30-06-2003, 02:37 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Topic này để mọi người post kinh nghiệm của mình, như là nếu lỡ máy bay thì phải làm gì, lần đầu đi đến nước khác phải làm gì, hay nếu mà là exchange student thì phải làm gì để kiếm được học bổng ở lại,... etc,... mong mọi người giúp đàn em mới chân ướt chân ráo đỡ bỡ ngỡ, và giúp những em sắp đi có cái nhìn đúng đắn về du học và những gì cần phải chuẩn bị cho chuyến đi
From: Lan Anh Chu Subject: Vietnamese Exchange Student 2003-2004 Club Hello Vietnamese Exchange Students 2003-2004. I am Chu Lan Anh. Just like any of you, I will be an exchange student in a month or two. Though we may participate in different cutural exchange programs, we certainly have a lot in common. Therefore, I wonder if we, 2003-2004 Vietnamese exchange students, should join in a club. My suggested name for the club is the Vietnamese Exchange Student 2003-2004 Club. It should work to strengthen the relationship among its members, helping each of us overcome the difficuties we may face when enrolling in this program. To tell you the truth, I havent had a detailed plan for this club. Yet, I believe such a club is practical and I’m looking forward to your support. We can start with a meeting in Hanoi. Suggested time is 9am Sunday 13th July. At this meeting, we are supposed to establish the organization of the club, to discuss about the preparation for the oncoming trip to the US, to share our visa interview experience with those who havent got it etc. As it’s necessary to know the approximate number of attenders before holding a meeting, could you please let me know if you are interested to come? You are always welcomed to email me at blue_bunny_86@yahoo.com. My home phone number is 04 5112721, but unfortunately I’m usually out these days. Please register before July 6th. Once I have gathered enough information, I will email all of you back, telling you the exactly meeting place and schedule. Also, if you would like to join this club but may not be able to come to the meeting, dont forget to leave a message. Please contact me if you have any suggestion for the success of the meeting as well as the success of our future club. For now, please forward this email to as many exchange students as you know. I believe this club will be interesting and useful for all of us. Hope to hear from you soon! Yours sincerely, Chu Lan Anh From: "Nguyen Kieu Trang" <trang_kieu_nguyen@yahoo.com> Subject: Some other details of the VES0304 Club Hi everyone, I'm Nguyen Kieu Trang. Some of you might have known me before, some not. Hereby I'm sending you an email from Chu Lan Anh. As Lanh, I will also be an exchange student in August. Lanh have told us quite clearly about her plan of establishing the VES (2K3-2K4) Club in her letter. And in my opinion, it's quite pratical a plan. However, I think a little more preparation for the club before our meeting in July would help. If you have any questions or comments about the club as well as our culture exchange program (such as school life, college application process, essay tips and more), please mail to VES0304@hotmail.com (We hope to be able to answer all of them in our meeting). You can also sign-in this box with the password ExchangeStudents to see if there is anything you know and would like to share with everyody, especially with him who has any query. This idea is a bit like a forum. Actually, this account would act like one until we have our club's official forum. By the way, if any of you is interested in the Club and be able to create and moderate our forum, you are then welcome to do so. We highly appriciate your help. In addition, if you have any worthy books or documents which you are willing to share, please bring it to our meeting (if you are able to come), send it to VES0304@hotmail.com or contact us. Thank you very much. Hope to see you soon, Kieu Trang. ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
01-07-2003, 15:48 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Đây là chương trình đi tự túc nhưng được miễn khá nhiều khoản: học phí, ăn ở.. Các công ty tư vấn du học đều có chương trình này: Vineco, Havetco, Vosa.. (Còn tôi thì đi theo Ceset ở 93 Bùi Thị Xuân nếu bạn muốn hỏi)..
Chương trình giao lưu văn hoá Mĩ chủ yếu dành cho HS lớp 11 (sang đó học lớp 12 rồi cố gắng câu 1 chiếc học bổng ĐH í mà).. Lớp 10 đi cũng được nhưng ít hơn.. Bạn muốn đi thì đến các công ty tìm hiểu đi.. Đăng kí bây giờ thì sẽ đi vào tháng 1/2004 (học 1 term) hoặc 8/2004 (học 1 academic year).. ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
02-07-2003, 05:39 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Mục đích cơ bản của chương trình này là giao lưu văn hoá nên nó mới dễ thế. Dân nhà mình cứ tham lam sang kiếm thêm học bổng thôi. Về nguyên tắc là mình sang giao lưu 1 năm xong về nhà học lại lớp 12 rùi thi ĐH. (phải xin trường bảo lưu kết quả trước khi đi thì mới quay về được nhá!)
Phí cứng của chương trình là khoảng $4200-$4300. Vé máy bay khoảng gần $2000. Cần mang thêm khoảng $2000 tiêu vặt, sách vở, ăn trưa.. Nói chung là gần 10 khìn đô... Mỗi exchange students sẽ được 1 host family tự nguyện nuôi mình trong 10 tháng nên miễn ăn ở (trừ 1 số trường hợp phải ăn trưa ở trường). Còn high school bên kia là free nên miễn học phí luôn. ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
08-07-2003, 11:23 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Hay đấy nhưng đi khó không ?Phải chứng minh tài chính không a?
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
10-07-2003, 11:08 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Nói chung là dễ. Chứng minh tài chính là khoản phụ. Cần lương của parents ổn định 1 chút (RĂng ko bít là cần ít nhất bao nhiêu nữa), đóng thuế đầy đủ, 1 sổ tiết kiệm 16-17 khìn đô..
Phần khó nhất là phỏng vấn xin visa. Nhiều người chết vì "nó" hỏi bằng chứng là mình sẽ quay về sau 10 tháng. ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
12-07-2003, 05:25 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Đã ra đi thì phải chấp nhận risk thui... Bít làm sao được. Sau 1 năm ở US chắc là khó mà học lớp 12 ở VN được. Chắc sẽ fải tìm đường vượt biên tiếp thôi, sang châu Âu chẳng hạn, hoặc là Úc, Sing..
------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
17-08-2003, 11:51 | |
God Member
Join Date: 14-02-2003
Posts: 735
KL$:
170
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2002-2005) Location: Một nơi xa lắm ...
|
Hihi ! Mọi người đi du học có vẻ nhiều nhỉ
Chỉ khổ thân cho những ai phải ở nhà như em đây Nhìn mọi người đi mà ngậm ngùi mình là người ở lại Mà chú Beck cứ lo xa , nếu chú giỏi như chú đã nói thì sang US kiểu gì cũng kiếm được học bổng thôi . Mọi người ah ! Đi theo chương trình giao lưu văn hoá rồi apply vào trường đại học thì chưa ai phải về VN cả ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
23-08-2003, 03:54 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Lời mở đầu :
KLnet thay đổi, 1 board mới được mở ra, nghe rất kêu: "Hải ngoại board". Nhưng mà vào xem thì mình chưa thấy có thông tin gì nhiều lắm. Vì vậy Pinocchio "mạn phép" mở ra topic này, và đặt ưu tiên luôn, để cung cấp những thông tin cần thiết về du học tới tất cả các bạn. Những bài trong topic này là Pinocchio đi thu thập được ở nhiều nguồn, và tập hợp lại cho thống nhất, để tiện theo dõi và tìm. Chắc chằn đi "thu nhặt" sẽ ko được 100% trọn vẹn và chính xác, nên có gì sai thì các anh chị đi trước và cả các bạn mới đi cùng đính chính hộ. Trong cái list các thành viên KLnet du học có khá nhiều nước, nếu có thông tin gì hay thì cũng đóng góp chia sẻ cho mọi người nhé. Đồng thời, các bạn có câu hỏi gì cũng đưa lên, chắc chắn mọi người sẽ tận tình giúp đỡ đấy. Đề nghị: Ko chit chat hay câu bài. Xin cám ơn. Danh sách tra cứu: 1, Du học Trung Quốc 2, Du học Australia 3, Du học Pháp 4, Du học Hà Lan 5, Du học Đức 6, Du học Mỹ (high school) 7, ... ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
23-08-2003, 04:10 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Trung Quốc
Hiện nay, giáo dục Trung Quốc được chia thành 3 cấp: Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục bậc cao. Giáo dục bậc cao: Giáo dục Cao đẳng và Đại học. Hiện nay hệ thống giáo dục CĐ và ĐH ở Trung Quốc bao gồm các bộ môn khoa học toàn diện, đa hình thức với thời gian học tập là 4 năm, cá biệt có một số trường học 5 năm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, các trường Đại học có tên tuổi ngày nay gồm ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa, ĐH Phúc Đán, ĐH Nam Khai, ĐH Nam Kinh. Tổng số lên tới 2210 trường Cao đẳng và Đại học (1054 là CĐ, 1156 là ĐH) với số sinh viên theo học tại các trường lên tới gần 7 triệu người. Tiếng Trung là ngôn ngữ của hơn một tỷ người trên thế giới hiện đang sử dụng. Tiếng Trung còn phổ biến ở nhiều nước do cộng đồng người Hoa đang sống ở khắp nơi trên thế giới. Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn bao giờ hết và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về văn hoá phương Đông. Trung Quốc là nước rất nhanh nhạy trong việc theo kịp xu hướng phát triển giáo dục trên toàn thế giới, trong đó có GD hệ tư thục. Từ năm 1992, Trung Quốc đã cho phép mở các trường tư thục, nhằm mở rộng cơ hội học tập cho thanh thiếu niên. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, vào năm 1998, Trung Quốc có khoảng hơn 20 000 trường tiểu học và trung học tư thục dưới nhiều hình thức khác nhau. Ưu đỉểm của du học Trung Quốc: Trong hai, ba năm nay, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam đi học tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Ngoài số sinh viên đi du học tự túc. Ưu điểm nổi bật của du học tại Trung Quốc là: 1, Học phí rẻ so với các nước khác. phí học ngoại ngữ từ 850 USD đến 1300USD đến 2500 USD/năm với thời gian trung bình 4 năm. Riêng ngành Y mà Trung Y là ưu thế nổi trội, thời gian học từ 5 - 6 năm với học phí 2200 - 2300 USD/năm. 2, Sinh hoạt phí, ăn, ở, đi lại tương tự ở Việt Nam. Tất cả các trường học của Trung Quốc đều có nhà ăn tập thể phục vụ học sinh rất chu đáo với giá rẻ - chỉ 50 USD/tháng là đủ để ăn 3 bữa/ngày. Chí phí giao thông công cộng rẻ. Y tế được đảm bảo. Tiền khám chữa bệnh so với một số nước Tây Âu rẻ hơn rất nhiều. 3, Rất gần với Việt Nam. Nếu chọn học tại các tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, bạn có thể đi tàu hoả tới nơi học. Các dịp nghỉ lễ, tết có thể về thăm nhà hoặc ngược lại cha mẹ học sinh dễ dàng sang thăm con, không tốn kém. 4, Đời sống xã hội, an ninh trật tự tốt. Việc quản lý học sinh của các trường Trung Quốc luôn được quan tâm. 5, Chất lượng đào tạo và khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp đang hé mở nhiều trỉên vọng. Với hơn 1 tỷ dân, bằng 1/5 dân số thế giới, trong tương lai gần chắc chắn Trung Quốc sẽ là một trong những quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới. 6, Thủ tục visa đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần chú ý rằng sinh viên nước ngoài không thể lao động để hỗ trợ thêm cho chi phí học tại Trung Quốc. Một số ngành học chuyên sâu, có thể du học ngay ở nước láng giềng với chất lượng đào tạo cao và đặc biệt chi phí rất rẻ, chỉ bằng 1/5 -1/10 so với các nước khác. Thủ tục đăng ký rất gọn nhẹ. Sau 2 tháng đăng ký, hoàn thành các thủ tục (khám sức khỏe + các phí dịch vụ - máy bay khoảng 400 USD) bạn có thể đặt chân đến Trung Quốc để học tập - nuôi dưỡng hoài bão cho tương lai của mình. Trong xu thế hội nhập và hợp tác với Trung Quốc trên nhiều mặt, du học ở Trung Quốc sau khi ra trường có cơ hội làm việc cao và đúng chuyên môn. Việc mở rộng môi trường kinh doanh cũng có nhiều triển vọng. 3 trường Đại học của Trung Quốc đã được ký kết sau khi Bộ trưởng GD-ĐT Việt Nam ở thăm Trung Quốc trở về (4-2000) là Trường Đại học Sư phạm Quế Lâm - một trường có truyền thống hơn 100 năm và là một trong những địa chỉ đào tạo "sừng sỏ" ở Trung Quốc, đặc biệt là các ngành Hán ngữ, Văn hoá nghệ thuật, múa, đạo diễn.. thể dục thể thao (trước đây Sở thể dục thể thao Việt Nam cũng đưa nhiều học viên sang học wushu ở đây). Trường thứ hai là Đại học Dân tộc Quảng Tây với một số ngành phát triển rất mạnh như Y học cổ truyền, Châm cứu, Phẫu thuật, Vật lý trị liệu... Thứ Ba là Học viện dân tộc Nam Kinh với các ngành như Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Nông sinh y, Luật, Lịch sử, Vật lý, Tin học... Và bước đầu đã đặt mối quan hệ với Đại học ngôn ngữ và văn hoá Bắc Kinh. Các trường này gần với biên giới Việt Nam, đi máy bay chỉ mất một tiếng, đi tàu hoả cũng chỉ sáng đi chiều đến - rất thuận lợi về mặt địa lý. Học ở đây bạn có thể về nghỉ hè, nghỉ Tết thăm gia đình hoặc người thân sang thăm cũng rất dễ đàng không mấy tốn kém. Đây lại là những nơi trước đây có rất nhiều học viên và cán bộ Việt Nam sang theo học và nghiên cứu, tình cảm của họ dành cho người Việt Nam cũng rất trìu mến. Thậm chí ở trường Đại học Nam Ninh còn có khoa tiếng Việt và nhiều thầy giáo người Việt Nam giảng dạy. Quan trọng hơn, học phí ở các trường Đại học này rất rẻ nếu so với các nước Âu - Mỹ và đối với học sinh sinh viên Việt Nam lại còn được ưu đãi. Để du học ở Úc, bạn phải mất từ 7000-8000 USD/năm cộng 2/3 số tiền đó để ăn ở, ở Mỹ còn cao hơn (từ 10.000 - 18.000 USD/năm) thì ở các trường, Đại học Trung Quốc nói trên chí bằng 1/5 - 1/10. Cụ thể ở trường Học viện Dân tộc Nam Ninh học phí chỉ 1200 USD/ năm (học + ở), Đại học Sư phạm Quế Lâm 1300 USD/năm học phí + 300 USD ở Ký túc xá, Đại học Dân tộc Quảng Tây có cao hơn: 2200 usd/năm, nhưng đây là giá được ưu đãi của sinh viên Việt Nam so với sinh viên nước ngoài phải đóng là 2800 Usd/năm. Tức là số tiền để học ở Trung Quốc không cao lắm so với ở Việt Nam và đặc biệt không phải đóng một khoản tiền trước cho cả năm học như du học ở các nước Âu - Mỹ mà có thể đóng từng tháng một. Điều kiện để du học ở Trung Quốc cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tốt nghiệp THPT với số điểm trên 5,0 độ tuổi học (dưới 25 tuổi) và có trình độ Trung văn đạt qui định tối thiểu (thi được 3 điểm HSK - điểm chuẩn của Trung Quốc mới được vào học - hoặc nếu chưa có trình độ tiếng Trung - bạn phải sang Trung Quốc học một năm để đạt trình độ có thể nghe giảng được). Các trường đại học của cũng không hạn chế số lượng SV du học và một năm có 2 kỳ tiếp nhận học sinh - SV đăng ký vào học. Thủ tục đăng ký rất gọn nhẹ. Sau 2 tháng đăng ký, hoàn thành các thủ tục (khám sức khỏe + các phí dịch vụ - máy bay khoảng 400 USD) bạn có thể đặt chân đến Trung Quốc để học tập - nuôi dưỡng hoài bão cho tương lai của mình. Chỉ xin nói thêm một điều: học tập ở Trung Quốc bạn tuyệt đối không được làm thêm một việc gì. Việc quản lý cũng rất chặt chẽ, toàn bộ sinh viên đều phải ở KTX, các tệ nạn xã hội hầu như không có trên giảng đường. Môi trường và cơ sở vật chất cho việc học tập rất tốt và được chính phủ Trung Quốc đầu tư cao. Việc đào tạo ở Trung Quốc cũng, đang áp dụng phương hướng của Tây Âu: đầu vào đại học rất dễ nhưng trong quá trình học sự sàng lọc rất cao - nếu chỉ có "du" mà không có "học" bạn lập tức sẽ bị "ao" ngay. Nguồn: SVVN và AIT -------------------------- ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
