05-07-2009, 20:48 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
Cả cộng đồng cùng "ăn cướp" tuổi thơ của trẻ?
“Chúng ta có sai lầm khi biến kỳ nghỉ hè thành kỳ học thứ ba của con cái mình?” - Tiến sĩ tâm lý học lứa tuổi trẻ em Nguyễn Lệ Hằng – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghi ngại khi chia sẻ cùng VietNamNet về câu chuyện mùa hè của học sinh Việt Nam. Cảm xúc không thể “ăn đong” theo mùa Phóng viên: Những năm gần đây, kỳ nghỉ hè của các em học sinh Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh ở thành phố, đã trở thành "kỳ học thứ 3". Dưới góc độ là một nhà khoa học nghiên cứu về tâm lý giáo dục trẻ em, chị nghĩ sao về hiện tượng này? TS Nguyễn Lệ Hằng: Tôi cảm thấy rất thương và xót xa cho trẻ em Việt Nam. Mùa hè của thế hệ chúng tôi rất sung sướng vì hoàn toàn không phải đến trường và được chơi rất nhiều. Sau này, những ký ức đẹp nhất đọng lại chính là những kỷ niệm ở vùng nông thôn được sống với thiên nhiên. Phụ huynh ngày nay thường nghĩ, vào mùa hè, chỉ cần cho con cái đi nghỉ một vài ngày ở biển hoặc núi là ổn rồi. Nhưng một vài ngày không thể tạo nên một ký ức sâu sắc. Thời gian của tuổi thơ trôi đi rất nhanh mà trẻ em không có ký ức về thiên nhiên thì phần nhân bản trong con người sẽ phát triển khó khăn. Tôi nghĩ, hầu hết các bậc cha mẹ biết và hiểu điều đó, nhưng vì mưu sinh, không thể bỏ nhiều thời gian để “theo” con suốt mấy tháng hè. Thứ đến là sức ép học đường đè nặng lên vai con trẻ và cả bố mẹ dường như không ngơi nghỉ. Chính những sức ép này đặt bố mẹ và con trẻ trong một cuộc đua. Không “ép” con trẻ đi học thêm văn hóa thì các bậc cha mẹ lại đăng ký cho con cái đi học những lớp năng khiếu múa, nhạc, họa, hát rồi giao tiếp ứng xử, thuyết trình, khám phá nội tâm, yoga… Phải chăng đó cũng là một cách tạo cho con cái một mùa hè hữu ích? Phụ huynh thường chỉ nghĩ tới điều mà con họ SẼ LÀ, hơn là cóp nhặt từng ngày, từng giờ hiện tại cho những cái mà con họ ĐANG LÀ. Bản thân đứa trẻ khi đặt ngón tay chơi trên một phím đàn thì phải cảm nhận những âm thanh đó tương đương với những âm thanh nào ngoài cuộc sống hoặc nếu vẽ một bức tranh đẹp thì phải được trải nghiệm từ thế giới sinh vật về màu sắc, hình dáng, tính thích nghi, sự hợp lý trong cấu trúc. Muốn làm được tất cả những điều này thì đứa trẻ phải có một nền tảng về cảm xúc, mà cảm xúc thì không thể học “ăn đong” theo mùa như thế được. “Nào mình cùng đu dây nhé” – Ngoài trò tắm suối vầy nhau, các em nhỏ ở bản Nhạp, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc, Hòa Bình cũng rất khoái trò đu dây. (Chụp tại trường tiểu học Đồng Chum B). Cũng có nhiều bậc cha mẹ muốn đưa con cái về quê nghỉ hè cùng ông bà hoặc xin nghỉ làm đưa con cái đi về vùng nông thôn, ngoại ô khám phá tự nhiên nhưng có nhiều cháu lại không thích, thậm chí bị sốc với cuộc sống đó? Đó là điều đương nhiên vì xuất phát từ thói quen mà thói quen là những thứ rất khó chữa, thói quen lập trình ở tuổi thơ lại càng khó hơn. Một đứa trẻ sinh ra, lớn lên và đi học, suốt ngày ngồi quanh bốn bức tường, không tường nhà thì là tường trường học, trước mắt nó không là ti vi thì sẽ là máy tính hoặc cái