Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Khung trời nghệ thuật

 

icon7 Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 04-07-2009, 21:20  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Trong diễn đàn của mình có các anh chị như anh BlackDragon, anh Negunsd hay chị Răng, thời gian cầm máy và kinh nghiệm về nhiếp ảnh có lẽ hơn em rất nhiều. Cho nên là em không có ý định múa rìu qua mắt thợ em chỉ tự thấy mình là một đứa đã từng chơi thử đủ các thể loại, từ máy cơ, PnS, superzoom cho tới DSLR nên cũng đúc rút ra được một số kinh nghiệm xương máu muốn chia sẻ cùng các KLneter yêu nhiếp ảnh. Đa phần trong số đó là những quan niệm sai lầm mà sau này em mới nhận ra. Mong các anh chị thấy chỗ nào (vẫn) sai thì giúp em chỉnh lại, và nếu có thể thì cùng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân để topic thêm có ích.

Đầu tiên là những kinh nghiệm liên quan tới thiết bị, tức là cái máy ảnh.

Sai lầm số 1: Số chấm (megapixel) cao cho ảnh đẹp
Em thấy rất nhiều người khi hỏi về một chiếc máy ảnh thì câu đầu tiên là “Bao nhiêu chấm?” Nhiều người nghĩ rằng một chiếc máy ảnh càng nhiều chấm thì sẽ cho ra ảnh có chất lượng càng đẹp. Các tờ báo khi phân tích về một chiếc máy ảnh mới ra lò cũng thường đề cập tới vấn đề này đầu tiên. Họ lập luận rằng những chiếc máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ cho ra những bức ảnh có sự chuyển màu mượt mà hơn, màu sắc chi tiết hơn, ảnh đẹp hơn.

Tuy nhiên theo em thì điều này không hẳn lúc nào cũng đúng, thậm chí còn có thể ngược lại. Vì một tấm ảnh có chất lượng tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà một trong số đó là con chip cảm biến của máy ảnh. Cụ thể hơn là kích thước của con chip đó. Kích thước của những con chip này thường được ghi dưới dạng 1/3.4”, 1/3.2”, v..v.. Hiểu một cách nôm na là chip có kích thước càng lớn thì chất lượng ảnh càng tốt. Bởi độ phân giải của ảnh thực chất là số điểm ảnh nén trên tấm chip này. Và do đó nếu như số điểm nén quá lớn trên một con chip quá nhỏ thì hệ quá là chất lượng ảnh càng tồi tệ, độ noise càng cao. Lập luận này từng được đưa ra khi một số người cho rằng Canon S3is chụp đẹp hơn S5is, dù S3is (6mpx) là phiên bản đời trước của S5is (10mpx) nhưng dùng chung một con chip cảm biến – nghĩa là cùng kích thước con chip.

Một lí do khác nữa, đó là số điểm ảnh có ý nghĩa trong việc nói lên size ảnh tối đa có thể in ra đạt chất lượng tốt thì đúng hơn. Với những ảnh cỡ thông thường mang tính chất kỷ niệm như 9x12, hay 10x15 (em ko hay in ảnh nên ko nhớ chính xác tỉ lệ kích thước các ảnh này lắm) thì thật sự là một cái máy 6mpx với 10mpx chả khác nhau tẹo nào. Thậm chí một cái máy 6mpx có khi còn cho ảnh đẹp hơn đối với những tay máy amateur, bởi khi đó càng chi tiết thì lại càng bộc lộ những sai xót của mình trong tấm ảnh mà thôi.



Sai lầm số 2: Zoom quang, zoom số và siêu zoom

Bỏ qua sai lầm số 1, nhiều người tiếp tục mắc phải sai lầm số 2, đó là nhăm nhăm chọn những máy có số zoom lớn, và thường nhầm lẫn giữa zoom số cũng như zoom quang.

Cần phải nói ngay là con số zoom số (digital zoom) chả mang ý nghĩa gì cả chỉ có con số zoom quang (optical zoom) là có giá trị mà thôi. Ko tin mọi người cứ thử lấy một cái máy ra và zoom thử sẽ biết. Đẩy hết cỡ zoom quang sẽ là tới zoom số. Ảnh phóng đại trong khoảng zoom quang vẫn giữ được chất lượng như khi không zoom, nhưng chuyển sang vùng zoom số thì nhòe nhoẹt trông phát tởm.

Máy superzoom có độ zoom quang lớn nhất hiện nay là 20x, bởi thế nên nếu có bác bán hàng nào quảng cáo với bạn rằng cái máy abc này có độ phóng đại lên tới 32x, 40x thì phải hiểu rằng họ đang nói về tổng độ phóng đại chứ không phải nói về zoom quang của máy, và nó được tính bằng optical zoom x digital zoom. Ví dụ Canon IXY 800IS có optical zoom là 4x và digital zoom là 3x thì tổng độ phóng đại sẽ là 4x3=12x. Tuy nhiên trên thân máy hay trên ống kính, bao giờ nhà sản xuất cũng chỉ ghi optical zoom mà thôi, bởi vì chỉ có nó là có giá trị sử dụng.

Một số người không thích chơi máy DSLR vì sự cồng kềnh lích kích của nó, thường tìm tới những máy PnS có zoom quang lớn (5x-10x) hoặc những máy superzoom (12x-20x). Đồng ý là khả năng “kéo vật lại gần” lớn như vậy sẽ có ích trong nhiều trường hợp, ví dụ như ko thể tiến lại gần vật thể hay chụp trộm chẳng hạn, tuy vậy sau một thời gian dài dùng superzoom thì em nhận ra rằng nó chả cần thiết thứ nhất, em ko chắc nhưng (có vẻ như là) ở độ zoom càng lớn thì ảnh sẽ càng noise. Thứ nữa là đôi khi vì ỉ lại ở cái tính năng zoom xa của máy mà ta lười không thèm di chuyển, trong khi việc tiến lại gần mẫu đôi khi sẽ cho ta những góc máy sáng tạo hơn, ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Bởi vậy nên với các máy PnS, tầm zoom quang 4x-6x có thể coi là lý tưởng.


Trên đây là 2 sai lầm mà em đã từng mắc phải. Tạm post chừng đó lên xem các anh chị có chém gì ko đã nhớ



------------------------------

Award
+50 KL$
Chủ đề hay
Awarded By Sword
5 Thank(s) seichan Thanks Shiho For 70 KL$:
Negunsd Thanks Shiho For 10 KL$: anh cũng dùng cả PnS, superzoom ( fz18) trc khi DSRL đủ rẻ để mua 1 nhóc mà, ai cũng thế thôi ^^
BlackDragon Thanks Shiho For 100 KL$: những cái này tưởng đơn giản nhưng ko phải ai cũng biết, hoan nghênh tinh thần đóng góp
babychan Thanks Shiho For 10 KL$: cảm ơn nhiều nhiều X"D
Trang Thanks Shiho For 14 KL$: Bài viết có ích!
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 05-07-2009, 10:39  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

@Negunsd: anh ko comment gì cho em để còn biết đường mà viết tiếp à

Sai lầm số 3: Lên đời Body

Sai lầm này thường dành cho những ai mới bắt đầu vào con đường DSLR. Nhiều người cứ có tiền phát là hau háu lên đời body, với suy nghĩ body ngon hơn cho ảnh đẹp hơn. Thực ra suy nghĩ này mình ko dám nói là sai, nhưng cũng không hẳn là đúng. Cái đúng là ở chỗ body xịn hơn, chip xử lý tốt hơn, phần mềm thông minh hơn, tính năng vượt trội hơn sẽ là trợ thủ tốt cho việc chụp choẹt. Còn cái sai là ở chỗ, chất lượng ảnh 90% được quyết định bởi cái lens mà các bạn dùng (ở đây chỉ đề cập tới phần thiết bị). Tất nhiên cũng không nên lôi Nikon D300 ra so sánh với 350D của Canon để làm bằng chứng bởi như thế là quá khập khiễng Nhưng nếu số tiền có hạn, việc lên đời tốt hơn hết nên ưu tiên cho cái lens.

Ngày nay DSLR đã rẻ hơn rất nhiều. Với một cái body tầm $300- $400, có thể ung dung mà chụp choẹt thỏa thích. Kèm theo đó nên có ít nhất 2 cái lens: 1 cái góc rộng (wide) và 1 lens tele. Với ba thứ đó, bạn có thể tung hoành ngang dọc khắp nơi được rồi


Sai lầm số 4: Cho mượn lens, body thì khư khư giữ!

