Về việc học!
Old 15-02-2008, 19:14  

Manager
 
Join Date: 07-12-2007
Posts: 234
KL$ (TOP! 32): 3.753
Awarded 9 time(s)
Sent 44 thank(s)
Received 49 thank(s)
Class: GV (2007-2010)

Tôi thấy có topic về tự học khá hay, nhưng không duy trì được. Vấn đề học thế nào cho tốt theo tôi luôn là vấn đề đáng quan tâm. Nhìn lại thì quả là việc học chiếm gần hết cuộc đời con người, đấy là mới chỉ nói tới học có trường lớp (tạm gọi là học chính quy) còn thực tế thì học tập là quá trình dài bất tận. Tôi và các bạn đều cùng đang đi học, đôi khi tôi nghĩ không biết đến bao giờ mình mới có thể tạm thấy yên tâm về việc học của mình nữa. Hiện nay, chúng ta rất hay gặp những "học tập suốt đời", "xã hội học tập",.... bởi vậy mạn phép các bạn mở 1 topic nữa về vấn đề này.
Có điều, mong được sự đóng góp nghiêm túc 1 chút, khoa học 1 chút. NO SPAM!
Tôi sẽ mở đầu bằng 1 đoạn báo lấy trên mạng của một trang khá danh tiếng:

SCHOOL DAZE

Cramming. Bullies. Rote lessons. East Asia's schools are failing their students. Big changes are planned, but will they come soon enough?
By HANNAH BEECH

Nguồn: http://www.time.com/time/asia/featur...ion/cover.html

The East Asian economic miracle was built on a number of sturdy pillars: hard work, high savings rates and Confucian values—in particular, an almost fanatical belief in the value of education. And for years, Asia could rest easy in the know-ledge that its school systems were producing the best and the brightest. Rising GDPs were proof, so were the calculus prodigies and engineers churned out by the millions. East Asian students almost always scored higher in international math and science tests—across the board, country by country—than their counterparts in the West. All you had to do was walk into an Asian classroom to see what they were doing right. Students were diligent, quiet, involved in copying down the daily lessons. It was nothing like the chaos of, say, American schools with the spitballs and pierced eyebrows and the emphasis on attitude with-a-capital-A.
The contrast isn't so stark anymore. Recent math and science test scores show U.S. students gaining ground on their counterparts in Asia. And with their rote-based curricula and examcentric systems, Asians are finding that even children who attend the very best public schools lack the creative skills to compete in a new, challenging information economy. Who can name more than a handful of famous East Asian scientists or mathematicians—if that many? And now, some of the ailments of the West have come East.
The dropout phenomenon, once considered exclusively Western, has reached Asian shores: in 1999, a record 130,000 Japanese primary and junior high school students refused to attend school for more than a month. The trendiest neighborhoods in Tokyo, Seoul and Taipei are filled with disaffected kids playing hooky, their ennui relieved by designer drugs and designer shopping.
Most alarming is the towering degree of unhappiness among Asian kids. Schools are suddenly plagued with record levels of violent crime and sky-high suicide rates. In Hong Kong, one in three teens have had suicidal thoughts, up 28% from two years ago. The number of teenagers between the ages of 15 and 19 in Thailand who commit suicide is second only to adult workers. Those children may be on the extreme edge, but some of the kids in the front rows are almost as unhappy and frustrated. "Something has gone very wrong with our schools," says Hiroshi Yoshimoto, a director in the education reform division of Japan's Education Ministry. "We all know we have to reform—yesterday."
The good news is that things are changing. Governments are figuring it out after decades of white papers and bureaucratic backsliding. Parents, too: as countless moms and dads get laid off from jobs they thought they had for life, adults are realizing there's little reason for kids to endure Asia's stifling schools if there's no promise of success upon graduation. Thus new schools are offering refuge to kids sick of rote learning and eager for some real education. "We would like to teach kids the method of acquiring knowledge, rather than just facts," says Lee Ki Woo, a Seoul education official, who is helping oversee South Korea's education reforms. But the big question remains: Are Asia's classrooms changing enough to bring the continent back to competitive levels with the West? "The existing education system has produced reliable managers for predictable times," says Tharman Shanmugaratnam, Singapore's Senior Minister of State for Education. "But it now needs to produce a new breed of leaders who have a certain ruggedness, an ability to respond quickly to situations."
The good news is that things are changing. Governments are figuring it out after decades of white papers and bureaucratic backsliding. Parents, too: as countless moms and dads get laid off from jobs they thought they had for life, adults are realizing there's little reason for kids to endure Asia's stifling schools if there's no promise of success upon graduation. Thus new schools are offering refuge to kids sick of rote learning and eager for some real education. "We would like to teach kids the method of acquiring knowledge, rather than just facts," says Lee Ki Woo, a Seoul education official, who is helping oversee South Korea's education reforms. But the big question remains: Are Asia's classrooms changing enough to bring the continent back to competitive levels with the West? "The existing education system has produced reliable managers for predictable times," says Tharman Shanmugaratnam, Singapore's Senior Minister of State for Education. "But it now needs to produce a new breed of leaders who have a certain ruggedness, an ability to respond quickly to situations."
The main goal of East Asian schools: to churn out literate, disciplined workers for factories and offices. The secondary goal: by pushing students through a tapering hierarchy of schools—poor, better, best—the country's finest test-takers are decanted into the best jobs in government ministries and top corporations.

