Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC THẾ HỆ > Hải ngoại board

 

“Sốc văn hóa ngược”?
Old 20-04-2008, 05:16  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

Source: Dantri.com.vn



Hội chứng “sốc văn hóa ngược” đối với du học sinh khi trở về nước thường nặng nề hơn “sốc văn hóa xuôi” khi ra nước ngoài, tiếp xúc với một nền văn hóa mới, vì đã có sự chủ động chuẩn bị trước.


Sốc nặng từ trong nhà, ra ngoài phố, đến công sở là cảm giác của nhiều du HS khi trở về VN sau những năm học tập và sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người không thể ngờ rằng việc "tái hòa nhập" của mình lại khó khăn đến thế. Những cú "sốc văn hóa ngược" đã gây choáng cho nhiều du HS.

Sốc từ nhà, ra ngoài phố...

“Sốc nặng” là điều mà Nguyễn Hoàng Diệu Linh cảm nhận được sau 5 năm du học ở Minnesota (Mỹ) trở về.

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

Bước chân xuống sân bay Nội Bài, Linh đã choáng váng bởi sự ồn ào, chen lấn bất lịch sự của một số người ở đây. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của chuỗi sốc sau này.

Vốn đã quen với thái độ niềm nở nhiệt tình của nhân viên bán hàng ở Mỹ, Linh rất sợ mỗi khi đi mua sắm ở VN, ngay cả khi vào những trung tâm thương mại lớn. “Mấy chị bán hàng cứ sấn sổ tới giới thiệu hết thứ nọ đến thứ kia, đến khi mình bảo chỉ xem thôi, chưa quyết định mua thì tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Mình thử đồ thì họ đứng canh như canh trộm. Mua thì phải mặc cả, không mua thì bị lườm.” - Linh cho biết đó là lý do tại sao không dám đi mua sắm 1 mình ở VN nữa.

Đến khi đi làm giấy tờ ở các cơ quan công quyền thì lại càng sốc bởi thái độ lạnh lùng hay cáu bẳn của các nhân viên nhà nước. Linh tâm sự: “Ai cũng khó đăm đăm vì họ biết mình cần họ chứ họ có cần mình đâu. Trong khi ở Mỹ, dù giấy tờ quan trọng đến thế nào, nhân viên cũng nhỏ nhẹ hỏi han, từ tốn hướng dẫn và liên tục “Thank you!” dù họ là người giúp mình.”

Linh không phải là trường hợp cá biệt cảm thấy khó khăn khi trở về nước “tái hòa nhập cộng đồng” sau một thời gian sinh sống và học tập ở nước ngoài.

Đó gọi là hội chứng “sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock) mà hầu như du học sinh nào cũng gặp phải.

Thế Phong, 1 du HS trở về từ Washington DC, Mỹ chia sẻ: “Trước khi về nước, chúng tôi cũng được bà trưởng khoa cảnh báo rằng sẽ sốc khi quay lại VN nhưng tôi không tin vì đã sống ở VN hơn 20 năm. Không ngờ mỗi khi đến nơi công cộng đều thấy sốc nặng vì cách cư xử thiếu văn hóa của một số người, những hành xử mà mình không bao giờ thấy ở thủ đô nước Mỹ.”

Bà Meg Holmberg, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Học bổng ADS của Chính phủ Úc từng chia sẻ: “Một trong những khó khăn sau khi đi học trở về được các cựu sinh viên nhắc đến thường xuyên nhất là sự khác biệt về cách thức, phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn ở VN đã hạn chế các cựu sinh viên ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng.”

Lan Anh, cựu du HS từ Nhật Bản, chỉ sau 1 năm về làm việc trong 1 cơ quan Nhà nước đã thấy quá ngột ngạt với cách làm việc “bao cấp” và qua loa. Cô đã phải bỏ việc ra ngoài làm cho 1 công ty của Nhật. “Giờ làm việc mà mọi người cứ trò chuyện oang oang, còn mang cả mực đến cơ quan nướng làm cả phòng bốc mùi tanh nồng. Nhân viên thì được đánh giá qua thâm niên là chính chứ không phải năng lực. Chỉ làm việc vài tháng mà tôi thấy stress nặng, không chịu được thêm nữa vì thấy mình lạc lõng với lối làm việc nghiêm túc học được từ Nhật Bản.” - Lan Anh tâm sự.