Một sai lầm nữa cho những ai chơi DSLR, đó là vì tình bạn hữu mà thường gật đầu ngay tắp lự mỗi khi ai đó hỏi mượn lens. Nhưng cái body thì lại lăn tăn vì sợ hỏng. Thực ra, lens mới là cái phải giữ khư khư mới phải. Không chỉ vì việc bảo quản lens phức tạp hơn, mà còn bởi vì khi đã dùng quen một cái lens rồi, ta sẽ có cái gọi là “cữ tay” mỗi khi sử dụng nó.

Việc đẩy lens qua lại về bản chất là khiến cho những viên bi bên trong lens chuyển động, làm ống kính xê dịch với những quãng đường nhỏ tính bằng micromet. Thử tưởng tượng việc cho một tay mơ nào đó cầm vào ống kính và vặn ngoéo một phát sẽ dẫn đến thảm kịch gì? Quãng đường tính bằng micromet này khi lens trở về tay ta sẽ được chuyển sang tính bằng hàng chục micromét cho một cú vặn nhẹ, do ren đã bị chờn. Kết quả là độ focus cũng như độ zoom đều trở nên vụng về thiếu chính xác.

Đó là chưa kể giá thành một cái lens chất lượng tốt thường có giá gấp vài lần body mà nó được lắp vào.

Thế nên là các bạn hãy nhớ: Cho mượn body, lens thì nhất quyết không!


Sai lầm số 5: Nikon, Canon hay Sony?

Câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi bắt đầu chọn mua một cái máy ảnh, đó là sử dụng máy của hãng nào? Ở đây dùng từ sai lầm có lẽ không đúng lắm. Chính xác hơn thì mình muốn chia sẻ những ý kiến cá nhân của mình về từng dòng máy này.

Đối với dòng PnS – nghĩa là máy du lịch, gia đình, Canon thường được ưa chuộng hơn Nikon vì mẫu mã đẹp, các phím điều chỉnh thông số thân thiện, menu đơn giản rõ ràng. Thêm vào đó là ảnh chụp khi đưa lên máy tính thường có màu rất đẹp, hầu như không cần phải chỉnh sửa gì cả.

Trong khi đó Nikon đa số các mẫu máy PnS thường có dáng vẻ hơi cục mịch, nhà quê, các phím điều chỉnh thông số đôi khi khá sơ sài, menu cũng không gây cảm giác hấp dẫn cho người sử dụng. Nước ảnh của Nikon khi lên máy tính thường có màu khá “rợ”, các gam màu nóng thường đậm hơn bình thường, đặc biệt nước ảnh có xu hướng ngả vàng, làm nhiều người thất vọng so với những gì mình hình dung qua khung ngắm khi chụp.

Tuy nhiên, ảnh khi rửa ra lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nikon cho nước ảnh khi rửa ra phải nói là tuyệt đẹp. Như đã từng nhận định ở bài trước, nước ảnh của Nikon D40 thậm chí có thể sánh ngang với Canon 40D.

Bởi vậy, nếu bạn không mấy khi có ý định rửa ảnh ra để đưa vào album thì tốt hơn hết nên chọn 1 chiếc máy Canon. Ngược lại, hãy chọn Nikon.

Thế còn những dòng máy khác thì sao?

Olympus bỏ qua không nói đến, bởi chất lượng của nó phải nói thật lòng là quá tệ hại. Mình mới chỉ sử dụng một con duy nhất của hãng này, không nhớ tên, nhưng cảm nhận về nó là mặc dù độ phân giải tương đối lớn (7mpx – có nghĩa là công nghệ không quá cũ), nhưng các nút bấm rất cứng, tốc độ hoạt động của máy cực kỳ chậm chạp, gây cảm giác nặng nề như đang phải “đánh vật” với cái máy, và chất lượng ảnh cũng chả có gì gây ấn tượng cả.

Fujifilm là dòng máy với nhiều kiểu dáng thời trang độc đáo, giá thành thường rẻ hơn một chút so với các máy khác tương đương về kỹ thuật của Canon và Sony. Công nghệ mà Fujifilm sử dụng nhằm hỗ trợ người chụp phải nói là thông minh. Fujifilm là nhà sản xuất nổi tiếng với các sản phẩm phim chụp, nên ở nhiều máy PnS, các hiệu ứng màu cũng rất thú vị.

Panasonic Lumix cũng tương tự như Fujifilm, nhưng có thêm một điểm thú vị là các máy của hãng này được tích hợp ống kính của Leica. Nhiều người dùng PnS hay superzoom nhãn hiệu Panasonic thường nói vui rằng dùng máy này là được lợi một cái ống kính xịn. Bởi chất lượng ống của Leica có lẽ không cần phải bàn cãi. Kiểu dáng máy Lumix cũng tương đối đẹp, và phần mềm hỗ trợ người sử dụng cũng rất thân thiện, tuy đôi khi khá sơ sài.

Nhiều người phân tích rằng ở phân khúc DSLR, vì không hãng nào có thể cạnh tranh được với Canon và Nikon nữa, bởi thế nên các hãng khác thường tập trung đầu tư vào phát triển dòng máy PnS cũng như superzoom. Đó là lí do vì sao giá thành các máy ở phân khúc này của các hãng ngoài Nikon và Canon thường có giá rẻ hơn dù chất lượng là tương đương.

Tuy vậy, nếu được chọn lựa, mình vẫn sẽ chọn Canon cho dòng máy gia đình.

Đối với DSLR, câu chuyện lại tiếp tục xoay quanh Canon và Nikon. Những người chơi máy chuyên nghiệp thường ví von Canon như một chiếc xe tay ga, còn Nikon là xe côn tay. Những ai đã từng đi xe côn tay thì nhảy lên xe ga một phát là đi được ngay. Ngược lại, những ai đã quen đi xe tay ga thì phải mất rất nhiều thời gian mới dám leo lên một chiếc xe côn tay để sử dụng. Có điều, đã đi xe côn tay rồi thì chả ai thèm động tới mấy con xe ga nữa!

Xét về mặt kỹ thuật, các nút điều khiển và menu sử dụng của Nikon xem chừng kém thân thiện, rắc rối hơn một chút so với Canon. Tuy nhiên máy nào thì cũng vậy thôi, khi đã sử dụng quen rồi thì đều không có vấn đề gì cả (sự thân thiện, đơn giản hóa chỉ nên xét với dòng máy PnS). Cái hay nhất của Nikon so với Canon là sự dễ dãi trong việc sử dụng lens. Rất nhiều máy của Nikon có thể sử dụng chung một ống kính, trong khi đó ở Canon, việc này có phần hạn chế hơn. Những tay chơi DSLR cũng thường thích rửa ảnh ở size lớn để ngắm cho sướng mắt, và bởi thế nên vẫn với những lập luận về nước ảnh ở trên, Nikon một lần nữa chiếm ưu thế.

Bây giờ quay lại với kẻ hấp dẫn nhất: Sony.


Sở dĩ Sony không bao giờ được đem ra so sánh trong cuộc đối đầu giữa Canon và Nikon, là bởi vì công nghệ mà Sony đem áp dụng vào máy ảnh quá đỉnh cao. Không nên (và cũng không dám) đi sâu vào vấn đề này, mình chỉ dám nói rằng với công nghệ tiên tiến hơn hẳn những hãng khác, Sony cho tốc độ xử lý ảnh cực kỳ nhanh. Thêm vào đó, hầu hết các máy Sony đều được tích hợp phần mêm tự động xử lý ảnh thông minh ngay trên máy, là điều mà bây giờ các hãng khác mới đang loay hoay đưa vào sử dụng. Về mặt thời trang, không có gì để bàn cãi về mức độ đẹp trong thiết kế của các máy nhãn hiệu Sony. Và cũng giống như Panasonic Lumix, các máy của Sony được tích hợp ống kính Carl Zeiss cho chất lượng ảnh tuyệt hảo. Giá thành trên trời cũng là một lý do nữa khiến người ta không mấy khi đem Sony ra bàn luận với máy của những hãng khác

còn tiếp.