23-08-2003, 04:18 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Australia
Úc là một xứ sở xinh đẹp và là nơi học tập lý tưởng cho du học sinh, với các đặc điểm: * Nền giáo dục chất lượng cao và bằng cấp quốc tế được công nhận khắp thế giới. * Các khoá học đa dạng * Môi trường sống an toàn, thân thiện * Xã hội đa văn hoá, không phân biệt chủng tộc * Học phí và chi phí sinh hoạt vừa phải * Cơ hội làm thêm ngoài giờ học. Hệ thống giáo dục Úc: Các trường Úc giảng dạy theo chuẩn mực quốc tế, phát huy sự thông minh nhạy bén, khả năng giao tiếp xã hội, năng khiếu nghệ thuật và năng lực làm việc hiệu quả của học sinh. Dự bị đại học 1 năm tại Úc là chương trình chuẩn bị cho năm 1 đại học, được rất nhiều học sinh đăng kí học sau khi tốt nghiệp trung học tại Việt Nam. Một số học sinh tại Việt Nam sau khi hoàn tất trung học không đăng kí học dự bị đại học mà tham gia các trương trình cao đẳng 2 năm tại Úc nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp và khi có bằng cao đẳng có thể học tiếp đại học với các học phần được miễn giảm. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam hoặc tại Úc, sinh viên có thể tiếp tục xin học cao học ở các bậc đào tạo như trong bảng. Đặc biệt, hầu hết học sinh Việt Nam khi mới sang Úc đều tham gia một khoá học Anh ngữ trước khi nhập học chính khoá. Chọn trường học tại Úc: Úc có hệ thống trường học rộng lớn do chính phủ hoặc tư nhân thành lập. Riêng khối trường đại học bao gồm 39 trường ở khắp các tiểu bang, trong đó có 37 trường công. Khi trọn ttrường học, du học sinh nên lưu ý các yếu tố sau để đạt mục đích học tập của mình: * Học lực và trình độ Anh ngữ đáp ứng được yêu cầu xét tuyển của trường * Mục tiêu nghề nghiệp * Học phí và chi phí sinh hoạt * Địa điểm thuận tiện đi lại. Các tiêu chuẩn để sang Úc du học * Đăng ký học toàn thời gian tại Úc * Trình độ văn hoá phù hợp với khoá học đăng kí * Trình độ Anh ngữ tốt (đạt điểm IELTS tối thiểu) * Sức khoẻ tốt, không vi phạm luật pháp * Khả năng tài chính đủ để chi trả mọi chi phí học tập * Du học với nguyện vọng thật sự, không vì bất kỳ mục đích nào khác. Đời sống tại Úc: Con người: Úc hơn 18 triệu dân, thuộc nhiều chủng tộc khác nhau và đến từ nhiều quốc gia. Những người dân Úc thân thiện và cởi mở đã khiến đất nước này trở thành một trong những địa điểm du lịch an toàn và thú vị nhất đối với khách quốc tế. Chính phủ: Chính phủ Úc điều hành theo hệ thống liên bang, với thủ đô đặt tại thành phố Canberra. Úc có tất cả 6 tiểu bang và 2 lãnh thổ. Chính phủ liên bang do Thủ tướng đứng đầu và các chính phủ tiểu bang do các Thống đốc tiểu bang chịu trách nhiệm. Khí hậu: Khí hậu ở Úc ấm hơn Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt phía Bắc có thời tiết nóng ẩm và tương tự vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Nhiệt độ tháng giêng (giữa hè) ở Queensland, Northern Territory và Western Australia trung bình khoảng 29C vào ban ngày và 20C vào ban đêm, còn nhiệt độ tháng bảy (giữa đông) ban ngày Úc khoảng 22C và ban đêm 10C. Ở New South Wales, Victoria, Tasmania và South Australia, vào tháng Giêng nhiệt độ trung bình ban ngày là 26C và ban đêm là 16C, còn tháng bảy là 15C ban ngày và 7C ban đêm. Chỗ ở: Du học sinh thường ở với gia đình người địa phương (homestay) khi míư sang, và sau đó chuyển vào ở dạng căn hộ (flat), nhà thuê (shared house) hoặc ký túc xá (student residence). nếu du học sinh khong ở cùng thân nhân, trường học và IDP Education Australia sẽ giúp đặt chỗ ở theo nhu cầu. Các bước đăng ký du học Úc: 1. Học sinh (HS) mang giấy tờ về học lực (bằng cấp bảng điểm), về khả năng tài chính của gia đình (sổ tiết kiệm, giấy phép kinh doanh, giấy thuế, chủ quyền bất động sản...) và địa chỉ thân nhân tại Úc (nếu có) đến văn phòng IDP ducation Australia để được hướng dẫn: * Xem xét khả năng bảo lãnh tài chính * Đăng ký kiểm tra sơ bộ trình độ Anh ngữ hàng tuần * Đăng ký học luyện thi IELTS, nếu khả năng Anh ngữ còn yếu so với yêu cầu về IELTS * Chọn ngành nghề, trường và khoá học phù hợp * Đăng ký thi IELTS vào thời điểm thích hợp 2. IDP gởi hồ sơ gi danh học của học sinh sang Úc 3. Nộp hồ sơ xin hộ chiếu phổ thông (nếu chưa có) 4. Nộp hồ sơ xin visa du học Úc 5. HS dự phỏng vấn với nhân viên của văn phòng Visa Úc khi có yêu cầu 6. HS khám sức khoẻ khi hồ sơ xin visa thành công 7. Sắp xếp chỗ ăn ở, đóng tiền học, bảo hiểm y tế, tiền thuê chõ ở, mua vé máy bay, nhận visa, passport và chuẩn bị hành lý lên đường 8. Toàn bộ thủ tục hoàn tất trong khoảng 12 tuần. Chi phí: Dịch vụ tư vấn của IDP là hoàn toàn miễn phí. Các khoản học sinh phải trả trước khi đi là các chi phí thực tế cho các cơ quan quản lý. Thủ tục dưới 800 đô la Mỹ, bao gồm: * Chi phí dịch thuật * Xin visa vào Úc * Khám sức khoẻ * Vé máy bay một chiều đến Úc * Xin hộ chiếu du học Học phí toàn bộ chương trình tiêng anh và một học kỳ chính khoá phí ghi danh và bảo hiểm sức khoẻ. Đến Úc học sinh sẽ tự chi trả chi phí sinh hoạt và các khoản tièn học tiếp theo. Trung bình trong một năm du học sinh cần 8.000 - 12.000đô la Úc để ăn ở, đi lại và mua sắm. BẠN CÓ BIẾT? 1. Trường đại học nào là trường tốt nhất ở Úc và trường nào nổi tiếng? Không có sự xếp hạng chính thức nào cho các trường đại học của úc. Mỗi trường đại học có thế mạnh riêng. 2. Làm thế nào để chọn trường? Điều này phụ thuộc vào bằng cấp, kết quả học tập của bạn và khoá học bạn muốn xin học tại Úc vì mỗi trường và mỗi khoá học có điều kiện nhập học khác nhau. 3. Bằng cấp của Úc được công nhận như thế nào? Tất cả các bằng cấp Úc đều do Luật Quốc hội Úc chuẩn y. Vì vậy, bằng cấp của các trườngđại học Úc đều có giá trị như nhau. Riêng các bằng cấp của các khoá học mang tính chuyên môn cao như Kế toán, Kiến trúc, Xây dựng, Kỹ sư, Nha, Y Dược và Luật cần được sự công nhận của các cơ quan chuyên môn trước khi sinh viên tốt nghiệp có thể hành nghề tại Úc. 4. Học phí tại Úc là bao nhiêu (tính bằng AUD)? * Anh ngữ: 2.200 - 2.900 / 10 tuần * Cao đẳng: 8.000 - 10.000 / năm * Đại học: - Ngành kinh tế, xã hội: 10.000 - 13.000 / năm - Ngành khoa học, kỹ thuật: 12.000 - 16.000 / năm * Cao học: - Ngành kinh tế, xã hội: 13.000 - 16.000 / năm - Ngành khoa học, kỹ thuật: 16.000 - 25.000 / năm 5. Ưu điểm nổi bật của phương pháp giáo dục Úc là gì? Phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tư duy độc lập và suy luận mang tính phê phán, trang bị cho học sinh khả năng làm việc độc lập và hiệu quả. Nguồn: ĐSQ Australia tại Hà Nội và IDP Vietnam. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
23-08-2003, 04:30 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Pháp
Theo ĐSQ Pháp, có khoảng 150 hiệp định hợp tác về giáo dục đã được ký kết giữa các cơ sở đào tạo sau THPT của Pháp và Việt Nam. Hiện Pháp đang đứng thứ 3 trong những nước mà sinh viên Việt Nam chọn để học tập với khoảng 1.600 người hàng năm. Chương trình giáo dục 3/5/8: Tại Pháp hiện có hơn 3.000 cơ sở đào tạo, trong đó có 90 trường ĐH, 240 trường đào tạo kỹ sư, 230 trường thương mại và 2.000 trường nghệ thuật, kiến trúc, y dược. Trong hệ thống đào tạo của nước này, hệ đào tạo dài hạn được chia thành ba giai đoạn với các văn bằng: DEUG, DEUST (bằng đại cương, giai đoạn 1: 2 năm), Licence (bằng Cử nhân, năm thứ nhất giai đoạn 2), Maitrise (bằng Cao học, năm thứ hai, giai đoạn 2), DESS (bằng chuyên sâu, giai đoạn 3 hệ thực hành: 1 năm), DEA và Doctorat (bằng chuyên sâu và tiến sỹ, giai đoạn 3 hệ nghiên cứu, ít nhất 4 năm). Tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp các bằng BTS (trung cấp kỹ thuật) hoặc DUT (cao đẳng kỹ thuật) với 2 năm đào tạo và 1 – 2 tháng thực tập. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đi làm ngay hoặc tiếp tục học vào năm thứ 3 hệ dài hạn, đặc biệt là sinh viên có bằng DUT vì chương trình đào tạo này tương đối gần với hệ đại cương. Học phí của hệ ngắn hạn khoảng 300 USD/năm tại các trường quốc lập và có thể lên tới 3.000 USD tại các trường dân lập. Hiện nay, để tiến tới thống nhất hoá hệ thống đào tạo châu Âu, Bộ GD Pháp đang tiến hành một cuộc cải cách có tên gọi “cải cách giáo dục 3/5/8”. Có nghĩa là sẽ thành lập các trường với việc thành lập các bằng: Grade Licence và Grade Master cho các trình độ năm thứ 3 và năm thứ 5 ĐH. Như vậy, hệ đào tạo dài hạn sẽ chỉ còn ba bằng cấp chính: bằng cử nhân (Grade Licence – trình độ 3 năm sau THPT), bằng Cao học (Grade Maser – trình độ 5 năm sau THPT) và bằng tiến sỹ (Doctorat – trình độ 8 năm sau THPT). Học quốc lập: Nhà nước gánh nhiều chi phí Đối với những khoá học lấy bằng quốc gia, nhà nước Pháp chịu phần lớn phí đào tạo và quy định mức lệ phí đăng ký hàng năm mà sinh viên phải đóng. Thông thường, sinh viên các khoá học ĐH quốc lập phải đóng từ 120 Euro (nếu lấy bằng quốc gia tại trường ĐH) đến 230 Euro (bằng chuyên ngành tại trường ĐH) tuỳ theo loại khoá học. Phí ghi danh trong một trường kỹ sư quốc lập là khoảng 600 Euro một năm. Học phí ghi trong các trường tư thục là do chính trường quy định, thông thường là từ 5.000 đến 10.000 Euro một năm. Ngoài phí ghi danh, cần phải tính đến bảo hiểm xã hội bắt buộc, chi phí ăn ở và đi lại. Theo ước tính, khoản tối thiểu dành cho việc này là 615 Euro một tháng. Đặc biệt, chi phí cho sinh hoạt ở Paris đắt hơn ở các thành phố khác, đặc biệt là nhà ở có thể đắt gấp đôi và rất khó tìm. Do vậy, nêu không có người quen đảm bảo chỗ ở tại Paris thì không nên chọn thành phố này cho năm học đầu tiên. Đăng ký trước tháng 4 hàng năm: Muốn vào năm thứ nhất giai đoạn đại cương của các trường ĐH, các trường Y dược, kiến trúc, thí sinh đều phải theo quy định bắt buộc của Đại sứ Pháp với kỳ thi kiểm tra tiếng Pháp vào khoảng giữa tháng 11 đến giữa tháng 1 hàng năm cho khoá học bắt đầu vào tháng 9, 10. Việc đăng ký vào các chương trình khác sẽ kết thúc trước ngày 30/4 hàng năm cho khoá học tháng 9, 10. Thủ tục đăng ký vào ĐH giai đoạn 1: Từ 15/12 đến 31/1: xin hồ sơ, điền rồi nộp với đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho các Phòng văn hoá của ĐSQ Pháp tại Việt Nam. Trong tháng hai, thí sinh sẽ được gọi đến thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp. Thí sinh sẽ được miễn nếu như đã có chứng chỉ DALF hoặc là học sinh của một lớp song ngữ tiếng Pháp. Sau đó, ĐSQ sẽ gửi hồ sơ kèm theo bài thi tiếng Pháp đến các trường đã chọn. Khi làm thủ tục nhập học, bạn sẽ phải trình bằng tốt nghiệp THPT và giấy gọi của một trường ĐH Việt Nam trong chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành đã đăng ký. Thí sinh có thể đăng ký trực tiếp với trường học nếu thuộc một trong những trường hợp sau: đã từng ghi danh vào một trường ĐH, CĐ hay trung cấp tại Pháp; là sinh viên thuộc diện học bổng của chính phủ Pháp, chính phủ Việt Nam hay một tổ chức quốc tế; đi học trong khuôn khổ một chương trình hợp tác giữa các trường ĐH; bố mẹ là nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Pháp. Thông tin tham khảo về hệ thống giáo dục Pháp có thể xem tại các website: www.onisep.fr www.education.gour.fr www.diplomatie.fr www.edufrance.fr www.ambafrance-vn.org Bạn có thể tìm các thông tin cụ thể tại: Phòng du học, Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp, 42, Yết Kiêu, Hà Nội. Tel: 04.9822970 Các điều kiện và thủ tục: Hồ sơ dự tuyển: (bằng tiếng Pháp) - Một bản sao kết quả học tập và nhận xét của các lớp 10, 11, 12 - Một bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc ĐH - Một bản sao khai sinh - Một sơ yếu lý lịch đánh máy - Một thư xin học ghi rõ chuyên ngành chọn học - Một bản đăng ký tuyển sinh theo mẫu - Một thư giới thiệu của giáo viên phụ trách Ngoài ra, cần nộp cho nơi đăng ký thi tuyển một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương. Nguồn: VietNamNet ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
23-08-2003, 04:38 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Hà Lan
Hà Lan - Nơi tuổi trẻ Việt Nam đang lựa chọn để du học bằng tiếng Anh Hà Lan là một trong các trung tâm quan trọng về kinh tế, thương mại và văn hoá của châu Âu, xứ sở của hoa Tulip, cối xay gió và những câu chuyện cổ tích cuốn hút bao người. Du học tại Hà Lan giúp bạn có cơ hội tiếp cận với một nền giáo dục hiện đại, có uy tín trên thế giới. Nhờ các mối liên kết của các trường đại học Hà Lan với các trường đại học nổi tiếng thế giới, du học Hà Lan còn là một cơ hội tốt cho bạn có thể đi thực tập, chuyển đổi và nghiên cứu ở một nước thứ ba. Hà Lan nổi tiếng với đào tạo ở bậc cao gồm đại học và sau đại học với nhiều chuyên ngành phong phú và đa dạng bằng tiếng Anh như: Kinh tế, Luật, Ngoại Giao, Báo chí, Quản lý dịch vụ thông tin, Quản lý du lịch - khách sạn, Công nghệ sinh học, Hoá dầu, Điện - điện tử, Công nghệ thông tin, Môi trường, Quy hoạch đô thị, Xây dựng, Nha khoa, Vật lý trị liệu, Sức khoẻ cộng đồng, Dược. Thời gian khai giảng : Khai giảng: tháng 2 và tháng 9 hàng năm. Thời gian nhận hồ sơ và kiểm tra tiếng Anh: để nhận vào khoá dự bị tiếng Anh, vào đại học và sau đại học: tháng 11 và tháng 5 Hồ sơ làm thủ tục và điều kiện nhập học: * Chứng chỉ tiếng Anh đạt 550 TOEFL hoặc 6.0 IELTS * Chương trình sau đại học: Cần có bằng tốt ngiệp đại học cùng chuyên ngành hoặc chuyên ngành có liên quan . Trong một số trường hợp cần kinh nghiệm chuyên môn. * Chương trình đại học: bằng tốt nghiệp phổ thông trung học * Có đủ điều kiện sức khoẻ để học tập * Hộ chiếu * Giấy Khai sinh * Bằng Tốt nghiệp * Học bạ/Bảng điểm * Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản. * Bản sao Hộ khẩu có công chứng. * 10 ảnh 4 x 6 cm. * Các tài liệu chứng minh về khả năng tài chính của sinh viên. (Tất cả các giấy tờ trên đều phải dịch và công chứng sang tiếng Anh) Chi phí: * Học phí cho các khoá đại học: 1 300 – 6 500 USD/ năm * Học phí cho các khoá cao học: 13 000 – 20 000 USD/ năm * Tiền ăn và nhà ở mức tối thiểu: 4 800 – 6 000 USD/ năm Nguồn: Công ty AIT ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
27-08-2003, 03:15 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Đi giao lưu văn hoá xong đứa nào chẳng phải về VN Nhưng không ai ở lại cả, vì ở lại VN là móm luôn. Học lại 1 năm lớp 12 thì kiến thức các năm trước rơi rụng lả tả rồi còn đâu, trượt ĐH là cái chắc (trừ phi sang US chọn đúng 3 môn khối A/B lớp advanced, chắc chẳng ai như thế nhểy!). Cho nên mọi người đều tìm đường xuất ngoại hết. Lúc đấy mà có fải sàng Lào hay Campuchia chắc cũng đi đấy.. :"> Có ai bít gì về học đại học ở Canada không? Hình như các trường Canada rất ki bo về financial aid? Tks! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
09-09-2003, 04:14 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Đức