Stated so simply, that sounds like a meritocracy, but the reality is very different. What it means to most East Asian kids is a childhood of "examination hell." From the day their offspring set foot in kindergarten, the goal of most parents is to get their children into one of the good public high schools. The better the high school, the higher the chance of getting into a good university. The pressure intensifies in high school, which becomes one long cram session for college admission. In many countries, if a student wants to hedge his bets and apply to, say, four universities, he has to study that many times over: each school has its own exam.

That's a whole lot of studying: in school, at home into the wee hours and at private cram schools that are major industries throughout East Asia. Even worse are the social implications of failure. The tiny minority who make it into good universities are, theoretically, the winners. Everyone else is a loser. "Our education system," says Wang Jenn-wu, a former member of Taiwan's Cabinet-level education reform committee, "was so focused on the country's economic success that it ignored individual success."



------------------------------
Don't just dream, do!

Award
+20 KL$
Awarded Point for #205404
Chủ đề hay - Có bản dịch thì sẽ hay hơn nữa

Awarded By MrPaint
Cuong_MA is offline  

Re: Về việc học!
Old 15-02-2008, 20:02  

Manager
 
Join Date: 07-12-2007
Posts: 234
KL$ (TOP! 32): 3.753
Awarded 9 time(s)
Sent 44 thank(s)
Received 49 thank(s)
Class: GV (2007-2010)

Để tiện theo dõi tôi xin lược dịch. Có điều mong được thông cảm vì vốn ngoại ngữ hạn chế và môn văn cũng không khá khẩm gì.

NỖI BÀNG HOÀNG HỌC ĐƯỜNG

Luyện thi. Những áp lực. Những bài học vẹt. Học đường Đông Á đang làm hỏng học sinh. Nhiều kế hoạch lớn được thiết lập, nhưng liệu có đủ không?

Thần kỳ kinh tế Đông Á dựa trên 3 trụ cột lớn: Lao động siêng năng, tỉ lệ tích lũy lớn và tinh thần Khổng giáo. Và trong nhiều năm, châu Á cảm thấy thỏa mãn với ý nghĩ rằng hệ thống trường học của họ đào tạo được những người tốt nhất, giỏi nhất. Tỉ lệ tăng GDP là bằng chứng, và hàng triệu thần đồng toán học, kĩ sư được đào tạo. Học sinh Đông Á hầu như luôn đạt kết quả cao hơn phương Tây trong các cuộc thi toán học và khoa học quốc tế. Những sinh viên cần mẫn, lặng lẽ ghi chép bài học ngày lại ngày. Hầu như không có một sự lộn xộn nào, nếu so với trường học ở Mỹ đầy rẫy các hiện tượng thổi bóng giấy, xăm lông mày.