------------------------------

3 Thank(s) Negunsd Thanks Shiho For 10 KL$: đoàn chuẩn ^^
Oreo_pie_1012 Thanks Shiho For 100 KL$:
Trang Thanks Shiho For 1 KL$: về fần pixel, em nghĩ nó cũng giống như việc so sánh giữa màn LCD và màn phẳng thông thường. Những người làm chuyên về đồ hoạ thích màn phẳng hơn, vì so với lcd, nếu di chuột hay 1 vật thể thì độ fresh của lcd k thể bằng phẳng đc do độ phân giải quá cao . máy kĩ thuật số đc cái chụp nét và đẹp, nhưng độ thật của ảnh k bằng máy cơ . Em nghĩ như vậy
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 05-07-2009, 12:38  

Senior Member
 
Join Date: 08-08-2005
Posts: 461
KL$: 1.274
Awarded 27 time(s)
Sent 30 thank(s)
Received 51 thank(s)
Class: A4 (2001-2004)
Location: Neverland

Về cái số 3 thì anh có ý kiến 1 tí : đành rằng việc cắm đầu lên đời body thì không nên, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cái body. Nếu cho rằng 90% chất lượng ảnh là do lens thì như con 1D mark III, ai thèm bỏ tiền ra mua. Và các hãng máy ảnh thì cũng không việc gì phải tung ra các mẫu body mới liên tục như thế.
Cái quan trọng nhất khi chọn body là cái body đó phải hợp với mình. Ở đây là hợp với nhu cầu sử dụng, trình độ và hợp với túi tiền. Có được 1 con body ưng ý vẫn là việc quan trọng nhất. Nói chung việc lên đời body không phải là xấu tuy nhiên khi lên đời body phải thực sự hiểu về nó chứ không phải đơn thuần là chạy theo công nghệ hay thể hiện là mình có tiền,..v...v..
Hơn nữa, body ngoài việc hỗ trợ các tính năng cần thiết cho người sử dụng thì nó cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng ảnh chụp. Quan trọng nhất là khả năng xử lý noise và màu sắc.



------------------------------
My blog, welcome
http://360.yahoo.com/trieugiaphong

1 Thank(s) Shiho Thanks BlackDragon For 10 KL$: Vâng, em cũng nghĩ thế ý em chỉ coi việc cứ nhăm nhăm lên đời body với suy nghĩ đó là cách tối ưu để nâng cao chất lượng ảnh chụp là sai lầm thôi ạ
BlackDragon is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 05-07-2009, 19:47  

Senior Member
 
Join Date: 07-03-2004
Posts: 418
KL$ (TOP! 27): 4.596
Awarded 11 time(s)
Sent 66 thank(s)
Received 102 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2002-2005)

Shiho viết đến cái thứ 3,4,5 thì hấp dẫn hơn rồi ^^

về cái 3. lên đời
Nếu mà chỉ lên cùng cấp body thì chọn lens, nếu lên được vượt cấp body thì chọn body. Tuy nhiên nếu mà thiếu lens thì chọn lens luôn không phải nghỉ


4. cho mượn đồ
Cho mượn cái j cũng được, nhưng phải đáp ứng 1 là bạn bè, 2 là biết dùng máy ảnh ^^

5.Canon, nikon hay sony

Shiho viết về 3 dòng đúng rồi, anh chả còn j để bàn thêm. DSRL của Olympus chắc Shiho chưa động vào, anh nghĩ olympus thì body kiểu sony, menu kiểu nikon còn ảnh thì giống canon

Về chất lượng ảnh : Sony >>> canon~nikon~olympus ( ngoài sự vượt trội của sony thì 3 loại còn lại tùy vào sở thích từng người thích màu ảnh khác nhau )

Nói chung là đang rất thèm được phản bội canon để đến với sony



------------------------------
In the end, all that matters is love.

1 Thank(s) Shiho Thanks Negunsd For 10 KL$: Vâng, Olympus thì em mới chỉ sờ mó mỗi PnS thôi ạ bây h có ai cho em Sony thì em cũng nhận ngay, chả có áy náy gì với em Canon ở nhà cả đâu
Negunsd is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 11:18  

Senior Manager
 
Join Date: 30-06-2004
Posts: 1.393
KL$: -24
Awarded 94 time(s)
Sent 172 thank(s)
Received 300 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2004-2007)
Location: Hà Nội

Anh Negunsd nói quá đúng, về việc cho mượn đồ thì đúng là nên hạn chế đến mức tối đa. Thực tế không phải ai cũng biết sử dụng cũng như bảo quản máy ảnh và ống kính đúng cách.

Về vấn đề Body thì mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh Phong. Rõ ràng tầm quan trọng của 1 cái body tốt là không thể phủ nhận. Vấn đề hoàn toàn nằm ở kinh tế có phù hợp hay ko thôi.



------------------------------
...tiếc rằng vốn sống quá ít ỏi...
Sword is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 13:00  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Có lẽ đến đây không còn gì để nói về dòng máy PnS nữa. Với những gì đã phân tích ở phần 5, mình nghĩ có lẽ các bạn đã biết cách để chọn lựa cho bản thân một chiếc máy ưng ý rồi. Những vấn đề liên quan tới kỹ thuật cơ bản để chụp một tấm ảnh đẹp xin chia sẻ ở các bài viết sau. Bây giờ nói về những kinh nghiệm mình đã có đối với dòng máy DSLR, cho những ai đang lăm le tiến bước vào con đường tội lỗi này.


Đầu tiên là sắm body


Như đã nói ở trên, body thật sự không quyết định quá nhiều tới chất lượng của một tấm ảnh. Tuy vậy, việc lựa chọn một cái body phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình cũng là rất quan trọng. Những thông số cần quan tâm tới khi chọn lựa một cái body bao gồm:

- Độ phân giải. Nếu đã chơi máy DSLR thì cũng không nên chọn một cái máy có độ phân giải quá thấp. Độ chục năm trước đây, DSLR mới có những mẫu máy với độ phân giải chừng 5mpx – 6mpx. Tuy vậy với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện đại, việc sở hữu một chiếc máy với độ phân giải tầm khoảng 10mpx không phải là quá khó khăn nữa.

- Sự tương thích đối với các loại ống kính. Canon dùng lens Canon, Nikon dùng lens Nikon,… điều này dĩ nhiên là đúng. Tuy nhiên với một cái ngàm (mount), việc sử dụng lẫn lộn lens Nikon cho máy Canon và ngược lại không phải là không làm được. Bên cạnh đó, có những nhãn hiệu riêng chuyên sản xuất ống kính như Tamron, Sigma, Tokina… cũng khá thông dụng ở Việt Nam. Việc tìm hiểu xem body mà mình định mua có thể lắp được các loại ống kính nào là điều rất quan trọng nếu bạn không dư dả để thay body liên tục nhằm mục đích sử dụng những loại ống cao cấp hơn.

- Body có tích hợp chống rung hay không? Nikon D40 có chống rung trong thân máy, còn D40x tuy là sản phẩm nâng cấp nhưng lại không tích hợp tính năng này. Điều đó đồng nghĩa với việc những ai dùng D40x sẽ có ít sự chọn lựa hơn đối với các loại lens đi kèm, vì bắt buộc phải sử dụng những loại lens có chống rung (thường viết tắt là IS hoặc VR) nếu không muốn ảnh chụp ra nhòe nhoẹt do run tay hay chuyển động. Đó là lí do vì sao D40x mặc dù là sản phẩm sau nhưng không được đánh giá cao bằng D40.

- Màn hình LCD, chế độ ngắm Live View, viewfinder.
Ngày nay, một cái body đáng giá là body có màn LCD rộng, có tính năng điều chỉnh độ sang thông minh giúp người chụp luôn dễ nhìn ở mọi điều kiện ngoại cảnh.
Viewfinder là khe ngắm chụp điện tử, gần giống như ở các máy phim, tuy nhiên độ bao phủ hầu như không bao giờ đạt được 100% - nghĩa là ảnh khi chụp xong sẽ có kích thước lớn hơn một chút so với những gì mình nhìn thấy qua viewfinder khi chụp.

Chế độ ngắm Live View chỉ có ở các máy đời mới. Nghĩa là ngay trong khi ngắm chụp, bạn có thể sử dụng viewfinder cũng được mà sử dụng màn LCD cũng được (như ngắm chụp ở máy PnS), và có thể zoom vào từng phần của vật thể đang ngắm chụp qua LCD ngay khi còn chưa chụp. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi bạn dùng chế độ canh nét bằng tay (Manual Focus) và muốn kiểm tra xem mình lấy nét đã chính xác chưa.

