Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Thơ phú - Văn học

 

Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 25-12-2008, 18:16  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Riêng tiếng đơn âm như Hán, Việt hay Triều Tiên thì có thể dùng 17 chữ trong 3 câu, vì vậy diễn dạt được nhiều hơn. Nhưng tinh túy của Haiku không phải là để nói nhiều, mà để diễn dạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền.
Haiku không phải là một phim bộ dài dòng mà là một tấm ảnh chụp lấy một khoảng khắc, một trừu tượng, một tư duy, nên nhiều khi vài chữ cũng đủ. Cái hay và khó hay của Haiku là ở chỗ đó. Đọc một bài thơ Haiku hay như nghe một tiếng khánh cô đọng thật ngắn gọn nhưng ngân nga, để lại ấn tượng lâu trong tâm hồn người .

Haiku không có luật về âm điệu và vần. Kết hợp vào thơ Vietnam ta có thể cho câu cuối vần với 1 trong hai câu trên, nhưng không bắt buộc.

Về nội dung, Haiku chính tông đòi hỏi trong bài phải nói về một trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Không có nghĩa là phải nêu tên một mùa ra mà dùng biểu tượng cũng được, như tuyết, hoa đào, nắng ấm v.v.

Dù vậy quy luật này cũng không cần theo vì gò bó vào một khía cạnh quá. Trong văn học sử Nhật có thiền sư Basho là người để lại nhiều bài Haiku bát ngát hương Thiền.


Haiku

Người chiết tự trong đêm
Chữ bình tâm loay hoay xếp mãi
Quên ngày mới vừa lên

Ngư ông không dụng mồi
Con Koi bạc chưa hề sứt mép
Chiều nay về cơm chay

Fisher without bait
The silver Koí's lips unhurt
Vege dish tonight.

Xếp chân mong thiền tọa
Ruồi đậu bàn tay, vỗ bàn tay
Tâm tịnh mất khi nàỵ

Giá áo và túi phân
Vùng kinh điển đốt hoài chẳng hết
Về đi, tập đánh vần!



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

icon1 Các đẹp thơ haiku Nhật Bản(sưu tầm)
Old 25-12-2008, 18:19  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Tìm hiểu cái đẹp sâu lắng trong thơ Haiku Nhật BảnNhờ cầu nối giao lưu ngày càng mở rộng trong thế giới hiện đại, từ lâu nền văn học Nhật Bản đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Công chúng nước ta đã quen với thơ Haiku của nhiều nhà văn cổ điển và hiện đại đến từ xứ mặt trời mọc.
Nếu như áo Kimônô là áo truyền thống của Nhật Bản thì thơ Haiku là biểu hiện phong cách và tâm hồn của họ. Thơ Haiku là toàn bộ thế giới thơ ca nghệ thuật, là thơ ca của cảm thức, của trực giác tâm linh thường nhắc đến nhiều nhất là Sabi (tịch).
Cảm thức cái đẹp Sabi, muốn ám chỉ bằng một loạt từ khác nhau như: cô liêu, tịch lặng, cổ xưa đơn sơ,… cái đẹp thiên nhiên làm cho thơ Haiku hài hoà giữa đất trời và tâm hồn con người, giữa thực tại và thiên nhiên vũ trụ,
Trong chữ Nhật, một bài thơ Haiku thường nằm gọn trong một dòng, càng có vẻ ít lời mà độ nén chiều sau nghệ thuật cao và hầu như ít có đầu đề. Khi dịch ra tiếng nước ngoài thường xếp thành ba dòng, trông như ba câu, là một thể thơ phát triển lạ thường từ thế kỷ XVII ở Nhật. Hiện nay, thơ Haiku đã xâm nhập vào nền thơ ca của nhiều nước Đông – Tây.
Bài: Dù tan đi vỡ lại
Vần trăng nơi đáy nước
Còn mãi.
Cho dù có sóng dữ ba đào nhưng cuối cùng vần trăng đáy nước vẩn còn in bóng, đọng lại mối tình thể hiện cái tâm hồn nội tâm trong thơ. Trong chiều sâu thẳm thì nỗi buồn cũng là cái đẹp của tâm hồn, cái đẹp cô đơn tịch lặng, có thể so sánh cái tôi cô đơn trong thơ lãng mạn Việt Nam.
Bài: Trên cành khô, cánh quạ đậu, chiều thu
Bài thơ đơn sơ tột độ mà sâu thẳm tột cùng. một buổi chiều mùa thu xám tối, âm u “đậu” trên cành khô hiu hắt, duường như bất động nhưng nó đang chuyển động cả vũ trụ, cả sự mênh mông cô tịch của hoàng hôn.
Toàn thể hình ảnh là sự cô tịch. Cành cây, con quạ, chiều thu là sụ cô tịch trong tâm hồn như lắng nghe niềm im lặng bất tuyệt của chân không.
Bài: Ao cũ, con ếch nhảy vào, vang tiếng lao xao.
Dường như là tiếng vang của nước mà con ếch đã khuấy động nên, ao cũ tịch lặng, con ếch dường như đánh thức vũ trụ bằng cái nhảy vào cái ao lá toàn bộ đời sống thực tại vẫn đang tràn dầy sinh lực.
Bài: Chim Kankodori ơi, đem nỗi buồn thăm thẳm, lắng động vào tôi.
Biểu tượng chim Kankodori có thể như cánh cò trong văn học Việt Nam trong buổi chiều tà hoàng hôn, cái tôi buồn hay cái đẹp nỗi cô đơn mất mác của chim Quốc đem nỗi buồn sâu thẳm của tình người lắng đọng trong cái tôi buồn. Nét đẹp cô đơn này không phải là ngục tù của riêng lẽ mà cô đơn với đất trời vũ trụ là sự chững lại những huyền diệu của thiên nhiên.
Thẩm mỹ Sabi là cách diễn đạt sinh động tư tưởng nền tảng trong nghệ thuật Phù Tang. Cái đẹp thiên nhiên quyện vào tình người, mượn chiếc gàu bị vương dây bìm bịp là cái cớ làm quen, trong bài:
Hoa Bìm bịp, chiếc gàu vương bên giếng, đành xin nước nhà bên.
Cái đẹp ngộ nghỉnh đưa hai tâm hồn bạn trẻ gần nhau, tình cảm nẩy nở chất chứa trong lòng tiềm ẩn từ lâu nay mới có cơ hội dâng trào. Bài thơ thể hiện cách làm quen lấy cớ chiếc gàu vương, đành xin nước nhà bên. Hoa bìm bịp là loại hoa dại vắt trên bụi cây làm sao vương gàu là cái cớ chấp nhận được, với nét đẹp kín đáo của người con gái thôn dã làm xao xuyến tâm hồn người con trai.
Bài thơ giống ca dao Việt Nam trong bài “Tát nuớc bên đình” quên áo trên cành hoa sen và hoa sen làm gì có cành cũng là cái cớ. Hai cái cớ trong văn học viết và trong văn học dân gian Á đông xa nhau về không gian nhưng có chút gì gần nhau về thời gian, “quên áo” hay “vương gàu” đều là cái cớ để xích lại gần nhau, biểu hiện tình cảm sâu lắng của tâm hồn đôi trai gái. Dường như tâm hồn của hai dân tộc phương Đông đã tìm thấy chỗ tương hợp qua sự đồng cảm với những vần thơ hàm súc mang chiều sâu triết lý Phương Đông.
Có thể nói cái đẹp sâu lắng trong thơ Haiku Nhật Bản qua những bài thơ trên là cái đẹp tình người, hoà lẫn thiên nhiên quyện vào cái tôi dịu dàng lắng động là nét đẹp độc đáo trong thơ Haiku vậy.