Sự khác biệt không còn nhiều nữa. Kết quả thi toán và khoa học gần đây cho thấy sinh viên Mỹ đã đạt được tầm như các bạn của mình ở Châu Á. Với một chương trình chủ yếu là học vẹt và chế độ “ngộ thi cử”, châu Á đang nhận thấy thậm chí kể cả những đữa trẻ đã cố gắng nhập học tại những trường quốc lập sáng giá nhất cũng rất thiếu những kĩ năng sáng tạo để cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức mới đầy biến động. Ai có thể kể tên được, dù chỉ 1 nhúm các nhà khoa học và toán học nổi tiếng ở Đông Á?
Hiện nay, nhiều căn bệnh của Phương Tây đã cập bến bờ phương Đông. Ví dụ hiện tưởng bỏ học, kết quả một cuộc khảo sát đáng tin cậy cho thấy: trong năm 1999, một con số kỉ lục là 130.000 học sinh tiểu học và trung học Nhật bản đã từ chối đến trường trong thời gian hơn 1 tháng. Những khu giầu có nhất ở Tokyo, Seoul và Taipei thấy đầy rẫy những đứa trẻ trốn học, giảm bớt sự chán ngán bằng chất kích thích và hàng hiệu.

Điều báo động nhất là độ cao của cột bất hạnh trong trẻ em châu Á. Học đường bỗng đầy rẫy bạo lực và tỉ lệ tự vẫn cao ngất. Ở Hồng Kông, cứ 3 đứa trẻ thì có một em đã từng có ý tự vẫn, tăng 28% so với 2 năm trước. Lượng trẻ trong độ tuổi 15 đến 19 phải tự tử ở Thái Lan chỉ đứng sau những người lao động. Những đứa trẻ này có thể ở trong tình trạng khốn cùng, một số hầu như hoàn toàn tuyệt vọng. “Có một số sai lầm trong trường học của chúng ta”, ông Hiroshi Yoshimoto 1 viên chức của Bộ giáo dục Nhật Bản đã nói như vậy. “Chúng ta biết tất cả những điều phải thiết lập lại”.

Tin mừng là những thứ đó đang thay đổi. Các chính phủ đã hiểu rõ điều đó sau những thập kỉ tụt hậu với bệnh thành tích và quan liêu. Các phụ huynh cũng vậy, nhiều ông bố, bà mẹ đã bị mất việc mà họ tưởng có thể làm suốt đời, người lớn đã nhận ra chẳng có lý gì phải bắt con em họ đến những trường học căng thẳng ở châu Á nếu chúng chẳng hứa hẹn sẽ thành công sau khi tốt nghiệp. Bởi vì những trường học mới không chấp nhận kiểu học vẹt và hứa hẹn kiểu giáo dục thực sự. “Chúng ta nên dạy trẻ phương pháp đạt được tri thức hơn là chỉ các sự kiện”, ông Lee Ki Woo nhà hoạch định chiến lược cải tổ giáo dục của Hàn Quốc nói, “Hệ thống giáo dục ngày nay cần phải đào tạo ra thế hệ đi đầu, “những người có độ gồ ráp nhất định”, có khả năng giải quyết nhanh các tình huống”. Bộ trung học phổ thông Singapo, ông Tharman Shanmugaratnam.

Thành quả chính của giáo dục Đông Á: đào tạo những người có kỷ luật và trình độ văn hóa cho các nhà máy và văn phòng. Thứ 2 là giới thiệu những người là bài thi giỏi nhất vào những vị trí tốt nhất trong bộ máy chính phủ và các tập đoàn công nghiệp hàng đầu. Mới đầu, điều đó có vẻ như là 1 chế độ đào tạo nhân tài, những sự thực rất khác. Nó có nghĩa là trẻ em Đông Á có một tuổi thơ trong “địa ngục thi cử”. Ngày lại ngày, chúng đi theo vết xe đổ, thành công của cha mẹ là đưa được con mình vào các trường công tốt. Trường trung học càng tốt thì các có cơ hội vào đại học tốt. Áp lực rất khắc nghiệt ở cấp trung học, nó trở thành một cua luyện thì dài tới cánh cửa trường đại học. Ở nhiều nước, nếu sinh viên không muốn thua thiệt và đăng ký tới 4 trường đại học, anh ta phải mất rất nhiều thời gian: mỗi trường có một chế độ thi riêng. Hầu hết các học sinh phải học ở trường, ở nhà tới 1, 2 giờ đêm và luyện thi đã trở thành một ngành công nghiệp phát đạt ở Đông Á. Tồi tệ hơn nữa là những sai lầm của xã hội, khi coi số nhỏ vào được đại học là những người chiến thắng. Còn lại là những kẻ thất bại. Ông Wang Jenn-wu (Đài Loan) nói: “Hệ thống giáo dục của chúng ta quá tập trung vào thành công kinh tế của đất nước mà bỏ qua những thành công của cá nhân”



------------------------------
Don't just dream, do!
Cuong_MA is offline  

Re: Về việc học!
Old 15-02-2008, 21:23  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Topic này bác nói chung chung quá, theo ý em hiểu là bác nói về cái sự nghiệp dạy dỗ và đào tạo hay là nền giáo dục của các nước Đông Á.

