Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC THẾ HỆ > Hải ngoại board

 

Old 06-11-2002, 22:58  
TrangnarT

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Chị chưa đửợc học đh ở VN bao giờ nên thỉnh thoảng cũng tò mò hỏi chuyện bạn bè xem ra sao. Sau đây la trích dẫn một đoạn thư của một người bạn chị học năm thứ nhất một trong những trường nổi tiếng nhất ở HN: "Bon tao hoc hanh` nhe nhang` lam', ko fai động não, fải tính toan' gie` ca, chi den gio` la` mang 1 quyen vo den lop, het gio` cap' dit' ve`. Moi hoi` dau` vao` hoc thi` chan' nhg bay gio` cung wen roi`, ngoi` hoc gi` ma` tao voi 2 con kia moi dua' 1 to` bao' hay truyen doc tu` dau` tiet 1 den cuoi tiet 6. Hehe... " Hmm, chẳng nhẽ lo lắng, stress bao nhiêu để cuối cùng đổi lấy cái này ah?
 

Old 07-11-2002, 06:39  

Phá sản!
 
Join Date: 04-10-2002
Posts: 55
KL$: 0
Location: FET-HUT

Xin hỏi bạn chị Trang học trường danh tiếng nào mà sướng thế?
kata_maxi is offline  

Old 07-11-2002, 14:53  
B_Cool

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

đọc bài của Trang xong đúng là ko muốn thi đại học ,hehe , Trang nên đề thêm vào cái subject của topic là " ko dành cho nhóc nào đang quyết tâm vào đại học " . Nghiêm chỉnh mà nói thì Trang nói cũng đúng , B cũng nghĩ thế .
 

Old 08-11-2002, 04:47  

Phá sản!
 
Join Date: 04-10-2002
Posts: 55
KL$: 0
Location: FET-HUT

Ấy! Đừng nói thế mà nản chí thế hệ trẻ! Thực ra kiểu học hành như chị Trang nói cũng chả có gì lạ ở nhiều trường ĐH... nhưng tình trạng đó chỉ xảy ra ở 1 số môn học, do năng lực của 1 số giảng viên và nhất là tinh thần học tập của 1 số SV thôi! Đa số các môn học rất hấp dẫn và nhiều thầy cô giỏi, biết cách thu hút SV (nhất là ở trường kata )!!!
Ôi cha ... thích học quá nhưng bài vở nhiều quá... học mãi không hết => chơi game tí cho thoải mái đầu óc! he he :lol:
kata_maxi is offline  

Old 11-11-2002, 09:15  
Xit Male

God Member
 
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15): 6.743
Awarded 6 time(s)
Sent 11 thank(s)
Received 53 thank(s)
School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000)
Location: Hanoi

E.. hèm... Đọc topic này của Trang từ lâu nhưng hum nay mới rỗi rãi để trả lời (hì... không phải chăm học đâu... )

Uhm, thật ra thì cũng khó nói vì các trường khác nhau sẽ khác nhau, không thể vơ đũa cả nắm được. Tớ chỉ xin nói về trường hợp của lớp tớ (thuộc khoa Kế Toán, trường ĐHKTQD)..

Thế nào nhỉ? Bắt đầu là vào năm 1. Sau một cuộc thi Đại học đầy sức ép, sau một thời gian chờ đợi trong tâm trạng lo lắng, tớ nhận được tin đỗ ĐH.. Phù, xong... Thế là từ nay cuộc đời bắt đầu mở ra 1 trang mới và bắt đầu.. xuống dốc

Ngay tuần đầu tiên, nhà trường bổ túc ngay 1 tuần lễ tập huấn về chính trị: nào là nguy hiểm từ diễn biến hòa bình, các thế lực chống phá cách mạng với âm mưu nham hiểm ra sao, nhằm vào tầng lớp trí thức trẻ dễ bị dụ dỗ (mà bọn tớ (các tân SV) mới ra nhập ) Nói chung sau khóa tập huấn này thì ai cũng cảm tưởng như sắp xảy ra chiến tranh đến nơi.. Cuối khóa tập huấn thì bọn tớ phải làm 1 bài báo cáo (nhưng tớ đảm bảo rằng cả lớp tớ có 56 đứa thì cả 56 đứa đều làm giống nhau, thậm chí cả cái câu "em có cảm tưởng gì sau khóa tập huấn quân sự này?" )

