Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Góc học tập

 

So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 04:35  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

Viết bài này sau khi vừa thoát khỏi 1 tuần thi cử kiểu " Tây " nên vẫn còn tý nóng bỏng của giấy mực. Chuyện là thế này, mặc dù là mới có trải qua 3 năm trường lớp trời Tây nhưng mình có vài điểm nhận xét và so sánh cách học & cách dạy học của bên Tây và phía bên Ta quê mình. Kể thì 3 năm học dưới nền giáo dục Tư bản tuy mới chỉ bằng phần tư so với 12 năm mài quần dưới mái trường XHCN, có lẽ, cái nhìn của mình có thể chưa được bao quát lắm, nhưng mà cũng xin chia sẻ vài lời với mọi người .

Trước tiên là bắt đầu từ phía bên Ta đã. Nhà mình thì ai cũng công nhận là hết cấp 3 là tốt nghiệp phổ thông , là cái bằng cấp 3 thì ít nhất ai cũng phải có, và bằng mọi giá phải có chứ ko thì chả làm đc cái gì sau này cả. Cái đó thì ok, nhưg bậc phụ huynh nhà mình thì cứ có cái tính " đua đòi " thích con em mình ai cũg phải giỏi, nên là nhưng lớp chuyên, chọn cũng thành phổ cập luôn. Thế nên dẫn đến là có nhiều bạn có thể là cố tình , hay chẳng may " bị " ngồi nhầm chỗ. Dẫn đến việc các bạn lên lớp học ko thấy có tý hứng thú nào cả, hoặc là sau 1 thời gian thấy mình học đuối hơn so với các bạn khác, rồi dẫn đến tỵ nạnh, ghen ghét nhau về điểm số này nọ , ối giời ơi. Rồi đến khi các bạn chọn trg thi Đh cũng thế. Nhiều bạn là chả có tý hứng thú yêu thích gì với ngành học cả, nhưng các bạn vẫn chọn thi trường đó vì là bố mẹ các bạn ấy thích thế, hoặc các bạn ấy có " đầu ra " sẵn rồi ... Nói chug, sự nghiệp của các bạn là cũg chỉ có cái bằng ĐH là ngon nghẻ cả.

Còn bên Tây, hồi mới sang, mình lơ ngơ đi hỏi mấy bạn P xem hồi cấp 3 các bạn học như thế nào. Té ra thì các bạn cũng toàn học trường làng cả, chả phải trường nào danh tiếng, chuyên chọn gì cả. Nhưng mà cái bằng cấp 3 của các bạn ấy thì phải trầy trật mới có được. Có đứa thi 2 3 năm mới có được cái bằng tốt nghiệp chứ ko có cái kiểu thiếu 1 tý thì đi " xin " như nhà mình. Rồi lên Đh, mình thấy thực sự là các bạn ấy đau đầu, đau óc để chọn cho mình được con đường đi thực sự. Có đứa thì nghỉ học hẳn 1 năm đi làm thử, rồi mới tiếp tục đi học, có đứa thì học 1 2 năm ngành này ko thích thì chúng nó cũng bỏ theo ngành khác. Tức là các bạn ấy phải thực sự yêu thích, thực sự muốn theo đuổi ngành học thì các bạn ấy mới đến trường.

Việc học trên lớp cũng vậy. VN nhà mình thì mới ngày đầu đến giảng đường đc học ngay mấy ngày học chính trị, chính em, có điểm danh tử tế, ko đi là phải đến " xin " thầy đấy . Mình cũng chăm chỉ đi mấy ngày đấy lắm chứ, đến lớp cũng cầm hẳn vài quyển Shin ngồi đọc chễm chệ. Nghĩ mình ý thức chả ra gì nhỉ. Rồi trong suốt quá trình học, tớ thấy các bài dùi mài mấy môn Triết học Mác, Tư tưởng HCM , .. hoành tráng lắm, có bạn đi thi còn khoe tớ đc 9 phẩy nhưng rồi trong đầu cuối cùng chả có chữ gì cả .
Còn bên này ngày đầu tiên tớ đến trường đơn giản lắm. Gặp thầy cô chào hỏi giới thiệu xong rồi về. Những bài học đầu tiên chúng tớ được học là cách nói chuyện, cách giao tiếp trong công việc, ... Rồi trong năm học bọn tớ có những buổi đến lớp chơi bời đóng kịch ví va ví von, nhiều lúc nghĩ trường học kỹ sư mà có những môn học kỳ lạ thế này, nhưng sau đấy tớ thấy nó hỗ trợ khá nhiều cho mình.

Như đã nói ở trên, có những bạn ko thích học trg Đh này lắm, nên các bạn đi học cũng vật vờ lắm, điểm danh cho đủ chứ cũng ko hứng thú gì. Cuối kỳ các bạn thi kém thì lại đến mon men gặp thầy. Có thiếu tý điểm thì cũng " à ơi " thầy tý đỉnh, cốt là mục đích lấy cái bằng . Còn chúng tớ đi học ở đây thoải mái lắm. Các thầy tuyên bố thẳng là việc đến lớp là ko bắt buộc, ai thích thì học, ko thích thì nghỉ, đừng đến lớp cho phá trật tự, ngứa mắt thầy, miễn sao qua được kỳ thi cuối kỳ. Thế nên, có những môn tớ đã chứng kiến cảnh cả giảng đường có dưới 10 đứa mà thầy vẫn dạy. Nếu như ở VN thì bọn tớ đã " được " mời lên phòng hội đồng ngồi viết bản kiểm điểm lâu rôi, nhưng thầy tớ bên này vẫn nhiệt tình giảng dạy. Nhưng có những môn các bạn thích học thì đi học chăm lắm, cũng ngồi nói chuyện rôm rả .

Ngồi học trên lớp thì các bạn VN nhà mình tớ thấy " ngoan vô đối ". Tức là thầy cô nói gì cũng vâng dạ, im thin thít, lớp học dạ thưa đàng hoàng , nghiêm chỉnh như hội nghị luôn. Kể cả khi có điều gì thắc mắc, ko hiểu, các bạn cũng ậm ờ cho qua, thầy cô thì hết giờ là cắp cặp đi về. Còn chúng tớ đi học thì phải cái là cứ cãi thầy nhem nhẻm. Chưa hiểu hay không hiểu thì trc tiên là cứ ới thầy cô đừng lại đã, thầy giảng cho đến khi ngộ ra vẫn đề rồi mới dạy tiếp. Lớp học nhiều khi như cái chợ vỡ, vì trò cãi thầy, thầy giảng trò không hiểu. Nhưng tớ thấy dân chủ trong lớp học như vậy thì chúng tớ mới hiểu được kỹ bài.

Còn đi thi thì thôi rồi, đến mùa thi là các bác cứ ra khu BK thì phao phiếc đủ các thể loại, cái gì cũng có, môn gì cũng có luôn. Thi xong làm bài kém kém 1 tý là các bạn hay có việc là lên VP khoa xin địa chỉ nhà thầy cô để đến " chào ". Cả năm chả biết mặt thầy bao h, tự nhiên đến lúc thi thì quan tâm đến thầy thế. Còn các bạn Tây đi thi thì nghiêm chỉnh thôi rồi. Mỗi đứa 1 bàn, 1 bài , chả đứa nào ngó ngàng sang đứa nào cả. Thi xong biết điểm kém thì chúng tớ cũng lên gặp thầy, nhưng mà gặp là để xin thầy chữa bài kiểm tra cho mình, xem sai ở đâu , vấn đề là hiểu sai đề hay là lỗi tính toán ... Tớ nhớ là năm 1, có bạn VN vẫn quen kiểu thắc mắc điểm giả chỗ nọ chỗ kia, so bì bài với bạn khác, sao e cũng giống nó mà nó điểm cao hơn e ... Thầy tớ nói thẳng là " Thể bây h e muốn mấy điểm ? Tôi có thể cộng thêm cho e 10 điểm, điểm cho bao nhiêu với tôi ko thành vấn đề, mà cái chính là e phải hiểu đc bài e làm thế nào, sai ở đâu."

Hơn nữa, trong lớp học tuy cũng có sự chia bè chia nhóm để chơi, nhưng đặc biệt là ko có cái kiểu so bì, phân biệt nọ kia như nhà mình. Thường thì trong lớp nhà Ta, các bạn nhà khá giả có điều kiện thích chơi với nhau hơn, hay ở ĐH thì các bạn HN thì ít thích chơi với các bạn tỉnh khác, rồi linh tinh đủ thứ chuyện để mà nói xấu nhau sau lưng. Nhưng tớ thấy bên này ko có trò đấy (hay nếu có thì cũng nhẹ nhàng hơn nhiều), đứa nào cũng chơi như nhau hết, ko thích nhau thì giải tán, sằng phẳng mà quán triệt.