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

icon1 Thơ thu haiku Nhật Bản-Võ Công Liêm
Old 25-12-2008, 18:21  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

THƠ THU HAIKU NHẬT BẢN-Võ Công Liêm


Mùa thu trong thi ca phải nói nhiều hơn những mùa khác.

Kể từ Đông sang Tây, thi sĩ thường gởi gắm lòng “hoài cảm” của mình qua mùa thu; chúng ta không thể kể hết ở đây. Đơn cử và tượng trưng một số nhà thơ lớn đã nói về thu. Bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến(1835-1909) là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sống thực, điểm những mảng màu đầy sắc thu của thủy thái họa, hòa nhập giữa không gian và thời gian. Chỉ vỏn vẹn 7 chữ 8 câu (thất ngôn bát cú) mà nhà thơ đã lột tả toàn phần cảnh thu êm đềm thanh thoát và đầy thiền vị.

Ở Trung Hoa về thi, văn, họa diễn tả tột độ về thu, vô số kể. Những giòng thơ về thu, xuất phát mạnh nhất đời thịnh Đường (618-907cn), là một thời toàn thịnh về thi ca nói về thu, có những nhà thơ lớn như Đỗ Phủ (712-770) có bài Nguyệt Dạ, Bạch Cư Dị (772-846) có bài Tỳ Bà Hành, là những bài thơ tả cảnh sắc thu dưới một bầu trời mênh mông bóng nước cực kỳ gợi cảm, phảng phất một nét buồn “liêu trai” siêu hình và tình tiết

Tây phương cũng lắm thi nhân nói về thu, đã ít nhiều xâm nhập vào tư tưởng văn học Việt Nam một thời quá độ của nền văn học hiện đại. Đại để những bài thơ thu đầy tính trữ tình,lãng mạn …Nhà thơ Pháp Paul Verlaine (1844-1896) có bài Thu Ca (Chanson D’automme) và Jacques Prevert (1900-1977) có bài Lá Mùa Thu (Les Feuilles Mortes) vân vân…

Tất cả những nhà thơ lừng lẫy kể trên đã một thời điểm trang cho một mùa thu đầy mộng mơ, diễm ảo, làm say sưa hằng triệu người qua bao thế hệ nối tiếp và dàn trải qua nhiều niên kỷ. Lời thơ gây vào lòng người một nỗi buồn ray rứt, xót xa hoà điệu với thiên nhiên; nhất là mùa thu. Bởi mùa thu có những tác động mãnh liệt cho thi, văn, nhạc, một cảm xúc bất chợt hay ngẫu nhiên cũng dể dàng đi vào hồn của người nghệ sĩ từ ngàn xưa cho đến nay.

Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm sự tĩnh lặng của mùa thu, một mùa mang nặng tính chất Thiền của Phật giáo, chứa đựng những giòng thơ đi qua với thu. Văn học Việt Nam xưa nay rất ít bàn cãi hay chuyển tải thiền vị trong thơ mùa thu hoặc nói lên cái đỉnh tuyệt vời thơ thu của Nhật Bản. Trong lúc đó, Nhật Bản là một nước khai phóng loại thơ Haiku mang tính Thiền, gói ghém trong một bài thơ ngắn gọn mà vẫn chan chứa nỗi niềm lắng đọng trong tâm hồn tĩnh lặng của thiền phái, một chất thu Đông phương đầy sương khói mà trong đó thơ văn Haiku Nhật Bản đã có một chỗ đứng trong văn học thế giới hiện nay mà người đời đã ”nhâm nhi” say sưa và ra công nghiên cứu thể loại này.

Lối thơ Haiku Nhật gồm có 17 âm tiết (chữ) xếp thành 3 khúc theo mẫu 5, 7, 5 (trên 5 chữ, giữa 7 chữ và cuối 5 chữ) .Lối thơ Waka gồm có 31 âm tiết, theo mẫu 5, 7, 5, 7, 7. Mỗi bài thơ tiềm ẩn một tâm trạng, gắn liền với cảnh vật độc đáo bên ngoài hay nói đúng ra là cảnh vật ngẫu nhiên như tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng lá vàng rơi, tiếng vỗ cánh hay tiếng cóc kêu. Đôi khi trong thơ còn được coi như một công án thiền. Haiku thơ không cần âm vận miễn sao trong bài diễn tả được hình tượng của bốn mùa. Thí dụ: Tuyết của mùa đông; hoa đào, hoa mai của mùa xuân; biển,gió của mùa hè; lá vàng của mùa thu.

Hồn thơ Haiku thường diễn tả nội tâm hay một trạng thái ray rứt của thi sĩ trước thiên nhiên muốn quán chiếu thực tại. Đọc những bài thơ Haiku thu của Nhật qua hai vị thiền thi tượng trưng và biểu tượng này như sau :

Đại thi sĩ thiền Saigyõ (1118-1190)

Dù tâm ta hết hẳn khát vọng

nhưng thân ta cũng biết

thổn thức khi thấy

con chim dẽ bay vút từ đầm lầy

và màn tối mùa thu đang buông.



(Kokoro naki

mi ni mo aware wa

ahirarikeri

shigi tatsu sawa no

aki no yugure.)