Lý do chọn nước Ðức để du học: Việc quyết định đi lưu học một thời gian họăc đi du học cả khoá học ở nước ngoài cần thiết phải cân nhắc kỹ những điểm sau: Bạn có thích đất nước ấy không? Liệu sống ở đó có thú vị không? Tiếng Ðức có được sử dụng tiếp tục sau này không? Ðiều kiện học tập và nghiên cứu ở đây như thế nào? ở đây có những ngành học mà Bạn yêu thích không? Bạn có đủ điều kiện để đến đó học tập hoặc nghiên cứu không? Bạn có quan tâm đến nền văn hoá và lịch sử của đất nước ấy không? Bạn có thể làm gì ở đó trong thời gian rảnh rỗi? Những câu hỏi như vậy chắc chắn là không có giới hạn. Tuy nhiên, một số câu trong những câu hỏi trên, đã có sẵn lời giải đáp: Nước Ðức giới thiệu một hệ thống các trường Ðại học dày đặc mà hầu như không nước nào trên thế giới có thể so sánh được. Cán bộ giảng dạy có trình độ cao và chương trình đào tạo rất đa dạng. Nhà nước Ðức bảo vệ và dành quyền tự do cho việc nghiên cứu và giảng dạy, tạo điều kiện cho học viên được tự do nghiên cứu và tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên nước ngoài, càng ngày càng có nhiều các khoá học quốc tế được giảng bằng tiếng Anh và bằng tốt nghiệp được thế giới công nhận. Học tập và nghiên cứu ở Ðức không phải trả tiền học phí, kể cảđối với sinh viên nước ngoài, điều này tuân thủ theo nguyên tắc là cơ hội dành đều cho mọi người. Các chi phí cho cuộc sống được giảm nhẹ nhờ một loạt những hỗ trợ hợp lý cho sinh viên, thí dụ như: Có nhà ăn cho sinh viên và ký túc xá dành riêng cho sinh viên. Nhờ có sự ưu tiên trong tuyển chọn, cho nên cơ hội để sinh viên nước ngoài đến học tập tại các trường Ðại học Ðức theo đúng trình độ của mình là tương đối lớn. Nước Ðức là nước có nền kinh tế và một hệ thống giáo dục Ðại học hoạt động rất có hiệu quả, không những chỉ đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, mà còn rất chú trọng về mặt luân lí và đạo đức. Lịch sử của Ðức rất hấp dẫn và ghi dấu ấn ở khắp mọi nơi; đất nước có phong cảnh đa dạng, phong phú và đặc biệt có một nền văn hoá vào loại độc đáo nhất châu Âu. Tiếng Ðức là tiếng mẹ đẻ của khoảng 100 triệu người ở Tây Âu. Ngôn ngữ này có liên quan mật thiết với tiếng Hà Lan, tiếng Ðan Mạch, tiếng Thuỵ Ðiển, tiếng Fla Măng và tiếng Na Uy. Nhờ có vị trí quan trọng của nền kinh tế Ðức cũng như sự hiện diện ngày càng nhiều và mang tính toàn cầu của các doanh nghiệp Ðức, tiếng Ðức đã trở thành một ngôn ngữ có vị thế nhất định trên trường quốc tế. Bên cạnh những hoạt động giải trí nhiều mặt do nhà trường tổ chức, sinh viên còn có rất nhiều các điều kiện để tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá và sinh hoạt xã hội, phù hợp với sở thích của từng người. Tất cả nằm ở trong tay Bạn, và có rất nhiều lí do để Bạn muốn đến học tập tại nước Ðức. Hãy chọn nước Ðức - Sự lựa chọn thứ nhất cho việc học tập và nghiên cứu của Bạn, một đất nước có chất lượng cuộc sống cao và rất hiếu khách. Ngành Ðại học Ðức: Trường Ðại học lâu đời nhất của Ðức hiện nay là trường Ðại học Tổng hợp Ruprecht-Karls ở Heideberg, được thành lập năm 1386. Ngày nay nước Ðức có tới trên 300 trường Ðại học, tạo điều kiện cho gần hai triệu sinh viên, nghiên cứu và ging dạy với trình độ cao nhất ở hầu hết các lĩnh vực chuyên môn của 400 chuyên ngành khác nhau. Năm 1995 đã có tới 158.000 sinh viên nước ngoài đăng ký học tại các trường Ðại học Ðức và chính phủ Ðức mong muốn con số này sẽ ngày càng được tăng thêm. Thông qua việc trao đổi trên mọi lĩnh vực - nhân văn, văn hoá và khoa học - cuộc sống của mọi người sẽ trở nên phong phú hơn. Việc nguyên tắc "Tự do nghiên cứu và giảng dạy", các trường Ðại học Ðức đã hoàn toàn có quyền trong việc tự quản lí, mặc dù họ được nhà nước tài trợ kinh phí. Họ được phép xây dựng các quy chế cũng như quy định, bầu ra bộ máy quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường. Tại các trường Ðại học Ðức, mục tiêu đào tạo của nhà trường đối với sinh viên là độc lập suy nghĩ, học tập và làm việc trên cơ sở nội quy, quy chế của trường. Sinh viên có nhiều khả năng trong việc lựa chọn ngành học và tự tổ chức lo liệu việc học tập của mình. Quy chế học tập và thi cử được xây dựng trên cơ sở tổng thể, phù hợp với từng sinh viên về mặt nội dung cũng như quá trình thực hiện các quy chế này. Sinh viên phải tự xác định được động cơ học tập của mình và có toàn quyền nghiên cứu theo hướng mình đã dự định. Có rất nhiều phòng Tư vấn của sinh viên được thành lập, cũng như các phòng tư vấn do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ tư vấn cho sinh viên về mọi mặt. Các loại hình Ðại học ở Ðức: Hai loại hình đào tạo khác nhau được xây dựng ở Ðức: Các trường Ðại học Tổng hợp viết là Universitaeten hoàn toàn tương đương với tên gọi là Hochschulen . Với loại trường này thì nguyên tắc về " Sự thống nhất trong nghiên cứu và ging dạy" luôn được tuân thủ. Từ trước đến nay loại trường này vẫn đóng vai trò nòng cột của ngành Ðại học Ðức. Các trường Ðại học thực hành (chuyên ngành) chương trình đào tạo được định hướng theo thực tiễn, trau dồi kiến thức nghề nghiệp. Các trường này ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo mọi người. Do chương trình đào tạo được tổ chức, sấp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn, song khả năng lựa chọn ngành nghề cũng ít hơn. Các ngành nghệ thuật tạo hình và âm nhạc phần lớn được đào tạo tại các trường đại học đặc biệt, tại đây chỉ đào tạo riêng những lĩnh vực này. Trong những năm vừa qua một loạt các trường Ðại học dân lập đã được thành lập. Khác với các trường Quốc lập, tại các trường Ðại học dân lập sinh viên phải trả kinh phí đào tạo. Học tập tại các trường Ðại học Tổng hợp: Một khoá đại học đại học hoàn chỉnh thông thường kéo dài từ 8 đến 12 học kỳ, bao gồm hai phần : phần học cơ sở và phần học chuyên ngành. Sau khi bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Văn bằng này là sự xác nhận trình độ nghề nghiệp theo các ngành chuyên môn đã học, ví dụ: Bằng Diplom: Cấp cho sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học tự nhiên, các ngành khoa học kỹ thuật, các ngành khoa học kinh tế và khoa học xã hội cũng như các ngành mỹ thuật. Theo quy định, bằng tốt nghiệp được đánh giá thông qua luận văn tốt nghiệp dưới dạng tóm tắt các kiến thức khoa học chuyên ngành đã được học mang tính khoa học tổng quát cùng với kết quả của các kỳ thi viết cũng như vấn đáp. Bằng Magister Artium (MA): Là bằng tốt nghiệp cấp cho các chuyên ngành khoa học nhân văn. Việc đánh giá cũng dựa trên cơ sở của một luận văn tốt nghiệp, tóm tắt các vắn đề mang tính khoa học tổng quát cùng với kết quả của các kỳ thi viết cũng như vấn đáp. Học tập tại các trường Ðại học thực hành Việc học tập tại các trường Ðại học thực hành cũng được sắp xếp thành hai giai đoạn, giai đoạn học cơ bản và giai đoạn học chuyên môn. Theo quy định cũng như căn cứ vào thời gian đào tạo, kết cấu và nội dung các môn học, khoá học được thực hiện trong 8 học kỳ. Khác với các trường Ðại học tổng hợp, việc đào tạo được định hướng theo nghiên cứu - thời gian của c khoá học ít bị thay đổi. Các trường Ðại học thực hành sẽ thực hiện hai trong tám học kỳ là các học kỳ thực tập trong lĩnh vực kinh tế hoặc quản lý. Phần đào tạo thực hành là một bộ phận cấu thành bất di bất dịch trong chương trình giảng dạy của các trường này. Bằng tốt nghiệp của các trường Ðại học thực hành được ghi là "Diplom- FH" có nghĩa là "Diplom-Ðại học hệ thực hành" để phân biệt với bằng Diplom của các trường Ðại học tổng hợp và các trường Ðại học kỹ thuật. Các ngành Kỹ thuật, Tin học, Kinh tế, Xã hội, Mỹ thuật công nghiệp và Nông nghiệp là các ngành được đào tạo tại các trường Ðại học thực hành. Tại đây ngày càng có nhiều các chương trình đào tạo Quốc tế được đưa vào, nó phù hợp với việc bổ xung kiến thức cho sinh viên và kết thúc khoá học, họ có thể được nhận bằng tốt nghiệp bằng Bachelor và Master. Hệ thống Ðào tạo đại học: Một năm học được sấp xếp thành hai học kỳ. Học kỳ mùa đông (học kỳ 1) bắt đầu vào tháng 09/tháng 10 và học kỳ mùa hè (học kỳ 2) được bắt đầu vào tháng 03/tháng 04. Tuỳ theo khoá học, sinh viên có thể bắt đầu vào học từ học kỳ mùa hè hoặc học kỳ mùa đông. Tất cả các khoá học, tuỳ thuộc vào ngành học, mà thời gian học tập được kéo dài từ 8 đến 12 học kỳ. Tuy nhiên đối với các trường Ðại học tổng hợp, do chương trình đào tạo được định hướng rõ ràng theo nghiên cứu nên thời gian học tập có thể bị kéo dài hơn. Chương trình học tập tại các trường Ðại học thực hành cũng như Ðại học tổng hợp đều được chia ra làm hai giai đoạn, giai đoạn học các môn học cơ sở và giai đoạn học chuyên ngành. Giai đoạn cơ sở là giai đoạn thu nhận các kiến thức chuyên môn cơ bản và tập làm quen với những công việc mang tính khoa học. Kết thúc giai đoạn này, sinh viên ở các trường Ðại học thực hành cũng như các trường Ðại học tổng hợp, đều phải trải qua kỳ thi kết thúc giai đoạn. Chỉ những người trúng tuyển trong kỳ thi này mới đủ điều kiện chuyển lên giai đoạn hai - giai đoạn học sâu thêm về kiến thức cơ bản và đi sâu về chuyên ngành. Các điều kiện nhập học đối với sinh viên quốc tế: Căn cứ vào những quy định đang được thực hiện thống nhất trong toàn nước Ðức, các trường Ðại học tổng hợp cũng như các trường đại học thực hành ở Ðức cần thiết phải kiểm định lại các loại văn bằng tốt nghiệp mà thí sinh nộp để xin dự thi tuyển vào trường của mình, liệu có tương đương và đáp ứng với trình độ mà "Những quy định chung về trình độ để theo học Ðại học tổng hợp và đại học thực hành" ở Ðức hay không. Những thí sinh có đầy đủ tiêu chuẩn về kiến thức, còn phải vượt qua một kỳ thi kiểm tra ngoại ngữ, sau đó mới có thể được nhập học. Trong khuôn khổ của "Việc kiểm tra năng lực và trình độ" của thí sinh người nước ngoài, thì tiêu chuẩn để đánh giá trình độ kiến thức có thể được thực hiện một cách mền dẻo hơn, có nghĩa là căn cứ vào khả năng thực sự của thí sinh. Ðể tập trung chuẩn bị cho kỳ thi này, các thí sinh có thể tham gia vào khoá học dự bị đặc biệt. Ðối với những sinh viên xin học chuyển tiếp, thì việc xem xét hồ sơ có những quy định riêng. Tất c những câu hỏi có liên quan đến các vấn đề trên, Phòng Khoa học nước ngoài (Phòng Quan hệ Quốc tế) của từng trường sẽ tư vấn cho các bạn. Kiểm tra trình độ và khoá học dự bị: Việc đánh giá được sự tương đương về kiến thức cũng như những điều kiện thi vào các trường Ðại học trong nước và các trường Ðại học Ðức là cần thiết, vì vậy các thí sinh người nước ngoài có đủ những điều kiện xin học tập tại một trường Ðại của Ðức, phải tham dự kỳ thi và phải thi đỗ "Kỳ thi kiểm tra trình độ dành cho các thí sinh nước ngoài, để vào học tập tại các trường Ðại học của CHLB Ðức". Danh sách các nước mà các thí sinh phi tham gia vào kỳ thi kiểm tra trình độ vừa nêu trên, được giới thiệu trong ấn phẩm của DAAD với tựa đề "Chuẩn bị cho việc tham gia khoá học dự bị để được nhận vào các trường Ðại học tổng hợp và các trường Ðại học thực hành". Các thí sinh đến từ Việt Nam muốn được nhập học vào các trường Ðại học Ðức bắt buộc phải tham gia vào kỳ thi kiểm tra trình độ. Tiêu chuẩn để được dự thi là: Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và giấy chứng nhận đã trúng tuyển kỳ thi vào các trường đại học ở Việt Nam. Thí sinh người nước ngoài được tập trung bồi dưỡng kiến thức tại khoá học dự bị đại học - hai học kỳ, để tham dự kỳ thi kiểm tra trình độ. Kỳ thi sau khoá học dự bị đại học có liên quan đến chuyên ngành mà thí sinh sẽ tham gia học tập, vì vậy, trước khi khoá học dự bị bắt đầu, thí sinh phải khẳng định được lĩnh vực chuyên ngành mà mình muốn theo học sau này. Thông qua kỳ thi này, người ta cũng có thể đánh giá được trình độ tiếng Ðức và khẳng định được khẳ năng theo học sau này của thí sinh. Những thí sinh tham gia khoá học dự bị đại học phải là những người thực hiện đầy dủ và nghiêm túc các quy định và thủ tục đăng ký xin học. Khóa học không thu học phí, ngoài các lệ phí xã hội thông thường, do các hoạt động xã hội mà nhà trường tổ chức. Giới hạn về chỉ tiêu tuyển sinh: Có một số ngành học, số lượng thí sinh đăng ký vào học đông hơn chỉ tiêu tuyển chọn. Vì vậy, các thí sinh là người Ðức và người của các nước thuộc liên minh châu Âu phải qua một qui trình sơ tuyển, điểm chuẩn để lựa chọn các thí sinh này do hội đồng tuyển sinh quyết định và theo nguyên tắc từ trên xuống dưới (từ điểm cao nhất). Các thí sinh đến từ các nước khác sẽ không phải qua qui trình sơ tuyển này, mà hồ sơ xin học sẽ trực tiếp chuyển thẳng cho trường Ðại học mà mình muốn đến học. Ðối với sinh viên nước ngoài, việc học tập tại một trường Ðại học của Ðức có ý nghĩa rất lớn, vì vậy Chính phủ CHLB Ðức rất coi trọng việc sinh viên nước ngoài đến học tập tại Ðức nên đã dành một tỉ lệ thích đáng (5%) chỉ tiêu tuyển sinh cho sinh viên nước ngoài. Ðơn xin nhập học: Việc xin nhập học vào các trường Ðại học Tổng hợp (Uni.), Ðại học kỹ thuật (TU) cũng như các trường Ðại học thực hành (FH) của CHLB Ðức là : Ðể đựơc hướng dẫn các thông tin về việc lựa chọn ngành học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ xin nhập học, trước hết thí sinh phi nộp đơn cho Phòng Khoa học nước ngoài (Phòng Quan hệ Quốc tế) của trường mình đã chọn . Sẽ rất thuận lợi, nếu hồ sơ xin học của bạn được nộp trước khi khoá học bắt đầu một năm. * Ðăng kí nhập học Sau khi nhận được giấy gọi nhập học của Phòng Khoa học nước ngoài (Phòng Quan hệ Quốc tế) và đã trúng tuyển kỳ thi ngoại ngữ thì có thể được nhận vào một trường Ðại học theo nguyện vọng - trong khong thời hạn nhà trường thông báo -. Theo Qui chế, thí sinh trúng tuyển phải tự mình đến gặp Văn phòng nhập học hoặc Phòng quản lý sinh viên để làm các thủ tục tiếp theo. * Ðiều kiện về ngoại ngữ Trước khi khoá học bắt đầu, sinh viên phải có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể hiểu được một cách không khó khăn các thuật ngữ chuyên ngành trong các bài giảng tại lớp. Vì vậy, việc trúng tuyển kỳ thi "Tiếng Ðức để học Ðại học - DSH" là một trong những điều kiện bắt buộc của việc nhập học. Bằng tiếng Ðức DSH được coi là tương đương với bằng tiếng Ðức của các kỳ thi "Tiếng Ðức nâng cao-Oberstufenpruefung ZOP" cũng như bằng "Diplom Tiếng Ðức " của Viện Gớt và cũng tương đương như bằng "Diplom ngoại ngữ bậc II" của hội đồng Bộ Văn hoá. ở Việt Nam các bạn có thể học tiếng Ðức ở đây:: * Thủ tục nhập học: - Giấy khai công chứng và dịch công chứng tiếng Đức - Bằng tốt nghiệp PTTH công chứng và dịch công chứng tiếng Đức - Giấy báo điểm thi đỗ vào đại học công chứng và dịch công chứng tiếng Đức - Giấy gọi vào đại học công chứng và dịch tiếng Đức hoặc giấy chứng nhận đang là sinh viên năm thứ mấy? Ngành học và chuyên môn gì công chứng và dịch tiếng Đức. - Bản sao học bạ hoặc chứng điểm công chứng và dịch tiếng Đức (trường hợp đã học xong đại học) - Chứng chỉ học tiếng Đức tại Việt Nam ít nhất 300 tiết hoặc bằng B - Sơ yếu lý lịch (chủ yếu phần lý lịch của bản thân qua từng thời kỳ học tập) - 4 ảnh 4x6 (* Chỉ để khai hồ sơ du học tại Đức) + Trường hợp có người bảo lãnh: Giấy tờ của người bảo lãnh (người mời) - Đơn mời tự viết (có đóng dấu công chứng chữ ký) - Giấy mời và lời hứa của Công an hoặc Sở Ngoại Kiều (Nếu không có phải tự viết và công chứng chữ ký) - Copy hộ chiếu và công chứng - Copy hợp đồng nhà và công chứng - Giấy chứng nhận nhân khẩu - Chứng nhận 03 tháng thu nhập (từ 3000 DM/tháng) - Chứng nhận có đóng bảo hiểm cho người đi du học - Hợp đồng học tiếng Đức và chứng chỉ đã đóng tiền học phí - Giấy tiếp nhận của trường đại học và giấy xác nhận của ký túc xá có chỗ ở + Trường hợp không có người bảo lãnh: Có đủ số tiền nộp cho trường ở Đức bao gồm tiền ăn ở chi phí sinh hoạt trong một năm (khoảng 11000USD) Giấy tờ trên sẽ được nộp cùng với: - Hộ chiếu phía Việt Nam của người du học - 03 tờ đơn khai theo mẫu của Đại sứ quán có dán ảnh - Đương sự phải tự đi nộp và nhân viên ĐSQ Đức sẽ hẹn phỏng vấn bằng tiếng Đức Nguồn: Công ty VINECO ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
