xúc tác Ni và cộng [H] có được ko?
Sao em lại hỏi thế?Chắc em tưởng đây là phản ứng cộng H à?Nhầm roài,đây là phản ứng oxi hoá-khử chứ ko fải là phản ứng cộng H mà dùng xúc tác Ni

Quote:
À hỏi mọi người cái nhỉ, người ta hỏi là biểu diễn độ pH của các chất sau thì trình bày sao đây mà làm thế nào luôn
a.dd KCl 0.01M
b.dd NiCl2 0.03M
Cái này thì anh ko rõ lắm,chắc là chỉ tính pH thôi mà.Em có biết tính ko đấy?

Quote:
ai nói giùm em làm sao nhận biết 4 dd :HNO3,H2SO4,H3PO4,HCl bằng 5 cách nhé
1.Fe
2.Ag
3.Ba
4.quì
5.AgNO3

Xong



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 09-01-2005, 17:39  
toxic_girl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

anh ơi nhưng dùng 1 lần làm thuốc thử thôi!
 

Old 11-01-2005, 11:15  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

to toxic_girl: H2SO4 loãng hay đặc vậy?
to bb: anh ui dùng quỳ nhận biết mấy dung dịch đó như thế nào?
còn cái pH... chắc chỉ nói được dung dịch KCl có pH = 7, NiCl2 có pH > 7 (vì trong dung dịch NiCl2 có H3O+ nhưng lượng bao nhiêu thì còn phụ thuộc tích số tan v.v... nên chắc ko tính được cụ thể độ pH)
Quote:
thế là đỡ được 1 khoản
=> ko fải ki mà là rất ki



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 11-01-2005, 16:03  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

cô em bảo dùng xt Ni được nên em mới hỏi.Nguời ta bảo vẽ đường biẻu diễn nên em mới hỏi, cái anh này làm gì mà đáng ghét thế.chẹp, đúng là vừa rất ki vừa đáng ghét.
hỏi mọi người mấy câu lí thuyết với:
1.dùng H2SO4 và nhiệt độ phân biệt 3 cốc đựng:
C2H5OH
CH3COOH
C2H5OH+CH3COOH
2.từ Ca(OH)2 làm sao ra CaO, KOH ra K2O?
3.Tìm Y và E biết Y là axit và E có M=188dvC
Y + AgNO3 -----> E + HNO3
 

Old 12-01-2005, 10:14  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
cô em bảo dùng xt Ni được nên em mới hỏi
Thế thì anh ko biết.Kiến thức có hạn mà :p


Quote:
Nguời ta bảo vẽ đường biẻu diễn nên em mới hỏi, cái anh này làm gì mà đáng ghét thế
Chẹp,lại mắng oan anh roài,anh đáng ghét chỗ nào?

Quote:
to bb: anh ui dùng quỳ nhận biết mấy dung dịch đó như thế nào?
Cho quì vào các dung dịch rồi xem màu quì,càng đỏ thì axit càng mạnh,tức là H2SO4 hay HNO3 gì đấy.Theo anh biết thì người ta có một bảng màu để nhận biết mà.

Quote:
=> ko fải ki mà là rất ki
Thì anh ki đấy,làm gì được anh nào?

Quote:
anh ơi nhưng dùng 1 lần làm thuốc thử thôi!
Anh ko hiểu ý nghĩa của câu này,em có thể nói rõ hơn ko?

Quote:

Tìm Y và E biết Y là axit và E có M=188dvC
Y + AgNO3 -----> E + HNO3
Y là HBr
E là AgBr

2 câu kia thì để anh nghĩ đã :p


Tóm lại là em nào cần tài liệu thì PM cho anh,okie?

P/S:Anh babyboy chỉ bảo tận tình cho các em thế mà chẳng em nào vote cho anh lấy 1 cáci PBN cả
-->Vote đê (Warning:ai vote PBN thì anh cho mượn tài liệu ,vote PBC thì...nghỉ chơi luôn )



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 12-01-2005, 16:12  

Phá sản!
 
Join Date: 15-09-2004
Posts: 71
KL$: 10

Quote:
Originally posted by babyboy@12-01-2005 @ 10:14


Cho quì vào các dung dịch rồi xem màu quì,càng đỏ thì axit càng mạnh,tức là H2SO4 hay HNO3 gì đấy.Theo anh biết thì người ta có một bảng màu để nhận biết mà.



Quote:
anh ơi nhưng dùng 1 lần làm thuốc thử thôi!
Anh ko hiểu ý nghĩa của câu này,em có thể nói rõ hơn ko?