- ISO tối đa và khả năng khử nhiễu (noise) giá trị của một cái máy DSLR nằm ở chỗ nó cho ảnh có mịn màng hay không trong các điều kiện chụp không ưng ý. Một cái body tốt là body có khả năng khử nhiễu tốt. Với một chiếc máy PnS bình thường, nhiễu sẽ bắt đầu xuất hiện ở ISO 200 và trong điều kiện chụp thiếu sáng, nhiễu có thể nhìn thấy ngay trên màn LCD chứ chưa cần phải đưa lên máy tính mới thấy. Với máy DSLR, khử nhiễu tốt là khi bắt đầu xuất hiện nhiễu ở ISO 800 trở lên.

- Trọng lượng máy và việc bố trí các nút điều khiển, menu điều khiển. Thực ra cái này không quan trọng lắm. Máy nào dùng nhiều thì cũng đều sẽ quen với menu và nút điều khiển mà thôi. Còn về trọng lượng, có một điều hơi khó hiểu là cánh báo chí khi phân tích một chiếc DSLR mới thường quan tâm tới việc kích thước của nó có gọn nhẹ không, trọng lượng có nhẹ không… Trong khi dân chơi ảnh bao giờ cũng thích những cái body to và nặng. Body to nặng cho cảm giác chắc chắn khi cầm, "đầm tay", hạn chế được rung trong một số trường hợp. Tuy vậy, những cái body to và nặng thường là loại đắt tiền. Giải pháp tạm thời ở đây là bạn hãy mua một cái body vừa tiền – có thể nhỏ và nhẹ, rồi lắp thêm grip (bang). Grip có tác dụng tăng trọng lượng và kích thước cho máy, cũng như có khay pin phụ giúp tăng thời gian làm việc với máy.


Có một điều phải chân thành khuyên các bạn đang lăm le ý định chơi máy DSLR, đó là đừng bao giờ giữ suy nghĩ rằng cả đời mình sẽ không thay đổi body. Ai đã chơi DSLR thì ít nhiều cũng phải vài ba lần đổi máy cả. Thế nên nếu mới bắt đầu bước chân vào con đường chơi máy chuyên nghiệp này, và có thu nhập dư dả - nghĩa là không quá khó khăn khi muốn đổi một cái máy khác - thì hãy yên tâm mà bắt đầu với một cái máy thân thiện, gọn nhẹ thôi.

Hiện nay, với số tiền chừng 10 triệu đổ xuống, bạn có thể kiếm 1 cái body D40 của Nikon, hay 450D hoặc 1000D của Canon. Đi kèm theo nó là ống KIT – nghĩa là ống được sản xuất đi kèm theo máy, model máy nào có ống KIT của máy đó. Ống KIT tất nhiên cho chất lượng không phải là tuyệt hảo, nhưng với người mới tập chơi thì có thể dùng nó trong vòng 1 năm trước khi nghĩ tới chuyện lên đời lens mà không phải lăn tăn gì cả.

Sau khi đã chơi chán chê mê mải mấy cái body loại này rồi, thì kiến thức mà các bạn tích lũy được cũng dư sức đủ nhiều để tự lựa chọn cho mình một cái body thích hợp hơn.

Còn trong trường hợp tiền bạc không dư dả, nghĩa là muốn đổi body cũng phải nhịn ăn nhịn mặc trong một thời gian lâu lâu nữa, thì bạn hãy cố thêm một chút tiền để đầu tư một cái body tốt hơn. Canon 20D (body 2nd hand là khoảng 7 – 8tr) hay cao hơn một chút, Canon 40D là lựa chọn thích hợp. Về phía Nikon thì có D80, D90. Các máy này đều có giá trên chục triệu, nhưng cầm vào thấy mát tay hơn hẳn.

Giá trị của một cái body, ngoài các yếu tố kĩ thuật (giảm thiểu độ nhiễu, thời gian chụp,…) thì còn một điểm đáng lưu ý nữa là tuổi thọ của máy. Hiểu nôm na là số kiểu ảnh tối ưu mà máy có thể có được. Ví dụ như ở máy Canon 400D (giá tầm 8 triệu), con số này là khoảng 20000 kiểu. Trong khi đó ở Nikon D300 (giá tầm 20 triệu), con số này lớn gấp 10 lần. Đó là lí do tại sao khi mua máy 2nd hand, người ta cần có phần mềm kiểm tra xem máy đã chụp được bao nhiêu kiểu rồi. Một cái máy D300 đã chụp 10000 kiểu có thể chả là gì, nhưng với 400D thì cũng nên xem xét lại.

Cá nhân mình thích mua máy 2nd hand. Bởi ở Việt Nam có rất nhiều tay chơi máy đổi body liên xoành xoạch. Lý do không phải vì muốn lên đời, mà vì muốn trải nghiệm các loại máy khác nhau. Bởi thế nên nếu chịu khó lê la mấy diễn đàn nhiếp ảnh một tí, bạn có thể dễ dàng kiếm cho mình những con máy 2nd hand ngon lành mà giá lại mềm hơn rất nhiều so với mua mới cứng. Việc test một cái máy mình sẽ đề cập tới ở các phần sau.

Việc chọn body cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của các bạn. Với những bạn thích chụp phong cảnh thiên nhiên, phong thái ung dung đủng đỉnh, một chiếc máy 10D với giá tầm 4 triệu cũng không phải là lựa chọn tồi. Còn với những bạn thích chụp ảnh chuyển động, ảnh thể thao, hãy chú ý tới tốc độ chụp tối đa mà máy đó có.

Như thế là đã chọn xong body (Nikon D40, Canon 450D, Canon 1000D cho bước khởi đầu – Canon 20D, Canon 40D, Nikon D80, Nikon D90, Sony Alpha 100 cho bước tiếp theo – Nikon D300, Canon 5D, Canon 1Ds, Sony Alpha 200, Alpha 350,… cho đại gia).


Vật dụng tiếp theo phải sắm sửa là lens


Các con số ghi trên lens bao gồm dải tiêu cự của lens, khẩu độ của lens.

Ví dụ lens 70 - 200mm f2.8: lens này được gọi là lens 1 khẩu với giá trị 2.8 (f = khẩu độ - độ mở của ống kính), 70 - 200mm là tiêu cự tối thiểu và tối đa của lens. Vì đây là lens 1 khẩu nên dù ở tiêu cự nào trong giá trị từ 70 đến 200 thì luôn có giá trị f = 2.8.

Còn một loại lens nữa là lens 2 khẩu, chẳng hạn như 18 - 200mm f3.5-5.6. Có nghĩa là tại tiêu cự 18mm, khẩu độ lớn nhất là f3.5 và tương tự tại tiêu cự 200mm ta có khẩu độ lớn nhất là f5.6.

Lens fix là loại lens 1 tiêu cự, thông số ghi trên nó bao gồm tiêu cự lens và khẩu độ, ví dụ 50mm f1.4, 85mm f4.0.

Ở đây mình không đi vào chi tiết thế nào là khẩu độ, thế nào là tiêu cự vì những cái này có nói rất nhiều trên các diễn đàn nhiếp ảnh. Các bạn có thể tra cứu các thuật ngữ không hiểu tại đây:

Dictionary

Các ký hiệu khác đi kèm theo những con số trên cho biết các tính năng mà lens đó có. Ví dụ như IS (18 – 55mm f2.8 IS) có nghĩa là lens có khả năng chống rung (trên một số lens ghi là VR). MF có nghĩa là lens này chỉ có thể canh nét bằng tay. EF có nghĩa là lens vừa có khả năng canh nét bằng tay (MF) vừa có khả năng canh nét tự động (AF). Lời khuyên cho những bạn mới tập chơi là hãy chọn ống có IS và AF bởi tính dễ sử dụng của nó.


Đồ chơi khác cho máy

Sau lens, cái cần sắm tiếp theo là UV filter, có tác dụng lọc tia tử ngoại giúp tăng tuổi thọ cho lens. UV filter bèo nhất hiện nay là của Hoya và Kenko, với giá khoảng 140 – 150K. Nếu cửa hàng có quảng cáo những loại filter “xịn” hơn với giá đắt hơn chừng 100K thì bạn cũng đừng mua làm gì, bởi xuất xứ của chúng đều là từ TQ mà ra cả. Một cái UV filter xịn thật sự có giá chả kém một cái body là bao nhiêu, và lăng kính của nó không làm từ thủy tinh thông thường, mà bằng pha lê, với dung dịch đặc biệt ở giữa!