Không chỉ ở cơ quan, ngoài đường phố mà các du HS khi trở về còn bị sốc ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Vốn quen thoải mái, đi chơi với bạn bè đến tận khuya ở nước ngoài, nay về nhà phải tuân thủ giờ “giới nghiêm” do phụ huynh đặt ra. Cũng vì quen với môi trường tự do thảo luận với giáo sư ở các trường ĐH ở nước ngoài, khi về nhà “lỡ” tranh luận hăng hái với phụ huynh thì dễ bị khép vào tội “hỗn láo”.

Liệu pháp chống sốc

Hội chứng sốc văn hóa ngược thường nặng nề hơn cả “sốc văn hóa xuôi” bởi khi tới 1 vùng đất mới, tiếp xúc với 1 nền văn hóa mới, 1 ngôn ngữ mới thì sốc là điều dễ hiểu. Nhiều SV không chuẩn bị tâm lý cho cú “sốc ngược” khi quay lại chính quê hương và ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, “làm quen với môi trường văn minh vẫn nhanh hơn là với sự vô ý thức”, Diệu Linh bày tỏ.

Tùy khả năng thích nghi của từng người mà tình trạng sốc văn hóa ngược kéo dài hay ngắn. Bên cạnh đó, cũng có những liệu pháp chống sốc được truyền tai nhau giữa các du HS, không chỉ của VN mà cả các nước khác.

Trước hết mỗi du HS cần nhận thức được sự thay đổi của chính bản thân mình. Sau nhiều năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, có những thói quen, cách hành xử và thậm chí cả những giá trị nhận thức cũ của mỗi người đã mất đi, thay vào đó là một loạt các quan niệm mới. Vì thế, khi trở về, các du HS sẽ cảm thấy có độ vênh nhất định với thực tế tại quê nhà.

Điều quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc quá thất vọng. Cảm nhận và tôn trọng sự khác biệt văn hóa cũng như trình độ phát triển sẽ giúp các du HS cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng thích nghi hơn.

Thế Phong cho biết: “Khi mới về VN, phải mất một thời gian dài mình không dám đi ăn ở bên ngoài vì thấy sợ những đám giấy ăn nhàu nát vứt dưới gầm bàn, bát đũa nhơm nhớp dầu mỡ. Nhưng bạn bè rủ mãi rồi cũng dần dần làm quen lại với văn hóa quán cóc của nước mình. Bây giờ thì hoàn toàn thoải mái rồi vì thấy tụ tập bạn bè trong những quán đó thú vị hơn nhiều so với các quán Tây hoặc nhà hàng sang trọng”

Tùng, một du HS trở về từ Anh quốc có cái nhìn rất mở: “Tôi chẳng việc gì phải sốc khi vài người xung quanh mình cư xử thiếu văn minh. Về VN, tôi vẫn giữ những thói quen tốt đã học được ở nước ngoài. Luôn luôn xếp hàng, người ta chen lấn thì tôi nhắc nhở, có bị lườm cũng kệ. Tôi sẵn sàng cầm vỏ kẹo về nhà vứt vào thùng rác.

Tôi thấy vui vì cách hành xử văn minh của mình. Mỗi du HS về nước nếu vẫn giữ được những thói quen đó và truyền cả cho bạn bè, người thân của mình thì các thế hệ du HS sau này sẽ không còn bị sốc văn hóa ngược vì những chuyện nhỏ như thế nữa”.

Theo VNN/Kinh tế và Đô thị

LTS Dân trí - Lăng nghe những lời tâm sự của các du học sinh khi trở về nước, chúng ta thấy vừa mừng vừa lo. Mừng vì thấy họ đã học được nếp sống và nếp làm việc văn minh của các nước phát triển. Lo vì thấy khoảng cách còn khá xa về nếp sống cũng như cung cách làm việc hiện nay của nước ta so với các nước phát triển, mà chính điều đó đã gây “sốc” đối với những du học sinh mới trở về nước.

Còn thêm một điều lo về “khoảng cách” giữa các du học sinh với đất nước vốn sinh ra mình và để lại biết bao kỷ niệm tốt đẹp của tuổi ấu thơ. Có lẽ cũng vì “khoảng cách” này mà không ít du học sinh đã chọn con đường ở lại làm ăn ở nước ngoài.