Quote:
hehe,như thế thì dạy ai hả anh?
dùng quỳ tím để nhận biết 4 axit,lại còn xem cái nào đỏ hơn??hài hước!
mà ý người ta hỏi là chỉ dùng 1 chất làm thuốc thử,anh làm xem!
ducanh129 is offline  

Old 12-01-2005, 17:14  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Quote:
hehe,như thế thì dạy ai hả anh?
dùng quỳ tím để nhận biết 4 axit,lại còn xem cái nào đỏ hơn??hài hước!
Hihi chú baby rất đúng đấy. Người ta hoàn toàn có thế nhận biết các axit bằng quì tím.
Qua việc phân tích độ đậm nhạt của màu sắc người ta đã đưa ra một bảng màu để đối chiếu qua đó ta có thể biết được khá chính xác pH của axit đang được thử.
Nếu bạn nào học sâu muốn học sâu về hóa thì có thể tìm đọc cuốn " Phân tích định tính " của thầy Nguyễn Tinh Dung.
Chính mình cũng đã thực hành về nhận biết axit khi học Hoá đại cương ở trường Bách Khoa.
makilen is offline  

Old 13-01-2005, 14:11  

Phá sản!
 
Join Date: 15-09-2004
Posts: 71
KL$: 10

úi,đây là lần đầu tiên em được biết đấy,em cứ tưởng chỉ có giấy PH mới thử được cơ,đúng là lên đại học được học nhiều thật,học cấp 3 chỉ biết cả 4 ãit làm đỏ quỳ,mà bài đó là cấp 3 mà!
ducanh129 is offline  

Old 14-01-2005, 20:49  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
,em cứ tưởng chỉ có giấy PH mới thử được
Giấy pH với giấy quì ko fải là một àh? :O Giờ mới biết

Quote:
1.dùng H2SO4 và nhiệt độ phân biệt 3 cốc đựng:
C2H5OH
CH3COOH
C2H5OH+CH3COOH
Câu này thì chắc là thử nhiệt độ bay hơi thì fải.Mỗi cái có một nhiệt độ bay hơi riêng:
C2H5OH là thấp nhất thì bay hơi trước,CH3COOH thì bay hơi sau.
Còn lọ kia thì thấy giảm khối lượng sau đó thì hết cùng với lọ CH3COOH .
-->cách này thì ko cần H2SO4 nhểy?
-->thế có sai ko?



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 18-01-2005, 16:04  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

hihi anh bb à, em cũng ko biết anh làm đúng ko nữa, em lại nghĩ bài đấy làm là xét ở các nhiệt độ :thường, 140 độ C và 170 độ C.
À, em hỏi nhé, khi nào AgOH bị phân huỷ thành Ag2O và H20?Luôn luôn à hay chỉ trong đkiện đặc biệt?
 

Old 18-01-2005, 16:10  

God Member
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$: 194
Awarded 6 time(s)
Sent 9 thank(s)
Received 29 thank(s)
Class: A1 (2009-2012)
Location: Hakurei Shrine

Đk thường thì phải ... <hình như thế >



------------------------------
May it be so that you are shattered.
I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me.
May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens.
Illidan is offline  

Old 19-01-2005, 18:44  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
À, em hỏi nhé, khi nào AgOH bị phân huỷ thành Ag2O và H20?Luôn luôn à hay chỉ trong đkiện đặc biệt?
Cái này thì luôn luôn vì AgOH trên thực tế là không tồn tại mà.
Hình như là
NaOH+AgNO3-->Ag2O+H2O+NaNO3



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 19-01-2005, 19:37  

God Member
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$: 194
Awarded 6 time(s)
Sent 9 thank(s)
Received 29 thank(s)
Class: A1 (2009-2012)
Location: Hakurei Shrine

Uah



------------------------------
May it be so that you are shattered.
I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me.
May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens.
Illidan is offline  

Old 20-01-2005, 16:41  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

từ Ca(OH)2 ->CaO, KOH -> K2O... hình như là điện phân nóng chảy các chất này, ra K/Ca + O2 + H2. kim loại kiềm tác dụng oxi -> oxit



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 25-01-2005, 16:02  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Từ Ca(OH)2 có thể nung ra CaO được,vì thực chất thì Ca(OH)2 ít tan nên coi như kết tủa:

Ca(OH2)-->CaO+H2O

Còn KOH thì hơi khó :p



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 01-02-2005, 16:05  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Cho em hỏi làm sao từ Al một phtrình thôi ra Al(OH)3.Em gặp một phtrình phản ứng là Al(trong hỗn hống Al-Hg) tác dụng với H2O sẽ ra Al(OH)3.Mà hỗn hống là gì vậy em đọc chả hiểu gì.Và người ta hỏi là tại sao khi hoà tan Al bằng HCl dùng Hg2+ sẽ hoà tan nhanh hơn và H2 thoát ra nhiều hơn.Có phải vì HgCl2 phản ứng tốt với Al ko?
 

Old 05-02-2005, 01:28  
jennifer

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Không phải đau ma Hg chỉ làm nhiệm vụ chất xuc tác thui. Điều kiện xảy ra phản ứng thay đỏi thì tốc độ và kết quả cũng đổi theo.
Còn hỗn hống thì nó na ná kiếu hỗn hợp với hợp kim ý.
Vác từ điển backs khoa toàn thư ra mà tra ý, không thì vác sách đến hỏi các cô HOá trường mình. HỌ cũng siêu lắm đó.
 