UV filter thường có tác dụng chống tia tử ngoại, chống bụi bẩn bám vào lens. Ngoài ra còn có các loại filter lọc màu giúp tạo ra các hiệu ứng ảnh đặc biệt. Ví dụ như filter lọc sắc vàng giúp ảnh chụp bầu trời thêm xanh, UV lọc xanh giúp da thêm hồng hào,...

Hộp chống ẩm là cái tiếp theo cần có, đặc biệt nếu bạn có nhiều hơn 1 lens.

Thời tiết ở Việt Nam với độ ẩm cao là điều kiện tốt để mọc mốc trong ống kính. Một cái hộp chống ẩm dung tích chừng 8l – 14l với ẩm kế và máy hút ẩm sạc điện rời có giá khoảng 400 – 500K sẽ giúp bạn bảo quản máy tốt hơn. Lens và body nên được bảo quản ở độ ẩm 40 – 55% (khô quá cũng không tốt vì sẽ làm khô dầu trong máy, làm giảm độ đàn hồi của các gioăng cao su trong máy).

Nếu không dư dả tiền bạc, bạn có thể dùng một cái hộp xốp với gạo rang để giữ máy được khô ráo.

Khi trời nắng, hãy tháo lens ra khỏi máy và phơi phóng tất cả để ánh nắng giúp diệt nấm mốc (lưu ý là tháo UV filter cất đi). Những ngày nắng đẹp, mang máy ảnh đi chụp cũng là cách sưởi máy.

Không nên mạo hiểm sử dụng máy vào những ngày mưa vì có thể chập điện. Nếu chẳng may máy bị ướt, hãy lấy máy sấy tóc sấy khoảng 10 – 15 phút ở khoảng cách 40cm trở lên. Sau đó cho vào hộp chống ẩm.

Khi đi xa không thể mang theo cái hộp lềnh kềnh to vật này, bạn có thể mang theo máy hút ẩm sạc điện rời với một cái túi nilon kín loại to để nhét máy vào, hoặc mua 1 gói hạt chống ẩm giá 10K cho vào trong hộp máy ảnh để mang theo. Lưu ý là khi các hạt chống ẩm từ màu tím sẫm trở nên trong suốt có nghĩa là nó đã dư nước. Khi đó tốt hơn hết là đừng cố sử dụng nếu không muốn phản tác dụng.

Túi thực ra không thật sự quan trọng. Một cái túi chừng 150 – 200K mua tại các cửa hiệu máy ảnh trông khá cứng cáp và có thể đựng được ít nhất 2 lens + 1 body. Theo ý kiến của mình thì không nên dùng balô, bởi có khi bị móc mất máy lúc nào mà chả biết!


Những thứ đồ chơi tiếp theo bạn có thể quan tâm tới là:

Hood - loa chống nắng giúp bảo vệ ống kính khỏi bị lóa khi chụp ngoài trời nắng


Tripod – chân máy giúp ảnh không bị rung nhòe khi chụp ở nơi ánh sang yếu hoặc thời gian phơi sáng lâu

Mâm hắt sáng giúp lây thêm ánh sáng trong trường hợp chụp ngược sáng hoặc thiếu sáng, dây bấm mềm giúp bấm chụp từ xa mà không cần động tay tới cái máy.

Và có lẽ quan trọng nhất trong các loại phụ kiện gắn thêm là 1 cái đèn flash ngoài. Flash built-in gắn bên trong máy chỉ thích hợp để chụp ảnh lưu niệm hay ảnh truyền thần mà thôi. Tính năng của flash ngoài rất đa dạng, viết về nó cả ngày có lẽ không hết nên xin chỉ dừng lại ở việc chỉ mặt điểm tên.


còn tiếp.

Phần này bắt đầu chém hơi nhiều, và cũng có thể là phần mà em vẫn còn nhiều cái hiểu sai nhất. Thế nên mong mọi người góp ý để sửa chữa lại cho thích hợp ạ



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 13:52  

Senior Member
 
Join Date: 07-03-2004
Posts: 418
KL$ (TOP! 27): 4.596
Awarded 11 time(s)
Sent 66 thank(s)
Received 102 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2002-2005)

Cái buồn cười của nhiều người mình gặp là sau body, sau lens, thì nghĩ đến battery grip cầm cho nó pro
( sẽ bổ sung sau khi đọc đoạn trên )



------------------------------
In the end, all that matters is love.
Negunsd is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 17:28  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Em không cho nó là quan trọng. Theo thứ tự những thứ em cho là nên sắm, thì body > lens > UV filter > hộp chống ẩm > tripod, ... Cái battery grip em cho vào chỉ với trường hợp là "Không đủ tiền sắm body loại to và nặng, nhưng lại không thích một cái máy quá nhỏ và nhẹ vì không đầm tay". Còn cái vấn đề trông pro hay không em cũng không quan tâm lắm



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 20:29  

New Member
 
Join Date: 03-07-2009
Posts: 17
KL$: 128
Awarded 2 time(s)
Sent 1 thank(s)
Received 5 thank(s)
Class: A1 (2008-2011)

Mới dùng thì cứ len kit mà chơi, cần gì phải mua ngay tele với wide làm gì. Đến khi nào làm chủ được cái máy thì hãy tính việc mua thêm lens. Mà để làm chủ được cái máy cũng phải mất tầm vài tháng chứ có ít đâu ( đấy là dùng nhiều).

Nếu người có kinh nghiệm thì cầm 1 cái Pns chụp cũng đẹp.

Cái chấm chỉ là để phóng ảnh đỡ bị nhòe thôi. số chấm càng cao thì phóng được ảnh càng lớn. VD: nikon d40 6mpx in ảnh ở khổ a4 vẫn nét như d40x 10mpx. Nhưng nếu lên khổ a3 thì sẽ thấy d40x nét hơn.

Còn vụ dslr sony tốt hơn nikon và canon thì chả tin. Sony mới mua lại minolta được vài năm, chưa thể qua được 2 ông lớn kia.
Có 1 cái so sánh nho nhỏ giữa nikon, canon và sony ở đây :
http://gizmodo.com/5167481/sony-dslr...er-than-canons

Muốn tìm hiểu nhiều thì qua bên vnphoto cũng được đó.

1 Thank(s) Shiho Thanks gaunhoibom For 1 KL$: tớ có nói rằng người mới chụp có thể dùng lens KIT trong cả 1 năm đầu tiên mà ko phải lăn tăn chi cả. còn việc có 1 lens wide và 1 lens tele là cái mà ai cũng hướng tới khi đã làm chủ được cái máy
gaunhoibom is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 22:21  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Bạn này có vẻ không đọc kỹ những gì mình viết nhỉ

Quote:
Originally Posted by Shiho View Post
Một lí do khác nữa, đó là số điểm ảnh có ý nghĩa trong việc nói lên size ảnh tối đa có thể in ra đạt chất lượng tốt thì đúng hơn. Với những ảnh cỡ thông thường mang tính chất kỷ niệm như 9x12, hay 10x15 (em ko hay in ảnh nên ko nhớ chính xác tỉ lệ kích thước các ảnh này lắm) thì thật sự là một cái máy 6mpx với 10mpx chả khác nhau tẹo nào. Thậm chí một cái máy 6mpx có khi còn cho ảnh đẹp hơn đối với những tay máy amateur, bởi khi đó càng chi tiết thì lại càng bộc lộ những sai xót của mình trong tấm ảnh mà thôi.
Chuyện công nghệ bên trong một cái máy Sony thế nào, mình nghĩ là mình cũng biết kha khá thực ra so sánh chỉ là so sánh vậy thôi. Đó chỉ là ý kiến của cá nhân mình, còn gout của mỗi người mỗi khác, nói sao cho hết được



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-07-2009, 22:44  

Senior Member
 
Join Date: 07-03-2004
Posts: 418
KL$ (TOP! 27): 4.596
Awarded 11 time(s)
Sent 66 thank(s)
Received 102 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2002-2005)

@gaunhoibom : nói về máy là nói về cả 1 set body-lens chứ so sánh riêng cái sensor làm j e ^^ anh cũng ko thích cái kiểu các bác bên xóm và vnphoto cãi nhau để bảo vệ quan điểm của mình.