Thi sĩ thiền giả lãng du lừng lẫy Matsuo Bashô (1644-1694)

Cây chuối trong mùa thu

Gió bão-ta nghe mưa nhỏ giọt

Xuống vũng nước đêm đen.



(Basho nowaki shite

Tarai ni ame o

Kiku yo ka na.)





Con đường này

Vắng người qua

Lúc hoàng hôn mùa thu.



(Ko michi ya

Yuku hito nashi ni

Aiki no kure.)

Mấy bài thơ thu Haiku trên của hai thiền thi đã nói lên một mùa thu sâu lắng giữa con người với thiên nhiên,

một tâm thức lắng đọng để đạt tới Chân Như. Saigyõ và Bashô là hai thi sĩ thiền lià bỏ chốn phồn hoa du thân làm hành giả, đốn ngộ qua các miền đất nước Phù Tang. Phải chăng mùa thu vẫn là nơi trú ẩn cho tâm hồn thoát tục của hai vị trích tiên phiêu bồng nầy ?

Thu về, chúng ta ngẫm thử xem những giòng thơ thu chứa đựng những gì.



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 28-12-2008, 15:38  

Senior Member
 
Join Date: 23-01-2008
Posts: 512
KL$ (TOP! 26): 4.660
Awarded 24 time(s)
Sent 16 thank(s)
Received 46 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2007-2010)

nhớ khi đọc Kaze, có 1 câu haiku mà Toshi-chan đã làm mà khiến baby nhớ mãi
Ước gì tuyết đống thành cục
Rơi ngay xuống đầu đứa ác ôn



------------------------------
Lặng nhìn anh quay quay bước đi...BỤI BAY VÀO MẮT CHỨ ĐÂU KHÓC ĐÂU?
babyHT is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 28-12-2008, 21:59  

Manager
 
Join Date: 24-06-2007
Posts: 1.402
KL$ (TOP! 6): 9.553
Awarded 139 time(s)
Sent 110 thank(s)
Received 372 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)
Location: Hà Nội, Việt Nam

Thể thơ này hình như hồi cấp II anh có học bài thơ gì đó của ông Ba-sô...
Quên mất tên rồi...
Ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa...



------------------------------
Vietnam Military Medical University - Student Civil
Huy_A1pro is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 14:13  

kBank Manager
 
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28): 4.298
Awarded 58 time(s)
Sent 329 thank(s)
Received 236 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006)
Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*

Cái này nghe có vẻ hay nhỉ Khi nào có time mình sẽ nghiên cứu thêm xem



------------------------------
Nobody falls in love by choice, it is by chance.
Nobody stays in love by chance, it is by work : )
Midori is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 14:49  

V.I.P
 
Join Date: 06-09-2007
Posts: 1.050
KL$: 1.328
Awarded 63 time(s)
Sent 102 thank(s)
Received 59 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A16 (2006-2009)
Location: Sở thú - Chuồng dê

Hồi lớp 10 mình có học 3 bài của Matsuo Basho (nghĩa là cây chuối, lấy tên cái lều của ông)
Bài 1: Trên cành khô, chim quạ đậu, chiều thu
Bài 2: Hoa đào như áng mây xa, chuông đền U -ê-nô vang vọng, hay đền A-sa-cư-sa
Bài 3: Cây chuối trong gió thu, tiếng mưa rơi tý tách vào chậu, ta nghe tiếng đêm

Có bài Trang đã đề cập đến rồi, nhg có lẽ bản dịch hơi khác 1 chút

Ngoài ra còn 3 bài của Yosa Buson (còn có tên là Taniguchi Buson - là môn đồ tích cực phát huy phong cách thơ haiku của Basho) đều về mùa xuân
Bài 1: gần xa đâu đây, nghe tiếng thác chảy, lá non tràn đầy
Bài 2: Dưới mưa xuân lất phất, áo tơi và ô, cùng đi
Bài 3: Hoa xuân nở tràn, bên lầu du nữ, mua sắm đai lưng

Thực sự là em cảm nhận về thơ Haiku cũng rất mơ hồ, chỉ là 1 chút cảm giác gợn lên mà ko diễn đạt đc



------------------------------

Hãy khám phá: Trang web chính thức của KDC
www.kimliendsclub.info

1 Thank(s) Trang Thanks WCnu For 1 KL$: thơ haiku khó hiểu chị ạ. Theo em thì mỗi ng` sẽ có 1 cảm nhận riêng
WCnu is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 16:20  

Manager
 
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8): 8.632
Awarded 34 time(s)
Sent 54 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008)
Location: My house

Thơ này nhiều người bảo khó hiểu, bản thân mình cũng thấy... hơi hơi ko thích (vì thơ ko có vần, với Gem, đã là thơ thì phải có vần ) Nhưng đọc mấy bài ở post trên lại thấy... hay phết đấy chứ nhỉ.

"Dưới mưa xuân lất phất
Áo tơi và ô
Cùng đi"
Bài này nghe yêu yêu là :">


"Hoa xuân nở tràn
Bên lầu du nữ
Mua sắm đai lưng"

"Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân"

@Basho: Mà em ko để nick là Basho nữa à? Out of money? Cần thì cứ PM chị nhé.

1 Thank(s) WCnu Thanks GemLeaf For 9 KL$: chị vẫn nhớ ạ em có item đc tặng hồi giáng sinh, nhg để dành đến tết dùng ạ
GemLeaf is offline  

icon1 Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 21:03  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Em xin đóng góp 1 số bài thơ haiku (chứ em ko sáng tác đâu, nói thật là thể thơ này rất khó, nghiêm luật ràng buộc )

I.Basho

1.Shizukasaya
Iwa ni shimiiru
Semi no koe

Dịch thơ:

Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu

2.Trong mơ
Anh lính mỉm cười:
Một vùng cỏ hạ
Bên trời
Mênh mông?

3.Ao hoang
Lau lách mấy chòm
Một con nhái bén
nhảy tòm:
nước xao?

4.Ta đâu biết
loài hoa nào đang nở
chỉ bất ngờ
đâu đấy
một mùi hương.

5.Ngày xuân
cứ nhớ nao nao
một chiều thu quạnh
buổi nào
xa xôi

6.Trăng suông
trời đất giao hoà
một con ếch nhảy
vỡ oà thái không.

7.Hoa đào trong gió
Hát ca
Ông đò nghễnh ngãng
kể là như không.