Old 05-02-2005, 08:41  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Uhm nhưng câu hỏi bắt giải thích tại sao Hg2+ làm xúc tác phản ứng xảy ra nhanh hơn mà.Tớ cũng ko có BKTT và cũng ko học trường KL, thế mới hỏi chứ.(băn khoăn anh bb đâu rồi nhỉ?)
 

Old 05-02-2005, 17:10  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:

.(băn khoăn anh bb đâu rồi nhỉ?)
Anh bb đang xúc tiến nhanh việc lấy tài liệu cho em Hằng,nhưng mà chưa lấy được,về quê từ đầu tuần đến giờ.
Hỗn hống thì anh nhớ là trong tập tài liệu của anh có,nhưng mà nó đang ở trong tay người khác .Nhưng mà ko chắc là có fần nào trả lời được câu hỏi của em đâu,thử hỏi anh makilen xem sao



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 05-02-2005, 22:09  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

hì, anh ko biến mất là tốt rồi.em vừa hỏi anh makilen rồi đang đợi anh ấy trả lời lại.Thì em đành đợi anh bb từ quê ra vậy..chúc mọi người ăn tết vui vẻ.
 

Old 05-02-2005, 23:08  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Hỗn hống thực chất chỉ là sự pha trộn thuỷ ngân ( vốn ở dạng lỏng ở điều kiện thường) với một số kim loại khác như Na, K, Al...Với sự có mặt của Hg thì một số phản ứng của các kim loại trên được thực hiện dễ dàng hơn.

Còn về câu hỏi tiếp theo anh có thể nghĩ ra 2 cách giải thích:

Cách 1: ( cách này hơi "quê" )

Bản chất phản ứng là : Al + H+ ->Al3+ + H2 ( không cân bằng đâu đấy)
Ở đây Al đóng vai trò là chất cho e, khả năng cho e sẽ tăng lên khi có những chất nhận e mạnh đó là Hg2+ do đó phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Cách 2: ( Rất khoa học nhưng khó hiểu ! )

Sự có mặt của Hg2+ được coi như việc hình thành pin điện hoá vậy. Thực chất là
E Hg2+/Hg =0.85 > E Al3+/Al=-1,66
Nên sự có mặt của Hg2+ tạo nên pin điện với cực dương là Hg2+ và Al3+/Al mặc dù sự có mặt của Hg2+ chỉ rất ít nhưng sự chênh lệch thế rất lớn nó làm cho hằng số cân bằng của phản ứng tăng rất mạnh.

Mấy cái này có vẻ khó hiểu đấy. Có những phản ứng em nghĩ không thể xảy ra nhưng bằng việc tăng hay giảm pH cho thêm phức chất người ta có thể làm phản ứng xảy ra thậm chí đổi cả chiều của phản ứng.

Cá nhân anh thấy cách 2 giải thích là chính xác hơn cả, có thể tính toán rất chính xác được hằng số cân bằng phản ứng ( nhưng chắc là thi đại học không bắt tính đâu )
makilen is offline  

Old 06-02-2005, 05:57  
jennifer

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Quote:
có thể tính toán rất chính xác được hằng số cân bằng phản ứng
Nghe .....choáng............. quá!!!!!!!!!!!!!!!
ANh ơi em lạy anh.. ^[img]http://www.kimlien.net/klnetbb/html/emoticons/73.gif' border='0'/> ^[img]http://www.kimlien.net/klnetbb/html/emoticons/73.gif' border='0'/>

Cái này em đi thi học sinh khá giỏi còn chưa đưọc ....nghiên cứu kĩ.....nói gì đến thi dại học. ông thầy em bảo cái này lên đaih học năm thư 2 gì đấy mới phải học. Giờ học chỉ thừa mà đâu đầu thui.

Mà ai thi đại học cũng phải học cái này thì Vn toàn người " Đỉnh" Hoá thui !! :O :O
 

Old 06-02-2005, 17:53  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Quote:
Cái này em đi thi học sinh khá giỏi còn chưa đưọc ....nghiên cứu kĩ.....nói gì đến thi dại học. ông thầy em bảo cái này lên đaih học năm thư 2 gì đấy mới phải học.
Thi đại học thì không có chứ thi học sinh giỏi thường từ vòng thi quốc gia trở nên có mà tính to tay em ạ. Anh nhớ hình như buổi nào học hóa phân tích cũng phải ngồi bấm máy tính, nghĩ lại thấy sợ
Mà thi học sinh giỏi kiến thức của nó thường là từ đại học vác xuống mà, đến những vòng thi cao hơn có khi đề thi sinh viên giỏi trên đại học còn chẳng khoai bằng
makilen is offline  

Old 06-02-2005, 18:10  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Mấy em thấy chưa?Cứ hỏi anh makilen là có kết quả liền,trình cao mà lị,giải ba Quốc gia Hoá đoá,lại còn vào thẳng ĐH nữa chứ,ngoại hình khá ổn,con nhà giàu,gia giáo,và especially là vẫn còn alone,mấy em cứ xem xét lại máy cưa máy kéo để chuẩn bị đê.Báo trước là chỉ còn có 2 năm nữa trước khi anh ý vi vu sang Mỹ .