Xong! Lại một "kỳ nghỉ hè" mới mở ra. Kỳ I bọn tớ chỉ có 6 môn học (chủ yếu là những môn về CNXH như CNXH khoa học, Kinh tế chính trị Marx- Lenin..) Những môn này thiên về học thuộc lòng, vì vậy hầu như ở lớp tớ chả đứa nào học hành gì cả, sáng mang sách vở lên giảng đường, trưa mang về, sáng mai lại thế (thậm chí có đứa chẳng cần thèm thay sách vở.. ). Chả thế mà người ta nói, giáo dục VN hơi bị buồn cười, học sinh tiểu học tuổi ăn tuổi học thì vác cái cặp to đùng trong khi SV ĐH tuổi phải học phải làm thì đi học chỉ có mỗi quyển vở giắt cạp quần Khác với cấp ba, tình trạng bỏ tiết ở Đại học "thoáng" hơn nhiều. Thích bỏ thì bỏ, không ai cấm (tuy nhiên không được nghỉ quá 20% số tiết học bất kể là có phép hay vô phép căn cứ vào số lần điểm danh). Nhưng không phải thầy cô nào cũng thích điểm danh, có thầy cô cả kỳ điểm danh có 1 hay 2 lần (nghiễm nhiên là SV qua hết vì tính ra trung bình mỗi môn SV được nghỉ 3 buổi, hôm nào mình nghỉ mà thầy cô ko điểm danh thì qua). Hẳn các bạn cấp ba sẽ thắc mắc với tớ là không có kiểm tra bài cũ hay 15' hay 1 tiết à?

Chẳng là thế này, theo quy định của trường thì mỗi môn học sẽ có khoảng 2 bài kiểm tra tư cách. Trong 2 bài đó ít nhất phải có 1 bài từ 5 điểm trở lên(tức là qua) cộng với không nghỉ quá số tiết quy định thì đủ "tư cách" để thi. Ai không đủ tư cách thì sẽ được.. "miễn thi" và phải đóng tiền học lại (học với các lớp khóa sau).. Tuy nhiên, nói chung rất chi là hiếm các trường hợp "không đủ tư cách".. Chỉ có bạn nào nghỉ quá nhiều thì mới bị bắt học lại thôi, còn lại đều qua hết các "bài kiểm tra tư cách" (thầy cô cũng chẳng thèm công bố điểm, chỉ nói qua hết... Kỳ trước, tớ chỉ chép lại mỗi cái đề bài mà cũng.. qua.., môn đấy chỉ có mỗi 1 bài tư cách thôi..hihi.. mọi người tự hiểu nhé )

Rồi kỳ thi cũng tới. Khác với phổ thông, kỳ thi của bọn tớ kéo dài lê thê cả tháng trời (trung bình 4, 5 ngày đến 1 tuần thi một môn). Đối với học sinh phổ thông thì dài chứ đối với những đứa "cuối kỳ chăm học" như bọn tớ thì như thế là chưa đủ (mỗi môn học phải học cả quyển sách dày từ 150 trang đến 300 trang, môn Triết học 70 câu). Người ta cứ nói học hiểu nhưng đối với những môn mang nặng tính thuộc lòng này thì cứ thế mà học như con vẹt.. Đến khi thi, người ta sẽ ra các câu hỏi bắt trình bày ý này, trình bày ý kia, nếu chỉ học hiểu thì chắc là.. đứt.. Thi ở ĐH cũng có hiện tượng quay cóp như hồi phổ thông, tuy nhiên nếu bị bắt thì bạn sẽ bị lĩnh ngay 1 con 0 và gấp sách vở chuẩn bị ôn thi lại là vừa.

Điểm thi sẽ được công bố khi nào bộ môn chấm xong và gửi kết quả về các khoa. Những bạn nào từ 5 điểm trở lên thì qua, bạn nào dưới 5 điểm thì phải thi lại (lịch thi lại được sắp xếp sau đấy khoảng 1 tháng). Điểm nào cao hơn sẽ được tính, tuy nhiên khi thi lại thường điểm chấm đắt hơn khi thi đi nhiều.. Còn bạn nào thi lại cũng không qua thì phải học lại. Cách tính điểm của ĐH cũng khác phổ thông. Bọn tớ quy thành đơn vị học trình (cứ 15 tiết tính thành 1 trình).. Một học kỳ bọn tớ học 15 tuần, vì vậy số trình của mỗi môn chính là số tiết của môn đấy trong 1 tuần.. Tổng các điểm thi sau khi nhân với số trình sẽ được chia cho tổng số trình để tính điểm phảy của học kỳ đó, là căn cứ để xét học bổng.