8.Tuổi đời
Là mỗi cánh hoa
cội mai từ đó
thêm già mỗi xuân

II.Buson
1.Lưng trời
thả cánh diều bay
Ừ thì cũng chính chỗ này
Hôm qua !

2.Đêm rằm
lê nở mặc lê
nàng ngồi
dưới bóng trăng thề
xem thư


II.Các tác giả khác
1.Royto
Vui sao
Vui thiệt là vui
Đón xuân để nhớ rằng
Tui đang già !

2.Issa

a.Ngày xuân
Trồng một nhánh cây
xuống giữa đầm lầy
năm sau ngày này
có cái chống đi

b.Một làn khói tết
nhẹ bay
Gửi năm sau
một chút mây
gọi là.

c. Quà xuân cho mẹ
Có gì
Ngoài bàn tay chú nhóc tì
Ngo ngoe.

d.Ngày xuân
May quá, không mưa
Cho bầu trời Tết
được vừa đủ xanh


e.Hoa nghịch ngợm
nở tung niềm tĩnh mịch
tượng Phật nằm
mắt khép
đọng từ tâm .



3.Shiki

Nhánh mai
cầm trên tay người
đã nói nghìn lời
cung chúc tân xuân


4.Yayu

Tết đến
giữa mùa đông lạnh giá
giận sao đành
người đạp tuyết tầm mai !

5.Horo

Chào mừng
tết đã đến đây
Ngẩm ra
lại cũng một ngày phù du !

6.Nanshi

Xuân sang
thì mặc xuân sang
am cỏ nghèo nàn
khách đến
chào suông.

7.Daio

Ngày xuân
Trăm nỗi
buồn vui
Ta chẳng đủ lời
Nên lại vô ngôn.


8.Shoha

Am nghèo
ngồi đón xuân sang
ngó qua cửa
cánh đồng vàng
mênh mông.

9.Raiyan

Rạt rào
nước chảy qua nương
Ô hay, nhớ lại
Ngày xuân đang về.

10.Sho-u

Giữ riêng mình
giấc mơ xuân
lặng cười đã đủ
đâu cần kể ai !

10.Matsuo

Ngày đầu xuân
Tôi với tôi
Thư trai cứ quạnh
Như hồi lập đông.

11.Taigi

Tháng ngày biền biệt chảy xuôi
Chuyện nhân gian ấy
gì rồi cũng quên


12.Kyorai

Ta gõ cổng
giữa mịt mùng trường dạ
cánh hoa nào vừa rụng xuống bên hiên


13.Shiki

Bên căn nhà đổ nát
Cội lê vẫn ngát hương
Ai ngờ đâu hôm trước
Ở đây bãi chiến trường



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

icon1 Masuo Basho
Old 01-01-2009, 21:08  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Mashuo Basho

Matsuo Bashō (松 尾 笆 焦 Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694), thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo (江戶) Nhật Bản, tên thật là Matsuo Munefusa, là con trai út thứ bảy của một samurai cấp thấp phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Basho được thừa nhận là người phát triển những câu đầu (発句, phát cú) của thể renga (連歌, liên ca) có tính hài hước gọi là Renga no Haikai thành một thể thơ độc lập mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền đạo. Masaoka Shiki (1867-1902) hoàn thiện sự tách biệt này thêm nữa và chuyển sang gọi nó là thể haiku (俳句, bài cú hay hài cú)



Cuộc đời và sự nghiệp

Tuổi trẻBashō sinh ra trong gia đình samurai cấp thấp có tên Matsuo Kinsaku trong thời Tokugawa (1603-1868). Năm mới được 9 tuổi, ông vào lâu đài Ueno làm tùy tùng cho một lãnh chúa và trở thành bạn thân thiết với con trai vị lãnh chúa này, một người chỉ lớn hơn ông vài tuổi tên là Yoshitada. Hai người đã cùng nhau vui chơi, học tập và làm thơ. Cũng trong những năm đó, sự phát lộ năng khiếu thơ của ông đã được nhà thơ và nhà phê bình xuất sắc đương thời Kitamura Kigin phát hiện. Ông bắt đầu được Kitamura Kigin rèn tập, và có bài thơ đầu tay năm ông mới 18 tuổi được nhiều người biết đến.

Khi người bạn Yoshitada lâm bạo bệnh mất vào năm 24 tuổi, Bashō lên núi Koya đặt một nạm tóc của bạn vào chùa và quyết định rời bỏ lâu đài Ueno mặc dù không được phép của lãnh chúa. Năm 1666, ông đến Kyotō và sống ở đây 5 năm, tiếp tục đọc văn học Nhật Bản cổ đại, nghiên cứu văn học Trung Quốc và cả thư pháp.

Mùa xuân năm 1672, sau một thời gian về quê chừng vài tháng, ông dời lên sống ở Edo. Trong những năm này, ông đã thử làm nhiều nghề khác nhau nhưng dần cảm thấy mình chỉ hợp với văn đạo, ông bắt đầu mở lớp dạy thơ haikai (俳諧, bài hài), một thể loại thơ còn được gọi là haikai no renga(俳諧の連歌, bài hài chi liên ca), là những bài thơ dài thiên về trào lộng, nhẹ nhàng và phóng túng, vốn rất thịnh hành trong thời Tokugawa. Năm 1675, Bashō xướng họa cùng thi sĩ Nishiyama Soin (1605-1682), chủ soái của trường phái Danrin (談林, Đàm Lâm), một trong hai trường phái haikai nổi tiếng đương thời (trường phái Teimon (貞門, Trinh Môn) của Matsunaga Teitoku (1571-1653) và trường phái Danrin). Tư tưởng thơ haikai của Nishiyama Soin, đứng trên mọi sự dung tục và tầm thường, vượt thoát ra ngoài khuôn khổ của một thể loại thơ giải trí thế tục đơn thuần vốn đang thịnh hành toàn quốc với trường phái Teimon, đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và sáng tác của Bashō về sau.

Bashō-an, bút hiệu Bashō và phong cách Shōfu
Mùa xuân năm 1679 Matsuo Bashō được phong tước hiệu Sosho (bậc thầy dạy thơ Haikai). Năm sau ông dời đến một túp lều bên sông Sumida và ở đây, có đệ tử mang tặng cây ba tiêu (cây chuối), một giống cây đương thời chỉ có ở Trung Hoa. Ngay tức thì, nhà thơ say mê nó và đem trồng trong sân nhà. Khách đến thăm gọi nhà ông là "ba tiêu am" (芭蕉庵, Basho-an). Cũng trong những năm này, ông tu tập thiền đạo với một thiền sư tại một ngôi chùa địa phương.