bảng. Cứ liên tục, liên tục như thế và sẽ đến lúc nào đó, nó sẽ không còn cảm xúc ở ngoài bốn bức tường đó nữa và cũng không có nhu cầu khám phá thế giới bên ngoài bức tường ấy. Và đến một lúc nào đó, việc gia đình có một trang trại trở nên thừa thãi vì đứa trẻ không có nhu cầu. Nếu muốn tìm hiểu tự nhiên ư? Chỉ cần bật máy tính hay ti vi xem thế giới tự nhiên qua Discovery. Chúng ta đang rất lầm tưởng việc cảm nhận thiên nhiên qua màn hình với việc cảm nhận thiên nhiên bằng cả năm giác quan khi từng tế bào của cơ thể có thể thụ hưởng được sự chuyển màu của một cái cây, hướng bay của một làn gió, quá trình lột xác của một con bọ ngựa… Sống với thiên nhiên là con đường nhân bản Vì sao việc cho trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên lại là một trong những nguyên tắc giáo dục quan trọng như vậy? Trong sự phát triển của trẻ em về mặt tâm lý thì thiên nhiên là người thầy vô hình quan trọng nhất. Điều mà tôi có thể tự hào một chút là đã coi thiên nhiên như một nguồn lực để dạy hai đứa con và thực lòng có kết quả rất tốt. Khi đứa trẻ có nhiều ngày được sống với thiên nhiên, để đời sống của đất, của nước. của châu chấu cào cào đi vào trong tâm trí một cách vô thức thì đó là con đường hết sức nhân bản. Con gái tôi đã rất ngạc nhiên khi cháu theo dõi quá trình lột xác của một con bọ ngựa và cháu cũng rất đau khổ khi con vật mình nuôi bị chết. Khi biết đồng cảm với những sinh linh bé nhỏ thì chúng sẽ biết yêu thương và quí trọng đồng loại xung quanh mình. Với những đứa trẻ không được trải nghiệm điều đó thì cảm giác dửng dưng sẽ dễ phát triển thành một thói quen vô cảm. Với những gia đình không có điều kiện thì có những kinh nghiệm gì có thể đưa con cái họ đến với con đường nhân bản này? Họ có thể mang cây vào như và tự nó gieo trồng, chăm sóc. Mỗi cuối tuần, họ có thể đem con đến công viên hoặc vùng ngoại ô để cho chúng nghe được những tiếng chim, tiếng gió thổi, ngửi hương thơm của các loại hoa, khám phá hương vị của các loài cỏ dại, cho chúng chạm tay vào những vỏ cây xù xì, tho rấp hay tièm hiểu về đời sống của các con côn trùng trong bãi cỏ, các con thú trong vườn thú… Muốn giáo dục con cái theo một con đường nhân bản không hề khó, vấn đề là các bậc cha mẹ dành bao nhiêu thời gian để làm điều đó và thực hiện chúng vào thời điểm nào? Nhưng dường như việc kiếm tiền, mua nhà, sắm ô tô, tạo dựng một đời sống vật chất sung túc... chiếm toàn bộ thời gian sống của các bậc cha mẹ? Những ngôi nhà, những chiếc ô tô, hay tiền thì có thể thay đổi nhưng con cái là tài sản vĩnh viễn. Vậy tại sao, chúng ta không dành cho con cái những điều tốt đẹp nhất rồi tặng tuyệt phẩm đó cho cuộc đời? Nếu là cha mẹ của một đứa trẻ 1 tuổi thì cũng phải học làm cha mẹ của một đứa trẻ 1 tuổi, làm cha mẹ của một người lớn 30 tuổi thì cũng phải học làm cha mẹ của người lớn 30 tuổi. Nhưng các bậc cha mẹ VN không có thói quen đó. Nhiều người nghĩ rằng cha mẹ là quyền lực đối với con cái và con cái chính là tài sản sở hữu nên thường bắt con cái phải làm thế này, thế kia, hoặc theo cách hay, cách khác một cách áp đặt. Nhiều lúc tôi thường tự hỏi, mỗi ngày các bậc cha mẹ dành cho con cái bao