Nếu có con mắt nhìn có tính lịch sử và nặng ân tình hơn đối với đất nước thì không việc gì phải “sốc” trước những điều minh chưa hài lòng mà nên có thái độ như bạn Tùng, một du học sinh từ Anh quốc trở về, hãy tự nguyện làm một nhân tố tích cực, luôn gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh và vận động mọi người cùng làm theo.

Đấy là cách hành xử văn minh đáng hoan nghênh.

Nếu có hàng loạt du học sinh trở về nước có thái độ hành xử tích cực như vậy thì chắc chắn đất nước ta còn đổi mới mạnh mẽ hơn và hội nhập nhanh hơn vào thế giới văn minh.




( mọi ng cho ý kiến đi , mình xin comment sau :d)



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 20-04-2008, 07:56  

kBank Manager
 
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28): 4.298
Awarded 58 time(s)
Sent 329 thank(s)
Received 236 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006)
Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*

Cái này có lẽ là tùy người thôi Như em là em chẳng làm sao hết

Cái chuyện mua bán ở VN thì em quá quen rồi
Chuyện ăn uống quán vỉa hè thì em chả bao h lo thậm chí còn thik đi ăn thế hơn là ăn nhà hàng
Chuyện thủ tục hành chính của VN thì mấy lần đi công chứng + qua cơ quan bố mẹ, em cũng đủ biết nó như nào ^^

Nhưng có một vấn đề em thấy khó chịu và hơi có tí shock là lúc check in ở sân bay Em ko hiểu bọn hàng ko Vietnam tại sao lại làm ăn như thế nữa hay đấy là vì cái kiểu cách làm việc của người Việt mình nó ăn sâu vào máu rồi
Ở đây, khi check in thủ tục + hành lý, ngta làm loáng một phát là xong. Hoặc nếu có e-ticket thì check-in bằng máy rất nhanh.
Còn lúc check-in ở Nội Bài mình, cửa đi quốc tế hẳn hoi, mà nhân viên vừa làm vừa nói chuyện đùa cợt, ko tập trung gì hết . Mỗi lần đi, vào check-in, đứng chờ đợi cái kiểu bọn nó làm, ngứa hết cả mắt Ngta cần làm nhanh để tranh thủ chút tgian còn lại ra chào và nc với người nhà thì nó cứ vừa làm vừa đùa, lần nào em đi cũng bị như thế ý Chí ít ra cái cửa đi quốc tế thì cũng phải có tác phong quốc tế 1 tí chứ
Ngay cả khi em transit ở Taiwan or Hongkong nó cũng ko bao h có cái kiểu vừa làm vừa nói chuyện, đùa đùa như thế cả

À, còn nhân viên hàng không Vietnam thì thôi khỏi phải nói Quát khách hàng rầm rầm mặt mũi thì cau có, đã làm cái nghề "làm dâu trăm họ" đó mà mặt cứ hằm hằm ra với khách thì chả ai thèm đi, thua xa các hãng airline khác Sau cái lần đầu tiên em đi, lần sau em đi or về ko bao h thèm đi của Vietnam airline nữa, toàn đi của China airline, nó phục vụ tận tâm và niềm nở hơn bao nhiêu



------------------------------
Nobody falls in love by choice, it is by chance.
Nobody stays in love by chance, it is by work : )
Midori is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 20-04-2008, 14:11  

Senior Member
 
Join Date: 19-10-2005
Posts: 445
KL$: 1.993
Awarded 22 time(s)
Sent 19 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008)
Location: Singapore

Ơ mà chị từ đầu năm 2008 đã đi công chứng bao h chưa. Bây h công chứng vui tính hơn hồi khoảng trc tháng 7/07 nhìu. CHị về thì sẽ bít đc điều thú vị



------------------------------
Haizzzzzzzzzzzzzzz, Huyền thoại ................................... One night..........................................
lumosduy is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 21-04-2008, 00:38  

kBank Manager
 
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$: 126
Awarded 16 time(s)
Sent 18 thank(s)
Received 120 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005)
Location: Hà Nội