Năm 1682 Bashō am bị cháy, ông dời về Koshu và từ đó lấy bút hiệu là Bashō (芭蕉, Ba Tiêu). Năm sau ông trở lại Edo và dựng lại "ba tiêu am". Bắt đầu từ đây, định mệnh thơ haikai rơi vào tay của Bashō: ông đã sáng tạo ra một phong cách mới là Shōfu (蕉風, Tiêu Phong, ẩn ý về đời người nghệ sĩ như những tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm giông bão), một phong cách dung hợp giữa sự trào lộng đời thường của haikai đương thời với yếu tố cao nhã tâm linh của thể thơ renga (liên ca) cổ điển. Ông cũng dần hoàn thiện một loại thơ ngắn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 từ những câu đầu (hokku) của thể thơ renga và thể thơ cực ngắn ấy về sau được mọi người biết đến với cái tên đã trở thành bất hủ haiku.


Du hành bờ Tây
Mặc dù danh tiếng ngày càng rực rỡ, những nghi vấn về bản thể, tâm linh, thiền tông và nghệ thuật không ngớt thúc bách Bashō tìm con đường cho chính mình để đạt được đại ngộ (satori). Mùa thu năm 1684, ông từ bỏ cuộc sống yên ổn ở am ba tiêu và bắt đầu làm một lữ nhân (旅人, tabibito) của cõi phù thế. Theo con đường ven biển về hướng Tây, ông lang thang thăm lại cố hương Ueno rồi đi Nagoya. Ở đó, ông cầm đầu một nhóm thi sĩ soạn nên 5 tập renga xuất sắc mang tên Đông nhật (Fuyu no hi). Đến mùa hạ năm sau, Basho mới trở về Edo sau khi thăm viếng nhiều nơi. Chuyến đi lớn đầu tiên này được ông ghi lại trong kỷ hành (kikō, một dạng nhật ký hành trình) mang tên Nhật ký phơi thân đồng nội (Nozarashi kiko, Dã sái kỷ hành, 1685).

Hai năm sau, Bashō tạo nên chấn động trong văn chương bằng bài thơ về bước nhảy bất ngờ của con ếch mà tiếng động của nó khi chạm mặt nước ao cũ vang trong thinh lặng của đêm đen như khoảnh khắc đạt đốn ngộ của thiền sư, đăng trong hợp tuyển của thơ ông và đồ đệ mang tên Xuân nhật (Haru no hi) (xin xem thêm haiku).

Hành trình KashimaChuyến đi kế tiếp của Bashō hướng về Kashima được Bashō mô tả trong Kỷ hành Kashima (Kashima kikō, 1687). Đây là chuyến đi mà đích đến của Bashō là đền Kashima thăm viếng sư phụ, thiền sư Bucho, và thăm lại cây anh đào nổi tiếng ở Yoshino mà nhớ về người bạn yểu mệnh tại Ueno năm xưa.


Đường đến Sarashina
Ngay sau chuyến đi Kashima, Matsuo Bashō lại khăn gói hành hương trong một năm trời từ Edo về bờ biển Suma, từ Akashi đến thôn Sarashina để được tận hưởng mùa trăng trên đỉnh núi Obasute. Chuyến đi này lại sinh thành hai tập nhật ký thơ ca khác là Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kubun, cập chi tiểu văn, 1688) và Nhật ký về thôn Sarashina (Sarashina kiko, 1688). Đây là những trang ca ngợi thiên nhiên vô cùng nồng nàn, là lời kêu gọi say đắm "trở về với thiên nhiên". Đó là một lý tưởng mà Bashō gọi là fuga (phong nhã), biểu hiện qua những con người lỗi lạc như Saigyo của thơ tanka, Sesshu của tranh thủy mặc, Rikyu của trà đạo và Sogi của thơ renga.


Bắc hành
Chuyến đi dài nhất của Bashō với một người đệ tử là cuộc du hành phương Bắc đảo Honshu vào năm ông 45 tuổi. Đây là một chuyến đi kéo dài 151 ngày đầy gian khổ, bất trắc trên con đường thiên lý đến những vùng đất còn nguyên sơ, khởi đầu từ Edo ngày 27 tháng ba âm lịch năm 1689. Chuyến đi này đã đưa Bashō đến hàng loạt những thị trấn mới lạ, như Nikko, Shirakawa, Sendai, Matsushina v.v. Từ đây ông rẽ ngang đảo Honshu đến Sakata ở phía Tây trên biển Nhật Bản. Ông cũng lặn lội xuống miền duyên hải để tới Niigata, Kanazawa, Tsuruga và tạm dừng ở Ogaki, với tổng chiều dài lên đến 2.500 cây số. Đó là cuộc hành trình nổi tiếng nhất trong văn học Nhật Bản vì nó đã để lại cho đời sau một kiệt tác thi ca xen lẫn những đoạn tản văn Lối lên miền Oku (Oku no hoshomichi, áo chi tế đạo). Bằng sự so sánh ít nhiều có tính tương đối với văn chương cổ điển Việt Nam, có thể nói nếu Việt Nam tự hào có một Nguyễn Du với Truyện Kiều thì vị thế của Matsuo Bashō và tác phẩm Lối lên miền Oku trong trái tim người dân Nhật Bản cũng tương tự.

Tuy nhiên, nếu con đường thi ca của Lối lên miền Oku chấm dứt ở Ogaki vào mùa thu năm 1689, thì con đường du hành của Bashō mãi đến 1691, khi nhà thơ về Edo mới kết thúc. Ông còn tiếp tục đi Kyotō, về quê thăm nhà và cùng các bạn thơ du ngoạn hồ Biwa. Trên đường thiên lý Basho đã dừng trú tại Huyền trú am (Genju-an) trong khu rừng bên hồ Biwa và tại đây ông viết nên bài tùy bút kỳ tuyệt mang tên Tùy bút Huyền trú am (Genjuan no ki, 1690). Cùng với các bài thơ haiku được viết trong thời gian này của tác giả, bài tùy bút được đưa vào thi tập Áo rơm cho khỉ (Sarumino, viên thoa, 1691), một tập thơ mang phong cách Shofu đậm đặc. Sau đó, ông cũng qua một vài tuần ở một thảo am khác là Lạc thị xá (Rakushisha) thuộc vùng Saga và ở đây ông soạn lên tác phẩm lớn nhất cuối cùng của đời mình là Nhật ký Saga (Saga nikki, 1691).