VN thì có ngày nhà giáo VN 20-11, còn chúng tớ thì ko có. Nên là cả đời đi học , các bạn Pháp chả biết nhà bất kỳ nhà thầy cô giáo nào cả. Còn nhà ta thì, chưa đến ngày nhưng nhà nhà, người người đổ đi thăm thầy cô giáo. Với tớ, thì nghề nhà giáo là 1 nghề rất đáng kính nên những thầy cô nào tớ quý thì tớ thỉnh thoảng về thăm dù chả phải ngày gì cả. Nhưng mà có những bạn tớ thấy ngoài thì gọi thầy cô là " ông nọ, bà kia " a b c ( ko tôn trọng ) nhưng ngày 20 -11 thì đến chăm sóc thầy cô cẩn thận thế. Đúng là mỗi người một suy nghĩ, một hành động .

Về chương trình dạy học thì tớ chả phải bàn thì mọi người cũng chán ốm với cái giáo trình giảng dạy ĐH của VN rồi. Tớ chưa học trọn vẹn kỳ nào , nhưng tớ thấy các bạn VN mình học nhiều thứ thừa quá, mà sau này chả dùng để làm gì, hay nói cách khác là phí thời gian vào học để đc điểm cao rồi cũng sách bán đồng nát. Tất nhiên là tớ học bên Tây thì điều kiện thực hành nhiều cái đầy đủ hơn về chuyên môn, nhưng ở trường tớ có những môn thay vì phải nhồi nhét Tư tưởng, chính sách nọ kia của các bạn, bọn tớ học những môn mà đến lớp chỉ tán phét, xem tranh ảnh rồi bình luận, thảnh thơi hưởng thụ cái đẹp... nhưng giúp tớ bổ trợ thêm ít nhiều về văn hóa, cuộc sống...

Trên đây là vài điểm tớ đúc kết trong quá trình đi học vài năm nay. Có thể là ko có gì là mới mẻ cả vì báo chí cũng biết nhiều, đưa nhiều, nhưng chỉ là 1 cái nhìn của cá nhân tớ về việc học hành thi cử của 2 trường phái giáo dục khác nhau. Mọi người cứ tham khảo góp ý nhé
Cuối tuần vui vẻ >:d<



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn

Award
+75 KL$
Chủ đề hay
Awarded By MrPaint
1 Thank(s) GemLeaf Thanks TrangAnh For 100 KL$: =d> Bravo chủ đề hay ^___^
TrangAnh is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 08:44  

V.I.P
 
Join Date: 23-08-2005
Posts: 2.707
KL$: 854
Awarded 46 time(s)
Sent 489 thank(s)
Received 558 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008)
Location: Hà Nội iu wí

Sau 2 năm (tiếp tục) mài mông trên ghế của trường Đại học Việt Nam + đôi lần cơ hội sang ngó nghiêng trường các bạn (bao gồm cả học ké ) thì thấy đúng là giáo dục nước nhà có vấn đề Mà cái hay là nhiêu người nói, các thầy đi học về nói, sinh viên đi du học về nói, phụ huynh theo dõi con em mình học tập rồi cũng tự nảy sinh ra so sánh rồi nói. Ấy thế mà bao nhiêu năm rồi vẫn thế, 12 năm + 4-5 năm đại học, vẫn vậy... Đến mức mà các gia đình (không dám nói tất cả nhưng có lẽ là đa số) đều chả coi học hành trong nước ra cái quái gì, có điều kiện cái là đưa con cái sang nước này nước kia học ngay. Thậm chí đọc bài báo, có bà mẹ biết tin con được đi học (tự túc) ở nước ngoài còn hét lên "Con tôi được thành người rồi!" (thực tình là không hiểu bài báo đấy có chém không)

Nói chung là rất mâu thuẫn mà chả hiểu sao mọi chuyện vẫn cứ thế. Dự đoán là do các công ty vốn chuộng bằng cấp + tâm lý "ham học" của dân mình nên ai cũng muốn con mình đi học, mà đã đi học thì phải có cái gì đấy làm chứng ~> ai cũng chạy theo cái bằng. Nếu mà làm theo cách tích cực thì không sao, nhưng rồi 1 người tiêu cực thế là những người khác nhìn vào lại tị nạnh, thấy bất công ~> nhiều người tiêu cực. Mà khổ, đã nhiều người tiêu cực thì đâm ra những đứa không tiêu cực lại bị gạt ra rìa, nói cũng chả ai nghe lại còn bị dè bỉu. Vấn đề của xã hội rồi thì phải

Đang học ở một trường Đại học mà có thể tự hào bảo là ít có trò đi cửa sau, nhà thầy các kiểu. Nhưng không có vấn đề này thì có vấn đề khác, ví dụ như lên lớp chỉ để ngủ hoặc để điểm danh chẳng hạn. Nói qua cũng phải nói lại, có môn mình tự tin ngồi nhà đi thi vẫn qua nhưng vì điểm danh nên... vẫn phải bò ra trường (cái này chắc là vấn đề về cách dạy). Xong rồi thì tiêu cực trong thi cử, lắm lúc có đứa hỏi thì có bơ cũng chỉ bơ được lần một lần hai thôi chứ sao mà bỏ qua mãi, thế rồi cũng có lúc chép miệng rồi cũng phải quay ra hỏi...

Dù sao thì muốn mình giỏi thì tự lo mà học cho mình thôi. Tuyển dụng bây giờ có vẻ là ít chú trọng bằng cấp hơn rồi. Hy vọng thế



------------------------------
Click here: Show ảnh người yêu của mọi người (Câu thank )
MrPaint is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 12:45  

New Member
 
Join Date: 06-06-2010
Posts: 1
KL$: 32
Received 1 thank(s)

Đó là vấn đề hệ thống và không chỉ trong trường Đại học mà trong toàn xã hội và... không biết bao h nó mới hết các bạn ạ.
Ở trường tớ học hết 5 năm đại học, cảm thấy điểm chung là ngại cái mới, lười tư duy, và không dám chịu trách nhiệm. Ví dụ như làm đồ án tốt nghiệp hay nhỏ như bài tập lớn cũng cứ chăm chăm đi tìm đồ án cũ để xào lại. Làm ra xong in quyển dày như cái từ điển mà chẳng hiểu cái đui mù gì. Chẳng có gì mới, kiến thức luẩn quẩn, tư duy cũng không phát triển.

1 Thank(s) MrPaint Thanks MPaKK For 25 KL$: Ủng hộ
MPaKK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 14:21  

Member
 
Join Date: 12-01-2008
Posts: 84
KL$: 1.394
Awarded 17 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 37 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)
Location: Thủ đô Hà Nội-Tổ quốc Việt Nam

Về bài của anh Ronaldinho, em nghĩ là anh khái quát hơi cao, hoặc chưa cập nhật được hết tình hình, hoặc cũng có thể là em cũng khái quát tình hình của khóa em hiện nay ở trường Luật ra hơi bị rộng quá; nhưng nói chung, em thấy tình hình giáo dục đại học ở Ta hiện nay cũng ít tiêu cực hơn trước nhiều lắm, chuyện xin xỏ, "thăm hỏi" giáo viên đã giảm đi rất nhiều, cũng như quan điểm giáo dục và quan điểm quản lý sinh viên của nhiều trường cũng có nhiều thay đổi, chi có vấn đề ý thức học hành của nhiều sinh viên thì vẫn chưa thay đổi cho phù hợp.