09-09-2003, 04:19 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Học tiếng Đức ở Việt Nam
1, Trung Tâm Việt Ðức Tất cả các cán bộ và sinh viên của trường Ðại học Bách khoa Hà nội, những người quan tâm tới việc học tiếng Ðức đều có thể đăng ký học tại phòng tiếng Ðức-Trung tâm Việt Ðức. Các khoá học tiếng Ðức ở đây được chia thành 4 cấp độ như sau: • Lớp A1-A5 (Sách Tangram 1) • Lớp B1-B5 (Sách Tangram 2) Tiếng Ðức cơ sở • Lớp C (Sách em Brueckenkurs) • Lớp D (Sách em Hauptkurs) Tiếng Ðức nâng cao • Ngoài ra còn có thêm các lớp luyện nói, các lớp về Ðất nước học, và thường xuyên có một lớp tiếng Ðức chuyên ngành dành cho học viên các lớp C và D. 2, Viện Goethe Hà Nội - Phòng Ngôn Ngữ Viện Goethe Hà Nội tổ chức các khoá học tiếng Ðức ở mọi trình độ dành cho người lớn và thanh thiếu niên. Một khoá học kéo dài 12 tuần. Mỗi lớp học một tuần 6 tiết, chia làm hai buổi, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Các khoá học bắt đầu vào giữa tháng ba, đầu tháng chín và đầu tháng mười hai. Ðể có thể thi lấy bằng hết trình độ cơ sở Zertifikat Deutsch (ZD), do Viện Goethe cấp và được công nhận trên toàn thế giới, các học viên phải học hết 6 khoá học, đối với bằng hết trình độ trung cấp Zentrale Mittelstufenprỹfung (ZMP) cần 12 khoá học. Viện có tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng. Các lớp đào tạo chuẩn bị cho học viên sang nghiên cứu học tập tại Ðức được tổ chức dựa trên mục đích nghiên cứu của từng nhóm học viên. Trong thư viện của chúng tôi, có một bộ phận dành cho công tác sư phạm, trong đó các giáo viên dạy tiếng Ðức cho người nước ngoài có thể tìm đọc và mượn những tài liệu tra cứu quan trọng, các tạp chí chuyên ngành và tài liệu về lĩnh vực phưng pháp giảng dạy. Ðể biết thêm chi tiết xin liên hệ Viện Goethe Hà Nội, Phòng Ngôn Ngữ: ÐT.: 9230035/36/37 (Thứ hai - Thứ sáu, từ 09:00 - 17:00) Viện Goethe Hà Nội 54 - 56 Hàng Ðường Hà Nội - Việt Nam ÐT: (++84-4) 923 0036, 824 4173 Fax: (++84-4) 923 0038 Email: goethe@fpt.vn Internet: http://www.goethe.de 3, Khoa tiếng Ðức - Trường Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội Khoa tiếng Ðức được thành lập từ năm 1968. Trong khi những năm đầu mới thành lập khoa tiếng Ðức chủ yếu tập trung đào tạo cử nhân ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Ðức và dạy dự bị đại học cho Nghiên cứu sinh, Thực tập sinh và Lưu học sinh chuẩn bị sang học tập và nghiên cứu tại Ðức, thì ngày nay khoa tiếng Ðức tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Ðào tạo cử nhân tiếng Ðức định hướng biên, phiên dịch và giáo viên hệ chính qui Ðào tạo cử nhân tiếng Ðức định hướng biên, phiên dịch và giáo viên hệ tại chức Dạy tiếng Ðức trình độ A, B, C và D Dạy tiếng Ðức chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật Dạy dự bị đại học cho Nghiên cứu sinh, Thực tập sinh và Lưu học sinh chuẩn bị sang học tập và nghiên cứu tại Ðức, áo và Thụỵ sỹ Ðiều kiện để học các chương trình trên là: Thi vào đại học hệ chính qui gồm ba môn: văn, toán và tiếng anh Thi vào đại học hệ tại chức gồm ba môn: văn, tiếng Ðức (trình độ của 300 tiết), toán hoặc sử Còn các khoá theo các trình độ có các điều kiện cụ thể riêng. Ðào tạo cử nhân tiếng Ðức định hướng biên, phiên dịch và giáo viên hệ chính qui và hệ tại chức theo 9 học kì, học hì dự bị 300 tiết tiếng Ðức, năm thứ 1 và thứ 2học chương trình tiếng Ðức sơ cấp và trung cấp, năm thứ 3 và thứ 4 học tiếp tiếng Ðức theo các chuyên đề du lịch, kỹ năng văn phòng... và học các môn chuyên ngành tại các bộ môn: Lý thuyết tiếng, Dịch thuật và Văn học Khoa tiếng Ðức: Hiện nay có 19 giảng viên chính thức và 5 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 7 giảng viên đã tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên tại Ðức và tốt nghiệp đại học tiếng Ðức theo chương trình đào tạo Ðức-Việt. 12 giảng viên trẻ đã được theo học các khoá bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, ngữ âm dại Ðức và tại Viên Gớt Hà Nội, một số giảng viên trẻ này đang tham gia dạy tại đó, có một giảng viên của DAAD tham gia đào tạo sinh viên và bồi dưỡng giáo viên và các giảng viên của CH áo dạy theo các khoá học. Khoa tiếng Ðức có quan hệ hợp tác với: Trường Ðại học Tổng hợp Giessen, Trường Ðại học Kỹ thuật Tổng hợp Dresden, Trường Ðại học Chuyên ngành Madeburg(Khoa Dich), Trường Ðại học Tổng hợp Eichstaet (Khoa Du lịch), Tổ chức Trao đổi Hàn lâm Ðức (DAAD), Tổ chức Trao đổi Hàn lâm Thiên chúa giáo Ðức (KAAD), Viên Gớt Muenchen, Viện Herder (inter-daf Trường Ðại học Tổng hợp Leipzig), Tổ chức Hỗ trợ Ðại học Ðức (WUS), Bộ giáo dục và Khoa học Cộng hoà áo, Trương Ðại học Tổng hợp Wien, cũng như Ðại sứ quán CHLB Ðức, CH áo và Thuỵ sỹ tại Hà Nội. Ðịa chỉ liên hệ: Khoa tiếng Ðức - Trường Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội Duong Nguyen Trai Thanh Xuan, Ha Noi Tel.: ++84-4-5530474 Fax: ++84-4-8544550 E-mail: nganch@fpt.vn ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
09-09-2003, 04:38 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Du học Mỹ
(Theo chị hiểu thì HeaveN_Hell_KID đang muốn tìm hiểu về hình thức du học Mỹ dạng homestay (sang học lớp 12) nên post bài này lên trước đã). Homestay tại Mỹ - Môi trường học tiếng Anh tuyệt vời Mỗi năm, hàng nghìn gia đình người Mỹ lại mở rộng cửa chào đón các vị khách homestay đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Sống và học tiếng Anh theo kiểu homestay, bạn có thể quan sát, học tập và trải nghiệm một lối sống, một nền văn hoá hoàn toàn khác với những gì bạn đã trải qua. Phần lớn các chương trình homestay được tổ chức bởi các tổ chức trao đổi giáo dục quốc tế, số còn lại được các trường phổ thông, đại học, các viện ngôn ngữ và các tổ chức khác bố trí. Sống và học tiếng Anh theo kiểu homestay, bạn có thể quan sát, học tập và trải nghiệm một lối sống, một nền văn hoá hoàn toàn khác với những gì bạn đã trải qua. Ai cũng có thể ở và học theo kiểu homestay dù cho bạn ở lứa tuổi nào đi chăng nữa. Điều làm các chương trình homestay trở nên đặc biệt và ngày càng thu hút nhiều người học tiếng Anh ở Mỹ là họ được sống hàng ngày với những người bản xứ sẵn sàng chia sẻ cách sống của họ với những người có cách sống khác, ở một nền văn hoá khác. Những người chủ nhà nhiệt tình và hiếu khách này sẵn sàng rủ bạn tham gia vào tất cả các hoạt động hàng ngày của họ. Họ có thể giới thiệu bạn với họ hàng, làng xóm, rủ bạn tham gia các buổi dã ngoại, các kỳ nghỉ, các buổi tiệc tùng.... Chương trình homestay thường rất đa dạng. Bạn có thể ở cùng với các gia đình người Mỹ trong một học kỳ, hay một năm. Bạn cũng có thể tham gia vào những chương trình mà ở đó, vào các ngày trong tuần, sinh viên ở trong ký túc xá và đến cuối tuần hoặc trong các kỳ nghỉ thì đến ở trong các gia đình người bản xứ. Thông thường, các sinh viên hoặc những người khách thích được ở homestay trong những gia đình mà các thành viên hoặc là ở cùng độ tuổi hoặc là có những sở thích, mối quan tâm chung với họ. Để có thể ở được theo kiểu homestay, bắt buộc bạn phải tự điều chỉnh một số thứ để có thể phù hợp với gia đình chủ nhà. Trước khi quyết định ở homestay ở đâu, bạn phải thảo luận với những người tổ chức chương trình về các vấn đề như ăn uống, sử dụng điện thoại, giặt là, xem truyền hình, việc nhà và các vấn đề liên quan đến tiền nong khác. Nắm bắt được những vấn đề có thể nảy sinh từ những điều tưởng như là vụn vặt này, nhiều chương trình homestay có tổ chức các buổi giới thiệu, định hướng cho các sinh viên, khách quốc tế trước khi họ tới sống homestay. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng không phải ai cũng phù hợp với kiểu sống homestay, và không phải chương trình homestay nào cũng đạt được kết quả tốt như bạn mong muốn. Vì thế, nếu bạn không thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong quá trình ở homestay, hãy liên lạc ngay với tổ chức để chuyển nơi ở homestay hoặc chọn một kiểu khác. Phần lớn các tổ chức homestay ở Mỹ đều sẵn sàng giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến chỗ ở khi có vấn đề nảy sinh. Gia đình mà bạn ở homestay chắc chắn sẽ rất quan tâm và muốn tìm hiểu về đất nước và gia đình của bạn. Vì vậy, hãy mang theo album cá nhân, tranh ảnh về thành phố, trường học, gia đình, bạn bè... của bạn theo. Và bạn cũng có thể mang những món quà, đặc sản của quê hương bạn làm quà tặng cho họ. Theo kinh nghiệm của nhiều người, để tìm hiểu chi tiết về đất nước, con người và cuộc sống, xã hội Mỹ, cũng như để nâng cao khả năng Anh ngữ của bạn, không có gì tốt hơn là tham gia vào một chương trình homestay. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi và có thái độ cởi mở, năng động, bạn sẽ thấy cuộc sống homestay giá trị như thế nào. Để tham gia, bạn cần đóng 1 khoản lệ phí $4000 USD, cộng với tiền vé máy bay 2 chiều và tiền tiêu vặt trong khoảng thời gian ở Mỹ (ko phải đóng tiền ăn ở và học phí). Chỉ cần đạt đủ điểm thi tiếng Anh là bạn đã có thể sẵn sàng tham gia chương trình rồi. Nguồn: "Study in the USA" ---------- Em nên xem trang web http://www.cci-exchange.com/ để có thêm thông tin về chương trình này. Hầu hết các HS Việt Nam tham gia chương trình đều apply vào Đại học và sau 10 tháng học Trung học thì lại quay lại Mỹ học tiếp ĐH. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
09-09-2003, 04:40 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Để xem thêm chi tiết về chương trình exchange program này, các bạn có thể vào:
http://www.klnet.us/klnetbb/index.php?s=&s...&showtopic=1670 và di thanh cuốn xuống gần cuối trang đến phần Du học Mỹ. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
10-09-2003, 05:00 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Chú đừng khinh. Nói chuyện với thằng 3 tuổi là khó nhất đấy!
Thứ nhất là nó chưa biết nhiều từ, phát âm chưa chuẩn, nhưng vẫn có sẵn accent địa phương nên chú căng tai ra cũng không hiểu được (kiểu như mấy đứa bé bé ở VN mà nói gì toàn fải bố mẹ nó dịch mới hiểu ấy). Thứ hai, bé con 3 tuổi chưa chắc đã hiểu chú nói cái gì vì chú cũng ko có nhiều vocab, pronounciation dở hơi, lại thêm accent VN nữa. Thứ ba, nói chuyện với người lớn nếu không hiểu có thể hỏi lại, có thể đề nghị người ta nói chậm lại. Cái chính là người ta hiểu được & may ra thì thông cảm cho chú. Bé 3 tuổi liệu có patient như thế được không? Cãi nhau chơi chơi thế thôi. Vào vấn đề chính. Ngôn ngữ của chú mà không tốt thì nói thật là đi đâu cũng khó. Bày đặt khoe khoang 1 tí, tôi thuộc dạng khá tiếng Anh hồi ở nhà, thía mà bây giờ vẫn khổ sở vì đến lớp mà không hiểu bọn classmates nó nói cái gì! Dù sao chú không giỏi tiếng Anh không có nghĩa là chú không học được tiếng khác. Unfortunately chú đang lựa chọn giữa 1 nước nói tiếng Anh & 1 nước nói tiếng Đức, mà tiếng Anh với tiếng Đức nó lại rất gần nhau (German là ancestor của English). Chú phải cố gắng nhiều đấy! Học tiếng Anh ở trung tâm là 1 cách tốt. Nếu chú có ý định nghiêm túc về chiện du học thì nên đâm đầu đi học các trung tâm đi là vừa. Chị từng học 5 tháng ở Apollo. Vì đi Mĩ nên mất 3 tháng học SAT ở New Star nữa. 1 lớp tập phỏng vấn đâu 5 tuần gì đấy, nhưngchán lắm, không tính. Học ở đâu tuỳ chú thôi, nhưng ăn chơi thì phải tốn kém đấy & quan trọng là fải học cho tử tế (không chăm cũng được nhưng ít nhất cũng fải pay attenttion! ) Rút ra kết luận cuối cùng là CHÚ PHẢI CỐ GẮNG NHIỀU NHIỀU NHIỀU VÀO!!! Good luck! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
03-10-2003, 14:04 | |
New Member
|
DU HỌC TRUNG QUỐC
roi ! Anh se phan tich cho chu viec du hoc Trung Quoc nhe Tq chia ra 2 tinh Nam Bac ,noi chung thi nguoi mien bac du hon nguoi mien Nam la cai chac ,dieu nay anh biet ,vi anh co cai dip may la di du hoc o ca 2 mien roi ,nam dau anh hoc tineg anh hoc o mien nam ,nam nay hoc chuyen ngahnh anh chuyen qua mien Bac ,hoc o mien nam thu nhat la re hon hoc o mien bac ,ke ca ve hoc phi lan ca ve doi song sinh hoat ,lay 1 vi du nho nho : 1 ngay an o dali la chi ci co tam 10 te 1ngay nhung mien bac se la 15 te ,ma day la chi an binh thuong thoi day nhe ,ko ke den cac van de nhu hoa qua nhung do an lat vat ,ma noi chung do an lat vat thi nhieu roi ,duong nhien an bao nhieu cho no xue duoc ha chu ! Anh la anh ket mon bo kho ben nay nen tien an bo kho nheiu ac ,hoa qua thi re hon o nha ,the day chu cu the ma tinh thoi Con nha o ay ! O trong ki tuc xa mien nam re hon kituc xa mien BAc nhieu ,cho dali ma anh hoc o truoc day ay chi can 150 dola la song 1 nam luon ,con nah o tren mien bac ah ,cu 3 dola 1 ngay ,co truong 4,5 doal chu nhe !kinh ko !Nhung anh lai la con nguoi yeu tu do ,teh nen anh thue nah o ngoai ,o ngoai thi re hon o trong truong 1 nua ,ma dieu kien sinh hoat tot hon nhieu ,do phai an nhung mon an trong su thang ,tay minh nau ma ,ko ngon cung phai thanh ngon chu nhi ,ai lai tu che mon an minh nau bao gio dau co chu! Con ve hoc tap ay ,thi the nay chu ah ,chu nen chu y den ten truong 1 chut ,vi hoc vien va dai hco ben trung quoc khac nahu nhieu lam ,hoc vien thi chi co 1 so ngahnh nghe dao tao dai hoc , 1 so ngahnh nghe lai dao tao cao dang ,con chu thay cai ten truong nao la dai hoc thi cu sap vo ,vi tat ca deu la dai hco tuot luot luon ,nhung duong nhien cac truong dai hco thi dat hon roi ca hoc tieng lan hco chuyen nghanh ,the day chu ah ,co tien vao thi van hon noi chung luc nao cua re cung la cua ko may tot ,chu nen chon truong chinh xac tu dau luon ,dung de nhu anh moi nam 1 truong chuyen truong cung phuc tap lam ,ko nen ,hco dau co dinh 1 noi thoi Day ,no la nhu the day ,hoc hanh thi chu cu yen tam dieu kien vat chat ben nay hon o nha nhieu ,hoc hanh rat suong ,mopi toi hoc tieng Trung Quoc hoi kho ,chu phai chiu kho nam dau dau tu nhieu nhieu tieng vao thi nam sau hco chueyn naghnh voi nhan ,ma muon vao hoc chuyen naghnh day thi chu lai phai thi chung chi HSK ,cai nay kho ,chu chu y hoc cai nay nha !nhung co anh lai co cai hay la ,duoc no HSK nen anh ko can phai thi ma van duoc hoc chuyen ngahnh ,doi den khi nao co hung thu ma thay duoc co diem kich kim luon thi moi di thi 1 lan cho no do phi ,hehhe anh cu doi anm cuoi thi luon 1 the ! Ma thoi co gi chu gui thu cho anh anh tra loi chi tiet cho ,OK? gui vao hop thu anh nhe rongchoi1207@yahoo.com ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
03-10-2003, 17:27 | |
Member
|
Du học Trung Quốc tuy là rẻ so vơi nhiều nưoc trên thế giới nhưng cai giá vẫn là rất đắt,học phí dao động từ 2500_3000 usd /năm,tiền ký túc 3-5usd (ngày) với phòng đôi và 10-12 usd với phòng đơn.thuê ngoài sẽ rẻ hơn nếu như có sự tinh toán hợp lý và đồng thời hay kèm theo các tệ nạn.