Anh đã dùng cả 3 loại đấy, thấy sony thiết kế function khó chịu nhất, nhưng về chất ảnh thì không có j để chê cả. Dân canon có thể chê chất ảnh của nikon, dân nikon không thích chất ảnh của canon, nhưng cả 2 sẽ đều thích chất ảnh của Sony. Không phải tự dưng mà sony là đại gia trong công nghiệp hình ảnh đâu



------------------------------
In the end, all that matters is love.
Negunsd is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 07-07-2009, 22:31  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Post tiếp theo cho loạt bài về Nhiếp ảnh này sẽ là một số sai lầm thường mắc phải ở những người mới lần đầu cầm tới máy ảnh. Để cho thông dụng dễ dàng, mình sẽ lấy mọi minh họa ở một chiếc máy PnS.

1. Bố cục hình – Canh nét – Chụp!

Có lẽ đây là sai lầm thường gặp nhất ở những người cầm máy theo kiểu mày mò tự tìm hiểu. Các bước tuần tự mà người đó làm sẽ là:

- Bắt mẫu tạo dáng (nếu có mẫu)
- Bố cục tấm hình qua màn hình LCD của máy đúng như những gì mình muốn nó hiện lên ở trên tấm ảnh
- Canh nét
- Bấm chụp

Sai lầm ở đây là việc nhầm lẫn thứ tự giữa bước 2 và bước 3. Cách chụp đúng là hãy chọn vật thể mà mình muốn canh nét vào đó – ví dụ giữa 3 vật bao gồm 1 quả táo, 1 cái bút chì và 1 cái cốc thì bạn muốn canh nét vào cái cốc chẳng hạn – đưa nó vào khung ngắm ở chính giữa màn hình LCD mà không cần quan tâm tới bố cục tấm ảnh vội. Bấm ½ nút chụp cho tới khi có một khung màu xanh nhỏ hiện lên tại đúng chỗ cái cốc (có thể có nhiều hơn 1 khung màu xanh nếu bạn chọn canh nét đa điểm, nhưng nhất quyết 1 trong số đó phải nằm đè lên cái cốc). Sau đó vẫn giữ ½ nút chụp (khung màu xanh vẫn hiện trên màn ảnh), đưa máy để bố cục lại ảnh theo ý muốn (lúc này có thể không còn khung màu xanh nào nằm đè lên cái cốc nữa) rồi sau đó bấm hẳn nút chụp.

Chú ý rằng nếu vật mà bạn muốn canh nét là một vật đồng màu và không có nhiều chi tiết thì hãy chọn canh nét vào một vật nào đó khác ở khoảng cách tương đương tới máy. Nếu vật mà bạn muốn canh nét là những đường chạy ngang thì hãy xoay dọc máy để lấy nét. Và nếu như thời gian từ lúc bấm ½ nút cho tới khi bố cục xong ảnh quá 4 giây thì bạn hãy nhả nút chụp ra và lặp lại việc canh nét (tất nhiên nếu lười thì cứ giữ nguyên cũng được, đây là lưu ý cho những bạn cầu toàn một tấm ảnh đẹp).


2. Chụp chế độ Auto

Chế độ chụp có kí hiệu M (hoặc có thể là chữ P ở một số máy) được hiểu là chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn. Nhiều người ngại phải chỉnh những thông số này khi không biết gì về máy ảnh, nên thường chọn luôn chế độ chụp Auto (kí hiệu chữ A, hoặc hình trái tim đỏ, hoặc hình chữ nhật viền xanh ở một số máy) cho an toàn. Thực ra, chế độ chỉnh tay ở các máy PnS cũng chả khác gì nhiều lắm so với chế độ Auto, mà kết quả thu được thường đẹp hơn rất nhiều. Hãy chọn chế độ này để chụp, và lưu ý chỉnh các thông số sau:

1. WB (White Balance): là chế độ cân bằng trắng. Bản chất của nó là gì các bạn không cần hiểu. Trong tùy chỉnh này thường có các mặc định như Sunny (chụp ngoài trời nắng), Cloudy (chụp trời râm có nhiều mây), House (chụp trong nhà), Tungsten (chụp dưới ánh đèn đỏ), Florencious hay cái gì đó tương tự (mình không nhớ từ này viết thế nào :”> chụp dưới ánh đèn huỳnh quang), Beach (chụp ở bãi biển), … Và hãy để Auto nếu điều kiện chụp quá phức tạp.

2. ISO (Sensitive Level ở một số máy): là độ nhạy sáng. Hãy nhớ rằng con số này càng cao ảnh càng sáng, nhưng noise càng nhiều. Ở ngoài trời, giữa trưa nắng hãy để ISO 100. Trong nhà là 200 và chỉ nên dừng lại ở mức đó. Với các máy PnS, quá mức 200 là bạn có thể vứt tấm ảnh đi được rồi!

3. Mode (kiểu chụp): thường có kiểu chụp Portrait (chụp chân dung), Landscape (chụp phong cảnh), Sport (chụp thể thao), Candle (chụp nến)… lưu ý là các tùy chỉnh Mode khác với việc bạn chọn các chế độ chụp định sẵn trên bánh xoay như Portrait, Sport,… bởi bạn vẫn đang trong chế độ chụp Manual.

4. Exp. (Exposure): mức độ phơi sáng. Tăng nó lên nếu bạn chụp ở điều kiện thiếu sáng và giảm nó đi ở điều kiện dư sáng, nếu như tùy chỉnh về ISO không giúp ích được gì nhiều. Lưu ý rằng giá trị này càng tăng thì thời gian để chụp xong 1 tấm ảnh càng lâu – đồng nghĩa với việc bạn càng phải nín thở bất động trong một thời gian dài hơn bình thường.

5. Size ảnh: Nhớ rằng size ảnh tỉ lệ thuận với độ phân giải ảnh. Ví dụ như một máy PnS được ghi là 7mpx, thì có nghĩa là chỉ ở size lớn nhất ảnh mới có được độ phân giải này. Còn với các size nhỏ hơn, độ phân giải của ảnh sẽ giảm dần. Bởi thế nên, hãy lựa chọn size làm sao để ảnh có độ phân giải tầm khoảng 6mpx trở lên để có thể dễ dàng chỉnh sửa, crop trên máy tính hoặc đem in ở khổ lớn lớn một chút.

Thế là xong với tất cả những tùy chỉnh này, sau khi đã quen thuộc rồi bạn sẽ không bao giờ còn muốn mó tay vào chế độ chụp Auto nữa. Tuy vậy, đừng bỏ qua các chế độ chụp sẵn. Ở những tình huống chụp giống với các chế độ có sẵn, bạn hãy cứ thử dùng cả chúng song song với Manual xem sao. Đôi khi kết quả mà nó mang lại có thể khiến bạn phải ngạc nhiên đấy!

Lưu ý: Một điểm cực ngu si của chế độ Auto cũng như các chế độ định sẵn khác là khi thiếu sáng thì máy sẽ tự động bật Flash. Flash gắn trong của máy khiến ảnh trông rất nông, phá hỏng màu sắc ánh sáng của môi trường chụp khi đó, và khiến mặt bạn bóng loáng trông rất tởm. Bởi thế nên khi chụp ở bất kì chế độ nào, việc đầu tiên là hãy tắt Flash đi. Nếu thấy thiếu sáng, hãy chỉnh ISO và Exp. như ở trên đã hướng dẫn.


3. Chụp ảnh bằng máy quay

Đừng tin vào những lời quảng cáo kiểu như máy quay này quay phim ở độ phân giải 40mpx và chụp ảnh ở độ phân giải 10mpx mà dùng chúng thay cho máy chụp ảnh. Vì cơ cấu tiếp nhận hình ảnh của máy quay hoàn toàn khác với máy ảnh, do đó dù độ phân giải có cao tới chừng nào đi chăng nữa, một tấm ảnh chụp ra bởi máy quay khi so với máy ảnh vẫn sẽ khiến bạn phải nhăn mặt không muốn nhìn.