Như trường em, đh Luật HN, ít nhất là trong khóa em, bây giờ học kiểu tín chỉ. Sinh viên tự chọn môn học và lịch học, rồi cứ theo đó mà tự đi học. Ngay từ đầu học kỳ các thầy cô đã quán triệt: học thế nào thì học, học được thì thôi. Lúc học có 2 loại giờ: lý thuyết và thảo luận. Giờ lý thuyết thì không điểm danh (không bắt buộc sinh viên có mặt), trong lúc nghe giảng nếu không hiểu thì sinh viên có thể hỏi ngay, và có thể được trả lời ngay nếu việc đó không đe dọa cháy giáo án, hoặc sau đó tự tìm hiểu, còn nếu vẫn chưa hiểu thì đã có giờ thảo luận. Giờ thảo luận thì THƯỜNG là có điểm danh, nếu vắng >=30% số buổi có điểm danh thì không được thi. Trong giờ thảo luận sinh viên hỏi gì thì hỏi, giáo viên giải thích chưa thỏa đáng thì có thể tiếp tục tranh luận, "cãi" đến khi một trong hai bên đồng ý với bên kia thì thôi. Ồn ào lộn xộn cũng có rất nhiều, nhưng khi xong là nắm đựoc vấn đề cần hiểu và/hoặc tìm thấy chỗ chưa thể giải quyết được với những nguyên liệu hiện có, sẽ phải học tiếp hoặc làm ra cái gì mới để lấp vào chỗ trống đó. Nếu vẫn có thắc mắc phát sinh sau buổi thảo luận, thì khoa cũng tổ chức buổi tư vấn, cho sinh viên đến thảo luận thêm với giáo viên.
Lúc học cũng không có kiểm tra, mà có các bài tập giao về, nộp đúng hạn là được. Nếu không nghỉ quá số buổi cho phép và nộp đủ số bài tập tối thiểu trong số được giao thì đựoc thi.
Các buổi học lý thuyết và thảo luận, mỗi buổi khác nhau lại do một thầy cô khác nhau trong tổ bộ môn vào, nên đến cuối kỳ sinh viên chưa chắc đã biết được tên thầy là gì, đừng nói vấn đề khác Lúc thi thì chủ yếu là thi vấn đáp (~70% số môn học của trường Luật là thi kiểu này) còn lại thi trắc nghiệm (10-15% số môn, chấm bằng máy) và thi viết. Lúc chấm bài cũng do cả tổ bộ môn phụ trách. Điểm đã nhập vào máy tính, không đủ điểm thì trượt, rồi thi lại vẫn không qua thì học lại. Qua rồi mà điểm thấp vẫn được phép đăng ký học lại cả môn đó để thay thế, cải thiện điểm tổng kết.

Đó là hoạt động của trường. Còn về phía sinh viên, thì quả thực, rất nhiều sinh viên cũng chưa được năng động và sáng tạo, vẫn lười tìm cái mới, ỷ lại, thích lấy bài của khóa trước để xào nấu lại. Cái đó còn tồn tại, nhưng cũng không phủ nhận được nhiều sinh viên có tài năng thật, sáng tạo năng động thật. Và đám đó lúc nào điểm cũng đầu khóa hết.

Về nội dung chương trình học, không kể các môn học chuyên môn và môn phụ trợ cho chuyên môn, thì mấy môn mang nội dung chính trị là do quan điểm của nhà nước về việc tuyên truyền cho mọi người, cụ thể trong trường hợp này là sinh viên - đội ngũ trí thức trẻ - người dẫn đường tương lai của đất nước, về chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước, để hướng mọi người cùng làm việc, lao động theo phương hướng của nhà nước, để không bị cản trở cho xây dựng đất nước. Tất nhiên, ngày trước thì các nội dung đó chiếm khá nhiều thời gian thật. Vừa chương trình của khóa liền trước em thôi, tổng cộng 5 môn Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác Lênin, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng là 30 đơn vị học trình, chiếm 20% thời lượng khóa học. Bây giờ thì theo quan điểm mới của nhà nước, các nội dung này đựoc rút gọn, như khóa em học hết các các thứ đó hết có 10 đơn vị học trình (nay gọi là tín chỉ), chỉ có khoảng 8,3% thời lượng. Thay đổi dần rồi
Mà nói thực chứ, em thấy trong mấy môn đấy, Triết học duy vật biện chứng với cả Tư tưởng Hồ Chí Minh rất hay với nhiều công dụng mà. Đặc biệt là tư tưởng Bác, đem ra ứng dụng được nhiều mà.

Cái vấn đề chính hiện nay nằm ở phía sinh viên: không thích học, lười suy nghĩ, lười sáng tạo (trong học tập), ỷ lại, thích sao chép, học đối phó, học gạo, ... Tiêu cực ở nhiều trường vẫn còn cũng một phần là do sinh viên: Học thì lười và/hoặc dốt, lại thích này nọ và/hoặc sợ lọ sợ chai, đi thầy đi cô. Tất cả 100% sinh viên không ai đi đút thầy cô, liệu các thầy có dám cho cả 100% điểm be bét đì đẹt hay đánh trượt cả không? Đố đấy! Mấy trò đểu chỉ duy trì đựoc khi còn có người tiếp tay cho nó thôi.

Còn mấy vấn đề quan hệ sinh viên với nhau, cái đó lại do ảnh hưởng từ nền văn hóa nông nghiệp ngày trước, muốn cải thiện cũng cần thêm thời gian. Cái này lại là mộtchủ đề dài dòng khác, xin được hẹn lúc khác bàn thêm sau

Award
+35 KL$
Ý kiến có giá trị
Awarded By MrPaint
1 Thank(s) Oreo_pie_1012 Thanks Tctya_DDK For 1 KL$: Ronaldinho là chị
Tctya_DDK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 14:33  

Manager
 
Join Date: 28-04-2008
Posts: 1.256
KL$ (TOP! 36): 3.503
Awarded 64 time(s)
Sent 443 thank(s)
Received 475 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2006-2009)

Mình ủng hộ bạn Khang ở khoản chủ yêu là do sinh viên thôi. Cái cách dạy vs học của mình nó thụ động quá, chứ còn kiến thức thì chẳng có vấn đề gì cả.

Đương nhiên là đi học ở môi trường tốt thì vẫn thích rồi nhưng em cũng được biết một số trường hợp đi học Mỹ rồi Úc rồi Âu đủ cả về Việt Nam không làm được Lí do những gì họ được học ở bên đấy nó ko fit với Việt Nam, ko áp dụng được vào thực tiễn Việt Nam.

còn về các tiêu cực khác ở VN thì ... miễn bàn Em học HV Tài chính - trường nổi tiếng truyền thống khoản cửa sau nhiều lúc nghĩ phát nản chả muốn học nữa chỉ muốn bay. Nhưng cái này cũng tùy điều kiện bản thân và gia đình Người khác học ở Viẹt Nam họ cũng ko chết hết được



------------------------------


Thur Tsiti Evei Lebn Acu Oygn Ihten Oyln Osie Reht
Oreo_pie_1012 is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 14:40  

Member
 
Join Date: 12-01-2008
Posts: 84
KL$: 1.394
Awarded 17 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 37 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)
Location: Thủ đô Hà Nội-Tổ quốc Việt Nam

Kiểu dạy bây giờ (ít nhất là của trường Luật, trường khác tớ không dám vơ) tớ thấy cũng chẳng thụ động đâu Các thầy dạy mở đấy chứ. Cơ chế cũng thoáng đãng cả. Cửa thì mở nhưng mà sinh viên vẫn đang buồn ngủ, mải chơi, lười, hoặc sợ gì đó mà không ra đến ngoài đấy thôi.
Tctya_DDK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 06-06-2010, 19:42  

V.I.P
 
Join Date: 23-05-2009
Posts: 1.010
KL$ (TOP! 14): 6.822
Awarded 81 time(s)
Sent 118 thank(s)
Received 60 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2006-2009)

chủ đề này có vẻ động đến vấn đề nan giải của SV nên học đại học trong nước hay đi du học

vấn đề này mình suy nghĩ cũng lâu rồi nên cũng có một vài quan điểm như sau:


Thứ 1 không tính gì đến chương trình học, những bạn SV đi du học sau 4 năm học có khi chỉ chỉ là 3 năm thôi cũng có khả năng tự lập cao, có thể nói là đã trưởng thành do phải sống xa gia đình. Hơn nữa khi du học thì chi phí sinh hoạt, học phí rất đắt không phải gia đình nào cũng bao cấp đủ cho con, kẻ cả có học bổng thì có phải bạn nào cũng có học bổng toàn phần đâu, chính vì thế các bạn phải đi làm thêm. Ở VN các bạn SV ngoại tỉnh đi ra HN sống tự lập đã khó thì các bạn du học sinh VN ở nước ngoài sống còn khó hơn vì quanh họ đâu phải chỉ có người VN mình ... Đây là vấn đề thứ 1


Thứ 2 các bạn đi du học về sẽ có ngoại ngữ, đấy cũng là vấn đề quan trọng đối với SV.