về ăn uống thì có thể tư nấu lấy(nêu ko ngại đi chợ và công nấu),nếu ko có thể ăn ở nhà ăn hoac ăn ở các quán cơm bên ngoài,thỉnh thoang có thể cải thiện thịt chó ,vit quay,lẩu các loại..nói về tiền thì vô biên (tùy theo độ vung tay của mình) nhưng nói chung là cũng ko hề đắt nếu biet chọn đúng chỗ,chọn đúng món,dù vẫn biết"cơm tàu,vợ nhat,nhà tây"nhưng ko có nhiều món ăn hợp khẩu vị ng` vn,còn nếu muốn biết cái gì ngon cái gi ko thì có lẽ phai thử trc..rối sẽ biết. Tạm nói như vậy về 2 vấn đề ăn và ở,bây giơ sẽ nói thêm về vấn đề quan trọng nhất:học tập. số luu học sinh vn hiên gio` o tai tq co khaong 1 nua đang học các chuyên ngành:tin học,diên tủ,thông tin,xay dưng ,kinh tế...còn lại là học các chuyên ngành về văn hoá xã hội,cùng vơi những ng` nghiên cứu Hán ngữ và hiện đang học tập tiêng hán để sau này có thê vào 1 chuyên nganh mình mong ước ,việc học chuyên ngành cũng có nhiều thú vị,có nhưng trường có yêu cầu rất cao:như trường nhân dân yêu câu thi 5 môn :toan,ly,hoa,su,dia(toet mat),nhưng nhiều trường chỉ yêu cầu chứng chỉ tiêng Hán (HSK:HAn yu shui ping kao shi-kiểm tra trinh độ tiêng hán,điểm tối đa là 400 điểm) chưng chỉ này có thể lây ở vn(thương là các sv của đại học ngoai ngư hay có bằng này)hoặc sau khoảng 1 năm học tiêng và tham dự kỳ thi HSK quốc gia,tuy răng tiêng trung quoc ko học ko dơn gian,nhưng thât ra chuyện đạt đuoc phan xa nghe nói đọc viết như ng` tq (1 điểm rat khó trong tieng trung la các tên riêng quốc tế đều dich hêt sang tiêng trung) với việc láy đưoc bang chưng chỉ tieng hán la co khác nhau,với bản lĩnh của 1 học sinh kimliên thi hoàn toàn có thể lay dc bằng cấp 6,7 hoăc thậm chí là 8(cấp cao nhat),chuyện nợ bằng HSK để vào chuyên ngành luôn là rất hiếm,hoac là sau dịch sarc vừa rồi,1 số truong thay kỳ thi chinh thuc bang 1 ky thi mô phỏng 1 hệt để lấy tư cách học tiếp.Năm học tiếng thưòng là rat nhàn nên hãy tranh thủ thơi gian này để làm quen vơi cuoc sống và du lịch. Điểm rất hấp dẫn ở mảnh đât trung hoa rọng lớn này chinh là nên văn hoá đồ sộ đi kèm với những điểm du lịch hùng vĩ và thơ mộng ,ơ bat kỳ dau cung có nhưng vẻ đẹp riêng ko nên bỏ qua,chính vi vay đừng bao gio coi nhẹ 2 chư"du lịch" trong khoang thơi gian lưu học tại trung quoc ,nên hãy chịu khó đâu tư vào viêc tim hiểu thanh phố minh ở và nêu có đk thì cả 1 số thanh pho khac(dù đây là 1 vụ đầu tư khá là tốn kém).và cũng nên nhớ vơi nhưng thanh phố rộng lơn ở đây(khoang cach tư cưc bắc đến cưc nam thủ đô Băc Kinh có lẽ cũng đên 200km) thì chuyện đi lại cũng là 1 vân đề đáng bàn,phương tiện thì có nhiều:di chuyển bang suc ng`(2 cẳng,xe đạp) hoac di chuyển bằng tiền:.taxi,xe buyt,xe điện,tàu ngầm,tàu nổi(tàu trên không)...đi thế nào cho tiet kiêm thơi gian tiền bac và ko.. đi lạc thì có lẽ ko đủ thơi gian để nói hết các ngón nghề ơ đâyđưọc,chỉ có thể nói rang: Di chuyển là 1 nghệ thuật. Các phong trào ,hoat đông ở các trưong ở đây đều vươt trội so vơi VN,các clb đánh cờ,âm nhạc,bóng đá,bóng chuyền ,bóng rổ,bóng bàn,võ thuật..với đièu kiện tôt:nhac. cụ,sân bãi,kêu gọi các thành viên gia nhập và có nhung hoat động của riêng mình.Ngoài ra nếu bạn có đk ở gần đại sứ quán việt nam(cụ thể là tại Băc Kinh )thì còn có cơ hội để tham gia các hoạt động đoàn TNCSHCM(đoan mới thành lập đau năm 2003) như gặp gỡ giao luu hay các đai hội thê thao dc tổ chuc vào các dịp lễ lớn. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
04-10-2003, 08:17 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
GED = General Educational Development.
Quote:
What subjects are included? LANGUAGE ARTS, WRITING: Part I - Đọc hiểu (Reading): 50 câu trắc nghiệm - 75 phút Part II - Writing: 250-word essay - 45 phút SOCIAL STUDIES: 50 câu trắc nghiệm - 70 phút: - Economics, Geography, Civics and Government, and United States and World History questions. - Interpret maps, charts, political cartoons, speeches, articles, and photographs. SCIENCE: 50 câu trắc nghiệm - 80 phút: - Life Science, Earth and Space Science and Physical Science questions. LANGUAGE ARTS, READING: 40 câu trắc nghiệm - 65 phút Cái này cũng là Đọc hiểu những là kiểu đọc văn thơ xong phân tích. MATH: 50 câu trắc nghiệm & 1 số câu "grid-ins" (điền kết quả) - 90 phút: Part I - This part allows the use of a Casio FX-260 Solar calculator. Part II - This part does not allow the use of a calulator. - Questions relating to Geometry, Algebra, data analysis, number operations, and problem solving will be included in both parts. Info taken from www.gedonline.org Đây không fải website chính thức mà chỉ là 1 preparation tool thôi - Tớ mò vào cái gọi là "official web" thấy sắp xếp thông tin như dở hơi, không tìm được gì cả! Just in case you want to know: www.acenet.edu/calec/ged/ Các vấn đề khác như là requirements, prices, thi bao nhiêu môn 1 lần thì mỗi state in the US có 1 quy định khác nhau - bạn ở đâu thì fải check với state đấy. OK? Anything else you want to know? Feel free to ask! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
01-11-2003, 10:04 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Chị không biết nhiều về các chương trình khác.. so far chị biết có những người đi từ Vineco (222 Lò Đúc thì phải) theo CCI, từ Vosa (đâu đấy Hàng Bông í) theo ISE, từ 66 Võ Thị Sáu (quên tên rùi!).. Chị có lập 1 topic về VNese Exchange Student trong Hải ngoại board. Bọn chị cũng lập ra 1 forum (hiện nay đã "die") nhưng có vài thông tin tương đối useful www.ex-students.org/forum Mời em ghé qua tham khảo. Vì chỉ là giao lưu văn hoá nên chương trình nào cũng thả cho mình đi 10 tháng rồi bắt về (theo luật là phải mua vé khứ hồi & visa chỉ expire trong vòng 1 năm). Có điều Việt Nam tham to, không bao giờ chịu đựng như thế Các năm trước học sinh giao lưu văn hoá chủ yếu là vừa học xong lớp 11 & 12, sang đây học tiếp / học lại lớp 12 (Mĩ nó gọi là senior year) & cố gắng lấy bằng tốt nghiệp hoặc thi GED - kết quả tương đương high school diploma. Hầu như tất cả mọi người trong thời gian ở đây đều thi TOEFL & SAT, có thể cả ACT nữa (thực tế em chỉ có khoảng 3 tháng ở US trước khi take các exams này - tức là vào khoảng giữa tháng 10 đến tháng 12). SAT cũng như ACT đều là college entrance exam, còn TOEFL chắc em biết rồi. Nếu em còn thắc mắc về các exams chị sẽ trả lời sau. Từ tháng 12 đến tháng 1, cùng lắm tháng 2 là thời gian apply to colleges (lưu í, college ở đây là dùng chung cho cả cao đẳng & đại học). Hầu hết các trường đều yêu cầu mình nộp bảng điểm high school (tức là từ lớp 9 đến 12), chứng minh tài chính, điền application form trong đó có college essay, tốn nhiều thời gian công sức mồ hôi xương máu nhất. Sau đấy chỉ có chơi rùi về nước. Nếu được các trường nhận vào học (cho financial aid nữa càng tốt) thì cố gắng xin visa để quay lại. Sơ sơ nó là như thế. Chị paste luôn bài này vào Hải ngoại board nhá! Thân ái Feel free to ask!! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
09-11-2003, 16:20 | |
God Member
|
Nếu đi học exchange thì cần phải có bằng tóp phồ cơ, vấn đề thứ hai là nếu không kím được học bổng bên đấy thì khó học đại hoc Việt Nam lắm vì bên đấy cấp ba học dễ lắm, với lại học bên đấy roài lại bảo mình về học bên này, hơi khó, nếu chấp nhận rủi ro thì đi về phải học lại lớp 12, rồi lao đầu vào ôn thi, khôn gmuốn thi mà nhất quyết phải đi du học thì chỉ có thể chọn được mấy nước miễn học phí như Thuỵ Điển hay Thuỵ Sĩ thôi, thê nên cần phải nghĩ kĩ càng
------------------------------ ^^Once again I'm lonely, for your hungry touch^^
|
11-11-2003, 19:12 | |
Phá sản!
|
Sing thì tớ không biết,thông tin thì wa bạn bè,thầy cô và mạng.Điều kiện ăn ở và học tập giống như chị Pi đã nói,tớ ko bổ sung.Có 1 vài điều chú ý sau:
-Học tập ở VN đạt loại khá(văn >=6.0;các môn khác.=7.0).Điều này dễ -Toefl đạt >=450 diểm(muốn có học bổng thì >=600).Điều này cũng không khó -Chi fí là khoảng $6000. -Chỉ dành cho hs 10-11 -Học lớp 12 bên mỹ,sau đó tuỳ điều kiện có thể apply vào đại học hoặc về nước.Nhưng có điểm đáng chú ý là nếu về nước bạn sẽ phải học lại lớp12 ở VN,không được thi luôn đại học. Học xong lớp 12 ở bên đó thì theo tớ muốn vào đại học học tiếp wá dễ,vấn đề là bạn có xin được học bổng hay 0 thôi.Đk đạt học bổng=1200 điểm thi SAT (Điều này không khó vì thi Toán khá dễ),TOEFL đạt >=600 điểm thì bạn có thể xin được 80-100% học bổng ===Mới thế đã,có gì mới tớ sẽ Post thêm.Have fun=== |
10-01-2004, 08:25 | |
|
useful link about mobile:
www.thelink.co.uk www.carphonewarehouse.com www.vodafone.co.uk/sun www.phone4u.co.uk www.onestopphoneshop.com www.phonescoop.com |
16-02-2004, 19:27 | |
|
Làm sao để đi coach rẻ?
à.chuyện đó thì tế nhị lắm em ạ!!!Kiểu 1 là trốn vé.kiểu này hơi mạo hiểm nhưng nếu thoát thì ăn được quả đậm,còn nếu bị bắt thì....Kiểu thứ 2 là mua vé trẻ con.Nó có hỏi thì bảo đang học mẫu giáo là được.Còn kiểu fairplay là mua young person railcard.nó sẽ giảm giá cho 30%.thế đã đuợc chưa? |
23-02-2004, 18:30 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Cách dùng NEt ở UK?
Em thì có rồi, nhưng em muốn hỏi có những cách nào, cho mọi người cùng đọc mà Híc, theo em thì có mấy cách như sau, Dùng chùa tức là sang nhà thằng bạn vừa chơi vừa dùng (như anh Brutino chẳng hạn ) nói chung là khá tiện nhưng bất tiện nếu nó cũng muốn dùng Thứ hai thì mua máy, nối đường dây riêng mà vào, đảm bảo ổn định nhưng muh đắt,.. Dùng wireless như em đang dùng thì mất thêm tiền mua wireless card, nói chung là phiền phức và không ổn định nhưng mà được cái dễ di chuyển (vào toilet sóng vẫn mạnh :">) Híc em mới biết thế thôi :"> ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
26-02-2004, 02:40 | |
|
kinh kinh!Mới sang mà thạo quá nhi?.Wireless của em dùng thế là tiện nhất rồi còn gì.mỗi tội là ko ổn định tý thui.À,nhận được card của anh chưa?
Hềy thế này thành câu bài đấy anh ạ, trả lời phải dài dài một chút mà quan rọng nhất là chất lượng thì bài của anh mới không gọi là câu,. . Dùng Wireless kha tiện nhưng muh nói chung thì tốc độ và sự ổn định rất kém, tuy nhiên thì khá dễ dàng trong mua bán và cài đặt. Nhưng nếu nhà có PC hoặc là có đường dây cable thì nên dùng modem vì ổn định hơn nhiều mà nói chung là khá tốt. To anh: em nhận được ecard SN rồi, vui lắm anh ạ |
26-02-2004, 16:17 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Kinh nghiệm đầu tiên là những gì phải mang đi: đương nhiên là những thứ cần thiết như quần áo, dao cạo râu (em đùa thôi, vì em không có râu :">) những cái này tuỳ thuộc mọi người, nên mang ít đồ của bạn bè như lưu bút, rồi cái gì đấy, để tuwỏng nhớ, mang nvài cái đĩa nhạc Việt đi, bên này lắm lúc thèm tiếng Việt lắm :">, không phải mang giấy vở nhiều vì bên này nếu mà đợt sales thì khá rẻ đủ để mua , phải tìm hiểu trước số điện thoại của trường, của head of student services, và của nơi mình sẽ ở, và của người đi đón mình, một vài bạn bè quen biết nữa (kinh nghiệm trễ máy bay của em)
Nên làm một cái card ở nhà de bít hoặc là c re dít ở nhà, sẽ dễ chuyển tiền sang hơn rất nhiều Cái thứ hai là làm gì nếu mà phải transit ở sân bay lớn, tốt nhất là tóm thằng nào đi cùng mình, không thì chịu khó học cái jargon của sân bay, nói chung là có lợi lắm, xong cứ thế mà đi, khi đi không nên mặc quần áo (em chưa nói hết ạ :">) có cái gì đấy có sắt như thắt lưng, giầy có sắt như Winson, sẽ rất vất vả khi kiểm tra và khi qua cửa kiểm tra bạn phải bỏ hết đồ đạc ra, đi qua cổng gì đấy mà cứ có sắt là nó kêu, mà nó kêu thì được đặc cách kiểm tra lần nữa sau đấy thì declaire he he,.... Nếu chuyến bay bị hoãn thì không phải lo lắng làm gì, thong thả ra bàn transit của nó giải quyết không có chuyện gì đâu Đến đến nơi sẽ được khái một bản nói chung là để nhập cảnh, nói chung là nếu muh ko biết đọc thì cái quan trọng nhất là đánh dấu no vào cái declaire (em suýt chết vì đánh dấu có ) Nếu không thấy người đi đón thì gọi đt cho host hoặc những người nói ở trên rùi, nêu skhông có điên thoại thì gọi cho bạn bè, nếu không có bạn bè thì nên cầm ít tiền mặt, đi ra bus station để mua vé bus, rồi ngồi chờ đến khi nó đến nơi thì vào nhờ bus station hoặc ra police station bảo nó gọi cho cái taxi,.... Về đến nhà thì,.....chẳng còn gì để nói, nhưng nhớ gọi về thông báo cho gia đình bạn bè đầu tiên đã,... Em xin post kinh nghiệm đi chơi xa của em cho cả nhà nghe,:"> Hôm nọ lên Cam cùng mấy chị chơi, hi hi, lang thang một đêm ngoài đường học được bao nhiêu điều mà nếu cứ bám bố mẹ thì cả đời chẳng hay,.. Đặt chỗ ngủ trước khi đến thành phố mình thăm quan (tốt nhất không nên nhờ bạn bè quá nhiều, rất phiền phức cho họ :">) Nếu đến nên đến sớm, và đi tìm cái bản đồ sau đó tìm những nơi có thể ở lại như YMCA, vào book phòng cho chắc Sau một đêm suýt thành gà nấu đông ngoài trời lạnh, em Alex đã tự tin nếu đến Cam lần nữa, đảm bảo thuộc đường roài lạc mấy lần cứ lởn vởn, suýt thì thành homeless, lại còn suýt vào đồn cảnh sát ngồi nữa :">, à mà cái này cũng là kinh nghiêm hay, nếu không thể làm gì được nữa thì nên tìm đến cảnh sát người ta ít nhất sẽ giúp mình chỗ ở, làm sao để mình không chết được :"> Híc em mới sang kinh nghiệm ít ỏi, chỉ dám post thế mở đầu các bác làm ơn khai hoá cho em, VD mở tài khoản bank rồi etc nữa, thanks các bác nhiều lắm :* ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
26-02-2004, 17:53 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
<Mấy câu hỏi và trả lời về chương trình học High school theo dạng homestay ở Mỹ. Copy and paste từ email, nên ko có dấu. Mọi người chịu khó vừa đoán vậy nhé >
Chào Minh, <chú thích: là all41&14all ngày xưa> Chị viết cho em 1 cái thư dài mà sao mạng trục trặc, thế là mất sạch. Cú quá. Thôi để viết lại. Chị sẽ trả lời từng câu hỏi cụ thể của em nhé. 1, "Vừa rồi em vừa đi kiểm tra thử TOEFL,được có 473 điểm,thừa đủ điểm để apply chương trình nhưng để đi và ăn nói trôi chảy thì có lẽ chưa đủ." So với 550, điểm tối thiểu để được chấp nhận vào những trường ĐH tương đối khá bên này, thì điểm của em vẫn còn xa. Tuy nhiên em mới bắt đầu chú trọng học tiếng Anh trình độ cao, và mới học lớp 11, nên thế là khá. Nếu cứ tiếp tục học và luyện cẩn thận thì để được đến 550 ko kho'. 2, "Vấn đề em muốn hỏi là: Chương trình học tập bên ý như thế nào ạ ?Bởi vì em sang và học tiếp lớp 12 mà em ko hề biết chương trình học như thế nào hết,sẽ không tránh khỏi choáng váng và bỡ ngỡ". Khi em sang học bên này thì chương trình học hoàn toàn theo cách Mỹ, vì em sẽ học cùng HS trung h»c Mỹ mà. Thông thường thì các trường TH bên này học mỗi ngày 5-7 lớp, từ 8 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều, ngày nào cũng học từng ấy môn. Khi sang đến nơi thì em được chọn lớp tuỳ sở thích và khả năng của em (cái này chị sẽ hướng dẫn em sau khi em sang, nếu em muốn đựơc chỉ bảo). Thầy cô giáo sẽ phát sách cho em, và chị nghĩ so với trình độ của 1 HSG Kim Liên, với vốn tiếng Anh khá thì sẽ ko khó gì để theo được chương trình. Cái khó, có chăng, nằm ở sự bất đồng ngôn ngữ. Trung bình mất 1 tháng rưỡi để làm quen được với cách dạy và học của người Mỹ, để theo được bài giảng của thầy cô. 1 tháng rưỡi là trung bình, có người nhiều hơn, có người ít hơn. Tuy nhiên nếu em nói chuyện với thầy cô trước, và họ biết em là HS quốc tế, thì họ sẽ giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiệt tình, có đôi khi cũng nhân nhượng hơn (ko phải trong cách cho điểm, ra đề, mà có thể cho em nhiều thời gian làm bài hơn). 3, "Thứ 2 la về điều kiện ăn và ở.Mặc dù đã đọc kĩ bài post của chị trên KLnet tuy nhiên em vẫn muốn hỏi thêm về một số "phong tục tập quán" ở bên Mỹ,cấm kị điều gì và phương án "lấy lòng" gia đình chủ nhà." Cái hay của chương trình này là ở chỗ "giao lưu và trao đổi văn hóa", vì em sẽ sống với gia đình Mỹ, hoàn toàn theo phong tục và nếp sinh hoạt của họ. Từ đó em sẽ biết cách thích nghi, hoà đồng để phù hợp với lối sống của họ. Mỗi gia đình có một nếp sinh hoạt riêng, nên hoàn toàn phụ thuộc vào em, chứ chị chẳng nói được gì bây giờ cả. Chị có 1 vài cái tips nhỏ, ấy là luôn sống trung thực, thật thà, chịu khó và sạch sẽ (!). Dân Mỹ trọng sự công bằng, và họ rất ghét ai giả dối. Người Mỹ mến dân châu Á, cụ thể là VN ở sự cần cù của ta. Đa số người Mỹ rất sạch sẽ, ko ưa sự bừa bộn (em đến nhà họ sẽ hiểu). Đó là 3 điểm chị có thể nghĩ được ngay. Còn nghĩ thêm được gì nữa sẽ cho em biết sau. 4, "Thứ 3 là vấn đề việc làm thêm.Em muốn hỏi khi sang bên ý em có thể đi làm thêm được hay không?" Em ko được phép đi làm thêm khi tham gia chương trình này. Tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn đi làm thêm được những việc nhỏ, như cắt cỏ, trông trẻ, làm gia sư.., thường là loanh quanh khu vực hàng xóm, nên ko illegal. Mặc dù vậy vẫn hoàn toàn tuỳ thuộc vào gia đình chủ của em, vì họ là người "bảo trợ" em nên họ có thể khuyến khích em đi làm hoặc hoàn toàn ko. Nên phải tuỳ tình hình, đừng để họ mất lòng vì nghĩ là em sang đây với mục đích đi làm kiếm tiền chứ ko phải học tập và trao đổi văn hoá. 5, "Thứ 4 là khi làm hồ sơ em sẽ phải tự viết 1 bức thư giới thiệu về bản thân. Về viết thư kiểu này thì em dốt lắm,chị có thể cho em vài cái directions được ko?" Sau này khi sang đây học High school cũng như lên ĐH, em sẽ còn phải viết rất nhiều bài luận (essay) như thế. Trên hết là bài luận apply ĐH, vốn rất quan trọng và có tính quyết định cho việc em được chấp nhận vào ĐH ko, được cho nhiều học bổng ko. Vì vậy chị khuyên em bên cạnh học nghe nói, ngữ pháp, từ vựng, cũng nên luyện viết ngay từ giờ, để sau này đỡ vất vả. Trứơc mắt, bức thư giới thiệu về bản thân để tham gia chương trình này em cứ viết thật tự nhiên, thoải mái, ko cần phải văn chương hoa mỹ lắm, miễn là ý tứ được rõ ràng và lời lẽ được trôi chảy là được. Như hồi chị viết thì cũng chỉ là kể về bản thân, sở thích, cá tính, rồi kể về gia đình, trường lớp, bè bạn. Nên cố gắng viết có cảm xúc... Thế nhé, có gì cần hỏi cứ email cho chị. À, chị đưa thư này lên KLnet được ko, vì có lẽ nhiều người cũng quan tâm muốn được biết. Chị Chi Ngồi đánh lại dấu xong thì em cũng đi luôn,.. mỏi cổ quá ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
29-02-2004, 18:05 | |
|
Chào mọi người!