Vấn đề này đúng là ko riêng gì là của Việt Nam hay của Đông Á mà là của các nước đang phát triển ở châu Á. Tục ngữ Việt Nam chúng ta có 1 câu về việc học rất hay và rất có ý nghĩa : Học đi đôi với hành nhưng dường như từ thời các cụ cho tới hiện nay, chưa thấy khi nào học sinh được dạy dỗ như thế. Các thầy giáo cô giáo từ bao lâu nay chỉ quan tâm tới vế đầu tiên : Học mà chưa có được cái vế thứ hai : hành. Điều này cũng là đúng thôi, bởi vì chính các thầy cô cũng có biết hành ra làm sao đâu? Các thầy cô cũng ko được đào tạo huấn luyện về việc dạy cho học sinh hành như thế nào và cũng chẳng có điều kiện để mà nghiên cứu được. Chế độ đãi ngộ hiện nay với các thầy cô quả thực là rất bèo bọt nên mới xảy ra tình trạng học thêm dạy thêm tràn lan như hiện nay. Bộ giáo dục thì thay đổi chương trình đến chóng cả mặt, đến nỗi dù là anh em 1 nhà, hơn nhau 1,2 tuổi nhưng đứa em ko thể dùng lại sách của thằng anh mà fải mua sách mới mặc dù là nhà cửa chẳng giàu sang gì !

Chính phủ họp bàn, xã hội đàm tiếu nhưng cũng chẳng thấy mấy người nói đến cái chế độ dành cho giáo viên hiện nay. Chúng ta đã quá đề cao giáo viên với vai trò : " Nhất tự vi sư bán tự vi sư", hay là "thầy cô như mẹ hiền"... mà quên rằng, thầy cô cũng chỉ là những con người bình thường, cũng có nhu cầu ăn uống, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí... Mà muốn làm thế thì fải có tiền. Với tình hình giá cả leo thang như hiện nay, ko riêng gì giáo viên mà mọi thành phần trong xã hội đều phải lo lắng. Thử hỏi, một giáo viên mà lúc nào cũng lo lắng vì tiền thì lấy đâu ra thời gian nghiên cứu phương pháp giảng dạy dành cho các học sinh thân yêu? Các thầy có thể dạy học tốt vì các thầy có kinh nghiệm và cũng đã được đào tạo, nhưng chỉ đến thế thôi, các thầy cô cũng chỉ làm được đến thế thôi. Các học sinh muốn "hành" thì phải tự mình học ở trường đời chứ chẳng trông mong gì ở trường học

Chính vì thiếu tiền mà mới có những căn bệnh thâm căn cố đế như bệnh thành tích. Lương các thầy cô chỉ có thế, nếu các cô muốn có thêm thì fải có thành tích giảng dạy tốt, nghĩa là tất cảcác học sinh của thầy cô phải giỏi. Điều này thực ra là không tưởng vì bao giờ học sinh cũng có người này người kia, có học sinh dốt, có học sinh giỏi. Học sinh muốn giỏi thì phải tự giác học hành là chính nhưng cũng cần fải có sự hướng dẫn của các thầy cô nhưng các thầy cô lại chẳng thế làm được vì số lượng học sinh quá đông, ko thể nào mà quan tâm tới hết được. Có phải là các thầy cô muốn học sinh dốt đâu, nhưng các thầy cô có thời gian đâu mà kèm cặp hết được ?

Xưa nay, chúng ta luôn thấy có những nhân tài đất nước, những học sinh giỏi, giải Olympic nọ kia. Chúng ta đề cao họ, tán dương họ, nói rằng họ giỏi nhưng chẳng thấy ai nói đến người dạy dỗ cho những nhân tài đó. Người ta cứ bảo họ giỏi là do họ tự học, nhưng nếu ko có sự hướng dẫn, dạy dỗ của thầy cô thì nhân tài nó cũng chẳng nổi lên được. Trong khi đó, học sinh học kém thì chẳng thấy ai phê bình học sinh đó mà chỉ đổ lỗi cho giáo viên kém, thế có bất công quá ko ?