4. Tripod vướng víu

Sự thật tripod là dụng cụ không thể thiếu đối với người chụp ảnh. Công dụng chính của nó là giữ cho máy bất động trong thời gian chụp, giúp chụp các tấm ảnh có thời gian phơi sáng lâu (với máy PnS có thể hiểu là khi bạn tăng exp. lên nhiều chẳng hạn) hoặc ánh sáng yếu. Tripod còn giúp các bạn có nhiều góc máy sáng tạo hơn để tự sướng hãy mua 1 cái tripod loại nhỏ tẹo (có thể nhét vừa túi áo) để dễ dàng mang đi mang lại hoặc 1 cái tripod dài 1m2 – 1m5 có thể rút ngắn chân thành 3 đoạn nếu bạn muốn mình trông pro

Đó là tất cả những gì bạn cần biết để bước đầu tập làm chủ một cái máy ảnh. Ở bài viết cuối cùng, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để test một cái máy second hand sau

@Trang: Auto chỉ nên set khi điều kiện thời tiết cực kỳ thuận lợi thôi em ạ. Còn quan điểm của anh là không dùng nó



------------------------------

1 Thank(s) Trang Thanks Shiho For 14 KL$: thế mà có chị nào bên anhso.net bảo "Tớ chỉ set auto" đấy ạ . Em k có máy ảnh nên cũng chưa hiểu hết
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-07-2009, 10:34  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

về phần canh nét, em đã đọc bài này trên fb của anh Na rồi. Em nghĩ có lẽ thêm hình ảnh minh hoạ cho phần này thì sẽ hay hơn ạ
Em cũng không có máy ảnh, nên những nhận xét có thể hơi sai lệch . Nhưng nếu so sánh giữa máy ảnh số và máy cơ, em chọn máy cơ. Công nghệ hiện đại là điều máy cơ khó sánh được bằng kts, nhưng về chất lượng ảnh(nhất là độ thật) thì máy cơ có ưu thế hơn. Nhược điểm của máy cơ là khó chỉnh sửa ảnh sau khi đã chụp và film thì bất tiện và không hề rẻ



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.

1 Thank(s) vuacocaro Thanks Trang For 1 KL$: ặc
Trang is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-07-2009, 16:18  

New Member
 
Join Date: 03-07-2009
Posts: 17
KL$: 128
Awarded 2 time(s)
Sent 1 thank(s)
Received 5 thank(s)
Class: A1 (2008-2011)

Nhầm rồi em, máy cơ không hơn máy số đâu.
Máy cơ giờ chỉ ai đam mê việc thay phim, rửa ảnh thì mới dùng thôi
Nếu nước ảnh thật hơn thì người ta đã dùng máy cơ thay cho cái 5D mark II để chụp obama em nhé
gaunhoibom is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-07-2009, 20:46  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Quote:
Originally Posted by Trang View Post
Em cũng không có máy ảnh, nên những nhận xét có thể hơi sai lệch . Nhưng nếu so sánh giữa máy ảnh số và máy cơ, em chọn máy cơ. Công nghệ hiện đại là điều máy cơ khó sánh được bằng kts, nhưng về chất lượng ảnh(nhất là độ thật) thì máy cơ có ưu thế hơn. Nhược điểm của máy cơ là khó chỉnh sửa ảnh sau khi đã chụp và film thì bất tiện và không hề rẻ
Theo ý anh thì nước ảnh của phim chụp bao giờ cũng có nét gì đó rất đặc biệt. Phải nói thật là anh chết mê chết mệt cái thứ nước ảnh đó thế nhưng nếu nói máy cơ chụp đẹp hơn máy số thì chưa chắc đã đúng. Cái đúng ở đây có thể cảm giác khi em cầm máy cơ, em cảm thấy nó "thật" hơn thôi. Vì em biết là không thể giương máy lên rồi bắn pằng pằng cả chục kiểu liên tục được, cũng không thể xóa đi những bức ảnh chụp sai được. Nghĩa là khi chụp một tấm ảnh mình sẽ phải ngẫm nghĩ nhiều hơn, tính toán nhiều hơn, nói chung là cẩn thận hơn.

Đồng ý với bạn Gấu ở trên rằng máy cơ giờ giành cho những ai hoài cổ là 1, thích rửa ảnh là 2. Với lại chơi máy cơ tốn tiền lắm tiền phim đắt, tiền rửa đắt. Mà nếu em muốn chỉnh sửa bằng PTS như ảnh số thì lại phải đầu tư một cái scanner, thật là quá tội



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-07-2009, 21:00  

New Member
 
Join Date: 03-07-2009
Posts: 17
KL$: 128
Awarded 2 time(s)
Sent 1 thank(s)
Received 5 thank(s)
Class: A1 (2008-2011)

Đa số người dùng máy cơ biết tự rửa ảnh

PS: tôi chẳng mỉa mai hay khoe khoang gì ở đây cả.
Mấy anh bạn tôi dùng máy cơ đều có phòng tối và biết rửa ảnh. đối với họ dùng máy cơ, được tự thay phim, rửa ảnh là 1 thú chơi.
Còn ai nghĩ tôi khoe khoang hay gì thì tùy

1 Thank(s) Shiho Thanks gaunhoibom For 1 KL$: tớ dùng máy cơ, và tớ ko biết rửa ảnh, thế có sao ko cmt cái j có giá trị thì hãy cmt, dùng thank nữa chứ đừng post những bài vô thưởng vô phạt kiểu khoe hiểu biết hay mỉa mai móc máy nhau như thế :-J
gaunhoibom is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-07-2009, 23:53  

Senior Member
 
Join Date: 08-08-2005
Posts: 461
KL$: 1.274
Awarded 27 time(s)
Sent 30 thank(s)
Received 51 thank(s)
Class: A4 (2001-2004)
Location: Neverland

Lại bắt đầu tranh cãi về máy cơ với máy kts rồi đấy thực ra cho dễ hiểu là thế này, nếu ai thích nghe nhạc chắc cũng biết đến cái đầu đọc đĩa than ngày xưa : đĩa cồng kềnh, thời lượng ít, đầu đọc cũng cồng kềnh, loa mono. Nếu so với các dàn âm thanh 6.1, 7.1, surround bây giờ thì độ "hoành tráng" của âm thanh chỉ đáng xách dép. Thế nhưng nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu chỉ để sỡ hữu 1 đầu đọc đĩa than. Đó chính là vì đĩa than cho ra một loại âm thanh mà tất cả các đầu đọc hiện đại bây giờ không cái nào giống được (nhiều người cho rằng đó là âm thanh mộc và "thật" nhất), dù công nghệ đã lạc hậu rất nhiều.
Cũng giống như vậy, xét về công nghệ thì các máy cơ ngày xưa không thể sánh với các máy kts hiện đại bây giờ. Các tính năng được thêm vào máy kts không chỉ giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong các thao tác mà ngày càng nâng cao chất lượng ảnh chụp. Còn máy cơ so với máy kts lại có rất nhiều hạn chế, Shiho cũng nói ở trên rồi, mình ko nói lại nữa.
Thế nhưng những tấm ảnh được rửa từ máy cơ lại có những điểm riêng mà máy kts dù tốt đến mấy cũng không thể bắt chước được. Không dám nói là chất lượng ảnh từ cái nào tốt hơn vì cách đánh giá còn tùy mỗi người. Nhưng thực tế vẫn có không ít người mê ảnh chụp từ máy cơ, thế nên một số mẫu Leica sản xuất cách đây hàng chục năm vẫn được lùng mua và được trả với giá rất cao.
Tóm lại là 2 kiểu máy đều có những điểm riêng biệt mà tùy sở thích thì có người thích loại nào hơn. Cũng giống như dàn âm thanh hiện đại với máy chạy đĩa than mà mình nói ở trên vậy.
Mình thấy gaunhoibom cũng chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân thôi, chắc ko có ý mỉa mai đâu nên không nhất thiết phải căng thẳng thế làm gì



------------------------------
My blog, welcome
http://360.yahoo.com/trieugiaphong

2 Thank(s) Trang Thanks BlackDragon For 1 KL$:
Shiho Thanks BlackDragon For 10 KL$: em cũng thích đầu đĩa than âm thanh nó cho ra gọi là analog ạ
BlackDragon is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 09-07-2009, 19:25  
kiz

New Member
 
Join Date: 24-11-2005
Posts: 52
KL$: 265
Awarded 2 time(s)
Sent 5 thank(s)
Received 13 thank(s)
Location: heaven...

nói chung em có ý kiến là các anh ko nên cãi nhau vì 1 các comment dở hơi ăn cám nhợn của em trang như vậy em này bị điên ý mà, có biết gì đâu
ah, còn vụ vinyl, thì giờ con vinyl ngon cũng có dăm bảy lại vinyl mà, vinyl xuất ra 5.1, 7.1 cũng đâu phải ko có và cảm nhận là rất phê

quên, "anh" ko bao gồm shiho

rồi xong, mong cái bạn đọc được và mong man giúp mình del đi sau một thời gian vừa phải



------------------------------
Welcome to KLNet 6!