Về cách học cũng như phương pháp giảng dạy thì cũng giống như học sinh phổ thông, thậm chí giống tiểu học nhiều hơn.. Các thầy cô đến lớp cứ đọc tỳ tỳ (không phải tất cả nhưng là đa số) và bọn tớ cứ thế cắm cúi ghi. Đứa nào lười không ghi thì mượn vở của bạn photo lại cũng được. Đến kỳ thi thì kết hợp cả sách cả vở để học và đi thi (cầu trời phật phù hộ). Sách giáo khoa thì chủ yếu là bộ môn, khoa biên soạn dựa theo sách của nước ngoài (nhưng rút gọn khá nhiều nên gây khó hiểu cho người đọc.. Sách nước ngoài người ta chứng minh đầy đủ trong khi ông VN nhà mình ghi đúng mỗi cái kết quả..) Còn về sách tham khảo thì bọn tớ rất ít khi phải đọc (vì khi thi người ta cứ bắt trình bày thuộc lòng trong sách hoặc trong vở, đọc ở ngoài cũng vô ích). Hơn nữa, về lĩnh vực kinh tế cũng có rất nhiều trường phái khác nhau, mình mà cứ ti toe lấy những cái ở bên ngoài là ăn chưởng ngay (điển hình là năm ngoái khi thi môn Tài chính tiền tệ, tớ chơi ngay quả phần giải thích lạm phát của Mankiw trong quyển "Kinh tế vĩ mô", trong đó có "chi phí mòn giày", ông thầy trình độ kém, chỉ biết mỗi những cái lý thuyết từ thời Karl Marx.. nên kết quả là tớ bị trừ điểm ngu..) Vì thế, bọn tớ cũng rất ít lên thư viện kiếm sách đọc, lên Net kiếm tài liệu thì càng không (chat thì được.. hihi).. Thủ tục mượn sách cũng rườm rà, chỉ được mượn trong buổi, cuối buổi phải trả sách. Mà mỗi buổi thì chỉ có được 3 tiếng (mấy cô thủ thư thì đến muộn về sớm nên khéo chỉ còn 2 tiếng rưỡi), với những quyển sách tham khảo dày (đặc biệt của nước ngoài viết) thì làm sao mà đọc được? Còn cái dở nữa là thư viện thứ bảy, chủ nhật (ngày người ta rỗi rãi nhất) thì lại.. đóng cửa không cho mượn sách.. Tóm lại là nếu bạn thật sự thích đọc sách thì nên bấm bụng nhịn ăn, nhịn Net để dành dụm tiền mà mua..

Năm thứ 2, năm thứ 3 thì về cơ bản không khác năm thứ nhất là mấy, ngoại trừ việc được học thêm một số môn khá hay (mới được du nhập từ các nước phát triển) như Kinh tế Vĩ mô, Vi mô, lịch sử học thuyết kinh tế.. nên cách học và thi cũng khá giống với nước ngoài (thi bằng trắc nghiệm ).. Từ năm 3 thì bọn tớ cũng bắt đầu vào chuyên ngành nên cũng học chăm chỉ hơn, các môn chuyên ngành số trình cũng lớn hơn, yêu cầu cũng cao hơn.. Còn cụ thể thế nào thì kỳ tới tớ mới thi nên chưa biết được.. Mọi người chúc tớ thi tốt cái nào!

P/s: Trang hay các bạn du học nước ngoài thử kể về cách học, đời sống ở bên đấy đi.. Bọn trong nước cũng tò mò về mọi người lắm




------------------------------
Cấm cho trai tựa gái kề
Cấm cho người cũ trở về duyên xưa
Xit is offline  