Việt Nam chúng ta luôn tự hào là có thành tích trong các kỳ thi trí tuệ quốc tế. Số lượng giáo sư tiến sĩ ở Việt Nam cũng rất rất nhiều nhưng tại sao Việt Nam vẫn chỉ là một nước kém phát triển - dùng từ kém mới chính xác. Các giáo sư tiến sĩ đâu mất rồi? Họ làm được gì cho đất nước rồi ? Hay đấy chỉ là cái danh hiệu để cho vui cửa vui nhà ?

Học sinh VN đi du học đa số là học giỏi vì ở các nước phát triển họ có điều kiện vừa học vừa hành - điều này là ko thể ở VN. Và những học sinh đó sau khi du học đều có mong muốn, nguyện vọng được làm ở nước ngoài chứ cũng chẳng có mấy ai muốn về nước cả, vì ở VN họ chẳng thế phát triển được hết khả năng của mình. Vì thế mới nảy sinh ra vấn đề "chảy máu chất xám"

Còn rất rất nhiều vấn đề khác nữa, nếu kể ra chắc ngày này qua tháng khác cũng chẳng thể kể hết đuợc. Vấn đề là cải thiện, thay đổi như thế nào? Điều này thì Bộ giáo dục phải làm trước tiên, và rất đáng mừng là Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đang dần dần làm được. Với tình hình kinh tế và tình hình lao động việc làm ở Việt Nam hiện nay, hãy cứ quan tâm tới việc học đã, cải thiện chất lượng học đã. Còn việc hành, phải rất lâu nữa mới có thể làm được vì dù sao, trải qua bao năm chiến tranh, chúng ta đã đi sau các nước khác khá lâu, phải dần dần mới có thể theo đuổi được.

Điều cuối cùng, có một nghịch lý là : Những con người giàu nhất thế giới, những con người làm kinh tế giỏi nhất thế giới thường là những người có sự nghiệp học hành ko được sáng sủa lắm



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Re: Về việc học!
Old 19-02-2008, 09:37  

V.I.P
 
Join Date: 06-09-2007
Posts: 1.050
KL$: 1.328
Awarded 63 time(s)
Sent 102 thank(s)
Received 59 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A16 (2006-2009)
Location: Sở thú - Chuồng dê

Đọc bài của babyboy nhiều đoạn cực đoan quá!

Đoạn về các thầy cô, tiền, bệnh thành tích chẳng hạn. Theo ý em thì các bệnh thành tích ko phải xuất phát từ tiền mà xuất phát từ ám ảnh người VN mình giỏi. Có lẽ nếp suy nghĩ ấy hình thành khi đã vượt qua chiến tranh gian khổ (một người chưa từng sống trong chiến tranh ko thể cảm nhận hết đc).

Đoạn học sinh giỏi thì nói tự học, học sinh kém thì đổ tại giáo viên nữa. Ko phải tất cả các học sinh đạt giải Olympic, lời đầu tiên của họ khi đứng trên đỉnh cao vinh quang là lời cảm ơn tới cha mẹ thầy cô sao?
Ở trong nước, lúc nào cũng được nghe tin về những học sinh sinh viên xuất sắc, làm rạng danh nước nhà nơi đất khách, nhg số đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong số du học sinh VN? Môi trường tốt thôi chưa đủ, cần phải có sự cố gắng nữa.

Em ko nói những điều trên là ko đúng hay hoàn toàn ko có, chỉ là ko nên nhìn sự việc 1 cách quá tiêu cực như vậy thôi. Còn ý kiến riêng của em về hệ thống giáo dục VN là cơ sở vật chất còn kém và ctrình học còn nặng. Như bọn em là khoá học sách cải cách đầu tiên, chủ trương là giảm tải ctrình, nhg nhiều khi các thầy cô vẫn nói đùa là bây h lên lớp trên ngồi nghe giảng chung vs các anh chị đc rồi. Giảm tải gì mà cắt bớt ctrình đi rồi kéo thêm ctrình lớp trên xuống.