Bashō trở về Edo vào năm 1691 với danh tiếng lẫy lừng, được đông đảo bạn bè, môn đệ và người ái mộ vây quanh. Những năm sau đó ông có một vài trách nhiệm trong đời sống mà lúc này phải đảm nhận, như trông nom một phụ nữ tên là Jutei cùng các con của nàng, chỉ vì hồi trẻ ông đã từng yêu Jutei.


Thiền định trong cô tịch
Đến năm 1693, Basho quyết định đóng cửa sống trong cô tịch, không tiếp khách, và người ta nói rằng cánh cửa nhà ông chỉ mở ra khi có một biến cố, như khi hoa triêu nhan nở bên hàng dậu. Trong thời gian này, cuộc đời và thơ ca của ông hướng đến một lý tưởng gọi là karumi (khinh), tức sự nhẹ nhàng thanh thoát tìm thấy ngay giữa cuộc đời ô trọc. Lý tưởng đó sau này được học trò của ông ấn hành trong thi tập Túi đựng than (Sumida wara, 1694).


Chuyến Nam du định mệnh
Mùa xuân năm 1694, Bashō quyết định đi thăm phương Nam mà đích đến là Osaka ở đảo Kyushu theo lời mời thành khẩn của một đệ tử. Trên đường đi tuy đã nhuốm bệnh nhưng "mộng vẫn vây quanh cánh đồng cỏ khô", ông trở bệnh nặng tại một lữ quán ở Ōsaka. Đệ tử của ông xin ông làm bài thơ từ thế, như truyền thống của các thiền sư Nhật Bản, để cáo biệt cõi đời trước lúc lâm chung, ông đáp: "thơ lúc bình sinh đã là bài từ thế rồi", và viết:

Tabi ni yande (Đau yếu giữa hành trình)
Yume wa kareno wo (Chỉ còn mộng tôi phiêu lãng)
Kake meguru (Trên những cánh đồng hoang)

Đặc điểm nghệ thuật
Giữa hai chiều không gian và thời gian, con người từ khi đến với cõi thế này đã phải chấp nhận sự hữu hạn của năm tháng, do vậy mà luôn ước ao tìm đến cõi vĩnh hằng. Những chuyến du hành của Matsuo Bashō như muốn bộc lộ khát khao phá vỡ đi sự câu thúc của chiều còn lại trong vũ trụ (thời gian) để tìm ra cho được sự rộng mở, khai phóng không gian tồn tại của bản thể và cái đẹp. Đời ông như một lữ khách trong thời gian, là những chuyến du hành không dứt, phản ánh qua các tập kỷ hành hay xoay quanh các thi tập phân theo bốn mùa. Ông yêu thích các thi nhân đời Đường và nhắc đến tứ thơ của họ trong các tác phẩm của ông. Ông chuộng Trang Tử và dựa trên nền triết học này mà đề ra thuyết "Bất dịch và lưu hành" trong thi ca của mình: thi nhân đi tìm những giá trị vĩnh hằng trong dòng biến động của vạn vật. Ông quan niệm tòng theo tạo hóa và quay trở về với tạo hóa, "tả thông thì học thông, tả trúc thì học trúc" và cho rằng trong đời chỉ có hai loại thơ: thơ tự nhiên dung hợp giữa thiên nhiên và nhân sinh còn thơ nhân tạo chỉ có kỹ thuật mà thiếu tấm lòng. Bashō đã từng bảo học thi pháp để rồi quên nó đi, đối với ông cái tình cần hơn sự chuốt vẽ chữ nghĩa.

Tin vào sự mẫn cảm của người nghệ sĩ, Bashō khuyên nên nắm bắt ngay ánh chớp loé ra từ sự vật trước khi nó tan biến đi trong tâm trí. Thơ cần nhẹ nhàng, đơn giản, trong sáng, gần với đời sống và thi nhân cần "nâng tâm hồn lên thành thơ để rồi quay trở về với đời thường”. Chính điều đó đã trở thành một trong những đặc trưng của thể thơ (haiku) do ông sáng tạo, một thể thơ mà tất cả những điều bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống như bụi cám, tôm cá, tiếng dế mèn, ngôi nhà dột, cây cột xiêu đổ, con sâu đang gặm hạt dẻ, chiếc mũ chiến lăn lóc trên cỏ, cây chuối trong giông bão v.v. đều có thể trở thành những đề tài hồn nhiên, dịu dàng và đầy sức sống của thơ. Có hai điều mang tính cách tân trong quan niệm thi ca của ông: không lặp lại chính mình và không theo khuôn mẫu người. Ông tự bảo mình "phải biết chán cái tôi của ngày hôm qua" và tự chế diễu thơ mình tựa như "lò sưởi trong mùa hạ và quạt trong mùa đông". Ông kêu gọi đừng bắt chước theo những thành tựu của các văn hào xưa mà chỉ nên truy tìm điều họ đã muốn đi tìm. Với tinh thần đó, dù đã có các trường phái haikai rất nổi tiếng trong thế kỷ 17 như Teimon (Trinh Môn) và Danrin (Đàm Lâm), Bashō vẫn tự lập nên một phong cách mới gọi là Shōfu (Tiêu Phong) trong đó chứa đựng những quan niệm nghệ thuật của riêng ông. Linh hồn thơ Shōfu chính là linh hồn của sabi (寂び, cái tịch liêu, tĩnh lặng) và karumi (軽み, nhẹ nhàng), mang âm điệu sâu thẳm của Thiền đạo và sắc màu tươi nhuận của thiên nhiên.


Ảnh hưởng
Thiên tài của Bashō ôm choàng những hiện tượng khác nhau của đời sống, do đó đã gây nên những ảnh hưởng sâu rộng về sau. Tương truyền, ông có đến 2000 đệ tử, và nổi danh nhất là 10 nhà thơ được gọi là Bashō Jitetsu (Ba Tiêu thập triết), đó là Etsujin, Hokushi, Joso, Kikaku, Kyorai, Kyoroku, Ransetsu, Shiko, Sanpu và Yaha. Các nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn hay hiện thực hậu sinh như Kobayashi Issa (1763-1827), Masaoka Shiki (1867-1902) đều có thể xem Bashō là bậc thầy của mình. Nhiều người đã hành hương theo bước đường phiêu lãng của Bashō ngày xưa.