Thứ 3 là bây giờ hoạt động dạy và học ở nhiều trường đại học VN đã theo hình thức tín chỉ, có nghĩa là phát huy khả năng tự nghiên cứu của SV. Nhưng SV chỉ có thể tự nghiên cứu nếu có giáo trình chuẩn đó là điều kiện cần. Thế nhưng dường như điều đó còn quá xa vời... Cách đây mấy hôm mình đọc cuốn giáo trình, chương 4 có giải thích đến vấn đề "thoái giảm đầu tư" giải thích bằng mô hình MD-MS nhưng mô hình đó ở đâu thì chương 5 sẽ rõ cứ chấp nhận đã... Một vấn đề mà ai cũng có thể chấp nhận nhưng lại không đơn giản nếu tự nghiên cứu. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là phương pháp học thôi nếu có phương pháp đúng thì vẫn học tốt thôi .


Thứ 4 là các bạn học cấp III đã quá vất vả nên vào đại học có tâm lý xả hơi, chơi cả kỳ đến khi thi mới học, đấy không phải là tất cả nhưng cũng là một bộ phận không nhỏ SV. Học như thế thì lấy đâu ra kiến thức được, có thì cũng chỉ là sự đối phó. Học đối phó sao lại vẫn ra được trường, tại vì ai cũng có tâm lý đầu xuôi đuôi lọt ...


Thứ 5 nói về tiêu cực thì mình khẳng định rằng ở đâu chẳng có tiêu cực, nhà trường cũng là xã hội thu nhỏ cơ mà, xã hội có tiêu cực sao nhà trường lại không có tiêu cực cơ chứ. Tuy nhiên không thể đổ tại tiêu cực mà vì thế chúng ta học kém, thành tích kém. Các thầy cô giáo cũng là con người cũng có tình cảm, có yêu có ghét chứ. Tóm lại việc “chạy” là có nhưng không phải qúa phổ biến kể cả tại những trường khối Kinh tế nổi tiếng tiêu cực (như bạn Oreo_pie_1012 đưa ví dụ HV Tài chính).


Thứ 6 mình thấy rằng đi học ở nước ngoài là tốt nhưng không phải ai cũng có thể đi học ở nước ngoài, vì vậy cũng không phải vì thế mà bi quan, thiếu gì người học trong nước vẫn giỏi đấy thôi. Chính vì vậy chúng ta nên cố gắng học thật tốt dù đang học ở đâu, hoàn cảnh chi phối chứ không quyết định tất cả…

Ps1 Tuy vậy mình cũng muốn đi du học lắm lắm ý
Ps2 Oreo_pie_1012 học lớp nào ý nhỉ tớ học cùng trường với ấy đấy, có gì lập hôi KL ở AOF đi

Award
+35 KL$
Ý kiến có giá trị
Awarded By MrPaint
vinhthanh1991 is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 07-06-2010, 00:06  

V.I.P
 
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.817
KL$: 813
Awarded 40 time(s)
Sent 198 thank(s)
Received 359 thank(s)
Class: A14 (2005-2008)

học gì thì học đừng chui vào mấy cái khoa Quốc Tế của HVNH nửa mùa... năm đầu tiên học TA còn được học mấy thầy mấy cô người Mỹ với Châu Âu chuẩn, học hành cởi mở thoải mái ! Sang năm thứ 2 học chuyên nghành rặt mấy ông bà quanh quanh ĐNA dậy ... Phát âm thì chán lại luyến thoắng cái mồm chẳng nghe đc j ! Đã thế tính tình lại bựa ... Ai đời học sinh phải đi nịnh nọt, mời đi hát, rồi cả khoa tổ chức sinh nhật cho mới vui lòng ! Cốt chỉ để pass cái môn đó ! Submission deadline thay đổi tuỳ ý, thích thế nào nó là thế ấy ! Đáng nhẽ 1 tuần nữa phải nộp, tối nay nếu thấy bực gì đó thì 2 ngày nữa nộp nhé ! Học nhục như con chó, lúc nào cũng phải lẵng nhẵng theo mấy ông mấy bà



------------------------------
Bao giờ cho đến ngày xưa ....
ManUtd_4ever is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 07-06-2010, 03:13  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

@ DDK: thanks e về 1 vài mẩu chuyện về sv trg Luật. Sis sẽ tham khảo thêm để confirm.

@ vinh91: có lẽ e đi hơi xa về chủ đề. Sis ko so sánh xem học ở đâu là tốt hơn, mà sis chỉ viết về cách học, cách dạy, cách nhìn nhận vấn đề ở 2 nơi thôi. Còn chất lượng đào tạo thế nào thì sau này ra trg mới có thể trả lời đc. H thì sis chưa thể đánh giá quá sớm khi chưa có thực tế trải qua

@ Man: học kiểu nhập nhằng nửa Tây nửa Ta là mệt lắm. Áp dụng những cái norm Tây vào môi trg xh thực tế VN thì thật là khập khễnh



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 07-06-2010, 08:58  

Manager
 
Join Date: 07-12-2007
Posts: 234
KL$ (TOP! 32): 3.753
Awarded 9 time(s)
Sent 44 thank(s)
Received 49 thank(s)
Class: GV (2007-2010)

Chủ đề hay!
Tôi mạn phép có mấy ý kiến cá nhân.
Trước hết, trong cái sự học thì chủ thể (người quyết định chủ yếu) là người học, sau đó mới là người dạy + hệ thống dạy hay gọi chung là môi trường giáo dục. Việc học tựu chung lại chính là quá trình tiếp cận và xử lý thông tin. Trong thời đại này thông tin không còn là vấn đề nan giải nữa, hs ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin tới mức không thể xử lý nổi (cái này chúng ta đều biết nên tôi không nói thêm nữa). Vậy vấn đề chính ở đây theo tôi là phương pháp học - cũng là phương pháp giải quyết 1 vấn đề nếu suy rộng ra để sau này ứng dụng trong cuộc sống.
Về cơ bản, tôi ủng hộ việc du học nếu có cơ hội + có năng lực. Còn không, ở VN học cũng tốt. Tôi có may mắn được học (và đã học 1 cách nghiêm túc) ở cả trường "ta" và trường "tây". Với tôi thì các môn học của ta không môn nào thừa cả, nếu học cẩn thận đều rất tốt. Quan trọng là background ổn, lúc đó thì thích nghi với nền giáo dục hiện đại khác không khó khăn đâu.
Thêm nữa, ở cấp độ rất cao nếu nhìn theo quan điểm hệ thống giáo dục thì bao giờ các nhà quản lý cũng phải cân nhắc tổng thể các yếu tố khả năng - hiện thực - thực hiện. Mà những thứ này nếu không có một hiểu biết toàn diện thì khó mà kết luận được. Cuối cùng, nhận xét của tôi là sự phát triển của giáo dục nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực, các giai đoạn phát triển đang rất hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của chúng ta. Còn việc muốn nó tốt hơn nữa thì mỗi cá nhân tham gia vào "tam giác giáo dục" (nhà trường - gia đình - xã hội) đó đều phải cố gằng. Little by little, the bird builds its nest!



------------------------------
Don't just dream, do!

Award
+35 KL$
Ý kiến có giá trị
Awarded By MrPaint
Cuong_MA is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 07-06-2010, 11:34  

New Member
 
Join Date: 02-06-2009
Posts: 8
KL$: 22
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A (1995-1998)

Mình đồng ý với thầy Cường, tất cả các môn học ở VN chẳng có môn nào thừa cả, tất cả đều nhằm xây dựng cho học sinh, sinh viên một thế giới quan, một back ground thật tốt. Chúng tôi cũng đã từng phải học Triết học, Dân tộc học đại cương, sơ lược về nhân chủng học, rồi Nghệ thuật học đại cương, Lịch sử quan hệ quốc tế... toàn những môn xem ra chẳng liên quan gì đến chuyên ngành của mình. Thế nhưng sau này, khi đã ra trg và đi làm rồi mới thấy là tập hợp những thứ ko liên quan đó đã mang lại cho mình nhiều điều cực kỳ bổ ích mà nếu ko học thì sẽ ko thể làm tốt công việc của mình.
Thứ hai, trong hệ thống giáo dục thì ng học là nhân tố quan trọng nhất. Nên chăng mỗi ng chúng ta đều tự suy nghĩ và điều chỉnh bản thân mình trước tiên nhỉ?
peace is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 08-06-2010, 07:07  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

Quote:
Với tôi thì các môn học của ta không môn nào thừa cả, nếu học cẩn thận đều rất tốt.
E thì e lại nghĩ khác. Số lượng môn học đại cương trong trg trình giáo dục ĐH của Ta quá nhiều, mà trg nào cũng giống như trg nào ( tất cả theo chương chỉnh chuẩn của Bộ ) đưa cho sv VN 1 cái nền tảng base đồng đều, việc đó chỉ hữu ích khi mà tất cả sv các trg đều hứng thú với môn học đó. Nhưng trên thực trạng hiện tại thì sao? Khi làm thống kê trong giới sv, e có thể khẳng định rằng 9/10 người đc hỏi đều ngao ngán với những cái môn học kiểu Triết, Tư tưởng gì gì đấy . Nhưng mà sao, cái tật của sv nhà ta là gì, sợ ko dám nói, ko dám đưa ra ý kiến của mình, vì đưa ra có ai nghe đâu, và họ biết là sẽ chả thay đổi đc gì, nên là chả ai nói lên bao h cả. Vậy nên, nghiễm nhiên, các bác trên Bộ, các bác đứng đầu các trg , vẫn tự tin hiên ngang cho rằng giáo trình của mình đưa ra là đúng đắn, là chuẩn, nhưng thực ra... nó ko phải như vậy.
Mà theo e, những môn học đó đc tính vào khung đc gọi là " general culture" tức là 1 sv có ý thức tự bồi đắp kiến thức cho mình hoàn toàn có thể là tự học, tự tích lũy dần dần, chứ ko phải theo cái hình thức nhồi nhét và tư tưởng truyền giáo như hiện nay . Thời gian đó, để giành cho việc học chuyên môn, học những kỹ năng làm việc, giao tiếp thì có lợi hơn.