nhiêu thời gian và họ thường nối với con cái mình những câu chuyện gì? Có những bậc cha mẹ sẽ không nghĩ như vậy. Họ nghĩ rằng họ đã lao vào mưu sinh vất vả như thế là để cho con một đời sống đầy đủ, là sự bù đắp những thiếu thốn, thiệt thòi mà họ đã phải gánh chịu. Đó cũng là một lý do chính đáng và có thể chấp nhận? Đó chỉ là một cuộc sống sung sướng trong một hoàn cảnh thiệt thòi. Sung sướng về vật chất nhưng thiệt thòi, bất hạnh về mặt tinh thần. Nếu quan sát bạn sẽ thấy hầu như các gia đình từ thành phố đến nông thôn hiện nay đều ăn cơm với một chiếc ti vi. Mồm ăn, mắt nhìn dường như để đỡ phải nói chuyện với nhau. Ăn cơm xong thì con cái ở rịt trong phòng với thế giới riêng của nó. Và vô hình chung, những việc mà chúng ta đang coi là bình thường đang biến ngôi nhà chúng ta đang ở trở thành một chỗ trọ, con cái và cha mẹ là khách trọ, lúc nào cũng phải đoán ý nhau để sống. Theo tôi, lỗi này trước hết thuộc về bố mẹ, vì đáng ra cha mẹ phải là những người mở lòng trước tiên, phải học cách lắng nghe và trưởng thành cùng với sự trưởng thành của con cái. Với các bậc cha mẹ phương Tây, họ rất đắn đo khi đẻ một đứa trẻ vì kèm theo đó là một gánh nặng các trách nhiệm nuôi dạy con cái trở thành một công dân tốt. Nhưng ở VN, tôi thấy quan niệm về con cái dường như còn đơn giản khi có những người vẫn nghĩ đẻ con như một cách để duy trì nòi giống, rồi là chỗ dựa lúc về già. Cả nhà trường, gia đình và xã hội đang bắt những đứa trẻ đi vào con đường mà khi đi ra sẽ là con người đúng như bộ mặt của nhà trường, gia đình, xã hội đó. Xây một ngôi nhà vô cùng khó khăn thì xây con người còn gấp vạn lần khó khăn hơn. Ngôi nhà đẹp mà đứa con hư thì chẳng có nghĩa gì nữa. Còn nếu chúng ta có những đứa con ĐẸP thì ở trong nhà mái tranh cũng thấy đẹp, đó chính là tầm nhìn của chúng ta trong quá trình nuôi dạy con cái. Tôi muốn con mình có cảm giác chông chênh Nhưng liệu rằng việc chúng ta xây dựng cho con cái một thế giới tốt đẹp của thiên nhiên, cổ tích, thần thoại cũng là một kiểu “bao bọc”? Đứa trẻ liệu có thể chấp nhận thế giới trần tục với những thách thức không hề có trong thế giới “cổ tích” mà chúng mường tượng trong đầu mình? Tất cả những sự chán chường, thất vọng cũng cần được học. Đứa trẻ nên được trải qua những cảm nhận này thì sẽ trở thành những con người sâu sắc. Là một người nghiên cứu về tâm lý trẻ em lâu năm, tôi nhận thấy những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh bất công, gia cảnh trục trặc… thì dấu ấn tuổi thơ rất nặng nề và khi lớn lên, chúng trưởng thành THƠM CHÍN rất khó khăn. Và nếu không may mắn được xã hội đón đỡ thì chúng sẽ trở nên khép kín và đầy định kiến. Cũng không loại trừ khả năng chúng trở lại hành hạ chính bản thân và những người khác. Còn đứa trẻ sống trong một thế giới đẹp có dấu ấn tuổi thơ tốt thì chúng dễ dàng đứng dậy sau sự thất bại hơn. Nó sẽ cư xử với người khác giống như dấu ấn tuổi thơ mà nó có nên chúng ta không quá ngại khi cho con cái sống trong một thế giới đẹp của lòng nhân bản và sự hài hòa. Bản thân sự vấp ngã sẽ làm cho con người trở nên sâu sắc hơn và biết trân trọng những giá trị mà nó có. Vì sao tôi cho con mình tiếp xúc với thiên nhiên từ thủa còn thơ bởi qua đó cháu sẽ học được những trải nghiệm mất mát, và đến khi gặp những thất bại trong cuộc đời mình cháu sẽ có một kháng thể tốt để có thể nhanh chóng tự cực mình dậy sau những vấp ngã. Để con cái có đủ bản lĩnh và có thể dũng cảm đối mặt với một thế giới nhiều thay đổi nhưng cũng chứa đựng nhiều bất trắc như hiện nay, bố mẹ cần chuẩn bị cho chúng những điều gì? Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có hai thứ tôi rất muốn dạy cho con cái mình. Đó là khả năng chấp nhận và khả năng thích ứng. Thế giới này đang thay đổi rất nhanh về mặt kỹ thuật và công nghệ. Kéo theo đó là sự biến đối về đời sống xã hội. Khi đứa trẻ được dạy khả năng thích ứng thì những thay đổi sẽ không làm cho nó hoảng hốt và nó sẽ nhanh chóng chấp nhận những khác biệt và thách thức của thế giới. Những trải nghiệm về việc nuôi dạy con của tôi cho thấy việc dạy cho con trẻ một tấm lòng cởi mở với một thái độ thân thiện trên một vài nguyên tắc chuẩn mực về lễ giáo là cuộc cam go khó khăn và không loại trừ khả năng trong cuộc cam go đó, bố mẹ phải thay đổi và chấm nhận hy sinh một vài thói quen của chính mình. Về cơ bản là con người là định kiến vì thế, chấp nhận nhau là một cuộc đấu tranh với người khác và với chính mình, thậm chí cho đến khi mình nhắm mắt. Còn một điều nữa tôi cũng rất muốn chúng học được đó là cảm giác chông chênh, liệu có phải lúc nào mình cũng đúng không? Nếu có cảm giác này thì chúng sẽ trở thành người trưởng thành cho đến cuối cuộc đời. Còn nếu chúng luôn cảm thấy mình đúng tuyệt đối, cho là mình giỏi, lúc nào cũng tự tin thái quá về điều đó thì mãi mãi chúng chỉ là một đứa trẻ ở tuổi 17 không thể thơm chín đúng thì, đúng lúc trong từng giai đoạn tuổi mà mỗi đời người sẽ phải trải qua. Chị có thể chia sẻ gì từ kinh nghiệm của bản thân về những cách tạo cho con cái một kỳ nghỉ thú vị? Câu hỏi này tôi nghĩ sẽ không được thông thường với gia đình tôi vì các cháu luôn học và “nghỉ hè” xen kẽ nhau trong suốt thời gian một năm. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, tôi vẫn có ảo tưởng mong ước một ngày nào đó thật gần sẽ có các tổ chức giáo dục tin cậy tổ chức được những trại hè dài ngày cho các cháu được khám phá thiên nhiên và cộng đồng dân cư một cách tích cực. Đó cũng là một mơ ước của con gái tôi đang là 14 tuổi. Xin cảm ơn chị! --> Đọc xong bài này nhớ về mình 1 thời thơ trẻ ,ko biết đến bao h thì trẻ em VN mới có khái niệm "nghỉ hè" theo đúng nghĩa của nó ------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
30-07-2009, 15:15 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
Cuộc sống ở VN là vậy chấp nhân đê
|
30-07-2009, 19:50 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
nếu cái gì cũng " chấp nhận " thì sống có ý nghĩa gì hả em.
qua rồi cái thời " đặt đâu ngồi đấy " rồi ------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
30-07-2009, 23:50 | |
Member
Join Date: 23-03-2009
Posts: 108
KL$:
652
Awarded 14 time(s) Sent 89 thank(s) Received 50 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2008-2011) Location: phòng màu xanh...
|
Nhưng trẻ con lên tiếng thì ai nghe hả anh ?