Sao em ptcnn toàn hỏi những câu khó thế?học ở đâu đấy?câu này người ta không cho thi ĐH đâu,may ra thi HSG thì mới có.



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 06-02-2005, 18:18  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Nếu em ko nhầm thì ngày trước anh makilen có học thêm một thầy nào già già tại nhà riêng , đúng ko .Tiếc là tên và địa chỉ nhà em ko nhớ ..Nhưng chắc là có học thêm thầy đoá????



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 06-02-2005, 19:01  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Chú ý : đừng tin lới thằng babyboy nó lăng xê đấy :"> !
Quote:
Nếu em ko nhầm thì ngày trước anh makilen có học thêm một thầy nào già già tại nhà riêng , đúng ko .Tiếc là tên và địa chỉ nhà em ko nhớ ..Nhưng chắc là có học thêm thầy đoá????
Không hiểu thầy dạy anh có phải là người em nhắc đến không ? Nhưng đúng là anh có học 2 buổi tại nhà thầy Hoàng Nhâm ( thầy là giáo sư giỏi nhất trong lĩnh vực hóa học các nguyên tố đó ! ). Nhà thầy trên đường Giải Phóng.

Hiện giờ anh không học tẹo nào Hóa nữa vì anh học khoa Điện tử Viễn thông. Những gì các bạn hỏi anh quên gần hết nên thường phải xem lại sách vở

Nhưng nếu các bạn có gì thắc mắc thì cứ hỏi tại vì Kim Liên có nhiều người học Hóa giỏi lắm !
makilen is offline  

Old 06-02-2005, 19:11  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Dạ đúng rồi đấy ạ , nghe đâu thời điểm đó anh đang trong đội tuyển thi tp hay quốc gia ý , em đến đúng hôm anh vừa học xong mà Đúng là quả đất tròn , hình như anh còn đi dream nữa , nếu trí nhớ em ko tồi



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 06-02-2005, 22:01  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

anh bb này hay nói kháy em thế, chẹp, tức nổ đom đóm mắt.Ko phải câu này em hỏi cho em đâu, hỏi hộ bạn em đấy, vì hôm trước nó hỏi em.hic, anh makilen ạ, em đã trả lời nó theo cách "quê" đấy, ngượng ghê.
Em học cơ bản lắm vì em nghĩ chắc giờ thi cơ bản thôi, mấy câu em hỏi toàn là bạn hỏi em or em bắt gặp ở đâu đấy, phiền mọi người ghê.
chẹp, lăng xê anh makilen tí nữa nào.Ngoài những đặc điểm trên thì còn thêm cái nữa là anh makilen tốt bụng lắm nhưng gặp con gái thì nhát lắm, chat với anh ấy vui lắm và anh ấy là người rất biết chia sẻ.hơ hơ bạn hay em hay chị nào có ý định thì nên tấn công ngay bây giờ đi ko thì ko kịp đâu, anh ấy chắc bị nhiều người tia lắm..
 

Old 06-02-2005, 23:21  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Thôi xong 1 chiến sĩ rồi ...Mặc dù đã chiến dấu rất kiên cường nhưng cấp trên của chúng ta , chiến sĩ makilen sớm hay muộn thì cũng bị địch tóm gáy ...Vô cùng "thương tiếc"



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 11-03-2005, 20:56  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Rõ hâm vì hôm trước em đã post một bài rồi cơ mà nhỉ, sao giờ ko thấy, post lại vậy?
Mọi người ơi, viết cấu hình của nguyên tử nguyên tố Ca ấy, thì cô giáo ở lớp dạy bọn em là "....3d1 4s1" chứ ko phải "4s2".hic, vậy là sao?
Và nếu cho các KL kiềm hay kiềm thổ vào dd axit có tính oxi hoá thì chúng vẫn phản ứng như các kl bình thường và đẩy lên số oxh cao nhất đúng ko?
Và hôm trước tiết anh học về khí CFC, cô Anh bảo khí này đến lên khoảng độ cao 10-12 km sẽ kết hợp với oxi tạo các hợp chất phá huỷ tầng ozon.Thế ko biết cơ chế thế nào nhỉ(câu này hỏi vui thôi )
 

Old 25-03-2005, 00:09  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Quote:
chiến sĩ makilen sớm hay muộn thì cũng bị địch tóm gáy ...Vô cùng "thương tiếc"
Trời đất ơi ! Anh mong mãi mà chẳng có cô nào đến tóm gáy đây