2 Thank(s) Trang Thanks kiz For 1 KL$: Em có máy ảnh đâu nên em mới nói là n~ nxet có thể sai lệch. Chỉ là do mắt nhìn 1 cái ảnh chụp=kts và 1 cái = máy cơ mà nxet thôi. Còn việc cãi nhau cũng chỉ là nói lên qan đ? của mình. Vậy có j là k phải nhỉ? anw, mình chả cấm đc ai bảo mình là con dở hơi cả!
vuacocaro Thanks kiz For 1 KL$:
kiz is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 06-08-2009, 22:53  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Đối với những người dư dả tiền bạc hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng máy PnS, việc mua một chiếc máy mới tinh có lẽ không phải là điều quá khó. Tuy nhiên với DSLR thì lại khác. Chả tội gì mua máy mới nếu kinh tế của bạn eo hẹp, và nếu bạn có kinh nghiệm để test một cái máy.

Tất nhiên, lời khuyên đầu tiên mình dành cho bạn vẫn là đi cùng một người thực sự am tường về máy ảnh để giúp bạn kiểm tra chiếc máy định mua. Còn nếu như không thể kiếm được ai đi cùng, thì bạn hãy thực hiện những việc sau đây:

- Mang theo laptop và phần mềm đếm số kiểu ảnh nếu bạn mua DSLR. Phần mềm mình dùng là Panda Exif. Bạn hãy cầm máy chụp 1 kiểu vu vơ, chuyển nó vào máy rồi dùng Panda Exif để đọc các thông số liên quan tới tấm ảnh đó. Trong số các thông tin mà Panda Exif đọc được sẽ có một con số cho biết đây là kiểu ảnh thứ bao nhiêu. Đồng nghĩa với việc bạn có thể biết được máy này đã chụp bao nhiêu kiểu rồi.

- Việc kiểm tra các ốc vít xem có bị toét không thực ra chả quan trọng lắm. Vì chả ai ngu tới nỗi mang máy đi lừa đảo mà lại lạy ông tôi ở bụi này như thế cả. Bạn có thể giả vờ liếc qua mấy con ốc này cho người ta sợ tí thôi, chứ đừng bận tâm chúng có sứt sẹo không làm gì

- Vỏ máy cũng vậy. Vỏ máy có hơi xước xát một tí cũng chả thành vấn đề. Đừng nghe những lời ngon ngọt "máy mới 99%" mà tưởng tượng ra là nó không một vết bẩn, không một vết xước. Cách đánh giá 99% của cửa hàng được hiểu là máy có thể có những vết xước do vật cứng khác cọ vào với số lượng chấp nhận được và không xây xước do đánh rơi hay va đập mà thôi.

- Tuy nhiên, cần xem kĩ các góc máy xem có chỗ nào bị nứt không. Vì nếu từng bị rơi hay va đập mạnh, 4 góc máy sẽ là nơi dễ bị nứt vỡ hay bong sơn nhất. Thấy dấu hiệu như vậy thì bye bye luôn, khỏi cần lăn tăn làm gì

- Việc tiếp theo, cũng là việc quan trọng nhất cần làm, đó là kiểm tra xem CCD (chip cảm biến) bên trong máy có vấn đề gì không.
Cách làm là bạn hãy dùng 2 tay cầm máy cho chắc chắn, thực hiện đúng các bước mình đã chia sẻ để chụp một tấm ảnh như đã nói ở bài trước, với khung hình được chụp có càng nhiều màu sắc khác nhau càng tốt.
Tại ngay thời điểm bấm nốt ½ nút còn lại để tấm hình được chụp thì bạn hãy đưa tay vẩy nhẹ máy một cái theo chiều dọc xuống dưới. Rất nhẹ, rất nhanh và rất ngắn thôi.
Sau đó hãy dùng chế độ preview và zoom vào từng khoảng màu trong ảnh để kiểm tra. Một cái máy có CCD còn tốt là máy cho ra tấm hình bị nhòe (dĩ nhiên rồi, vì có khác gì bạn chụp một vật thể chuyển động siêu nhanh hay bị rung tay khi chụp đâu) nhưng không bị "loang màu". Nghĩa là hình thể của vật này có thể để lại vệt sáng đè lên hình thể của vật kia, nhưng màu của vật này thì không bị loang sang màu của vật khác trong hình.
Hãy nhớ: nhòe hình chứ không nhòe màu!
Có lẽ nói như vậy cũng hơi khó hình dung, nhưng rất tiếc là mình không có một cái máy hỏng CCD nào ở đây để chụp ảnh minh họa cho các bạn xem cả. Các bạn hãy lấy đâu đó một cái máy PnS và thử để có thể hiểu rõ hơn.

Nếu tất cả các bước trên đã được thực hiện và cho kết quả tốt, thì có thể yên tâm là bạn đã mua được một cái máy ngon lành rồi. Đến đây, mình xin kết thúc loạt bài về Nhiếp ảnh

P.S: Còn một vài kinh nghiệm test máy quý báu cho những ai muốn thử chơi DSLR thì hãy gặp mình để đi uống café, mình sẽ bật mí cho. Hí hí :">



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 08-08-2009, 19:17  

Manager
 
Join Date: 28-04-2008
Posts: 1.256
KL$ (TOP! 36): 3.503
Awarded 64 time(s)
Sent 443 thank(s)
Received 475 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2006-2009)

Quote:
Originally Posted by gaunhoibom View Post
Nhầm rồi em, máy cơ không hơn máy số đâu.
Máy cơ giờ chỉ ai đam mê việc thay phim, rửa ảnh thì mới dùng thôi
Nếu nước ảnh thật hơn thì người ta đã dùng máy cơ thay cho cái 5D mark II để chụp obama em nhé
Họ chụp Obama = máy kts vì là chẳng ai đi rửa ảnh ông í treo trong nhà cả Chỉ có để trên máy or up lên mạng thôi

Em đã chính thức được 1 lời hứa cho mua DSLR, anh Na ơi
Bao h có may để ngồi tỉ mẩn đọc lại cái bài này nhờ



------------------------------


Thur Tsiti Evei Lebn Acu Oygn Ihten Oyln Osie Reht

2 Thank(s) Trang Thanks Oreo_pie_1012 For 1 KL$: thật là ghen tị quá
Shiho Thanks Oreo_pie_1012 For 1 KL$: cái lí luận về obama thật là ngu xi nhưng mà nói 1 câu đơn giản thôi nhé: máy cơ nếu có mê ga pi xeo thì nó vào khoảng 30 - 40 mpx đấy
Oreo_pie_1012 is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 25-09-2009, 14:47  

Manager
 
Join Date: 10-08-2009
Posts: 160
KL$ (TOP! 22): 5.063
Awarded 11 time(s)
Sent 61 thank(s)
Received 74 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2009-2012)
Location: Ha Noi

Mình rất yêu Ne và BD ( anh Phong ) và mình k thích na thì na hôm trc k ra quán >:p

Và comment của mìh k liên qan lắm
LinhTyt is offline  

Re: Nhiếp ảnh - một số sai lầm thường gặp
Old 25-09-2009, 19:11  

V.I.P
 
Join Date: 12-06-2007
Posts: 1.174
KL$ (TOP! 2): 17.089
Awarded 178 time(s)
Sent 228 thank(s)
Received 76 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)
Location: anywhere

Tình hình là giờ mà đi rửa ảnh dùng máy cơ thì ảnh chưa chắc đẹp bằng máy số vì:
- Ít người rửa -> thuốc, giấy,... khó đảm bảo chất lượng (nhất là rửa số lượng ít).
- Bây giờ người ta quét film vào máy rồi in ảnh -> độ phân giải + chất lượng rất có thể giảm.
haqduong is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.