Đến khi tự vùng ra được để nghỉ hè thì mất tuổi thơ rồi >_> |
30-07-2009, 23:50 | |
Manager
Join Date: 12-09-2008
Posts: 1.547
KL$ (TOP! 23):
5.052
Awarded 92 time(s) Sent 936 thank(s) Received 958 thank(s) Class: A16 (2005-2008)
|
Mình nhớ hồi mình cấp 1. 3 tháng hè là 3 tháng nghỉ hè thật sự.
Bâyh bọn trẻ con khổ quá. Mẫu giáo, nhà trẻ cũng tuyển sinh. Hè đc mấy tuần đã đi học thêm học nếm. ... Cũng fải nghĩ cho các ông bố bà mẹ. Họ sợ con mình sẽ k khá đc như các bạn cùng trang lứa. Bố mẹ nào mà chả mong con tốt, ngoan, học giỏi... Bố mẹ nào cũng suy nghĩ vậy. Nên người khổ là đứa con nhỏ mà thôi. ... ------------------------------ Lùn duyên, lùn dáng, lùn đáng tiền, lùn k làm fiền đến ai
감사합니다! |
31-07-2009, 09:40 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
Bác Tx bảo em ngu dốt vậy bác có giỏi thì đứng lên đả đảo lại tư tưởng đó của người VN đi , hs hay trẻ con có bao giờ được lên tiếng đâu pác kông bít câu này à: thầy cô và bố mẹ luôn đúng kể cả khi họ sai
đây là câu ám chỉ phần lớn ng lớn ở VN (phần lớn thui nha em không có ý đánh đồng hay vơ đũa vơ cả nắm) |
31-07-2009, 12:43 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
đm Tiến sĩ cái loại j đây nghe có vẻ nông cạn quá
mỗi hoàn cảnh lại có một thú vui nghỉ hè riêng đọc cái đoạn cuối tuần dắt ra công viên vườn thú mà ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
31-07-2009, 13:17 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
|
31-07-2009, 13:40 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
đm thôi mà e chỉ là khẩu quyết đừng có bảo là mean word
nó chỉ cho câu văn thêm sinh động và phản ánh cảm xúc . Em hãy coi đó là trạng từ ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
31-07-2009, 14:16 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
à ra thế tại em không bít nhiều thuật ngữ trên mạng phần lớn là viết hẳn ra. Sorry pác
------------------------------ Hãy sử dụng tính năng thank để thể hiện mình là người lịch sự |
01-08-2009, 09:30 | |
Senior Member
Join Date: 26-04-2008
Posts: 380
KL$:
280
Awarded 16 time(s) Sent 24 thank(s) Received 29 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)
|
căn bản là phụ huynh ai cũng muốn cho con em sau này vào những đại học danh tiếng nên là mới phải chuẩn bị từ cấp 1, tất cả là do quá coi trọng bằng cấp mà ra. Bây h thử đánh đồng bằng của đại học ngoại thương với đại học mở như nhau xem, tình trạng làm khổ trẻ con sẽ được cải thiện ngay
------------------------------ Ya liubliu tipia |
01-08-2009, 12:05 | |
New Member
Join Date: 09-07-2007
Posts: 10
KL$:
152
Received 2 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)
|
Nhưng thực tế cho thấy 1 thằng THI ĐỖ ngoại thương vào 1 thằng THI TRƯỢT nó khác nhau nhiều.