Sang thế kỷ 20, Bashō lại càng trở thành một hình ảnh vĩ đại được tôn vinh của nền văn hóa Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu xem ông là nhà thơ huyền bí tương tự Blake và Wordsworth, số khác thấy ông đi trước chủ nghĩa tượng trưng của Pháp. Thể thơ haiku do ông hoàn thiện bằng thiên tài của mình đã trở thành thể thơ quốc tế, được nghiên cứu rộng rãi cả trong và ngoài Nhật Bản. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của thế giới còn sáng tác thể thơ này bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong đó có Paul Eluard của Pháp, Octavio Paz của Tây Ban Nha và George Seferis của Hy Lạp.


Đánh giá
Reginald Horace Blyth (1898-1964), tại trang 6 cuốn Japanese life and Character in Senryu (Hokuseido, Tokyo, 1960) khi nhìn nhận hiện tượng Bashō, đã viết bằng lời tôn vinh hết mực: Nước Nhật sinh ra cùng với Bashō vào năm 1644. Ông chính là người đã sáng tạo ra linh hồn của Nhật Bản.

Những tác phẩm chính1.Đông nhật (Fuyu no hi, 1684), 5 tập, viết chung với bạn thơ.
3.2.Nhật ký phơi thân đồng nội (Nozarashi kiko, dã sái kỷ hành, 1685)
4.Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ.
5.Nhật ký hành trình Kashima (Kashima kiko, 1687)
6.Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kubun, cập chi tiểu văn, 1688)
7.Nhật ký về thôn Sarashina (Sarashina kiko, 1688)
8.Lối lên miền Oku (Oku no hoshomichi, áo chi tế đạo, 1689)
9.Áo rơm cho khỉ (Sarumino, viên thoa, 1691)
10.Nhật ký Saga (Saga nikki, 1691).



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 21:20  

New Member
 
Join Date: 17-08-2007
Posts: 53
KL$: 505
Received 4 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A16 (2007-2010)

Giới thiệu với các anh chị và các bạn một vài bài thơ haiku do các bạn teen Việt sáng tác nhé. Tớ thấy các bài thơ này đã phần nào thể hiện được cái hồn, cái thần cần có ở haiku, chứ về luật này luật nọ thì không chuẩn lắm (có sao không nhỉ? ^^).

Cùng đọc nhé...


* Thơ của bạn Rya Rinchan:

Quote:
1. Chùm thơ 4 mùa:

- Dưới tán thu vàng
tôi chờ đợi
mùa thu năm ngoái

- Tiếng cuốc kêu
phía tán sầu đâu vọng lại
hay từ mùa hạ đã qua

- Đông qua rồi
tôi có chờ không
mùa xuân sắp về.

- Không nghe gió heo may
chỉ gặp ánh nến
lập loè trên giấy đỏ

Quote:
2. Một vài bài khác:

- Văng vẳng
tiếng nai lạc bầy
trong sương mờ chiều nay

- Sao không ngủ yên đi
đừng ngóng chờ gió nữa
ơi cỏ tím chiều nay

- Gió ngừng thổi rồi
mây ơi đừng chơi nữa
cho ta ngắm nhìn mi

- Gió ôm ấp
từng cụm hoa li ti
trên cành sữa mềm.

* Thơ của bạn Rio Lin:

Quote:
Một ngọn cỏ
Hai ngọn cỏ
Có một cánh đồng cỏ chạy đến tận chân trời

Một cánh hoa
Hai cánh hoa
Có một mùa hoa vừa khai sắp lạc

Một người
Hai người
Một đi về cánh đồng cỏ, một lạc vào mùa hoa

Link gốc: VN Comic Farm.
Cloudee is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 01-01-2009, 21:23  

New Member
 
Join Date: 17-08-2007
Posts: 53
KL$: 505
Received 4 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A16 (2007-2010)

Tiếp tục nhé! Lại là thơ của các bạn đến từ diễn đàn VN Comic Farm ^^.


* Thơ của bạn Ludodo Rikatoka:

Quote:
_làn thu buồn
đứng một mình
ngóng chờ ai

_dưới nấm mồ chôn
lặng lẽ hiu quặn
một cỗ quan tài

_chẳng còn gì đến lúc chia li
không nói gì lặng lẽ ra đi
một bóng hình in dấu

* Thơ của bạn Rya Rinchan:

Quote:
1 chút thơ tình:

- Những vỏ sò trên cát
là dấu hôn
sóng đã để lại

- Người tôi yêu
tự do như gió
không thể giữ chân.

- Cầu ô thước
đôi trai gái
khóc nghìn năm

- Hai cái cây song song
không bao giờ gặp được nhau
em và anh

Link gốc: http://vncomicfarm.com/index.php?showtopic=1750
Cloudee is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 03-01-2009, 21:55  

Senior Member
 
Join Date: 20-07-2008
Posts: 251
KL$: 1.007
Awarded 21 time(s)
Sent 33 thank(s)
Received 42 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A (1990-1993)

làn suơng sớm
Màu tóc ai
bạc trắng

Vách núi,
Ngọn cỏ đứng,...
Lưng chừng yêu!

Một sợi tóc,
Một nghìn năm
Một sợi tóc! Trắng...

Thể loại này sinh ra không phải dành cho mình



------------------------------
Tôi len vào vùng ký ức xa xôi.......Mong tìm lại những gì thân quen nhất......Không ........!Tôi sợ khi giật mình tỉnh giấc.....Tôi lại về với tất bật bon chen.....
Douno_242 is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 27-05-2009, 12:53  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Thơ haiku của lớp mình . Nhân dịp chia tay cô Nga
Mùa hè
Em yêu môn Hóa
Em yêu cô Nga quá
(C) by bạn Bí



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  

Re: Haiku_thể thơ truyền thống Nhật Bản
Old 14-06-2009, 17:24  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

Just about Haiku



SO SÁNH CHẤT THIỀN TRONG


THƠ HAIKU Ở NHẬT BẢN




VÀ THƠ MANG MÀU SẮC THIỀN TÔNG



Ở VIỆT NAM





Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Chung
Nguồn: http://www.hnue.edu.vn/TCKH/2005_2_02.pdf