Old 11-11-2002, 20:45  
TrangnarT

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Xem nào. Chị đang học cuối năm thứ 3 đh ở đây rồi. Học ngành tài chính nhưng mà không biết trong nhà băng còn bao nhiêu tiền.
Ở trường chị học cũng có 2 năm đại cương giống như o VN hay sao ý. Tức là có 60/120 credits bắt buộc cho tất cả các ngành nghề. Các môn này bao gồm từ: toán, lý, hoá, sinh, tâm lý học, xã hội học...Chúng được chia ra thành nhiều phần nhỏ, ai muốn tốt nghiệp thì phải học hết tất cả:
-One class in college writing
-One class in basic math skill
-One class in analytical reasoning
-One class in biological science
-One class in physical science
-One class in literature
-One class in historical studies
-One class in social world course
-Two classes carying a divesity designation
Đại loại là như thế., Không cần thiết phải học tất cả các môn này trong 2 năm đầu nhưng thường thì mọi người giải quyết chúng càng nhanh càng tốt. Sau đó thì tới các môn cho nghề. Trong trường chị thì chia ra làm nhiều gần như là các trường nhỏ hơn. Trường cho kinh tế, trường cho các môn xã hội, trường cho kỹ sư, trường cho y tế... Có các trường thì xin vào dễ hơn nhưng trường cho kinh tế, kỹ sư, hay y tế thì rất khó, nhiều người phải chuyển trường vì không được chấp nhận cho học hay là phải đổi sang ngành học khác. Trong các trường thì có các khoa nhỏ hơn. VD như là trong trường kinh tế thì có: management, marketing, finance. Thời gian trung bình học không bó buộc trong 4 năm là phải ra trường, thường thì nhiều người học 4.5-5 năm mới xong. Mỗi kỳ, hs được lấy từ 12 credits-18 credits, nếu ai muốn lấy nhiều hơn thì phải có giấy đồng ý của một ai đó, nhưng mà nói chung là hiếm, vì số lượng bài vở vô cùng khủng khiếp, nhất là những năm cuối. Cũng không cần thiết phải học liền một mạch 4-5 năm, có thể nghỉ hẳn một kỳ hay một năm để đi làm hay đi chơi . Trường cũng tạo cơ hội cho hs di sang các trường khác ở trong nước hay nước ngoài để học một năm hay một học kỳ. Điểm ở đó sẽ được chuyển về, tính như là lấy ở trường mình đang học. Cái này gọi là tranfer credits. Nếu như mùa hè muốn lấy thêm lớp ở trường khác cho dễ hơn, rẻ hơn hay tiện hơn thì có thể làm như vậy với một số môn nhất định, nói nôm na là khồng cần thiết phải học 4 năm một trường.
Vì trường chị tương đối lớn, khoảng 25,000 học sinh nên thường là không điểm danh, nhưng nhiều trường đh nhỏ ở đây điểm danh rất gắt gao. Có nhiều lớp, thầy giáo cho hết cả tài liệu và những gì sẽ dậy lên website của lớp nên nếu ai có thể tự học được có thể ở nhà cả một kỳ, chỉ đến thi thôi. Các lớp ở đây thường đươck chia ra làm các level khác nhau: 100, 200, 300, 400... 100 là dễ nhất và 400 là khó nhất cho đại học. Các lớp 100 thì thường rất đông, > học sinh, nhưng từ 300 trở đi, thường < 400 hs.
Hàng năm, trường tổ chức hội chợ việc làm (Career Fair) cho hs. Các công ty có liên quan sẽ tới và nhận resumé của hs để nhận thực tập sinh cho ngành nghề của mình. Nếu càng có nhiều kinh nghiệm đi làm trong lúc đi học hay tham gia các hoạt đông của trường thì càng có nhiều cơ hội xin đươc việc làm sau khi ra trường.
Thầy giáo thì cũng có người giỏi, người dở, người dễ, người khó. Thường thì các hs sẽ hỏi người quen đi trước xem ai dễ hay khó để lấy lớp. Vì cùng một môn nhưng sẽ có nhiều giáo viên cùng dậy. Thường thì hs được tự chọn lớp từ cuối kỳ trước. Năm thứ 4 đưọc ưu tiên chọn lớp trước, sau đó đế 3, 2, 1. Nếu ai không thể đăng ký được vào lớp mình muốn vì đã hết chỗ thì sẽ rất khổ, cho nên phải thật nhanh mà đăng kí khi có cơ hội.
Đại loại là như thế. Các hoạt động ngoại khoá thì sẽ đuợc trình bày vào một dịp khác nếu có yêu cầu.
 

Old 25-05-2003, 16:00  
metanvn

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Thật sự thời gian học ĐH và học quân sự là một thời gian khó quên nhất! Các bạn ở HN thấy như thế nào nè???
 

Old 27-05-2003, 05:21  
tuthmosis

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

vậy thì tức là sau khi trải qua 3 năm cấp 3 ,qua kỳ thi tốt nghiệp và đại học thì lại thấy học đại học dễ quá ,tiền bối thấy sao
 

Old 12-06-2003, 07:24  
Male

Senior Member
 
Join Date: 14-02-2003
Posts: 328
KL$: 1.008
Awarded 2 time(s)
Sent 2 thank(s)
Received 12 thank(s)
Location: 1 cái chuồng