Mình cũng đang là ES o CA, có thể những gì mình biết sẽ giúp được cho các bạn 1 phần nào. Và nếu có gì " sơ suất", mong mọi người góp ý nhé Đọc mấy bài các bạn post, mình thấy mọi người lo lắng khá nhiều về các chuyện học bổng ( tất nhiên rùi ), và vấn đề tiếng anh ( nói riêng ) sau khi sang nước ngoài ( USA nói riêng ). Nói về học bổng trước nhé, hồi ở Việt Nam, mình cũng tự tin lắm , sang USA, học 1 năm exchange, kiếm 1 cái học bổng, rồi vào đại học, , nhưng khi thực sự sang Mỹ, mình mới thấy nó chẳng dễ chút nào! Nếu suy nghĩ kĩ 1 chút, kiếm học bổng...... vài chục nghìn đô như bạn Răng nói ( xin lỗi vì đã phải lấy bạn làm ví dụ ), là 1 chuyện chẳng dễ dàng gì đâu. Sinh viên quốc tế phải đóng tiền gấp 3 lần sinh viên Mỹ và bọn resident, họ làm như vậy để cho sinh viên ban xứ không phải đóng quá nhiều tiên trong khoảng thời gian đại học. Và hơn nữa, họ ( US citizen, resident,... )phải đóng thuế rất nhiều cho chính phủ, và học bổng cũng nằm trong 1 phần đấy. Bố mẹ các bạn ở VN ( tất nhiên rồi ), và tất nhiên ho chẳng đóng xu nào cho chính phủ Mỹ cả , vậy thì liệu bạn co dễ dàng kiếm học bổng thế không ???? Ha, nhưng mà mình post bài này không phải để các bạn mất đi tư tin, chẳng việc gi phải mất tự tin cả, nếu mà mình quyết tâm thì sẽ làm được thôi. Nếu không xin được học bổng, bạn vẫn có thể xin được aid, nhưng tất nhiên bạn phải trả lại bằng 1 cách nào đó ( tuỳ theo họ yêu cầu a' ). Và bạn cũng có học bổng nếu bạn học rất giỏi ( hehe ). Còn về vấn đề exchange, nó cũng có mặt tốt, và cũng có mặt xấu, mình chỉ post để các bạn tham khảo thôi, và đây cũng chỉ là kinh nghiệm của bản thân mình thôi, có thể đúng và cũng có thể sai nữa. Bạn sẽ được ở cùng gia đình người Mỹ trong khoảng 1 năm, cứ cho la họ rất tốt đi ( thực ra, trường hợp host không ưa mình lắm cũng chẳnng hiếm ), điều các bạn gặp trở ngại lớn nhất vẫn là tiếng anh. Chứ 3 tháng mà nói tiếng anh như gió thì....... Tuy rằng khá khó để giao tiếp, nhưng nó sẽ tốt dần theo thời gian, và sau vai tháng đầu, bạn cũng sẽ hiểu người ta khá tốt, mình đoán khoảng 80%. Vào đại học tất nhiên bạn cần phải thi 1 số ki thi như TOEFL và SAT1.... TOEFL để được 550 PBT ( hay là 233 CBT ) cũng không khó lắm. Còn SAT 1, khó nhất là phần verbal, từ vựng của nó khiếp lắm, nhưng nếu bạn làm tốt math thì cũng không sợ lắm, được 1250 là ổn rồi ( 800 điểm mỗi phần ). Bạn có thể thi SAT 2 hay ACT nếu bạn có thời gian, và nếu bạn muốn vào 1 trường đại học tốt. ACT đại loại tương đương với SAT 1, nhưng 1 số đại học chấp nhận ACT như bài SAT 2, vì thế ACT có thể có lợi 1 chút, nhưng phần reading lại " khủng khiếp " hơn ( cái SAT 1, phần reading đã là kinh khủng với mình lắm rồi, hic ). Và 1 thực tế nữa, bạn phải chấp nhận, đó la khả năng bạn được nhận diploma sẽ không cao đâu, và cái này phụ thuộc vào may man mà thôi. Khi apply vao college, nó yêu cầu bạn phải có diploma ( hoặc GED thay thế ), và diploma đấy phải tôt, 4 năm ngoại ngữ, 3 năm tư nhiên, US history, US government,... ( cái này phụ thuộc vào trường college bạn apply ), nhưng mình nhớ là cần mấy môn đấy. GED đại loại giống bằng " bổ túc văn hoá " hơn ( D: ), nhưng mà phần lớn họ chấp nhận nó thay diploma, bạn sẽ được thi GED khi bạn chuyển sang 18 tuổi, hoặc là.....bị kick out khỏi high school. Tất nhiên cũng có trường hợp bạn được thi GED khi bạn mới có 17 tuổi, cái này phụ thuộc vào tài " ngoại giao " của bạn với high school bên đó. Nói đến đây chắc các bạn cũng hình dung được là chặng đường cũng chẳng dễ dàng gì đúng không??? Và bây giờ mình sẽ mention 1 loại college, haha, cũng dễ vào lắm, và nó cũng có ưu và khuyết điểm. Trường colleges mà mình muốn nói đến là community colleges, muốn vào trường này, bạn chỉ cần đủ 18 tuổi ( hết lớp 12 ), và có chứng chỉ TOEFL, có trường yêu cầu TOEFL 450 PBT ( hay 133 CBT ), có trường yêu cầu TOEFL 500 PBT ( hay 173 CBT ), và thường la 500 hơn. Trường này có 1 ưu điểm là nó rất rẻ, đâu phải ai cũng có tiền mà vào đại học 4 năm. Và khuyết điểm lớn nhất của nó là rất compettitive khi bạn transfer, bạn muốn chuyển sang đại hoc sau 2 năm o CC đấy ( bạn đã tiết kiệm được gần như 2 năm tiền học ở UC ), và nếu bạn muốn vao top 50 universities ở Mỹ, nó sẽ cực kì compettitive, ai mà chẳng muốn vào đó , nhưng nếu đại học bạn vào không nằm trong top 50, bạn cũng không cần lo lắng quá. Một lần nữa mình xin nhắc lại, bài này mình viết chỉ mong các bạn tham khảo 1 chút mà thôi. Nếu các bạn thật sự có chí " tiến thủ " ( tiếc là mình không có ), và chăm chỉ ( cái này mình cũng không có luôn , hic ), mình tin la các bạn sẽ thành công. Have a good day! Du Pham |
29-02-2004, 22:04 | ||
|
bạn ơi tôi chưa hiểu lắm .Sao bạn nói là học sinh sinh viên nước ngoài cũng như trong nước Đức mà đâu phải đóng học phí sao lại phai nộp khoảng110000USD là thế nào hả bạn
Hoàng hả em, Anh 2 đây, cái này có nghĩa là Quote:
To em: sang UK với anh đi, mày đi Đức làm anh bùn lắm, đang thiếu người đi nhậu. Mà bạn ở trên là chị em ạ, không phải bạn đâu From Alex from giantlove: ngồi type lại có dấu ,nếu có sai thì bạn cartney lưọng thứ nhé ..nhắn bạn lần sau đánh có dấu nhé |
|
07-03-2004, 11:17 | |
Senior Member
Join Date: 18-10-2003
Posts: 181
KL$:
201
Received 4 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A17 (2003-2006)
|
ui ,mọi người cho em hỏi tí,rốt cuộc là muốn đi du học cần những điều kiện gì,có cần phải học cực giỏi và nhiều xiền lắm ko?em đang máu đi đây,chán ở VN lắm rồi
------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
12-03-2004, 10:54 | |
|
cái đấy còn tuỳ em định đi nước nào nữa?Hiện nay theo anh đc biết thì du học UK là đắt nhất (do i.e £>>>VND).Nhưng dù đi đâu thì English của em cũng cần phải khá 1 chút.tối thiểu là có thể nghe nói = English đc.Còn về học lực cũng còn phụ thuộc vào trường em định học và những môn học em định chọn nữa!ok?
|
12-03-2004, 13:13 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Uh`, trả lời chút nhỉ (mình quên béng cái này )
Tuỳ thuộc vào nước em định đi, nhưng mấy cái gọi là bất di bất dịch là 1. Chứng minh tài chính (để xin Visa): Cần khoảng 50.000$ trong tài khoản và cần thời gian là 6 tháng (min) Nếu không thì ..... em hỏi tư vấn nhé, vì sẽ rất lằng nhằng (chỉ chứng minh với vài nước còn một số nước như Nga, TQ thì không cần) 2. Vỗn ngôn ngữ của nước đấy cũng khá cần, nếu em đã giỏi tiếng nước đấy thì quá thuận lợi, nếu không thì em phải biết tiếng Anh (khá tốt để dùng tiếng Anh học tiếng nước đấy) Với một số nước ngôn ngữ ko phổ biến lắm, VD: Pháp, Đức, em có thể bị yêu cầu học tầm 300 tiết tại VN thì mới được vào nước họ. 3. Giấy mời học của trường ở nước đó, nếu không em sẽ không xin được Visa. 4. Một số vốn hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, và điều kiện sống và học (nếu không biết gì thì rất nguy hiểm) 5. Xác định ngành học và những gì liên quan đến tương lai xa, nếu không thì đi học sẽ thành lãng phí (Tạm thời thế nha, chị nhớ được gì sẽ bổ xung sau) ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
13-03-2004, 12:20 | ||
|
Quote:
to Alex:"bổ sung",not "bổ xung" pls :-p ----> người ngoài dễ nhầm em với Việt Kiều lắm. Alex: X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( X-( , anh được lắm, đầu tiên là sửa vụ bánh trưng với bánh chưng của em, bây giờ thì X-( |
|
18-03-2004, 22:30 | |
|
Kim Liên mình vui quá xá. Hôm nay mới được biết tới. Chà, các em bây giờ đi sướng hơn ngày xưa tụi tui đi, vì chưa có website trao đổi thế này.
Tui cũng đã từng là ES mấy năm trước, cũng phần nào hiểu được nỗi khó khăn của các em planning for program. Here là một số kinh nghiệm mà tui có được, share với mọi người. Hopefully it helps Trong quãng thời gian đi exchange của tui thì cái khó nhất mà tui thấy ngoài thi Toefl ra là chọn được một trường thích hợp. Chọn trường rất khó, at least là đối với tui> Làm sao để vào trường tốt, với minimum requirement and cheap. Nếu bạn tìm được right school, thì việc xin scholarship cũng sẽ dễ dàng. Hoặc bạn có thể tìm những trường học phí rẻ mà chất lượng vẫn tốt, nên không cần xin học bổng. Phần lớn những trường như thế này là những trường do churches sponsor. Ví dụ: Bearer College (best undergraduate college in the mid-easten or smt, ranked by US News) most of students in here get full scholarship. Bạn chỉ cần admitted vào trường là Ok. Trường tui đang học bây giờ : Brigham Young University top 50 cho business (ranked by Wallstreet Journal, US New thì trường tui xuống hạng rồi hay sao, không rõ) học phí có 3200/year. Much cheaper than other schools even you got partial scholarship. So tui nghĩ chọn trường vô cùng quan trọng. Mong các bạn ES tìm được trường tốt. Răng: Phù.. Cuối cùng cũng thêm dấu xong cho bài của chị. Mệt quá... Mong chị lần sau bỏ thêm chút công cho bọn em đỡ J/k.. Em appreciate bài viết của chị rất nhiều. Giá mà chị vào Hải ngoại sớm hơn một chút, trước deadline của các trường thì hay biết mấy Kinh nghiệm tốt cho các Exchange students năm sau! |
20-03-2004, 09:16 | ||
|
Quote:
|
|
05-04-2004, 22:57 | |
|
Wei , nhưng mà em hỏi phỏng vấn xin visa ở US huh em ? ----> kinh nghiệm trượt 1 lần đây em , bà kon Klnet phỏng vấn chắc 1 lần được lun , em 1 lần trượt là thôi luôn đây lày
Cái hôm em đi phỏng vấn cũng xui xẻo kiểu rì ý , cả buổi sáng đấy thì bọn ES truợt hết , ko ngoại trừ em , có 1 chị ngồi cạnh em đi ES 1 năm rồi ,quay về đi tiếp ---> truợt 1 lần , đến lần 2 thấy hãi wá cancel lại luôn , mà chị đấy học giỏi lắm, khổ thân , đi 1 năm về mà ko way lại đc thì khổ rồi. Phỏng vấn truợt về xong em phải gọi điện loạn cả lên để thông báo tình hình là " Bi đã trượt" , mọi người còn tưởng em đùa , tại thấy vẫn vui vẻ lắm . Em chỉ tiếc công làm giấy tờ với $100 tiền phỏng vấn thôi . Nghe kinh nghiệm của những người truợt thì vừa sợ vừa buồn cười , kể ra chắc hết ngày .Có người phỏng vấn đến 4 lần em cũng phục thật Sáng hôm em phỏng vấn có 1 anh sang học college sống sót , mà đến h em vẫn thấy khâm phục , thấy bà ý có vẻ có ý định cho fail rồi , cậu bắt đầu cương quyết thuyết phục ,chân tay khua loạn cả lên , nói to , bảo là chắc chắn sau 2 năm sẽ way về để làm cho công ty bố mẹ , lại còn lôi cả 1 tập kế hoạch... tương lai cho cái công ty đấy ra.bắt bà ý xem , chắc bà ý nhức đầu wá cho wa lun Hi vọng năm sau dễ dàng hơn , good luck |
07-04-2004, 10:51 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Em phải hỏi rõ ra là nước nào chứ, hỏi thế thì chịu.