Quote:
Mọi người ơi, viết cấu hình của nguyên tử nguyên tố Ca ấy, thì cô giáo ở lớp dạy bọn em là "....3d1 4s1" chứ ko phải "4s2".hic, vậy là sao?
Chỗ này thì cô giáo không chính xác vì sự thay đổi cấu hình kiểu vậy chỉ có thể xảy ra khi trước phân lớp s là phân lớp d đạt được nửa bão hòa là 5e hoặc bão hòa 10e ( xem thêm cấu hình của Cu)

Quote:
Và nếu cho các KL kiềm hay kiềm thổ vào dd axit có tính oxi hoá thì chúng vẫn phản ứng như các kl bình thường và đẩy lên số oxh cao nhất đúng ko?
Kim loại đó sẽ phản ứng với nước như bình thường cho khí Hidro.

Quote:
Và hôm trước tiết anh học về khí CFC, cô Anh bảo khí này đến lên khoảng độ cao 10-12 km sẽ kết hợp với oxi tạo các hợp chất phá huỷ tầng ozon.Thế ko biết cơ chế thế nào nhỉ(câu này hỏi vui thôi )
Có cần câu trả lời không để anh tìm tài liệu vì đây là câu hỏi trong một đề thi quốc gia lâu rồi.
makilen is offline  

Old 26-03-2005, 01:01  

Phá sản!
 
Join Date: 22-07-2003
Posts: 107
KL$: 0

Quote:
Và hôm trước tiết anh học về khí CFC, cô Anh bảo khí này đến lên khoảng độ cao 10-12 km sẽ kết hợp với oxi tạo các hợp chất phá huỷ tầng ozon.Thế ko biết cơ chế thế nào nhỉ
Bình thường, vòng tuần hoàn của O3 trong khí quyển như thế này :

O3 ( khí) --tia cực tím---> O2 + O
O +O2 ----> O3

Mỗi phân tử Ozon đều có khả năng hấp thụ và làm giảm tác động của tia cực tím đến con người.
Nhưng nếu vòng tròn này bị phá vỡ, tức là O không kết hợp được với Oxi mà tác dụng với CFC ( chloro flucro carbone ) , các loại hidorocacbure, hay NO2, O3 sẽ không được hình thành.

_Các loại khí CFC : không độc , không dễ cháy. không ăn mòn, không mùi, có thể nén được, tồn tại được khoảng 100 năm trong khí quyển.

+ Trichloro flucro methane : CCl3F ( CFC-11)
+ Dichloro flucro methane : CCl2F2 ( CFC-12)
+Chloro diflucro methane : HCClF2 ( CFC-22)
+ 1,1,2 Trichloro-1,2,2-triflucro ethane ( CFC-13)

Khí CFC bốc lên cao, đến tầng Ozon, nó sẽ hấp thụ các tia có năng lượng cao

CF2Cl2 --tia cực tím--> CF2Cl + Cl

Các nguyên tử Chlore kết hợp với ozone theo vòng:

Cl + O3 ---> O2 + ClO
ClO + O ----> Cl + O2

Mơi nguyên tử Chlore tồn tại 1 đến 2 năm, vì thế mỗi nguyên tử Cl kết hợp được với 100 000 phân tử ozone. ( nhiều nhỉ )
==> 1 triệu tấn CFC có thể làm phân huỷ 100 nghìn tỉ tấn ozone

Hết rùi, ở trường, JT học mỗi thế thôi, hì
je_taime is offline  

Old 26-03-2005, 10:16  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0



Đọc qua đã thấy đúng rồi . À thêm một thông tin khá vui nè : Nhà hóa học người đầu tiên điều chế ra CFC đã đạt giải Nobel hóa học, sau đó học trò của ông ấy là người chỉ ra cơ chế phá hủy tầng ozon cũng được giải Nobel hóa học
makilen is offline  

Old 26-03-2005, 21:57  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Điều em băn khoăn chính là ở chỗ kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với axit trước hay với H2O trước, em nghĩ là với axit trước vì axit dễ tách H+ hơn.Nếu như thế thì em nghĩ sẽ có những phản ứng là:
2Na + 2HNO3 = NaNO3 + NO2 + H20
Sau đó nếu Na dư thì mới tiếp tục có phản ứng của Na với H2O tạo H2.
hhihhih, cái khí CFC này hay ghê nhỉ?hihi.Ôi câu đấy hỏi trong kì thi HSG QG àh?ặc, thế mà người hỏi em câu ấy lại là cô giáo dạy anh.
Bài này em hỏi anh makilen một lần rồi nhưng hình như anh em mình đều giải sai, sau đó có người giải cho em rồi nhưng em để mất mất bản ấy và giờ ko làm lại được lại vào nhờ mọi người(hic, xấu hổ quá):
Cho hỗn hợp gồm 3 oxit sắt có số mol bằng nhau.Lấy m1 gam hỗn hợp cho qua ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho CO qua đến khi CO hết, toàn bộ CO2 ra khỏi ống được hấp thụ trong Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng.Chất còn lại có kluong 19.2 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4.cho hỗn hợp này tác dụng dd HNO3 dư thu được 2.24 l NO duy nhất dktc.Tính m1, m2, nHNO3.
 