Mình thì mới vừa xong năm dự bị ở bên này nên hiểu biết cũng chưa nhiều về nền giáo dục Nga cho lắm.Nhưng nói chung nó cũng gần giống như GD của VN vậy.Học bên này có 1 luật rất chuối là dù bạn có học tiếng ở nhà giỏi đến đâu đi nữa thì khi sang xin học bạn vẫn fải mất 1 năm học dự bị.Trong năm học dự bị thì có thể nói như học phổ thông ở nhà mình nhưng vẫn có nhiều khác biệt Các môn học mà mình fải học gồm có tiếng,toán ,lý ,hoá,tin,vẽ kỹ thuật,và 1 môn khá thú vị là đất nước và con người Nga.Các môn học này sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức từ cấp 2-cấp3 được gói gọn trong 2 học kỳ.Học ở đây bạn sẽ được fân vào các group,mỗi group sẽ có 1 khối giáo viên khác nhau dạy.Vì vậy ở thời gian đầu nếu như bạn thấy giáo viên dạy dở hoặc khó tiếp thu bạn có quyền xin đổi group.Trong năm này bí quyết chủ yếu là bạn fải học tiếng thật tốt,khi tiếng của bạn đã tương đối ổn thì các môn học khác có thể học như cưỡi ngựa xem hoa cũng qua được vì nó quá đơn giản .Trong năm học,mỗi môn học cũng được tính số lượng theo số tiết,mỗi tiết là 1h30',một ngày tối đa có 6 tiết học từ 9h sáng đến 5h chiều,giữa mỗi tiết được nghỉ 10' và sau tiết 2 là 12h có 45 fút nghỉ trưa cho giáo viên và sv ăn trưa.Học ở đây bạn cũng được nghỉ tự do ko fải xin fép nhưng ko được nghỉ quá 4o tiết. một học kỳ có 200 tiết. Sau khi thi Hk 2 xong bạn sẽ được cấp 1 chứng chỉ tốt nghiệp của năm dự bị và sẽ được trường của bạn nhận vào học năm nhất.Bạn fải thi qua hết các môn,nếu ko qua thì fải thi lại,thi lại ko qua===>về VN :lol: .Muốn thi được các bạn cần fải học đủ số tiết quy định của các môn ,môn nào học ko đủ thì fải nộp tiền để học thêm.Trong các kỳ học,tuỳ mỗi môn sẽ có một số bài kiểm tra giông như loại "kiểm tra tư cách" mà anh Xit đã nói .Bạn fải trả hết các bài kiểm tra này mới được thi.Điểm tối thiểu để qua là 3 và tối đa là 5+ (thang điểm Nga) .Vì thang điểm của Nga rất ít điểm nên việc chấm điểm ko cặn kẽ lắm,nhiều người fải thi lại vì những lỗi rất nhỏ nhặt .Tuỳ theo bạn chọn học trường nào,nếu như trường bạn có đào toạ năm dự bị thì bạn sẽ được học tại trường ,còn nếu ko bạn sẽ được trường gửi sang 1 trường khác học dự bị,nếu bạn qua được thì sẽ được trường bạn gọi về còn nếu ko thì thậ đáng buồn :lol: :lol: .Về chuyện đi làm thì vô cùng khó khăn vì theo luật của Nga sinh viên ko có quyền lao động .Vì vậy bạn chỉ có thể đi làm cho tư nhân hoặc các công ty của VN .Mới vừa qua năm dự bị,chuẩn bị bước chân vào năm nhất nhưng mình cũng đã được 1 số anh chị ở trong trường nói sơ qua về năm đầu rồi.Đại khái là cũng sẽ ôn lại kiến thức căn bản trong nửa học kỳ đầu.Học kỳ sau sẽ bắt đầu đi sâu vào chuyên nghành.Mỗi 1 nghành sẽ fải học 1 số môn khác nhau.

Về chuyện mua thực fẩm thì rất nhiều lựa chọn cho bạn:
1.Bạn có thể mua đồ tây ở chợ của người Nga .Ăn các mốn âu như bánh mỳ ốp la,súp,thịt hầm,thịt hun khói ,xúc xích...Giá cả có thể nói là khá rẻ.

2.Bạn ko thich hợp ăn đồ tây?Ko sao,bạn có thể đến các khu nhà ở của dân VN và TQ (người Việt ở đây hay gọi nôm na là "ốp Cộng" ) để mua thực fẩm .Fải nói là gần như thứ gì cũng có:từ rau muống ,cà muôí cho đến thịt chó ,thịt bê có hết.Giá cả thì đắt hơn so với thực fẩm mua ở chợ của Nga .

Đấy nói chung là như thế,còn gì thắc mắc thì bà con cứ hỏi tôi sẽ trả lời trong fạm vi hiểu biết của mình.




[ Bài viết được dreamhouse sửa lúc 12-06-2003 07:27 (theo giờ GMT) ]



------------------------------
Đứng xê ra tý đê!
Gà is offline  

Old 16-06-2003, 01:54  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0


Em thấy các bác nói chuyện học hành thật phức tạp quá !
Hình như mọi người luôn có ý nghĩ là học đại học ở VN chán thì phải.
Tui khắng định là có những chuyện đó thật, bà con đều kêu là chúng ta thay đổi chính sách giáo dục liên tục, nhưng mọi người cũng cần biết là chính thức chúng ta mới cải cách giáo dục có hai lần. Cũng trong khoảng thời gian đó Trung Quốc đã làm đến bảy lần. Tôi chưa bao giò học ở nước ngoài cả nhưng mà tôi biết học ở đâu cũng thế nếu chỉ có học trên giảng đường không thì chán vô cùng.
Mỗi người có một cách nhìn nhận riêng và không thể nói là khách quan được, tôi là sinh viên Bách Khoa tôi thấy rằng với điểu kiện như nước ta hiện nay thì môi trường học tập ở BK là tuyệt vời.
Quan điểm của tôi là dù ở đâu mình cũng nên cố gắng!

Chúc mọi người lời chúc tốt đẹp nhất.
Sincerely yours: Makilen

makilen is offline  

Old 22-07-2003, 17:34  
dolphin

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

học đại học yêu la chính học là phụ :lol:
 

Old 21-08-2003, 08:05  
eu

Phá sản!
 