Quote:
Cuối cùng, nhận xét của tôi là sự phát triển của giáo dục nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực, các giai đoạn phát triển đang rất hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của chúng ta
E lại có 1 cái nhìn hoàn toàn khác về quan điểm này. E ko thấy gì là chuyển biến tích cực cả khi mà đứa e gái 5 tuổi của mình phải đi học thêm 1 tuần 3 buổi Toán Tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1, chưa kể phải đi hoc Tiếng Anh để tính vào môn năng khiếu. Mọi ng thấy đó là bình thường vì nhà nào cũng làm, ai có con sắp đi học cũng chuẩn bị. Nhưng thử hỏi, 1 đứa trẻ 5 tuổi nó có bao giờ dám nói lên những gì chúng nó thực sự cảm nhận ko? tuổi đấy ko phải là tuổi của việc học nhồi nhét như vậy.
Tình trạng này sẽ và bao h đc cải thiện, hay là thay vì đó, chúng ta đặt mục tiêu cho trẻ nào 3 tuổi cũng biết đọc , biết viết thành thạo là 1 thành công của nền giáo dục nước nhà ?



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn

Award
+35 KL$
Ý kiến có giá trị
Awarded By MrPaint
TrangAnh is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 00:38  

Member
 
Join Date: 12-01-2008
Posts: 84
KL$: 1.394
Awarded 17 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 37 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)
Location: Thủ đô Hà Nội-Tổ quốc Việt Nam

@Chị Trang Anh / Ronaldinho
Theo quan điểm của em, sinh viên kêu ngao ngán với Triết học Mác Lênin, Tư tưởng HCM,... chủ yếu vì lười, chơi cả kỳ, cuối kỳ mới vắt giò lên cổ nên gặp khó khăn rồi bắt đầu đổ tại, chứ bản thân em học mấy môn đấy, thấy nói chung là không có gì quá phức tạp. Mà em cũng thuộc hạng lười lắm rồi [bùng các buổi giảng lý thuyết (tại không điểm danh) đi chơi suốt ], thế mà tổng kết vẫn 7,4 ngon lành. Không cao, nhưng đối với người không đi nghe giảng, chỉ lúc nào quá rảnh rỗi mới mò đến quyển sách mà đọc cho có việc, thì em tạm chấp nhận được rồi

Về vấn đề "chỉ hữu ích khi mà tất cả sv các trg đều hứng thú với môn học đó": em rất không đồng tình với quan điểm này. Trong thực tế, bất luận là nền giáo dục nước nào, KHÔNG CÓ MÔN HỌC NÀO mà có thể có được sự hứng thú của sinh viên TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG cả. Làm sao mà làm cho cả trăm nghìn người cùng có hứng thú như nhau được. Không tưởng. Như vậy, quan điểm này đồng nghĩa với việc không dạy môn nào chung nhau cả.
Mặt khác, trong thực tế, có vô khối việc con người ta KHÔNG HỀ có hứng thú, nhưng vẫn PHẢI làm, vì nó phục vụ những lợi ích chung và/hoặc lợi ích riêng của chính bản thân ta. Chừng nào còn sống trong xã hội, thì không phải ta cứ muốn là được và không muốn thì thôi. Đến thú vật sống trong bầy đàn cũng phải có những việc không được làm theo ý riêng cơ mà.
Quả thực, "những môn học đó đc tính vào khung đc gọi là 'general culture' tức là 1 sv có ý thức tự bồi đắp kiến thức cho mình hoàn toàn có thể là tự học, tự tích lũy dần dần, chứ ko phải theo cái hình thức nhồi nhét và tư tưởng truyền giáo như hiện nay", nhưng chính chị cũng đã chỉ ra rằng sinh viên vẫn lười, ít có ý thức sáng tạo, tìm cái mới. Những người có ý thức tự tìm tòi, sáng tạo, bồi đắp kiến thức cho mình còn ít, hoàn toàn không đủ cho nhu cầu về nhân lực cho việc xây dựng đất nước. Mà tiền của nước mình đâu đã có nhiều, không thể cạnh tranh nổi với những nước lắm tiền như Mỹ trong việc dùng tiền hút nhân tài thế giới về àm việc cho mình. Trong lúc còn yếu thế giữa cả thế giới đang phát triển như vũ bão thế này, phó thác hoàn toàn vào sự tự giác của những con người vẫn còn dính rất nhiều tâm lý tiểu nông từ nghìn năm để lại như thế không khác nào cuốc bộ giữa đường cao tốc để hít khói thiên hạ.

Còn cái hiện tượng "đứa e gái 5 tuổi của mình phải đi học thêm 1 tuần 3 buổi Toán Tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1, chưa kể phải đi hoc Tiếng Anh để tính vào môn năng khiếu", đây rõ ràng là một xu hướng lệch lạc trong nền giáo dục hiện nay, xuất hiện và tồn tại do tâm lý bầy đàn + thích ganh đua một cách lố bịch của các bậc phụ huynh. Chính sách giáo dục của nhà nước chả cần gì cái đó, nhưng các cha mẹ cứ thích con mình siêu nhân, hơn người, thích đem con ra làm một thứ trang sức để khoe khoang, ganh đua với người xung quanh. Em xin lỗi trước nếu đoạn này làm chị cảm thấy động chạm đến bố mẹ chị, chứ em đánh giá tất cả những người làm cha mẹ mà đem con mình ra nhồi nhét để ganh đua như thế là những người đã chẳng hiểu biết gì về phương pháp sư phạm, lại còn sĩ diện hão, hám hư vinh, và cũng không hiểu lắm về vấn đề thương con xót cái. Trẻ em chưa định hình được cái gì về cách sống, như cái cây còn non, mà các bậc cha mẹ đã nhồi nó vào cái guồng, bắt nó chạy đua đến rã rời, chỉ vì muốn con mình đến lớp giỏi hơn người, muốn con mình là siêu nhân, thần đồng, xong đến lúc có thành tích thì cảm thấy mát lòng mát dạ mà hồ hởi khoe rằng "con tôi siêu lắm" mỗi lần gặp bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng, người quen. Một số khác, do tâm lý đám đông và hoặc sợ con mình bị lép vế trước những thứ đồ trang sức sống kia, buộc phải đấy con mình vào cái guồng quay hư vinh kia. Xì.
Mà chưa nói đến vấn đề bọn trẻ con không dám nói suy nghĩ của mình, bọn nó có nói ra thì bố mẹ có nghe không? Hầu hết bố mẹ, nếu không quyết rằng "bố mẹ bảo phải nghe", thì cũng lập luận rằng "cái này có lợi cho con, con không thích cũng phải làm". Khỉ thật, có phải chuyện hệ trọng như vận mệnh đất nước trong tay sinh viên đâu mà không muốn cũng phải làm. Tiểu học mới chỉ là LÀM QUEN với phương pháp học thôi mà. Thế mới nói những bậc cha mẹ đấy chả hiểu gì về sư phạm cả, chỉ sĩ diện hão với hư vinh thôi.
Tctya_DDK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 00:52  

Member
 
Join Date: 12-01-2008
Posts: 84
KL$: 1.394
Awarded 17 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 37 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)
Location: Thủ đô Hà Nội-Tổ quốc Việt Nam

@Chị Trang Anh / Ronaldinho
Theo quan điểm của em, sinh viên kêu ngao ngán với Triết học Mác Lênin, Tư tưởng HCM,... chủ yếu vì lười, chơi cả kỳ, cuối kỳ mới vắt giò lên cổ nên gặp khó khăn rồi bắt đầu đổ tại, chứ bản thân em học mấy môn đấy, thấy nói chung là không có gì quá phức tạp. Mà em cũng thuộc hạng lười lắm rồi [bùng các buổi giảng lý thuyết (tại không điểm danh) đi chơi suốt ], thế mà tổng kết vẫn 7,4 ngon lành. Không cao, nhưng đối với người không đi nghe giảng, chỉ lúc nào quá rảnh rỗi mới mò đến quyển sách mà đọc cho có việc, thì em tạm chấp nhận được rồi.
Hơn nữa, những môn đó, đặc biệt là Triết và tư tưởng HCM, nếu có ý thức vận dụng đúng cách vào cuộc sống và công việc, thì rất hữu ích. Rõ ràng, đây lại là vấn đề ý thức sinh viên.