Old 30-03-2005, 11:23  

Phá sản!
 
Join Date: 17-03-2005
Posts: 68
KL$: 0
Location: no

tất nhiên là KLK td với axit trong dung dịch axit trước,còn td với nước trong dung dịch muối trước
omo_sieusach is offline  

Old 01-04-2005, 13:39  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
em nghĩ là với axit trước vì axit dễ tách H+ hơn.
Không hẳn thế đâu em ạ.Nếu axit dễ tách H+ hơn thì chỉ nói lên được rằng Na sẽ tác dụng với nhiều H+ của axit hơn.
Thực ra trong dung dịch thì có lẫn H+ của axit và H+ của nước nên khi cho Na vào thì nó sẽ tác dụng với cả H+ của H2) và H+ của axit,ko thể biết tác dụng với cái nào trước cái nào sau.Nếu như nồng độ cả axit đủ lớn thì chỉ có thể kết luận là Na sẽ tác dụng với H+ của axit nhiều hơn là của H2O.(Đủ lớn ở đây nghĩa là Cm của dung dịch axit lớn hơn 0.0000001,tức là lớn hơn nồng độ H+ trong H2O.
OK?



Bài toán kia chắc là giải theo phương pháp cho nhận e với chất cho e là Fe(+2) Fe(+8/3) lên Fe(+3) , C(-2) lên C(+4) còn chất nhận e là N(+5) xuống N(+2) .Sau đó tính số mol e cho nhận.



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 01-04-2005, 16:41  

Phá sản!
 
Join Date: 17-03-2005
Posts: 68
KL$: 0
Location: no

Quote:
Originally posted by babyboy@01-04-2005 @ 13:39
Quote:
em nghĩ là với axit trước vì axit dễ tách H+ hơn.
Không hẳn thế đâu em ạ.
em được dạy là cứ KLK vào dd axít thì td axít trước anh ạ,sao lại chưa chắc ạ?
omo_sieusach is offline  

Old 02-04-2005, 13:32  
ptcnngirl

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Em đã tìm được lời giải của bài đấy rồi nhưng bó tay vì đọc ko hiểu.Ko hiểu chính là ở chỗ viết phương trình e cho nhận đấy.hic, anh bb à, anh thử viết ra hộ em phương trình đấy được ko ạ?
Năm nay thi Hoá tốt nghiệp, cũng coi như là trời còn thương .
Thế vd nếu bài toán cho là cho KLK tác dụng với dd HNO3 cho C%, mdd, trong sản phẩm thu được thấy có một khí màu nâu.Hỏi thể tích khí thu được là bao nhiêu?Ngoài phản ứng oxh có cần tính trường hợp nếu KLK còn dư có thêm H2 ko?
 

Old 03-04-2005, 16:45  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

Quote:
Originally posted by ptcnngirl@26-03-2005 @ 21:57
Cho hỗn hợp gồm 3 oxit sắt có số mol bằng nhau.Lấy m1 gam hỗn hợp cho qua ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho CO qua đến khi CO hết, toàn bộ CO2 ra khỏi ống được hấp thụ trong Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng.Chất còn lại có kluong 19.2 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4.cho hỗn hợp này tác dụng dd HNO3 dư thu được 2.24 l NO duy nhất dktc.Tính m1, m2, nHNO3.
bài này cho ít số liệu thì chắc fải giải = cách cho nhận e:
gọi số mol mỗi oxit là a, thế thì m hỗn hợp đầu = 464a
KHi cho CO qua ống, có thể nói CO "cướp" mất 1 số lượng oxi trong oxit, còn lại 19,2 g -> khối lượng oxi bị cướp = 464a - 192 -> số mol O (chứ ko fải O2) = 29a - 1,2
CO -> CO2 nên số mol này = số mol CO = số mol C+2
do khi td HNO3 tất cả sắt chuyển hết về Fe3+, do đó trong hỗn hợp đầu (FeO, Fe2O3, Fe3O4) chỉ có Fe+2 và Fe(+8/3) cho e:
Fe+2 -e = Fe+3
a a a
3Fe(+8/3) - e = 3Fe+3
3a a a
ngoài ra còn có: C+2 - e = C+4
29a - 1,2 58a - 2,4
và: 4H+ + NO3- + 3e = NO +H2O
0.3 0,1
số e cho = số e nhận => a +a + 58a - 2,4 = 0,3 -> a=0.045
bài này cô em cho về nhà, em giải như thế được ko?
mà chị ptcnn ơi, n HNO3 là số mol Pư fải ko? nếu là n trong dung dịch thì ko tính được vì axit dư



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 03-04-2005, 16:48  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

hix, sao lại bị mất hết dấu cách thế này?
cái a, 3a,... ở dưới là số mol từng cái trong PT
còn 29a - 1,2 là nC+2; 58a - 2,4 là số mol e trong PT 3
phương trình 4: 0,1 là nNO; 0,3 là số mol e



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 09-04-2005, 16:18  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
em được dạy là cứ KLK vào dd axít thì td axít trước anh ạ,sao lại chưa chắc ạ?
Em đọc lại bài của anh

Em lovely giải đúng rồi đấy,có điều kết quả có hơi lẻ.