Cứ coi là mình giỏi nhưng thi đại học còn miss thì liệu có khả năng làm gì. ------------------------------ Sống ko thay tên chết ko đổi họ nhưng sống có thể đổi họ và chết có thể đổi tên. |
01-08-2009, 13:08 | ||
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
Quote:
em đỗ ngoại thương là 1 em dân quê bố làm xe ôm, mẹ đi cầy em bị trượt là 1 em dân thành phố gốc bố mẹ làm nhà nước chức cao (thực tế bây giờ cho thấy gần như phần lớn dân nhà quê đều đỗ đại học còn dân thành phố thì trượt như vòi nước chảy) ------------------------------ Hãy sử dụng tính năng thank để thể hiện mình là người lịch sự |
|
02-08-2009, 12:06 | ||
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
Quote:
|
|
02-08-2009, 13:58 | ||
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
Quote:
ý tui không phải là coi thường người thành phố mà ám chỉ thằng nào ngu, lười học, cậy mình người thành phố mà coi thường dân quê ------------------------------ Hãy sử dụng tính năng thank để thể hiện mình là người lịch sự |
|
02-08-2009, 16:03 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
tư duy buồn quá
chuyện dân quê học giỏi là bt vì đó là con đường duy nhất con dân thành phố học giỏi thì mới thật là ngưỡng mộ ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
07-08-2009, 22:57 | |
New Member
Join Date: 01-10-2008
Posts: 3
KL$:
117
Sent 29 thank(s) Received 26 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2008-2011)
|
Không “ép” con trẻ đi học thêm văn hóa thì các bậc cha mẹ lại đăng ký cho con cái đi học những lớp năng khiếu múa, nhạc, họa, hát rồi giao tiếp ứng xử, thuyết trình, khám phá nội tâm, yoga… Phải chăng đó cũng là một cách tạo cho con cái một mùa hè hữu ích?
Rõ ràng là hữu ích còn gì. Nếu bố mẹ không đăng kí cho đi học, trẻ con sẽ chẳng bao h tự nguyện xin đi học và thích học các môn năng khiếu được. Chỉ có mỗi đoạn này H thấy ko ổn lắm. ------------------------------ ..I felt the knife in my hand and he laughed no more... |
09-08-2009, 11:54 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
em tham gia mấy khóa học tin học tại quán nét vậy mà ông bà già em không cho
------------------------------ Hãy sử dụng tính năng thank để thể hiện mình là người lịch sự |
10-08-2009, 17:51 | ||
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
Quote:
|
|
11-08-2009, 10:26 | |
Member
Join Date: 29-07-2009
Posts: 95
KL$:
793
Awarded 3 time(s) Sent 6 thank(s) Received 16 thank(s) School: high school shinigami
Class: ?A (2008-2011) Location: Soul Society
|
nói chung ai thông minh thì hãng vừa game vừa học còn chú nào ngu sức học bt thì chỉ nên học thui (cứ như vậy là giỏi hết), còn chú nào biết mình ngu mà vẫn cố chơi thì cho chết (à mà hình như trương mình không có thể loại hs này)
------------------------------ Hãy sử dụng tính năng thank để thể hiện mình là người lịch sự |
11-08-2009, 18:40 | |
Senior Member
Join Date: 26-04-2008
Posts: 380
KL$:
280
Awarded 16 time(s) Sent 24 thank(s) Received 29 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)
|
em này hơi nhầm thì phải
------------------------------ Ya liubliu tipia |
14-08-2009, 16:30 | ||
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
Quote:
|
|
31-08-2009, 10:09 | |
New Member
Join Date: 30-08-2009
Posts: 2
KL$:
68
Received 2 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2009-2012)
|
ah chị nào biết cách tạo 1 topic thì giúp e vs
------------------------------ ku ki ku ko |
17-01-2010, 19:52 | |
Member
Join Date: 03-11-2009
Posts: 98
KL$:
1.069
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 4 thank(s) School: Kim Lien
Class: A6 (2009-2012)
|
em muốn đc nghỉ hè hu hu hu không muốn ở nhà hoài đâu !! toàn bị mẹ chửi thôi !! ------------------------------ em là em nhất quyết không ký đâu
|