I. Mở đầu

Haiku là một thể thơ ngắn cổ điển của Nhật Bản, có 17 âm tiết. Tên gốc của nó là bài hài. Khái niệm bài hài vốn bắt nguồn từ Trung Hoa, nó gần nghĩa với hài hước. Ban đầu ở Nhật Bản xuất hiện bài hài liên ca rất giống thơ liên cú cận thể của Trung Hoa. Từ thế kỉ XIV đến XVI, ở Nhật Bản, bài hài liên ca có hai trường phái: phái cổ điển, đề cao tính giải trí, tính giáo dục và phái đề cao tính tự do phóng khoáng của thể thơ này. Vào thế kỉ XVII, Basho đã kết hợp tính cổ điển của trường phái thứ nhất, tính tự do phóng khoáng của trường phái thứ hai, lược bỏ tính hài hước, đề cao tính nhàn tịch, phong nhã, khiến cho bài hài trở thành thể thơ có ý nghĩa trong đời sống nhân dân. Sau đó, bài hài trải qua những bước phát triển thăng trầm tại Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, người Nhật loại bỏ bài hài liên ca khỏi văn học, chỉ giữ lại phần phát cú trong liên cú và xem đó là một thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản với tên gọi là bài cú (haiku). Bài cú (haiku) áp dụng nhiều thủ pháp tượng trưng và so sánh, coi trọng tính hàm súc, phong nhã, tinh luyện của thơ ca [1, tr 178]. Ở Việt Nam, thơ mang màu sắc Thiền tông đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện như hình tượng con người, giọng điệu thơ. Trong bài báo này chúng tôi chủ yếu so sánh chất Thiền trong thơ mang màu sắc Phật giáo-Thiền tông ở Việt Nam với thơ haiku của Nhật Bản.





Haikai đã trở thành haiku như thế nào ?



Waka vốn là sản phẩm của văn chương cung đình và renga là hình thức thi ca khi người đời họp nhau lại tiêu khiển giết thời giờ. Lúc giới quí tộc đi đến chổ tàn tạ thì waka phải mặc một lớp áo mới. Vì động cơ sáng tác waka chỉ xoay quanh cái đẹp thuần túy ( nên lắm khi rơi vào sự giả tạo) và bỏ qua thực tế ( mà thực tế vốn bao gồm những cái xấu xa, khó coi) nên waka không được phổ biến rộng rãi. Sự gọn gàng rắn rỏi của thể thơ với 17 âm tiết là cách diễn đạt thích hợp với thời đại mới chứ không phải thể 31 âm tiết của waka còn quá nhiều tản mạn và mơ hồ. Ngoài ra, renga cần sự góp mặt của nhiều người, một đòi hỏi gây khó khăn cho việc sáng tác. Rốt cục, không những renga đứng đắn (thuộc ushin-ha hay phái hữu tâm) bị bỏ rơi, ngay cả haikai ( renga thuộc loại Mushin-ha hay phái vô tâm, có tính hài hước) cũng thế. Chỉ còn câu mở đầu có chữ nói về mùa của renga (liên ca) tức là hokku (phát cú) là còn được giữ lại để rồi sau đó, yếu tố mùa cũng đã phai nhạt đi. Trong haiku có câu một lần nhắc đến hai mùa, có câu không hề đả động tới mùa.
Khác với waka, mục đích của haiku không phải là vẻ đẹp mà là ý nghĩa, một ý nghĩa có chất thơ và gây được một xúc cảm nhè nhẹ.Trong khi waka chủ quan thì haiku khách quan hơn. Haiku lần đầu tiên được thấy dưới hình thức 5/7/5 nghĩa là 17 âm tiết khi ba câu đầu được cắt ra khỏi hai câu sau (7/7) của tanka (đoản ca tức là waka ngắn 31 âm tiết) là trong Tsukuba-shuu, (Trúc Ba Tập), một tác phẩm thế kỷ 14 do Nijô Yoshimoto (Nhị Điều, Lương Cơ, 1320-1388) soạn. Chữ haiku (bài cú) kết hợp bởi haikai (bài hài = thơ vui cười) và hokku (phát cú = câu khởi đầu) mà thành chứ còn dạng haikai nguyên thủy hay renku (liên cú ) thì nay đã mai một. Dĩ nhiên đó là chuyện xảy ra trước thời những nhà cải cách như Bashô...

Nguồn: http://chimviet.free.fr/vannhat/namt...83.htm#C01#C01






Đường thơ Haiku ở Nhật


Ở miền Bắc đảo Honshu của Nhật, cách thủ đô Tokyo 300km về phía

bắc có một đường rừng rất đẹp mà người Nhật gọi là “đường thơ haiku” hoặc “đường rừng phía bắc”.

Người Nhật và du khách rất thích đi bộ dọc con đường này vào mùa xuân để xem phong cảnh, nghe kể về thi sĩ Matsuo Basho (1644-1694), nghe đọc thơ và xem rừng cây thích (koyo) trổ lá vàng cam rực rỡ.

Con đường này bắt đầu từ ngoại ô thị trấn Matsushima ở phía đông, băng rừng tới ngoại ô thị trấn Kisakata ở phía tây dài độ 130km.



Du khách vừa đi vừa thăm viếng cảnh trí, nghe kể chuyện, đọc thơ haiku của các thi sĩ nổi tiếng như Taneda Santoka, Ueno Yasusshi, Masaoka Shiki...

Hoặc du khách có thể nghỉ đêm tại làng Naruko hoặc Shinjo trên con đường xuyên rừng này để thưởng thức món ăn địa phương, tắm nước nóng thiên nhiên, chép các bài thơ mà mình thích. Hầu hết người dân ở hai làng này đều thuộc thơ của Basho.

Dân làng Naruko và Shinjo đa số vẫn giữ tín ngưỡng “thần đạo” (shinto). Họ sống giản dị, ngay thẳng, chân thật, yêu thiên nhiên và đặc biệt là yêu thích thơ haiku.

Chẳng hạn bài thơ bất hủ sau đây của thi sĩ Kato Gyodai:

“Lá rơi

trên lá -

và mưa rơi trên mưa”

(đúng ra trong tiếng Nhật bài thơ này gồm 17 âm, theo thể haiku, dịch ra chỉ còn 9 âm).

Vừa đi trên con đường rừng đầy lá, dưới cơn mưa xuân nhẹ, du khách sẽ thấm thía ý nghĩa bài thơ này.

Cứ thế, đi qua hết con đường thơ haiku ta sẽ thuộc một số bài thơ trứ danh và tâm hồn mình chắc chắn có nhiều thay đổi. Vì vậy mà con đường thơ haiku rất nổi tiếng ở Nhật.



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.