Nhg mà topic này là về việc học, chứ đâu phải là về hệ thống giáo dục của VN. Em luôn coi nhà trường là cái móng, ko phải cái nhà. Đến trường là để có những kiến thức cơ bản nhất, để biết cái gì ko đáng sợ và cái gì thật sự đáng sợ. Đến trường để cho cái đầu mình biết cách suy nghĩ và rèn luyện nhân cách (hay nói đơn giản hơn là đạo đức). Cuộc sống mới chính là bể kiến thức vô tận. Và theo ý em, đại học cũng ko fải là cánh cửa ta bắt buộc fải bước được qua. Bây h bố mẹ em ko nghĩ thế, nhg về sau em sẽ dạy con mình như thế, để cho nó ko fải đi học dưới áp lực quá nặng nề



------------------------------

Hãy khám phá: Trang web chính thức của KDC
www.kimliendsclub.info
WCnu is offline  

Re: Về việc học!
Old 19-02-2008, 22:29  

V.I.P
 
Join Date: 24-03-2003
Posts: 1.110
KL$: 528
Awarded 26 time(s)
Sent 57 thank(s)
Received 150 thank(s)
Class: H (2001-2004)

Quote:
Originally Posted by WC_nu
Nhg mà topic này là về việc học, chứ đâu phải là về hệ thống giáo dục của VN
Thế em hiểu việc học ở đây là thế nào? Nếu chỉ là phương pháp học của cá nhân bình thường thì khỏi cần bàn vì cũng có rất nhìêu cá nhân xuất sắc rồi. Nhưng đó chỉ là số ít, còn lại phần đông học sinh VN đều dốt cả, dốt về nhiều mặt, cả về học tập lẫn hiểu biết xã hội.

Việc học chính là việc của hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc em coi nhà trường là nền tảng, là nơi học kiến thức cơ bản , là nơi học đạo đức ? Điều đó đúng. Cuộc sống mới chính là bể kiến thức vô tận. Điều đó đúng. Nhưng để em "bơi" được trong cái bể đó thì em fải biết "bơi", mà muốn "bơi" được thì em fải học được ở nhà trường. Hiện tại, nhà trường ở VN chẳng thể đáp ứng nổi điều này.

Trường học ở đây là bao hàm tất cả các cấp, từ mầm non cho tới Đại học. Đối với 1 học sinh như em, mới chỉ học các môn Toán Lí Hóa... với mục đích chính là qua cấp, lên lớp, hay là mục tiêu cuối cùng chính là đỗ Đại học. Với mục tiêu đỗ Đại học thì các trường hoàn tòan có thể đáp ứng được, vì chỉ là từ trường này sang trường kia, vẫn là trong một cái hệ thống giáo dục cả.

Thế nhưng, em có nghĩ sau khi học ĐH xong thì em sẽ làm gì ? Em có biết được trường ĐH ở VN trang bị cho sinh viên ra trường những gì ko ? Em có biết là hầu hết sinh viên ra trường đi làm đều được đào tạo lại ở các cơ quan họ làm việc ? Em có biết là bao nhiêu sinh viên miệt mài học suốt bao nhiêu năm đèn sách, ra trường với tấm bằng giỏi nhưng rồi fải về nhà làm ruộng ? Em có biết bây giờ những gia đình có điều kiện đều cho con em mình đi du học ?

Những điều trên anh đã được trải nghiệm rồi em ạ. Đó mới là cái đáng bi quan nhất của nên giáo dục Việt Nam. Còn em, em vẫn là một học sinh, vẫn còn nhìn đời là một màu hồng. Hãy cứ tận hưởng những giây phút vui tươi nhất của đời người đi, nhưng đừng quên nghĩ tới tương lai .