VD: Visa đi UK: Em làm đủ thủ tục là ok luôn, không có trục trặc, nhưng mà một số nước khác thì lằng nhằng hơn ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
07-04-2004, 12:44 | ||
Senior Member
|
Quote:
To Crazyinlove: Tuỳ vào em định phỏng vấn xin visa cho nước nào , nói chung tất cả các nước đều thoáng hơn so với Mĩ , vì dân nhiều nước trên thế giới đều mún vào Mĩ mà, nhất là sau vụ 11/9 nữa. Nói chung là khi đi phỏng vấn cứ tự tin , đc thì đc chẳng đc thì thôi , chứ em mà cứ " máu " đi wá , mặt mày tái mét , chân tay run lẩy bẩy là càng khó đc visa hơn. Chuyện trò với nó thoải mái , đôi lúc nó hỏi mình bằng tiếng Việt nữa Hồi tui đi phỏng vấn , là người cuối cùng , ngồi nhìn mọi người lên ---> trượt , mặt bùn thiu ra vìa , đến lúc mình lên , mặt tỉnh bơ ( hồi đấy cũng chả mún đi ) , nó hỏi hầu hết bằng tiếng Việt , lúc đấy chả bít nên trả lời bằng tiếng Anh hay Việt nữa , cuối cùng lôi bừa tiếng Việt ra dùng , tư nhiên nó cấp cho visa ---> lúc đó chả cảm thấy rì cả ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
|
07-04-2004, 20:25 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Chú Lê Anh nhầm B_Cool với Răng mới đểu chứ!
Chẳng hiểu chú làm trò gì :p nhưng người bình thường muốn được ĐSQ Mĩ phỏng vấn cấp visa thì phải nộp $100 ở ngân hàng gì chỗ 17 Ngô Quyền í. Hôm tớ phỏng vấn làm quen với đứa bạn thông minh lanh lợi, giấy tờ sáng sủa lắm, phụ huynh có giáo dục đàng hoàng. Ấy thía mà nó đánh trượt. Nhìn con bé đến là tự tin, thế mà chẳng ăn thua. Nhớ lại mình hôm phỏng vấn, ngu ngu ngơ ngơ (như ngày thường).. Nó hỏi mình còn hơi ấp úng.. Có câu nó fải nhắc lại. Ấy thế mà nó cho thẻ tím hé hé hé Nói chung là tuỳ số, tuỳ ngày, tuỳ tâm trạng người phỏng vấn. Hồ sơ "đẹp" vẫn là có lợi nhất (tiền nong quang minh chính đại í mà... thấy bà giám đốc chỗ trung tâm tớ bảo nó prefer người làm Nhà nước/ Cty nước ngoài chứ không thích tư nhân... kiểu kiểu thế...) Có nhiều người được một nắm học bổng với financial aid các kiểu mà bị đánh trượt, đau không để đâu cho hết! Dù sao cũng good luck những người sắp ra đi hay cũng chính là bản thân Răng hic hic... ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
07-04-2004, 21:10 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Mấy ông bà làm trong Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội rất moody, thất thường. Trừ trường hợp bất khả kháng (như chứng minh tài chính, khả năng ANh ngữ...) họ ko cho thì ko nói làm gì. Còn lai, việc cấp visa cho học sinh/sinh viên hay ko hầu hết là do cảm hứng của họ, chả phụ thuộc vào tiêu chí, luật lệ nào cả. Có những trường hợp giấy tờ đẹp đẽ, điểm cao vòi vọi, mặt mũi sáng sủa ngời ngời thế mà vẫn trượt. Có những trường hợp thua xa thế mà vẫn pass ngon. Chị 2 lần phỏng vấn (2 năm nối nhau) đều 1 lần được ngay, nhưng vẫn thầm nghĩ số mình may mắn, vì mỗi lần vào chỉ 10 phút là xong. Chị nghĩ cứ tự tin, ăn nói lưu loát, rõ ràng, tỏ vẻ thân thiện là trước hết sẽ thu được cảm tình của người phỏng vấn, sau đó thì "tuỳ số, tuỳ ngày" (như Răng nói) mà xem xét.
Chuyện bên lề: ĐSQ Mỹ ở TPHCM dễ hơn rất nhiều, hiếm khi cho trượt visa. Hồi lần cuối cùng đi chị bay từ trong ây, nhưng do ko có hộ khẩu TP, ngại rắc rối nên xin béng từ Hà Nội trước rồi. Bọn bạn chị trong ấy, chưa đứa nào bị quay quá 5 phút... cú... ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
08-04-2004, 18:32 | |
|
Dear mọi người.
Hi hi, bánh xèo hỏi cái này cái. Hè này tui về VN, run vu xin visa quá. Có ai biết tình hình xin visa cho returning students không? Ở bên này nghe nghóng, mà chả biết cái cóc gi cả. Nào là đại sứ quán ở Sài Gòn đang tu sửa, lượng học sinh dồn ra bắc rất nhiều, nào la DSQ chỉ cho một số lượng nhất định đi thôi, hết số lượng đấy rồi thi có giỏi đến mấy cũng không đi được......Các kiểu thông tin... làm tui lo quá là lo. Mà học sinh return không biết có dễ dàng hơn ES không nhỉ. Có ai biết thông tin gì thì help tui cai nhé. Thanh củi very much. |
19-04-2004, 03:24 | ||
|
Quote:
Good Luck click here 4 more details,yuki: http://www.svduhoc.org/forum/index.php?showforum=74 |
|
23-04-2004, 13:06 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
:O Híc, có SAT ở HN hả <== mù thông tin :">
Em muốn hỏi các bác là học xong A level có thể đào ngũ sang US ko nhểy? , em đang muốn tìm trường ở US ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
10-05-2004, 20:01 | |
|
Chào mọi người:
Co ai biết về trung tâm luyên thi SAT tốt ở Hà Nội cho tui biết với, cũng đang lo vụ SAT cho thằng em tui. Sẽ hậu ta nhiều. A ma em Alex gi do, nếu tui không nhầm, đừng lo về chuyện trình đô A hay B gì cả. Chỉ có điều quan trọng là em thi điểm Toefl có cao hay không thôi. Mà toefl thi cứ chăm chỉ luyện thì sẽ được điểm cao thôi. |
11-05-2004, 06:31 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Thế nếu mà TOEFL cao thì vẫn có thể đi học ở US nếu em mới học hết cấp 2 ạ.
Em đang học A level ở Anh, tương đương với cấp 3 của mình (hơn chút) và sau khi học xong sẽ lên đại học. Cái em muốn hỏi là các trường đại học hoặc cao đẳng cộng đồng ở Mỹ yêu cầu gì đối với học sinh quốc tế không có bằng tốt nghiệp cấp 3 tại Mỹ ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
11-05-2004, 20:01 | |
Phá sản!
|
keke, Alex muốn đi học ở Mỹ à?
Thật ra ở Mỹ thì cũng tuỳ trường, có trường nó đòi bằng tốt nghiệp highschool(không nhất thiết là ở mẽo), còn có trường thì nó chẳng đòi gì cả, thật đấy. Nói thế thì cũng không đúng nhưng mà đối với Intl Stu thì nó đòi phải chứng minh được trình độ ngoại ngữ đủ, cụ thể là TOEFL( community college thì dễ, khoảng 175 CBS or 480 paper base là được) . Còn các university bình thường thì càng cao càng tốt, càng dễ được học bổng, thường thì cứ khoảng 550+ là nó nhận còn được học bổng hay không thì chịu. Về chuyện bằng cấp thì cứ viết mail hỏi nó, hình như nó cũng chấp nhận Alevel hay sao ý, nói chung là thích trường nào thì viết thư cho chúng nó. Còn bà con thích hoc SAT thì ra trung tâm làm gì cho phí tiền, mua quển sách của nhà xuất bản trẻ về, ngồi nghiền tháng này qua tháng khác là điểm cao ngay keke, lười không học thì cứ đi thi, hehe, thi nhiều điểm nó cũng lên đấy . Mà muốn vào đại học thì điểm SAT là optional nên thực ra có thì tốt không có thì thôi hehe, muốn học bổng nhiều thì cố gắng thi cái gì càng cao càng tốt, cộng với cả bảng điêm cấp ba ngon vào ( cứ toàn 8.0-9.0 thì phê .) Thực ra cái bảng điểm cấp ba cũng là một phần còn thêm cả mấy cái essay phải viết nữa. ( Một số trường nó đòi những cái linh tinh, tốt nhất viết thư mà hỏi ) |
15-05-2004, 11:25 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Thừa nhận là điểm TOEFL là một trong những thứ sẽ được xét đến đầu tiên khi apply ĐH bên này. Red_eye nói đúng, TOEFL ko cần cao khi apply to community college (CC) vì là trường "cộng đồng", dành cho nhiều đối tượng, từ người lớn tuổi, công chức vừa học vừa làm (muốn được thăng tiến, mà bằng ĐH thì ko có nên đi học tiếp), đến những người nhập cư mới qua, tiếng Anh ở mức bình thường khá. Nói thế ko có nghĩa là CC ko có người giỏi. Có những chú học tốt, nhưng muốn tiết kiệm tiền (cho 2 năm đầu ĐH), học xong 2 năm CC mới transfer tiếp lên trường tốt hơn (và đắt tiền hơn). Hầu hết phần lớn thời gian học CC để được 4.0 ko hề khó, nếu ko muốn nói là đơn giản, miễn là chăm chỉ và chịu khó. Thế nên khi transfer, các trường khác nhìn điểm GPA thấy 4.0 cũng thích.
Tuy nhiên nếu muốn apply thẳng vào college (tên chung cho các trường ĐH 4 năm, dạng liberal art bên này) hoặc university thì TOEFL ko phải là quyêt định. Bây giờ dân international students được 600 TOEFL nhiều như quân Ngô (nhất là mấy chú Ấn Độ, Nepal... học bằng tiếng Anh từ cấp 2). Thế nên các bác ĐH muốn thấy cả SAT/ACT score cơ. Mấy trường dưới miền Nam chấp nhận ACT, thi dễ hơn SAT rất nhiều, làm sai ko bị trừ điểm. Còn càng lên cao (cả về region lẫn rank) thì SAT càng quan trọng. SAT score ko còn là optional cho những trường như thế nữa, mà ít thì là recommended, nhiều là required. Điểm minimum của SAT để được accept (rồi được xét cho học bổng) dao động tuỳ theo độ competitive của từng trường, nhưng hiện giờ theo chị nghĩ 1050 là min cho các trường tier 3 (national), top 100 thì đòi ~1200, mấy trường to (tiếng) muốn thấy 1250-1400-max (1600). Dân ta để đạt Verbal cao hơi khó, chỉ có Math để gỡ gạc. SAT khoai ở chỗ làm sai bị trừ điểm. Nên nếu thấy 780 Math + 500 Verbal = 1280 SAT ở dân ta là thấy có khả năng được học bổng nhiều. Điểm SAT mỗi ngày 1 tăng, theo thống kê mỗi năm tăng khoảng 30 điểm. Ví dụ năm 2001, 1150 là average, thì 2002 lên đến 1180. Kinh nghiệm thi SAT mọi người họi em Răng (Pinocchio thi từ ngày xưa nên quên hết cả). Thêm nữa bắt đầu từ 2005 nghe phong thanh thi SAT thay đổi, nên mọi người thử tìm hiểu xem sao. (còn tiếp) ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
15-05-2004, 11:48 | |
Member
Join Date: 20-02-2003
Posts: 140
KL$:
172
Awarded 2 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: J (1999-2002) Location: California
|
Tiếp nhá.
Mặc dù nghe TOEFL và SAT requirement thấy hãi hãi, nhưng đây chắc chắn ko phải 2 yếu tố duy nhất hoặc quan trọng nhất để được nhận và được cho xiền đi học. Pinocchio trước có giữ cái danh sách những yếu tố mà các bác admission nhìn vào, nhưng giờ ko có liền tay nên ko ghi ra được hết. Túm lại là có gồm mấy cái sau: - personal essay - teacher recommendation - test scores (TOEFL, SAT, ACT...) - GPA (điểm trung bình học high school) - leadership and activities (hoạt động ngoại khoá) Tất cả các gạch đầu dòng trên đều quan trọng cả, cái nào hơn thì tuỳ các trường hoặc tuỳ trường hợp cụ thể. Ví dụ, personal essay và recommendation sẽ đưọc dùng đến khi có nhiều thí sinh sàn sàn nhau ở khoản điểm thi và thành tích học tập, sinh hoạt. Trả lời Alex: - Ko có bằng tốt nghiệp trung học ở Mỹ cũng ứ làm sao, em ạ. Mấy đứa bạn chị sang học exchange student, bị xếp vào junior standing, sau đó ko có bằng tốt nghiệp, giờ vẫn đàng hoàng ngồi học ĐH đấy thôi. Tuỳ từng trường, họ có thể đòi diploma, nhưng cũng rất flexible, nếu em giải thích cho họ trường hợp của em, cũng ko có vấn đề gì. Có trường có thể muốn em nộp chứng chỉ GED instead (dành cho các đồng chí Mỹ drop out of high school nhưng muốn leo lên ĐH) cũng đơn giản, chị đảm bảo em ko học vẫn pass. - Nhiều trường bên này chấp nhận A level lắm. Em ko nên lo nhiều. Ko biết em có nghe tên 1 anh tên Khoa hồi trước học A level bên Anh. Anh này là bạn của bạn chị (chứ ko phải bạn chị :p ), học xong A level thì apply qua Mẽo, được ngay quả full ride đi Bates, 1 trong những trường ở top 50 (national rank) for liberal art colleges. Điều đó chứng minh rằng A level ko phải là 1 trở ngại. *** Tất cả những thông tin về apply ĐH, chị nghĩ có thể lên trang web của trường mà xem. Vào phần admission, for prospective students, hoặc international students. Từ đấy mà ra cả. Cái gì cũng email hỏi trường chưa chắc đã hay. Vì khéo hỏi nhầm người, hoặc các bác ấy chưa chắc đã tỏ hết tất cả các thông tin được post lên mạng, lại refer đến link này, link nọ. Thế thì mình tự tìm hiểu lấy bằng cách xem trên website của họ, rồi nếu ko hiểu gì mới hỏi, thế có khi hay hơn. Chỉ là ý kiến của chị . *** Ai có câu hỏi gì cứ post tiếp lên nhá. ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
07-06-2004, 21:37 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Theo Răng được biết thì transfer kiểu này rất phổ biến ở Mĩ. Không chỉ du học sinh mà học sinh Mĩ cũng transfer như điên. Hầu hết các trường cao đẳng đại học 4 năm đều chấp nhận học sinh transfer. Nhiều trường có học bổng, hỗ trợ tài chính cho học sinh transfer. Yêu cầu thì mỗi trường một kiểu. Bạn cũng phải tìm trường như hồi là high school students thôi. Cũng phải apply. Thường các trường có application forms & requirements riêng cho học sinh transfer. Cứ vào website trường tìm là ra hết í mà. Nói chung quá trình apply tôi cho là không khác so với apply hồi năm lớp 12 lắm. Lần này thậm chí chủ động hơn vì đã apply 1 lần rồi. Good luck! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
08-06-2004, 12:15 | ||
Phá sản!
|
Quote:
But hôm nọ em lại cũng vừa đọc 1 bài báo (trên vnexpress thì phải- ko nhớ rõ ), nó bảo ko nên đi theo kiểu này, tỉ lệ xin visa cho college, nói rõ là community college hầu như là mo chả hiểu gì cả |
|
15-06-2004, 15:42 | ||||||
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Need help with personal statement
Lần này mình muốn hỏi experience của các bác cho personal statement. Theo các bác nên viết như thế nào, như thế nào gọi là tốt. Mình đã đọc một số bài PS và thấy mọi người đều viết rất tốt về bản thân với những thành tích rất tốt. Giả dụ như mình, chẳng có thành tích gì đánng kể cũng như hoạt đọng ngoại khóa thể thao đều rất tồi thì nên viết những gì. Mình dự định sẽ học finance/ banking, những anh chị đã từng viết về môn này có thể cho em một số kinh nghiệm được ko ah? Nếu có thể, các bác cho một số trang web hay hay để tham khảo nhé. Thank U very much Quote:
Quote:
Quote:
Quote:
Quote:
------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
|||||
19-06-2004, 16:30 | |
|
Cái web này có sample essay của mấy trường có tiếng, và một số bài có cả comments của admission officers nữa, khá helpful
http://www.essayedge.com/college/essayadvice/samples/ |
04-07-2004, 01:07 | |
Phá sản!
Join Date: 29-08-2003
Posts: 237
KL$:
40
Awarded 2 time(s) Received 1 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006) Location: The Kingdom of Far, Far ... Away...
|
em định hỏi một vấn đề hơi riêng tư một chút ạ có ai đi úc thì cho em hỏi cái giá vé máy bay của Vietnam Airlines ( hay của các hãng khác cũng được) từ Hanoi bay sang Melb or Syd thì khoảng bao nhiêu USD ạ Nếu được cả một chiều với khứ hồi thì tốt ạ Nếu ai có chỗ nào coá bảng giá thì chỉ hộ em mí, em ngại gọi điện hỏi wá, mí lại bọn nó đang nghỉ weekend, em lại đang cần gấp
|
04-07-2004, 01:41 | |
Senior Member
|
@ hanoiwitch : em muốn xem chi tiết click vào link dưới đây :
Vé khứ hồi Vé một chiều Ngoài ra nếu em muốn tìm thêm thông tin , giá vé các chuyến bay đến thành phố khác thì click vào link dưới đây , rùi điền đầy đủ thông tin vào : ( tốt nhất là em nên vào đây và điền đầy đủ các thông tin phù hợp , bởi giá vé máy bay cũng còn phụ thuộc vào ngày tháng em chọn ) tim kiem chuyen bay Có thắc mắc rì thêm thì cứ hỏi , YIM : lanh_helios , ( chắc bít roài , , lâu lém ko nói chiện nhỉ ) thk em nhìu ,tự nhiên câu thêm đc 1 bài , ------------------------------ Welcome to KLNet 6! |
04-07-2004, 10:44 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Đập chít các cô các chú bi giờ X-( Dám chat trong này hả X-(
:p HNwitch: LAnh nó nhắn em giá này là giá của VN Airlines đấy... Theo kinh nghiệm bản thân thì tìm vé trên mạng kiểu gì cũng ra vé đắt. Cái này chắc phải nhờ vào phụ huynh, móc nối dây mơ rễ má thế nào đấy xem có quen được ai ở mấy hãng hàng không hay không, rùi người ta kiếm vé ưu đãi cho, tui thấy bọn bạn tui toàn thía (Lúc thế này mới biết phụ huynh mình quen biết cũng rộng lắm đấy mọi người ạ). Nói chung nên gọi điện thẳng đến từng hãng mà phỏng vấn chứ đừng tìm trên mạng, ĐẮT!!! (mấy ngày hum nay Răng tìm vé trên mạng hoài mà... hic hic hic) Mà đi Úc thì hỏi kinh nghiệm kawaii xem sao... Cheers ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
05-07-2004, 03:21 | |
|
Vé đi Melb hah? Trung bi`nh, vé khứ hồi cỡ 1,3k. Còn vé 1 chiều thì cũng gần 1k đấy (Aus currency ) Giá vé thì tuỳ vào hãng airlines và thời điểm mua vé, số lần transit nữa. Nhưng trung bình thì khoàng đấy (1AUD ~ 11.096VND theo tintuvietnam hôm thứ 7).