Quote:
Thế vd nếu bài toán cho là cho KLK tác dụng với dd HNO3 cho C%, mdd, trong sản phẩm thu được thấy có một khí màu nâu.Hỏi thể tích khí thu được là bao nhiêu?Ngoài phản ứng oxh có cần tính trường hợp nếu KLK còn dư có thêm H2 ko?
Có chứ,bao giờ chả phải tính đến chuyện KLK dư.



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 13-04-2005, 11:34  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

cho em hỏi stiren mà cộng tác nhân ko đối xứng (như H2O, HCl...) thì ra cái gì ạ? có theo Maccopnhicop ko ạ?



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 20-04-2005, 17:22  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

C6H5-CH=CH2 + HA = C6H5-CHA-CH3
Stiren có đủ mọi tính chất của hidrocabon không no.
Bản chất phản ứng trên vẫn theo quy tắc Macconhicop . Chú ý là có 2 cách trình bày về quy tắc này, với cả hai cách trình bày đều có thể giải thích thỏa đáng.

Anh không nhớ chương trình phổ thông thì quy tắc đó được phát biểu thế nào.
makilen is offline  

Old 02-05-2005, 11:31  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Hì,lâu lâu ko viết bài,nhìn thấy cái bài của anh H lâu rồi nhưng mà ngại viết .
Chỉ có axit Cacboxlic ko no phản ứng với halogen thì cho fản ứng ngược với quy tắc Macovnicov(gọi là anti-Mav :p ).Nhưng mà cũng ko rõ ràng lắm,vì tỉ lệ giữa 2 sản phẩm là 45-55 mà.



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Old 07-05-2005, 21:13  

Phá sản!
 
Join Date: 22-07-2003
Posts: 107
KL$: 0

Mo.i ngu+o+`i o+i cho Jt ho?i 1 ti' :


CH4: metan ==> - CH3 : metyl
C2H6 : etan ==> -CH2-CH3 : etyl

The vi du. nhu+ anken hay ankin khi chuye^?n tha`nh go^'c thi` go.i la` gi` ???

CH2=CH2 ==> -CH=CH2 : Vinyl
ca'i na`y thi JT co' bie^'t, nhu~ng vi' du. nhu+

CH3-CH2-CH=CH2 ==> -CH2-CH2-CH=CH2 thi` go.i te^n nho'm na`y nhu+ the^' na`o ?

hay : 1 so^' ankin khi chuye^?n thi` chuye^?n nhu+ the^' na`o ?

JT ho.c ho'a o+? tru+o+`ng, gia'o vie^n gia.y buo^?i chu+~a ba`i ta^.p gio?i kho^ng the^? tu+o+?ng tu+o+?ng ddu+o+c, ma` thu+.c ra dda^'y cu~ng kho^ng pha?i la` gia'o vie^n, mo^iu+ la^`n co' ai ho?i gi` thi` co^ la.i ddi ti`m sa'ch, ti`m ra thi` he^'t gio+`, cha(`ng ho.c ha`nh ddu+o+.c gi` ca?.
je_taime is offline  

Old 07-05-2005, 23:29  

Phá sản!
 
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$: 130
Awarded 1 time(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007)
Location: York, UK

cho em hỏi tí!trong 1 dung dịch axit và muối,đề bài hỏi lượng kiềm đủ để kết tủa dung dịch thì làm thế nào,PỨ nào nên viết vào trước ???
SirCold is offline  

Old 08-05-2005, 07:25  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

@ je_taime:
Mình xin trình bày cách đọc theo quy tắc IUPAC ( chuẩn danh pháp quốc tế) các quy tắc khác rắc rối mà không dùng rộng rãi ( người ta cũng thích đọc IUPAC hơn )

CH3-CH2-CH=CH2 ==> -CH2-CH2-CH=CH2 .

*Phần bạn hỏi là tên của "gốc không no hóa trị một" gốc không no là có liên kết pi, hóa trị một thì có nghĩa chỉ mất đi một nguyên tử H.