Join Date: 15-03-2003
Posts: 454
KL$: 0

Hic hic sao anh lại nói thế cơ chứ.Học là học mà yêu là yêu sao anh lại nói yêu là chính.Thế anh đã học thử đại học rồi à mà biết rõ thế.Khi học cấp 3 thì cũng yêu thui chứ cần gì phải chờ lên đến đại học cho lâu.
eu is offline  

Old 25-09-2003, 17:40  

Phá sản!
 
Join Date: 23-09-2003
Posts: 156
KL$: 0
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2003-2006)
Location: My little Hanoi :X

Em mới học lớp 10 thôi, nghe mọi người nói thế hết muốn thi dại học. Mà nói thật em thấy áp lực về thi đại học ở nước mình quá lớn, với 1 gia đình khá gia giáo thì ko đỗ dại học là 1 điều xấu hổ quá lớn. Học sinh cấp 3 bây giờ học nhiều quá, nhưng hầu như chỉ để thi đại học xong rồi thôi, những gì học ở cấp 3 theo em biết hình như ko phục vụ gì nhiều cho đại học, nhưng biết làm sao bi giờ, những hạn chế của nền giáo dục nước mình nói ra thì bao giờ cho hết. Thảo nào em thấy bây giờ mọi người thích đi du học nhiều thế. Mà em thấy bằng đại học của VNam ra ngoài ko được coi trọng lắm thì phải?
small_angel is offline  

Old 27-09-2003, 14:34  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Đúng là học ở đâu thì điều quan trọng nhất vẫn là bản thân mình. Nhưng nói gì thì nói, em thấy hệ thống giáo dục ở nước ngoài có một điều rất hay, đó là có rất nhiều cơ hội lựa chọn cho học sinh (mà không chỉ riêng trong việc học, ở các lĩnh vực khác cũng thế).
Học sinh VN mình nghe đến việc học ở các nước khác như Mỹ Anh Úc etc, học sinh được chọn môn học mà mình thích; thế nào chẳng xuýt xoa " giá mà mình cũng được chọn môn học".
Năm ngoái em cũng học high school ở Mỹ (theo chương trình giao lưu văn hoá) và lúc đầu rất excited về chuyện sẽ được chọn môn học mà mình thích. Nhưng việc lựa chọn là khó chứ không phải dễ. Thứ nhất là có rất nhiều môn để choose from, nhìn một cái book let của nó mà hoa cả mắt. Thứ hai là chọn thế nào để mình sẽ học được cái gì đấy có lợi cho việc học sau này, nếu không thì sẽ phí thời gian và công sức. Mà đấy là ở high school, chứ lên đến college rồi thì phải chọn môn nào thực sự worth it chứ không thì quá phí tiền của papa va mama. Rõ ràng là việc lựa chọn không dễ chút nào và mình phải thật sự để tâm suy nghĩ về việc đó. Và suy nghĩ như vậy sẽ làm cho mình có trách nhiệm hơn đối với những môn học mà mình đã chọn.
Không chỉ được chọn môn học, học sinh còn được chọn giáo viên, chọn giờ học. Em ko học đại học ở VN nên không biết sinh viên mình có được nhiều cơ hội chọn lựa như thế không?
 

Old 27-09-2003, 14:39  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Còn nữa, thi vào Đại học ở nước mình phụ thuộc vào may rủi quá nhiều. Cả nước mà thi DH vào đúng có một đợt, một đề chung cho tất cả. Rủi mà trúng vào ngày hôm đấy, mình bị ốm, hay là vì lý do gì đấy mà không đi thi được thì sao. Hơn nữa thi vào mỗi một đợt nên làm cho nhiều người bị sức ép và vì thế mà làm bài dưới khả năng của mình. Và điểm thi cũng còn phụ thuộc vào người chấm nữa. Trong khi đó ở đây cứ mỗi tháng (hoặc hai tháng) tuỳ theo mỗi bang) lại có một kỳ thi SAT hoặc ACT chính là thi vào DH. Hội học sinh bên này thường ko ôn hoặc chỉ ôn sơ qua rồi đi thi. Đề thi được thiết kế đặc biệt để không thể người này thi xong về nói cho người kia đề là gì được. Bài thi thì là multiple choice, vừa dễ cho người làm, vừa dễ cho người chấm, đỡ được công sức của bao nhiêu người. Riêng việc chấm thi DH ở VN các giáo viên nghe là đã thấy sợ rồi.
Học hành ở đây (Mỹ) không có nhiều pressure như ở nhà. Lúc đầu thấy ngạc nhiên khi làm bài kiểm tra, hết giờ rồi, lẽ ra teacher phải giục học sinh nộp bài, đằng này lại bảo học sinh ngồi làm bài tiếp đến khi nào xong thì thôi, và họ sẽ gọi điện cho thầy cô dạy môn tiếp theo của học sinh để xin phép. Kiểm tra thì có thể cho open note, hoặc là allow một số nhất định cheat sheet. Vì vậy mà chẳng ai hơi đâu lo lắng đến việc quay cóp, và cũng không ai có thói quen quay bài cả.
Đúng như Makilen nói với điều kiện nước mình hiện nay thì môi trường học tập ở một số trường như BK la tuyệt vời, vì các trường sẽ không có đủ kinh phí để đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất như phòng học, máy tính, máy overhead để giúp giáo viên tránh tình trạng giảng bài "chay" làm cho cả thầy cả trò đều chán.
Nhưng có một số điều hệ thống giáo dục nước mình có thể thay đổi và nên thay đổi mà không cần phải có kinh phí cao (vd như những điều mà mình nói ở trên). vậy thì tại sao lại ko làm?
 