Mà còn 1 chuyện nữa, đô Úc lên xuống thất thường, nên cũng hơi bất lợi 1 chút. Hiện h thi` đang xuống đấy. Em nào muốn mua vé thì tranh thủ nhé . Cái link mà artemix đưa ý, giá vé đắt vì có 1 số chuyến bay của Quantas và Sing. VNAirlines và Cathay Airlines có lẽ là rẻ nhất rồi. Mà đúng như NA nói, nếu em mua vé ở VN thì đế PH móc ngoặc khắp nơi có phải dễ hơn ko (giá vé rẻ hơn, lấy vé nhanh hơn ,..). Nếu đi của VNAirlines thì transit trong SG khoảng 2h. Sau đấy bay thẳng sang Melb hoặc Syd. Tổng cộng time khoảng 12h. Ko đến nỗi nào lắm. Còn từ HN đến Syd thì no idea. Melb đến Syd thì lại biết . Nếu hnwitch còn muốn biết vé từ Melb về đến HN thì bảo chị. Chị đưa link cho. |
07-07-2004, 10:25 | |
Phá sản!
Join Date: 29-08-2003
Posts: 237
KL$:
40
Awarded 2 time(s) Received 1 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006) Location: The Kingdom of Far, Far ... Away...
|
hơ, cám ơn mọi người, chị Răng nói đúng thật, vé onl bao h cũng đắt hơn Hum qua em gọi điện đến phòng vé hỏi thì vé fải rẻ hơn trên mạng tầm hai ba trăm đô dù sao cũng cám ơn mọi ng`
|
15-09-2004, 04:12 | |
|
Hèm ! Hỏi đáp về du học tí nhỉ ?
Mọi người cho hỏi . Có em nào trường KL năm nay đi sang Nga, về Saint-Petecbua , hoặc chỉ cân sang Nga thôi . Sắp tới rồi , cuối tháng 9 , đặc biệt là dạng đi theo Hiệp định của Nhà nước ký kết với Nga thì báo hộ cho mình nhé . Có nick YM của các em ý thì càng tốt . Cảm ơn mọi người nhiều . |
15-09-2004, 10:51 | |
God Member
Join Date: 09-11-2003
Posts: 732
KL$ (TOP! 39):
3.172
Awarded 16 time(s) Sent 88 thank(s) Received 59 thank(s) School: Ecole Centrale Paris
|
Some body help me, có ai bít chút ít thông tin nào về cách đi du học Pháp để lấy cái master không nhỉ, làm ơn giúp đỡ cho một cái vì hiện nay vẫn rất mù mờ về chuyện có được học bổng cao học bên Pháp, hầu hêt bạn bè tui đi Anh , Sinh, Đức hay Nga nên không có ai giúp được, nếu ai biết chút gì xin chỉ giùm, thanks
------------------------------ “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,vô nhân tri thị lệ chi lai” |
24-11-2004, 19:10 | |
Phá sản!
|
Các anh chị ơi cho em hỏi "chút" ạ
. nếu mà muốn học uni về finance hay banking thì a level có phải học business std ko ạ hay chỉ cần eco là đủ? . cái entry requirements của mấy trg ở đây mà em xem toàn đòi AAB hoặc là ABB mới được, có anh chị nào đã từng thi qua a level cho em xin tí kinh nghiệm với, muốn đạt điểm A ở Eco với Bus có khó lắm không ạ??? . em còn nghe nói là a level ở UK bây giờ nó còn có thêm cái vocational gì đó là sao ạ? em mù tịt thông tin cứ nghe nói qua nói lại chẳng hiểu gì hết . à với cả có anh chị nào đang học ở UK mà cũng về ngành này có thể recommend vài trường đh cho em được không ạ? Em cảm ơn. |
19-02-2005, 16:53 | |
Phá sản!
|
mấy anh chị ở UK cho em hỏi cái
nói thì hơi ngại nhưng mà bộ bên đấy học sinh hết lớp 10 sang ít lắm à em thấy toàn mấy anh chị hơn tuổi kỉu này sang thì độc thân roài mà mọi người ở Uk cho em hỏi thêm có anh chị nào bít trường Bellerbys có đc ko ạ có ai bít một số trường A level nào đc k ạ |
06-08-2005, 22:49 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Các bang ở Mĩ đã rất khác nhau, các trường trong một bang cũng chẳng cái nào giống cái nào. Cấp 3 thì trường cho học sinh giao lưu văn hoá bằng tốt nghiệp, trường lại không cho. Nhưng lợi ở chỗ lên Đại học có trường đòi bằng tốt nghiệp, có trường lại không đòi. Thậm chí nhiều trường không yêu cầu cả kết quả SAT, hay chỉ cần 11 năm học phổ thông thay vì 12 năm như bình thường. Cái này vô cùng lắm. Nên em hay bạn em dù không được trường cấp 3 cho bằng cũng không sao cả. Nếu em hỏi là chương trình này có mạo hiểm không thì xin trả lời thành thật là có. Luôn phải tính đến trường hợp rủi ro nhất - quay về Việt Nam học lại. Có điều trong vô số người tham gia chương trình mà chị biết, chưa có ai rơi vào trường hợp ấy cả. Người ta không xin được học bổng đại học ở Mĩ thì cũng té sang nước khác. Take the risk đi em ạ! Chị không học banking và hiểu biết tương đối... ít về các trường Đại học ở US (ngượng thế ) nên không thể khuyên em chọn trường nào cả. Quá trình chọn trường cũng khá là mất thời gian, đòi hỏi tính kiên trì và cả may mắn nữa đấy em ạ. Có mấy trang web ngày xưa chị hay dùng khi đi tìm trường, đó là www.collegeboard.com, www.usnews.com, www.fastweb.com. Dân tình có lẽ còn dùng nhiều trang khác nữa mà chị chưa biết. Không có một thước đo chuẩn nào về "làm thế nào để được nhiều học bổng nhất". Vì như chị đã nói, ở US, mỗi trường mỗi kiểu, không ở đâu giống ở đâu, chẳng biết đường nào mà lần. Cái thân applicant là mình chỉ biết làm thế nào để hồ sơ cá nhân càng đẹp càng tốt thôi: Học ở trường giỏi vào, thi SAT and/or ACT, TOEFL cao vào, hoạt động ngoại khoá nhiều vào. Đừng quên nộp hồ sơ đúng hạn nhé hì hì. Bang nào, học ở đâu chị cũng chịu thôi. Năm exchange có lẽ không quan trọng lắm, cũng không cần phải chọn bang. Nếu thực sự chọn bang hãy cân nhắc đến... thời tiết khí hậu của bang mình chọn. Em có muốn thử sức với mùa đông giá lạnh thì hãy đến những bang ở giữa hoặc hoặc phía Bắc Mĩ. Còn nếu muốn khí hậu ấm áp giống Việt Nam thì ở phía Nam thôi. Nhưng bang phía Nam là nhiều người Việt nhất đấy. Nhưng nếu ở những bang ít người Việt thì tiếng Anh sẽ lên rất nhiều. Tuỳ cả vào em thôi đấy! Chúc may mắn! Răng PS: YIM = send2anh ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
06-08-2005, 23:07 | ||
Phá sản!
|
Quote:
Trường Bellerbys cũng là 1 trường rất tốt, rất nhiều học sinh đỗ vào những trường có thứ hạng cao và nó có địa điểm ở mấy thành phố cơ. Mà như tình hình hiện nay, tốt nhât là không nên học A level ở London, chị có đứa bạn sang đây năm ngoái khi nó vừa hết lớp 10 và nó học ở London, chẳng hiểu thế nào bố nó lại bắt nó về hẳn vn, bảo là ....... sợ khủng bố . |
|
11-08-2005, 19:23 | |
Phá sản!
|
To Chipchip_gacon: chị đang học A level ở Bellerbys London, trường có cơ sở vật chất tốt (vì vừa mới chuyển sang cơ sở mới, nên cái gì cũng mới toanh), giáo viên thì cũng ổn. Không biết em sang thì học ở cơ sở nào, nhưng chị thấy học ở Brighton là tốt nhất. Bellêrbys London hiện giờ có khoảng 10 người Việt, năm sau chắc còn đông hơn. Bellerbys Brighton và Cam thì đông người Việt hơn.
Ở đây chị thây dân 89 chưa đông lắm nhưng mà có các anh chị nhiều hơn 1, 2 tuổi thì cũng ko đến nỗi nào, ko cần phải sợ độc thân đâu. |
12-08-2005, 00:32 | ||
|
Quote:
Ở Pháp người ta gọi bằng cao học là DES hoặc là DEA. |
|
23-08-2005, 10:59 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Chị đang học trường Quinnipiac University ở bang Connecticut (CT), Mĩ. Chị bắt đầu sự nghiệp du học bằng chương trình giao lưu văn hoá ở Haverhill High School, Massachusetts (MA). Cái lợi của chương trình GLVH. Như em đã nói, đây là cơ hội tốt nhất để em tiếp cận trực tiếp với nên giáo dục Mĩ, với các trường đại học, với các cơ hội học bổng. Ngoài ra cũng là một năm để làm quen với ngôn ngữ, văn hoá Mĩ. Một năm để làm quen với cuộc sống tự lập, xa nhà. Một năm để kết bạn với học sinh Mĩ và các nước khác. Học GLVH em có cơ hội nhận được bằng tốt nghiệp cấp 3 mà nhiều nước công nhận trừ Việt Nam :p. Bên cạnh đó, có lẽ cơ sở vật chất ở một trường của Mĩ sẽ tốt hơn một trường VN (như Kim Liên) nhiều, học thế cũng sướng. Học hết lớp 12 ở nhà tất nhiên cũng có nhiều lợi – nhưng chưa chắc đã có lợi cho sự nghiệp du học của em. Chương trình học lớp 12 của Việt Nam phải nói là nặng hơn, rộng hơn rất nhiều (về mặt kiến thức, lý thuyết) so với chương trình 12 của Mĩ. Nhưng lại thiếu đi những mảng rất quan trọng, hoạt động ngoại khoá là một ví dụ. Tất nhiên cũng có người sau 12 năm học ở VN, tìm kiếm qua mạng và xin được học bổng vào trường ĐH Mĩ, nhưng hình như con số này ít hơn nhiều so với số đã từng du học trước đó. Việc chuẩn bị cho xin học bổng thì chị đã bắt đầu từ trước khi đi. Chuyện tìm trường bắt đầu càng sớm càng tốt. Đôi khi chỉ là nhìn trong 1 quyển catalogue lấy từ IIE về, thấy trường nào hay hay thì mò vào website xem. Hoặc sử dụng các chức năng tìm kiếm trên các site như www.collegeboard.com, www.usnews.com, www.fastweb.com có thể xem ranking và nhiều thông số khác, rồi vào xem cụ thể từng trường. Nếu có người quen có kinh nghiệm, có thể nhờ họ chỉ giáo cho vài đường càng tốt. Khoảng tháng 2/2003, chị học một khoá ôn SAT ở New Star (số mấy Nguyễn Chí Thanh ấy, không biết còn ở đấy không). Chị sang vào đầu tháng 8/2003, trước ngày vào học 2 tuần, để làm quen với nhà chủ cũng như môi trường văn hoá và ngôn ngữ mới. Cũng không ăn thua. Chị vẫn bị choáng (culture shock) khi đến trường và mất đến vài tháng mới bập bõm hiểu được bọn bạn xung quanh đang buôn dưa lê những gì. Mặc dù vậy chị nghe lời khuyên của các tiền bối, gắng xin vào các lớp AP (Advanced Placement) khi chọn môn học. Những lớp này tuy mang tiếng nâng cao, “trình độ đại học,” nhưng rất vừa tầm với học sinh Việt Nam, và rất có lợi sau này ở trường Đại học. Chị thi SAT 2 lần vào tháng 11 và tháng 12/2003 (lần 2 lên điểm tương đối nhiều). Thi TOEFL tháng 1/2004, tức là 5 tháng sau khi ở Mĩ, các kĩ năng nghe nói đọc viết đã lên rất nhiều, nên điểm tương đối cao. Quá trình tìm trường kết thúc khoảng tháng 2/2004, đó là lúc chị phải quyết định sẽ apply vào trường nào. Mỗi trường đều có deadline riêng, nhìn chung đến hết tháng 2 là các hồ sơ của chị đều đã xong và được gửi đi. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4 thì bắt đầu nhận kết quả - trường nào từ chối, trường nào chấp nhận, trường nào cho tiền. Đầu tháng 5 là kì thi AP, kì thi kết thúc các lớp AP. Nếu được điểm cao trong kì thi này sẽ được miễn học môn đó ở Đại học. Thi xong thì chơi bời đến tháng 6 về nước. Chị đã không thất bại khi apply vào trường đại học nhưng trình tự của chị chưa chắc đã là tối ưu. Lúc khác chị sẽ nói rõ hơn về điểm này (khi em đã quyết định đi và cần biết cụ thể hơn). Về chương trình học trung học kết hợp cao đẳng cộng đồng em nhắc đến. Chị chưa nghe nói bao giờ. Chị đoán chương trình này 3 năm có nghĩa là 1 năm high school và 2 năm community college (CC). Các lớp học của CC không khác nhiều so với các trường cao đẳng/đại học thường khác, ngoài việc chương trình học chỉ kéo dài 2 năm, thay vì 4 năm. Đầu vào của CC thường rất dễ, giá cũng rẻ nên ít có học bổng. Bằng 2 năm CC không có giá trị cao, trừ phi sau 2 năm em có thể tìm được trường CĐ/ĐH để học tiếp. Xin vào CC cũng được thôi, nhưng chị nghĩ nên để dành first choices của mình cho các trường CĐ/ĐH 4 năm, lấy luôn bằng Cử nhân thì hơn. “Visa F1 có hiệu lực trong 3 năm.” Nói thế này không chính xác. Visa khi em sang GLVH là visa J1 Trao đổi khách, sau 1 năm sẽ hết hạn. Visa dành cho người học CC, CĐ/ĐH là F1, visa Sinh viên, sau 1 năm cũng hết hạn, nhưng sinh viên đó được phép ở lại Mĩ đến khi kết thúc chương trình học (tức là hết 2 hoặc 4 năm) mà không cần gia hạn visa. Mỗi lần về nhà mà visa đã hết hạn thì lại phải xin visa mới. Việc “visa F1 có hiệu lực 3 năm” chỉ xảy ra khi em ở Mĩ 3 năm liền không về thăm nhà. Em có thực sự muốn như thế không? Chị có quay về Việt Nam sau năm GLVH. Sau năm nhất ĐH cũng quay về, và giờ mới sắp đi. 2 lần xin visa này đều suôn sẻ. Bạn bè chị cũng thế. Bọn chị về không phải để gia hạn visa đâu. Vì trên lý thuyết, miễn là bọn chị còn học đủ số giờ ở trường, thì dù visa F1 có hết hạn, bọn chị vẫn ở Mĩ hợp pháp. Bọn chị về vì nhớ nhà thôi em ạ. Một số người ngại xin visa có thể sắp xếp chuyến bay về Mĩ trước ngày visa hết hạn, vẫn được quay lại bình thường. Tất nhiên những ý kiến của chị đều là chủ quan. Còn điểm nào nghi vấn em nên hỏi kĩ công ty tư vấn du học. Em rất biết đặt câu hỏi đấy, chứ chị thì không được như thế đâu, hì! Chúc may mắn, Răng ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
23-08-2005, 16:19 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
có ai sắp,đã và đang ở Ramgate,Kent kô vậy?Tháng 3 năm sau là em sang đó rồi,bi h phải học cật lực
Em định chọn ngành luật nhưng kô biết có học được kô vì em thấy nhiều người bảo ngành luật ở UK thường có yêu cầu cao lắm.Mong các anh chị ở UK chỉ giáo! |
23-08-2005, 16:26 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Luật sư :O thằng ku này định sau này kiện ai đấy
J/k, thế không định làm ăn ở Vn à ku ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
23-08-2005, 22:55 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
Em định chọn học luật kinh tế nhưng sợ kô đủ tiêu chuẩn để học,kô đc thì học kế toán vậy
Học luật mà giỏi đc thì sau này mở văn phòng luật sư là kiếm khá đoá ông anh |
23-08-2005, 23:32 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
ai bảo làm luật sư ở VN đâu,em kô muốn đi sâu vào chính trị lắm nhưng thật sự là làm luật sư ở VN thì lấy tiền húp cháo cũng chẳng có,nhưng làm ở các nc khác thì lại là chuyện khác
|
24-08-2005, 00:25 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Ò, thế nên anh mới hỏi ku là không định làm ăn ở VN à
Mọi người cho em hỏi tí ở Vn có sách nào dạy về Matrix kô nhểy hồi em ở VN kô phải học cái này, nghe nói là lên ĐH phải học, hãi vãi đang định mua về self-study ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
24-08-2005, 15:18 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
lên ĐH ở VN thì sẽ học matrix đó ông anh!Kô thì trong quyển sách toán của A-level cũng có dạy đoá ! Về đây ra RV mà học
|
24-08-2005, 16:30 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Anh biết là A level học còn ở Vn ĐH mới học => bây giờ anh chưa học T_T anh học CS bây giờ chắc cũng không khoai lắm, sợ cho cái về sau thôi thế nên mới đi tìm cái học ^^
RV hả hồi trước thằng bạn ném cho 1 núi kết quả sau 1 năm của nó, hãi không dám đọc Tình hình là ku kia (thằng cho mượn sách) kết luận Matrix là cái cực khoai :O còn một anh khác (đang học master) + art kết luận Matrix chả khó khăn gì confusing vãi ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
24-08-2005, 23:08 | ||
God Member
|
Quote:
------------------------------ Lãng du ... |
|
25-08-2005, 00:22 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
nhưng mở văn phòng luật sư đâu phải là cứ đi kiện tụng lung tung đâ còn có cả tư vấn nữa mà
|
25-08-2005, 00:28 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
hm hm!Về luật KT thì cũng đc chứ!Em thấy mấy cha tư vấn luật kiếm ghê lắm
|