He, chị mới công chứng 1 lần đầu năm nay, vào cái xã gần nhà máy ở trên Bắc Ninh, mấy bác trong xã cười rõ tươi, làm loáng cái xong, còn hỏi cần gì nữa ko bác giúp
Chuyện shock văn hóa ngược thực ra không phải ko có, nhưng tùy cái vì nhiều cái nó lại thành cái hay riêng của HN. (chuyện ăn quà vặt) nói chung là do cách nhận thức, cách quan niệm của từng người thôi. Chị thấy cái vụ cửa quyền cũng là 1 nét văn hóa đặc trưng đấy chứ
Đối với chị, cái gì hay thì giữ, cái gì cần sửa thì sửa. Ví dụ chuyện ko xả rác ra đường thì giữ, chuyện xếp hàng thì phải đổi (đã từng mấy lần đứng nghệt mặt cả tiếng chờ mà cứ thấy người ta từ đâu ra nhảy lên trước mình, giờ ko ngu nữa)
Dù sao có chê thế nào đi chăng nữa mình vẫn là người Việt Nam



------------------------------
... but the lily of the valley doesn't know ...

Alex Louise is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 23-04-2008, 02:34  

God Member
Em chả lo mấy cái trên kia Sợ mỗi cái bên này đang quen mồm nói linh tinh, về nhà cứ kiểu đấy gặp 9x nó ko đánh cho lại bảo nó vui tính



------------------------------
http://www.facebook.com/hophuongkl
hophuongA6 is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 23-04-2008, 03:37  

kBank Manager
 
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$: 126
Awarded 16 time(s)
Sent 18 thank(s)
Received 120 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005)
Location: Hà Nội

Ờ công nhận chị sợ mỗi khoản to mồm, về nhà nói với 9x thế nó ko cho bay alo thì phí



------------------------------
... but the lily of the valley doesn't know ...

Alex Louise is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 24-04-2008, 06:03  

Manager
 
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$: 556
Awarded 17 time(s)
Sent 4 thank(s)
Received 32 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)

e chả bít thế nào
chửa về nhà lần nào nên chửa có kinh nghiệm
mới sag có mấy tháng, hi vọng hè này về, có ít thay đổi :d
nhưng chắc ko đến nỗi shock như mấy ng trên bài viết kia đâu :d, dù sao thì mình cũng chui từ cái lò VN đó mà ra, làm gì đến nỗi sau mấy năm đã mất gốc rồi
...
đi nhiều, thì học nhiều thật đấy, tiếp xúc nhiều cái văn minh hiện đại thiệt
!
nhưng thèm cảm giác giản dị quê mình, thèm những quán ốc ven đg, quán trà đá vỉa hè, quán nc cổng trg ..., hè về phải lê lết cho đã



------------------------------
........../''' ) Chi?
.........,/¯../ Tay
........./..../ Lên
......../..../ Tro*`i
.../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n
./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i
('(...´...´.. ¯~/'...') Vô
.\...................../ Ðô'i
..'\'...\........ _.·´

Giang Hồ Quy Ẩn
TrangAnh is offline  

Re: “Sốc văn hóa ngược”?
Old 26-08-2008, 08:47  

Member
Người việt Xấu xí
Viện nghiên cứu xã hội Hoa kỳ đã đưa ra 9 đặc điểm của con người Việt Nam, chúng ta cùng đọc và suy nghĩ nhé.

1. Cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng
2. Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động
3. Khéo léo song không tư duy đến cùng
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng song không có ý thức nâng thành lý luận
5. Ham học hỏi, có khả năng nhanh nhưng ít khi học hỏi đến đầu đến đuôi nên thiếu kiến thức, không hệ thống, không cơ bản. Học tập không phải vì mục đích tự thân của mỗi người(lúc nhỏ học vì gia đình lớn lên học vì sĩ diện, vì bát cơm manh áo, ít khi vì chí khí đam mê
6. Xởi lởi hiếu khách nhưng không bền
7. CÓ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn bần hàn. Trong điều kiện tốt hơn đến giầu có thì tinh thần này hiếm khi xuất hiện
8. Yêu hoà bình, nhã nhặn song nhiều khi hiếu thắng vì những lý do cá nhân (tự ái, ganh ghét)mà đánh mất đại cục
9. Thích tự lập nhưng thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc nếu 1 người làm thì tốt, ba người làm thì kém, nhiều người làm thì hỏng.
..st..



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
osprey_vic is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.