Old 28-09-2003, 04:20  

Phá sản!
 
Join Date: 10-06-2003
Posts: 95
KL$: 0
Location: CA,USA

Hì thay đôi như thế là thay đổi cả một hệ thống của ngành giáo giuc đấy mày ạ coi như beginning luôn.Mày có biết để có được hệ thông giao dục như ngày hôm nay tụi Mỹ, Anh, Pháp... chúng no bắt đầu từ khi ông bà ta còn bé tí xíu. Lại nữa để có multiple choice trong thi cử thì phải đổi lại thói quen làm bài của cả một thế hệ học trò( >=12years), rồi còn sách dạy, thày cô cung phải đến từ 4-5 năm , nói chung là khó(nhưng ko phải không được.)
Còn một điều nưa là dân nươc ta có đóng thuế nhiều như mỹ đâu mà có kinh phí( chưa kể trình độ tổ chức còn non). Chắc muốn có thay đổi như thế thì phải đợi đến khi nào tụi mình đi làm ( có khi là lúc đó con mình cung lớn rồi)
À còn một cản trở nữa đó là văn hoá: của mình khác của nó, nói chuyện giữa thầy cô và học trò có rào cản(thứ nhất là xưng hô, thứ hai là tâm lí, thứ ba... )thế nên việc học sinh đối thoại với giáo viên free trên lớp là khó co thể tốt đẹp đưọc (thầy cô giáo ở nhà mà tranh luận với học sinh thì phần lớn la học sinh thiệt)
Hì gộp chung lại thì .....
red_eye is offline  

Old 29-09-2003, 00:57  
blue_ocean

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

oh, tóm lại là chúng ta đang làm những truyện rất ngược đời. Vào ĐH là chuyện quan trọng nhứt nhứt, còn học ĐH ntn chỉ là chuyện nhỏ, việc làm thì lại càng...muỗi. Các nước phát triển còn lâu mới theo kịp ta. Muôn năm!
 

Old 29-09-2003, 02:05  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

ừ ai chẳng biết thay đổi là khó, và thực ra các bác giáo dục nhà mình tuy có chậm nhưng cũng bắt đầu có một số thay đổi trong chương trình dạy học rùi.. Nghe nói mấy em lớp 1, lớp 2 đều đang học chương trình mới. (nói thế nhưng cũng chẳng biết nữa, vì muoiphaytheduc cũng có một đứa em trai học lớp 2. Nhưng xem qua chương trình học của nó thì chẳng biết mới là mới chỗ nào nữa)
Mà thôi nếu nói nữa về những cái tiêu cực của nhà mình thì cả ngày cũng không hết.
Nói tóm lại là chắc phải đợi đến lúc bọn mình đi làm thì mới thay đổi được.
 

Old 29-09-2003, 10:46  
Xit Male

God Member
 
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15): 6.743
Awarded 6 time(s)
Sent 11 thank(s)
Received 53 thank(s)
School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000)
Location: Hanoi

Để mấy đứa chưa học ĐH ở VN đàm luận thì.. hỏng hết nền giáo dục nước nhà

Anh sắp xong ĐH rồi, chắc là đủ vốn liếng để kết luận 1 cái gì đấy. Về kiến thức, học ở VN ko hề thua kém 1 nước nào đấy (đối với các ngành kinh tế, xã hội.. còn đối với 1 số lĩnh vực kỹ thuật thì hơi thiệt thòi về trang thiết bị thực hành.. nhưng tạm ko bàn đến ở đây vì anh học về kinh tế) Học ở VN được cái các thầy đọc đủ các loại sách của Tây nên cứ thế đọc cho mình chép (mình chả cần phải đọc nữa ).. Còn ở Tây, bọn nó phải tự đọc tất cả các loại sách để rút ra được những ý mà ở VN mình được thầy đọc cho chép. Như vậy kiến thức thậm chí mình còn hơn bọn Tây ý chứ

Nhưng mình mất cái gì? Đó là sự năng động trong học tập, nghiên cứu. Dân VN bảo quẳng cho 1 đề tài, tự tìm tài liệu, tự viết.. thì khó khăn vô cùng, nhiều đứa chẳng biết bắt đầu thế nào. Nhưng nếu đưa cho nó cái dàn ý chi tiết, danh mục tài liệu.. thì nó lại viết rất khá. Vì thế khi ra trường làm việc thì những đứa học nước ngoài về bao giờ cũng bắt kịp với công việc nhanh hơn do nó có thói quen tự thân vận động từ khi học rồi.