Về vấn đề "chỉ hữu ích khi mà tất cả sv các trg đều hứng thú với môn học đó": em rất không đồng tình với quan điểm này. Trong thực tế, bất luận là nền giáo dục nước nào, KHÔNG CÓ MÔN HỌC NÀO mà có thể có được sự hứng thú của sinh viên TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG cả. Làm sao mà làm cho cả trăm nghìn người cùng có hứng thú như nhau được. Không tưởng. Như vậy, quan điểm này đồng nghĩa với việc không dạy môn nào chung nhau cả.
Mặt khác, trong thực tế, có vô khối việc con người ta KHÔNG HỀ có hứng thú, nhưng vẫn PHẢI làm, vì nó phục vụ những lợi ích chung và/hoặc lợi ích riêng của chính bản thân ta. Chừng nào còn sống trong xã hội, thì không phải ta cứ muốn là được và không muốn thì thôi. Đến thú vật sống trong bầy đàn cũng phải có những việc không được làm theo ý riêng cơ mà.
Quả thực, "những môn học đó đc tính vào khung đc gọi là 'general culture' tức là 1 sv có ý thức tự bồi đắp kiến thức cho mình hoàn toàn có thể là tự học, tự tích lũy dần dần, chứ ko phải theo cái hình thức nhồi nhét và tư tưởng truyền giáo như hiện nay", nhưng chính chị cũng đã chỉ ra rằng sinh viên vẫn lười, ít có ý thức sáng tạo, tìm cái mới. Những người có ý thức tự tìm tòi, sáng tạo, bồi đắp kiến thức cho mình còn ít, hoàn toàn không đủ cho nhu cầu về nhân lực cho việc xây dựng đất nước. Mà tiền của nước mình đâu đã có nhiều, không thể cạnh tranh nổi với những nước lắm tiền như Mỹ trong việc dùng tiền hút nhân tài thế giới về àm việc cho mình. Trong lúc còn yếu thế giữa cả thế giới đang phát triển như vũ bão thế này, phó thác hoàn toàn vào sự tự giác của những con người vẫn còn dính rất nhiều tâm lý tiểu nông từ nghìn năm để lại như thế không khác nào cuốc bộ giữa đường cao tốc để hít khói thiên hạ.

Còn cái hiện tượng "đứa e gái 5 tuổi của mình phải đi học thêm 1 tuần 3 buổi Toán Tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1, chưa kể phải đi hoc Tiếng Anh để tính vào môn năng khiếu", đây rõ ràng là một xu hướng lệch lạc trong nền giáo dục hiện nay, xuất hiện và tồn tại do tâm lý bầy đàn + thích ganh đua một cách lố bịch của các bậc phụ huynh. Chính sách giáo dục của nhà nước chả cần gì cái đó, nhưng các cha mẹ cứ thích con mình siêu nhân, hơn người, thích đem con ra làm một thứ trang sức để khoe khoang, ganh đua với người xung quanh. Em xin lỗi trước nếu đoạn này làm chị cảm thấy động chạm đến bố mẹ chị, chứ em đánh giá tất cả những người làm cha mẹ mà đem con mình ra nhồi nhét để ganh đua như thế là những người đã chẳng hiểu biết gì về phương pháp sư phạm, lại còn sĩ diện hão, hám hư vinh, và cũng không hiểu lắm về vấn đề thương con xót cái. Trẻ em chưa định hình được cái gì về cách sống, như cái cây còn non, mà các bậc cha mẹ đã nhồi nó vào cái guồng, bắt nó chạy đua đến rã rời, chỉ vì muốn con mình đến lớp giỏi hơn người, muốn con mình là siêu nhân, thần đồng, xong đến lúc có thành tích thì cảm thấy mát lòng mát dạ mà hồ hởi khoe rằng "con tôi siêu lắm" mỗi lần gặp bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng, người quen. Một số khác, do tâm lý đám đông và hoặc sợ con mình bị lép vế trước những thứ đồ trang sức sống kia, buộc phải đấy con mình vào cái guồng quay hư vinh kia. Xì.
Mà chưa nói đến vấn đề bọn trẻ con không dám nói suy nghĩ của mình, bọn nó có nói ra thì bố mẹ có nghe không? Hầu hết bố mẹ, nếu không quyết rằng "bố mẹ bảo phải nghe", thì cũng lập luận rằng "cái này có lợi cho con, con không thích cũng phải làm". Khỉ thật, có phải chuyện hệ trọng như vận mệnh đất nước trong tay sinh viên đâu mà không muốn cũng phải làm. Tiểu học mới chỉ là LÀM QUEN với phương pháp học thôi mà. Thế mới nói những bậc cha mẹ đấy chả hiểu gì về sư phạm cả, chỉ sĩ diện hão với hư vinh thôi.

Award
+35 KL$
Ý kiến có giá trị
Awarded By MrPaint
Tctya_DDK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 04:09  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

@ DDK: sis khuyên e 1 điều chân tình là trc khi đưa ra ý kiến của mình thì nhìn xa & nghĩ sâu hơn 1 tý , và phát biểu trên con số đông

Còn chuyện bọn trẻ con đi học, e cứ nhìn quanh xem lớp mẫu giáo 5 tuổi chúng nó học gì , làm gì?

đưa cho e bài viết này để tham khảo nhé

Quote:
Hương Giang - Học mẫu giáo ở Bỉ

Theo VNN


Gần hai năm cho con học tại một trường mẫu giáo ở Vương quốc Bỉ, tôi đã hình dung được phần nào những ưu việt của nền giáo dục của đất nước có phúc lợi đứng hàng thứ tư của châu Âu. Trái ngược hẳn với thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam, những đứa trẻ tuổi mẫu giáo ở Vương Quốc Bỉ không phải học một chương trình chính thức nào trước khi vào lớp một.
Tin liên quan:

* Trẻ em Nhật không học chữ, học tiếng Anh mà học... cười
* 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản
* Học lớp 1... kiểu Đức

Miễn phí giáo dục mẫu giáo

Điều bất ngờ nhất đối với tôi là không hề có cảnh chọn trường mẫu giáo cho con vất vả như ở Việt Nam, đơn giản vì trường nào cũng tốt và miễn phí.

Tất cả những đứa trẻ có mặt tại Bỉ, cho dù không mang quốc tịch, khi đến hai tuổi rưỡi đều được đến trường (nhỏ hơn thì phải mất phí trông trẻ).

Trong một giờ dã ngoại

Có ba loại trường mẫu giáo: trường thuộc sở hữu của cộng đồng, trường công thuộc thành phố và trường của nhà thờ Công giáo (Catholic).

Tôi đăng ký cho con học trường mẫu giáo gần nhà nhất là ngôi trường của thành phố Antwerpen.

Thủ tục đăng ký rất đơn giản, chỉ cần mang theo hộ chiếu (vì cháu không có quốc tịch Bỉ) và viết vào tờ khai các thông tin cơ bản là con tôi được nhập học mà không mất một khoản lệ phí nào. Là con của một nghiên cứu sinh đang làm việc tại trường đại học Antwerpen, con tôi được chính phủ trợ cấp 85 euro/tháng cho đến khi nào cha cháu kết thúc công việc tại Bỉ.

Tôi hiểu rằng, hệ thống phúc lợi xã hội của Bỉ phải rất tốt thì mới có thể tổ chức một trường mẫu giáo đẩy đủ cơ sở vật chất, giáo viên tâm huyết với nghề và dạy giỏi, đồng thời không thu học phí từ người học như vậy.