*Quy tắc đọc như sau :

Các gốc hiđrocácbon không no hóa trị một có đuôi "-enyl" ( chứa một nối đôi ) cùng với "locant" chỉ vị trí của nối đôi hay nối ba. Mạch cacbon chính là mạch được đáng số bắt đầu từ nguyên tử cacbon có hóa trị tự do

Locant chính là các số mà bạn sẽ đánh theo thứ tự 1,2,3,4... trên mạch cácbon chính. Quy tắc đánh locant là sao cho tổng các locant là nhỏ nhất. ( cái này hơi phức tạp nhưng chú ý theo dõi nhé !) Ví dụ :
CH3-CH2-CH=CH2 đọc là : Buten-1 ( mà không phải là buten-3 ) vì 1<3 mà

*Theo đó thì gốc -CH2-CH2-CH=CH2 đọc là : buten-3-yl

Ta đọc như vậy vì theo quy tắc đánh locant thôi. Cần đánh số từ đầu chứa hóa trị tự do mà theo đó thì vị trí chứa hóa trị tự do luôn là 1 và vị trì chứa nối đôi của gốc kia sẽ là 3. Người ta thường viết là buten-3-yl như vậy rõ ràng hơn để chỉ cho người xem biết rằng : đó là gốc tự do hóa trị một không no, có liên kết pi ở vị trí cácbon thứ 3 theo đó người đọc có thể viết được lại công thức của gốc.

Với các ankin cũng tương tự như vậy cứ đánh số từ gốc hóa trị một theo chiều mạch cácbon có chứ nối ba, xác định vị trí nối ba ( có thể có nhiều nối ba vẫn đọc được ) sau đó đọc tên ankin+ vị trí nối ba+yl

Ví dụ nhé : CH-=C-C-=C-CH2- sẽ đọc là pentadiin-2,4-yl ( viết đúng có 2 chữ i đó )
( đánh số từ CH2- là 1 thì các nối ba sẽ là 2 và 4 )

@SirCold
Các phản ứng hóa học vô cơ như trên xảy ra tốc độ rất nhanh và thực tế là người ta ít khi tính toán đến tốc độ phản ứng dạng như thế, chỉ những phản ứng của axit yếu người ta mới quan tâm đến thư tự. Tuy nhiên thường với bài tập trên người ta ưu tiên viết cho phản ứng với axit trước
makilen is offline  

Old 10-05-2005, 02:03  

Phá sản!
 
Join Date: 22-07-2003
Posts: 107
KL$: 0

Em cảm ơn anh Makilen

Quote:
Locant chính là các số mà bạn sẽ đánh theo thứ tự 1,2,3,4... trên mạch cácbon chính. Quy tắc đánh locant là sao cho tổng các locant là nhỏ nhất
Em có 1 câu hỏi nữa về chuyện đánh số. Ví dụ như thế này;

CH3-CH(CH3)-C(CH3)(C2H5)-CH2-CH(OH)-CH3

Mạch được chọn làm mạch chính là mạch có chứa nhóm hydoxyl, nhưng nếu như anh nói ở trên thì nếu đánh số từ đầu gần chỗ có mạch nhánh hơn thì tổng locant sẽ bé nhất. Như thế thì là :

3-ethyl-2,3-metylhexan-5-ol

Nhưng em thấy như thế nó cứ kì cục sao ý.

Trong nhưng trường hợp có các nhóm chức thì đánh số sao cho nhóm này ở vị trí có số nhỏ nhất hay là để tổng tất cả nhỏ nhất như ở trên ?

Nếu để cho nhóm chức trên mạch chính là nhỏ nhất thì đọc là:

4-etyl-4,5-metylhexan-2-ol

Như vậy đọc như thế nào mới đúng ?
Trong sách của em cũng có, nhưng nó viết em không hiểu gì cả. Anh có biết tiếng PHáp không, hay là em copy lên đây thử nhé.
je_taime is offline  

Old 10-05-2005, 12:28  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

@je_taime

Hihi em hỏi câu đó rất hay. Như anh đã trả lời đó thì phần anh nêu chỉ là quy tắc đọc cho Hidrocabon thôi, nên nếu có nhóm thế ( nhóm thế tổng quát hơn nhóm chức) như OH chẳng hạn thì em cần đánh số từ đầu gần nhóm thế nhất, sao cho tổng các locant nhỏ nhất và khi có sự so sánh giữa các nhóm thế thì em cần phải biết được thứ tự ưu tiên của nhóm thế, nhóm thế chính phải được đánh số nhỏ hơn.

Tóm lại là đánh số sao cho vị trí của nhóm thế chính là nhỏ nhất
( anh không nhớ thứ tự ưu tiên lắm đâu, hình như là ưu tiên theo số hiệu nguyên tử nhóm thế, em nên tra trong sách)

-Anh không biết tiếng Pháp
makilen is offline  

Old 10-05-2005, 16:20  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

công nhận là fần đọc tên rắc rối thật, em đọc sách đến 2 - 3 lần vẫn ko thuộc.
anh makilen ơi, je còn hỏi về ankin nữa, anh trả lời giùm.
còn các gốc có n` nhánh đính vào thì sao ạ? em hay nhầm giữa sec, tec và neo. trong sgk có nói nếu có 3 nhánh CH3- đính vào C thì đọc là neo, nhưng bạn em lại bảo đọc là tec ???



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.