Về việc ra đề thi, tại sao mình ko ra đề trắc nghiệm nhiều? Lý do là ko fải ai cũng.. đủ trình độ để ra 1 đề trắc nghiệm chuẩn. Chỉ 1 số môn bọn anh học là du nhập từ nước ngoài thì các thầy dịch luôn cái bộ câu hỏi trắc nghiệm của nó ra là xong. Còn các môn thuần Việt (tức là do VN tự viết) thì ra 1 đề trắc nghiệm ko fải ai cũng làm được. Các thầy thường là giới hạn về trình độ, ngại.. nên thích ra các câu hỏi "em hãy trình bày.. " hoặc 1 cái gì đại loại thế.. Nhàn hơn. Hơn nữa, các thầy cô giáo trong đại học thường là các SV giỏi khoá trước được giữ lại (mà họ lại là những người thấm nhuần cái nếp giáo dục thụ động-=> thế thì mới được là SV giỏi ), vì thế họ lại áp dụng những gì họ được dạy cho lớp SV sau => một cái vòng luẩn quẩn trong vấn đề dạy và học, chẳng bao giờ khá được.

Học ĐH ở VN khác học ĐH ở 1 số nước điển hình là Mỹ ở chỗ bên họ Vào dễ- Ra khó nhưng VN thì là Vào khó- Ra dễ. Học ĐH ở VN cứ.. học đại là hầu hết cũng ra được trường, cầm tấm bằng cử nhân trong tay để tiếp tục sự nghiệp "đả phá nền tài chính quốc gia".

Nói đi cũng phải nói lại, học ĐH ở VN giúp cho SV biết được nhiều thứ hay ho sau này ra trường. Ví dụ tiêu biểu là "đi chùa Thầy". Sau này đi làm sẽ có kinh nghiệm trong việc "đi sếp". Học ở nước ngoài làm sao có được? Buồn thật



------------------------------
Cấm cho trai tựa gái kề
Cấm cho người cũ trở về duyên xưa
Xit is offline  

Old 30-09-2003, 11:37  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

ha ha anh Xít đúng là sắp học xong DH có khác, nói chí lý lắm. Nhất là cái mà "Học đại học ở vn ra dễ vào khó, còn các nước khác điển hình là mỹ thì ngược lại"
Nhà em ở trong trường KTQD, mẹ em làm giáo viên trong trường (khoa sau đại học) nên em cũng hay được nghe nhiều chuyện "hay ho" về trường lắm.
Anh có định học cao học không, nếu có thì trong nước hay là nước ngoài. Chỗ khoa mẹ em có chương trình graduate, một hai năm đầu học trong nước, sau đó thì ra nước ngoài (có nhiều nước như Bỉ, Mỹ, Thuỵ Điển), bằng là của nước ngoài anh ạ.. (hê hê lại quảng cáo rùi.....)
 

Old 30-09-2003, 13:17  
Xit Male

God Member
 
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15): 6.743
Awarded 6 time(s)
Sent 11 thank(s)
Received 53 thank(s)
School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000)
Location: Hanoi

Quote:

Chỗ khoa mẹ em có chương trình graduate, một hai năm đầu học trong nước, sau đó thì ra nước ngoài (có nhiều nước như Bỉ, Mỹ, Thuỵ Điển), bằng là của nước ngoài anh ạ..
Em ơi, thế thì tổng cộng học cao học là.. bao nhiêu năm thế? 1, 2 năm đầu ở trong nước, thời gian đấy nhiều nơi nó xong béng cái bằng thạc sỹ mất rồi Anh cũng ko biết có nên học cao học hay ko, vấn đề là anh thích đi làm hơn. Đi làm có kinh nghiệm thực tiễn, đến lúc ốp vào bài giảng sẽ thấy hay hơn nhiều, dễ nhớ hơn. Nếu chỉ lý thuyết ko, học xong rồi quên sẽ fí lắm.

À quên, quảng cáo tý, tương lai anh sẽ làm về lĩnh vực kiểm toán kế toán (auditing&accounting). Ai có nhu cầu làm lành mạnh hoá sổ sách kế toán có thể liên hệ với anh



------------------------------
Cấm cho trai tựa gái kề
Cấm cho người cũ trở về duyên xưa
Xit is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.