Lương giáo viên mầm non khoảng 1.500 đến 2.000 euro/tháng (sau khi đã trừ thuế). Mức lương này là mức lương tối thiểu nhất của công chức ở Bỉ, đảm bảo cho cuộc sống đầy đủ của giáo viên mà không phải đi làm thêm bất cứ việc gì khác.

Đã không phải đóng học phí, vào những dịp ngày nghỉ lễ, Noel, Tết dương lịch, các cháu mầm non còn được nhà trường tặng những đồ lưu niệm xinh xắn. Thậm chí, ngày của cha hay của mẹ, các cháu cũng có quà mang về tặng cha mẹ.

Tất cả những quà tặng đó, nhà trường đều phải mua từ ngân sách của mình. Tất nhiên, trong một năm học, nhà trường cũng tổ chức những buổi quyên góp theo kiểu: cha mẹ học sinh tới tặng nhà trường ít nhất 1 euro hoặc hơn tùy tâm và nhận lại món quà là tấm bưu thiếp do các cô giáo tự làm. Trường tổ chức hội chợ cho phụ huynh và học sinh tới ăn uống và trả tiền (nhưng tính ra giá vẫn rẻ hơn ở bên ngoài).
Phương pháp giáo dục dựa trên trò chơi

Đầu mỗi năm học, bao giờ trường cũng có buổi họp phụ huynh. Cô giáo phụ trách lớp sẽ thông báo cho biết chương trình dạy học của một năm.

Trường mẫu giáo cũng có ba lớp như ở Việt Nam: lớp mầm, lớp chồi và lớp lá.

Ở lớp mầm, các cháu bé học những kỹ năng rất cơ bản như xếp hàng, hát múa những bài đơn giản, học vẽ, tô màu, không học chữ.

Sang năm thứ hai, các cháu học đếm từ một đến mười, học phát âm chữ cái, học hát những bài khó hơn một chút, được chở đi chơi xa bằng xe buýt, vào rừng chơi, học vẽ sơn dầu.

Năm thứ ba, các cháu học bơi, làm quen một số chữ cái, học đếm đến 20 hoặc hơn, không bắt buộc, vẽ tranh, tô màu hoàn chỉnh một bức tranh.

Mỗi ngày tới trường đón con là một ngày lớp học trang trí khác, vì tất cả các tác phẩm làm được trong ngày của các cháu được các cô giáo treo ngay trước lớp học, cha mẹ có thể biết hôm nay các cháu học cái gì.
Biến mọi việc thành trò chơi

Tôi nhận thấy, cách giảng dạy của trường mẫu giáo ở Bỉ có một điểm rất hay là biến mọi công việc thành một trò chơi.

Điều này khiến cho giáo dục trở thành một công việc đơn giản và dễ tiếp thu hơn nhiều.

Tôi đã chứng kiến các cháu xếp hàng đi toalet, vừa đi vừa hát một bài hát có liên quan đến vệ sinh, các cháu bám đuôi nhau thành một đoàn tàu. Hoặc trước khi vào lớp, các cháu tiến đến cái bảng có hình các con vật, mỗi con vật tương ứng với một bạn trong lớp, nhận diện được con vật của mình và lật ra sau, sẽ thấy tấm ảnh chân dung của mình ở đó, như vậy, hôm đó cháu có mặt ở lớp. Cháu nào cũng thích trò này vì mỗi cháu được ‘xí phần” con vật mình yêu thích.

Theo chương trình dạy học của Bộ Giáo dục và đào tạo Vương quốc Bỉ, vùng nói tiếng Hà Lan, mục tiêu của giáo dục tiền học đường (bậc mẫu giáo) là phát triển khả năng nhận thức của trẻ, phát triển khả năng thể hiện bản thân, khả năng giao tiếp, sự sáng tạo và độc lập theo cách thức trò chơi. Không có bài học chính thức nào cũng như không có bất cứ một đánh giá nào.

Sau hai năm cho con học tại một trường mẫu giáo ở Vương quốc Bỉ, mặc dù tiếng Hà Lan cháu mới nói được vài câu cơ bản, nhưng tôi nhận thấy, cháu hoàn toàn có thể hòa nhập được với các bạn trong lớp (như vậy điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động chứ không phải ngôn ngữ).

Cháu có thể vẽ tranh, tô màu, nhận biết các màu sắc cơ bản, biết hát, nhảy múa, biết kỹ năng đi vào rừng, biết xếp hàng cùng các bạn leo lên xe buýt.

Vào ngày cha mẹ hàng năm, trường tổ chức cho các phụ huynh đến xem con mình biểu diễn, nếu như năm thứ nhất nhìn thấy cha mẹ ngồi ở dưới là khóc nhè thì đến năm thứ hai, cháu vẫn biểu diễn cùng các bạn một cách vui vẻ.

Cô giáo rất linh động khi giáo dục trẻ. Đứa trẻ nào có năng khiếu về mặt nào thì khuyến khích phát triển năng khiếu đó.

Chẳng hạn, con trai tôi có năng khiếu vẽ chứ không thích hát, cô cho cháu vẽ nhiều hơn ở lớp, thậm chí khi cháu vẽ bằng tay trái, cô cũng không ép phải chuyển sang tay phải. Mỗi tháng, cô đều đưa tôi một tập dày những “tác phẩm” cháu thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô như tô màu, trang trí bức tranh hoặc là những tác phẩm ngẫu hứng của cháu.

Ở Bỉ không có ngày nhà giáo, vì thế cả năm tôi chưa thấy phụ huynh nào tặng quà cho cô giáo, kể cả vào dịp tết dương lịch. Nếu có chăng thì một phụ huynh nào đó làm bánh và mang đến lớp, cô và trò cùng thưởng thức tại lớp. Nhưng tôi cũng không cần phải thắc mắc nhiều, vì đó là văn hóa của từng nước. Tôi chỉ hiểu rằng, 50% thuế thu nhập cá nhân đã giúp cho phúc lợi xã hội chi tiêu đầy đủ cho những khu vực miễn phí như giáo dục từ bậc phổ thông trở xuống.



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 07:10  

V.I.P
 
Join Date: 23-08-2005
Posts: 2.707
KL$: 854
Awarded 46 time(s)
Sent 489 thank(s)
Received 558 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008)
Location: Hà Nội iu wí

Học thì không bao giờ là thừa nên các ý kiến về việc các môn "Đại cương" cũng tốt hay có thể áp dụng được có vẻ là hơi thừa. Các cụ bảo rồi, học là việc cả đời, học ấm vào thân nên có thêm được chữ nào thì mình... khôn ra chữ ấy. Nói chung mình không ý kiến gì về mấy môn học này (vì bản thân thấy cũng khá là thú vị) tuy nhiên vấn đề là cách đưa ra hiện nay là chưa hợp lý.

Tưởng tượng một cách cực kỉ khả quan như sau: nếu không bắt buộc học các môn đấy nữa thì liệu có sinh viên nào đăng ký không? Câu trả lời là có, vì sao? Vì vẫn có những người thích những môn đó (không bàn tới số lượng). Và đương nhiên, những người đó sẽ tiếp thu được kiến thức bổ ích và... err, sống tốt hơn, học tốt các môn khác hơn (ví dụ thế). Ngay mới đầu thì có thể số lượng sinh viên đăng ký học sẽ giảm mạnh vì tâm lý học làm quái gì, sách vở, nhọc. Tuy nhiên tiếng lành đồn xa, kết hợp với việc giới thiệu khách quan thì sẽ dần thu hút sinh viên quay trở lại. Sinh viên thấy lợi ích sát sườn của mình thì đương nhiên là phải cắp cặp đi học thôi. Giống như hiện nay rất nhiều người đăng ký thi các ngành Kinh tế, Tài chính. Tại sao lại như vậy? Vì những ngành đó có tương lai. Cái gì có lợi cho bản thân thì tự khắc người ta làm...

Tuy nhiên là mình nghĩ mấy môn này liệt vào danh sách bắt buộc vì lý do chính trị nên khó mà bỏ được lắm. Hiện nay tiếp thu ý kiến (thực ra là toàn lời phàn nàn, kêu ca) nên Bộ có giảm tải nhiều rồi. Chắc phải dần dần

Về việc cho con đi học từ sớm thì đúng là thế thật. Nhiều lúc đọc báo xong lại lén lút nghĩ () xem là về sau có con mình đi học thì làm như thế nào. Mình không muốn đánh cắp tuổi thơ của con nhưng mình càng không muốn con kém bạn kém bè. Nghĩ đến đó xong thì lại giật mình hỏi: "Ô từ đâu ra cái quan điểm cứ phải ganh đua, so sánh thế nhỉ?". Chắc do bị nhồi sọ chục năm cái tư tưởng đấy rồi nên... Thôi thì cũng lại dần dần thay đổi suy nghĩ của mình. Đời thay đổi khi mình thay đổi Ai cũng thay đổi thì tuyệt! Ở đây đã được mấy người rồi



------------------------------
Click here: Show ảnh người yêu của mọi người (Câu thank )
MrPaint is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 11:57  

V.I.P
 
Join Date: 23-05-2009
Posts: 1.010
KL$ (TOP! 14): 6.822
Awarded 81 time(s)
Sent 118 thank(s)
Received 60 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2006-2009)

Quote:
Originally Posted by MrPaint View Post

Tuy nhiên là mình nghĩ mấy môn này liệt vào danh sách bắt buộc vì lý do chính trị nên khó mà bỏ được lắm. Hiện nay tiếp thu ý kiến (thực ra là toàn lời phàn nàn, kêu ca) nên Bộ có giảm tải nhiều rồi. Chắc phải dần dần

Về việc cho con đi học từ sớm thì đúng là thế thật. Nhiều lúc đọc báo xong lại lén lút nghĩ () xem là về sau có con mình đi học thì làm như thế nào. Mình không muốn đánh cắp tuổi thơ của con nhưng mình càng không muốn con kém bạn kém bè. Nghĩ đến đó xong thì lại giật mình hỏi: "Ô từ đâu ra cái quan điểm cứ phải ganh đua, so sánh thế nhỉ?". Chắc do bị nhồi sọ chục năm cái tư tưởng đấy rồi nên... Thôi thì cũng lại dần dần thay đổi suy nghĩ của mình. Đời thay đổi khi mình thay đổi Ai cũng thay đổi thì tuyệt! Ở đây đã được mấy người rồi
thứ 1 em đồng tình với quan điểm "Bộ có giảm tải" vì từ khóa bọn em tất cả "triết" nằm trong đúng 1 quyển sách là Nhưng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin dày chưa đến 500 trang. Như thế là so với tiền bối đã sướng hơn rất nhiều rồi đúng không ạ Các trường bây giờ cũng có 1 số trường thay đổi không bắt thi đầu vào thạc sĩ môn kinh tế chính trị nữa mà thi môn lịch sử các học thuyết kinh tế

thứ 2 Về việc cho con đi học từ sớm thì tại bố mẹ nào chẳng muốn tốt cho con, muốn con được học trường lớp tốt cả xã hội thế mà mình không thế thì không được. Không giấu gì các anh chị ngày xưa trước khi vào lớp 1 em cũng học trước cũng học bảng chữ cái, toán, tiếng anh nhưng mà vẫn dốt Em hay nói đùa tiếng anh học 13 - 14 năm mà không biết cái gì cả Hình như học trước không có tác dụng thì phải

cuối cùng xin mời tất cả mọi người đọc bài báo này nhé

http://tuanvietnam.net/2010-06-08-an...duong-day-nao-

trong bài này có nhiều điều đáng bàn về GD VN
vinhthanh1991 is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 12:55  

Member
 
Join Date: 12-01-2008
Posts: 84
KL$: 1.394
Awarded 17 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 37 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)
Location: Thủ đô Hà Nội-Tổ quốc Việt Nam

Theo nguyên tắc về cung - cầu, thì không phải tự nhiên mà trong trường mẫu giáo người ta cũng lôi tập viết tập đọc với làm tính vào bắt trẻ con làm, rồi những trò loằng ngoằng khác. Các bố mẹ muốn thế và đề nghị nhà trẻ làm thế và trả tiền cho việc đó. Các cô cần tiền để nuôi gia đình nên cũng nhận, cần gì phân vân quá :-J Nhà trẻ tư hay công, lương các cô đều thấp, không vì nhà nước không có đủ tiền thì cũng vì chủ nhà trẻ bóp nén, nay lại có thêm nguồn thu, tại sao phải nghĩ?
Các loại hoạt động của nhà trẻ cũng bị giới hạn, vì không có đủ kinh phí và/hoặc không có không gian. Cái gì cũng bị khó khăn cả, làm sao đã sóng sánh được với những nước, những vùng có nhiều điều kiện về cơ sở vật chất như vậy được :-J . Chưa kể thuế các loại của họ cũng cao hơn ở ta (Có lần em đọc một trang báo của Anh nói rằng theo thống kê của trường đại học Oxford hay Cambridge, em cũng không nhớ chính xác trường nào, 40% thu nhập của dân Mỹ là để đóng thuế) --> nhà nước có nguồn thu lớn hơn --> có kinh phí để nuôi các hoạt động hơn.

Cũng không thể phủ nhận vấn đề chính sách giáo dục mầm non ở ta chủ yếu vẫn đang bị thả nổi cho các cơ sở muốn làm thế nào thì làm, chỉ xử lý khi có vi phạm nghiêm trọng. Kinh phí nhà nước rót cho giáo dục mầm non chỉ đủ cho các trường tồn tại và hoạt động ở mức "trông trẻ", còn các cô làm thế nào để trẻ con khỏi đi loăng quăng, không ốm đau bệnh tật thì các cô phải tự xoay xở. Trường công nhà nước cũng không nuôi được nhiều, mà hơn nữa là lấy đâu ra đất mà xây trường, chưa nói đến chuyện to đẹp, lắm tiện nghi, công trình phụ trợ? Dân bám đất chắc lắm, nhổ rẽ hơi khó đấy. Ý thức cộng đồng rất thấp. Đây lại là vấn đề văn hóa. Mà nhà trẻ công không đủ thì nhà trẻ tư nhân mọc lên, chất lượng cũng bị thả trôi luôn. Một số nhà trẻ chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, các phụ huynh có điều kiện cho con vào chỗ đấy lại cũng muốn con mình vào "trường quốc tế" thì cũng phải biết tiếng Anh, bên quản lý cũng nhân đấy mà vít thôi. Loạn tùng bậy.

Không đi dã ngoại thường xuyên được (thiếu kinh phí + các bố mẹ không an tâm + các cô cũng sợ bọn trẻ lăn ra ốm/tai nạn + ...), các hoạt động khác hạn chế (sân bãi, nhà xưởng thiếu và/hoặc trang thiết bị thiếu, như không có điều kiện về bể bơi, giấy với màu vẽ thì tiền đâu mà mua nhiều,...), trình độ các cô cũng có hạn (trường sư phạm mẫu giáo có mấy ai học giỏi mà thực sự muốn theo? Học sinh giỏi đã chạy theo các ngành kinh tế với kỹ thuật gần hết rồi.) mà cả ngày chỉ ngồi hát hò với kể chuyện với cho trẻ con tự chơi đồ chơi, hoặc làm quen một tí đến chữ với số thì lại không đủ với nhu cầu của phụ huynh. Luẩn quẩn, cuối cùng bọn trẻ con lại phải tập viết với làm tính toán các loại - hoàn toàn sai mục đích sư phạm mầm non.
Tctya_DDK is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 10-06-2010, 18:21  

V.I.P
 
Join Date: 23-05-2009
Posts: 1.010
KL$ (TOP! 14): 6.822
Awarded 81 time(s)
Sent 118 thank(s)
Received 60 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2006-2009)

Cách đây hơn 1 năm bộ Giáo dục và đào tạo có đưa ra chuẩn 5 tuổi đấy chứ. Theo chuẩn này trẻ phải biết nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt, đếm được ít nhất 10 đối tượng...

Nếu thế thì đâu phải là không quy định mà đổ tại cung với cầu ...


http://www.thanhnien.com.vn/News/010...205112725.aspx

1 Thank(s) Tctya_DDK Thanks vinhthanh1991 For 5 KL$: Cái đó mới là dự định, đăng báo để kiểm tra phản ứng của dư luận, thấy bị chửi quá nên bỏ rồi mà :-J
vinhthanh1991 is offline  

Re: So sánh việc học hành
Old 12-06-2010, 23:15  

Senior Member
 
Join Date: 26-04-2008
Posts: 380
KL$: 280
Awarded 16 time(s)
Sent 24 thank(s)
Received 29 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)

theo mình tốt nhất bỏ mác lê khỏi chương trình đại học. giảm cho sv mấy trăm tiết



------------------------------
Ya liubliu tipia

2 Thank(s) Tctya_DDK Thanks k33SP For 5 KL$: Làm gì đên mấy trăm :-J bây giờ có 75 tiết thôi Cộng cả lịch sử đảng mới có 120 :-J
Huy_A1pro Thanks k33SP For 5 KL$: đâu tận 120 tiết mà, 8 trình của em đấy anh ạ
k33SP is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.