------------------------------
Far away
babyboy is offline  

Re: Về việc học!
Old 21-02-2008, 20:12  

V.I.P
 
Join Date: 06-09-2007
Posts: 1.050
KL$: 1.328
Awarded 63 time(s)
Sent 102 thank(s)
Received 59 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A16 (2006-2009)
Location: Sở thú - Chuồng dê

Quote:
Đối với 1 học sinh như em, mới chỉ học các môn Toán Lí Hóa... với mục đích chính là qua cấp, lên lớp, hay là mục tiêu cuối cùng chính là đỗ Đại học
No, em ko nghĩ là em chỉ học Toán, Lý, Hóa với mục đích chính là qua cấp, còn vấn đề ĐH thì em đã nói ở trên rồi
Quote:
Em có biết được trường ĐH ở VN trang bị cho sinh viên ra trường những gì ko ? Em có biết là hầu hết sinh viên ra trường đi làm đều được đào tạo lại ở các cơ quan họ làm việc ? Em có biết là bao nhiêu sinh viên miệt mài học suốt bao nhiêu năm đèn sách, ra trường với tấm bằng giỏi nhưng rồi fải về nhà làm ruộng ?
Điều này thì em có biết, bởi vì hai chị của em đã từng học ở hai trường ĐH "tiêu biểu" là ĐH Y (em thấy trường này học đi đôi vs hành tốt mà, và về chuyên môn cũng tốt ) và KTQD. Cả 2 bà ý đều đã đi làm rồi. Còn những người mà học ĐH bằng giỏi mà sau đó về quê làm ruộng thì ko thể đổ lỗi cho trường học đc.

Nhìn chung, trong cuộc đời 10 năm rưỡi mài đít trên ghế nhà trường, em thấy vấn đề to lớn nhất và khó chịu nhất là bệnh thành tích. Hai năm nay bộ có chủ trương chống tiêu cực và bệnh thành tích trong học tập và thi cử gì đấy, nhg có vẻ như năm trước làm gắt gao hơn năm sau. Ko biết vài năm sau nữa có chống đc bệnh thành tích và tiêu cực thật ko hay lại "Trong ... năm thực hiện 2 Không, chúng ta đã đạt được nhiều thành quả to lớn... blablabla"
CÒn 1 vấn đề nữa là sao mà học hành thi cử nặng nề thế ko biết. Đi học về cứ gọi là bơ phờ, mà đấy là em còn ít đi học thêm (1 tuần có 2 buổi là Văn cô Hoa và Hóa thầy Cường). Ôi, Chỉ cần đc học kiểu sáng 3 tiết, chiều 3 tiết, nghỉ T7 thôi là sung sướng rồi. Nhg đấy lại là vấn đề cơ sở vật chất, mà bao h Việt Nam khắc phục đc cái cơ sở vật chất này thì chắc luk đấy GD VN cũng đã khác nhiều rồi. Đấy, nhìn chung là vật chất nó quan trọng thế đấy



------------------------------

Hãy khám phá: Trang web chính thức của KDC
www.kimliendsclub.info
WCnu is offline  

Re: Về việc học!
Old 20-01-2010, 01:57  

Member
 
Join Date: 29-08-2007
Posts: 65
KL$: 702
Awarded 6 time(s)
Sent 7 thank(s)
Received 4 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2006-2009)

bài này em được học ở lớp thầy Nghiêm chỗ Láng Hạ thầy ạ ^^

Hay thầy nhờ



------------------------------
:* KEC- KLnews- Kimlien:*
2nd KEC's president
1st KLnews's editor-in-chief
Xgirl1418712 is offline  

Re: Về việc học!
Old 22-01-2010, 16:47  

New Member
 
Join Date: 24-03-2008
Posts: 46
KL$: 399
Awarded 3 time(s)
Sent 1 thank(s)
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2006-2009)
Location: A4 family (06-09)

theo mình muốn thành công thì tự học bao h cũng là quan trọng nhất,sau đó mới đến những cái khác



------------------------------
Học hành là chuyện lớn,ăn chơi là chuyện nhỏ
John_linh91 is offline  

Re: Về việc học!
Old 23-01-2010, 10:08  

God Member
 
Join Date: 21-05-2009
Posts: 964
KL$ (TOP! 10): 7.998
Awarded 61 time(s)
Sent 37 thank(s)
Received 87 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2008-2011)
Location: full house

tự học nhg fai tự học đúng cách, có n~ ng` vẫn chăm chỉ, học ngày học đêm, hết bài trên lớp nhảy sang các bài nâng cao, bổ trợ, nhg tại sao họ vẫn ko khá dc, toán vẫn chỉ 7,0 , đấy là vì học ko đúng cách , nếu vậy chỉ làm mất time, và chán nản vì mình đã học đến thế mà vẫn ngu thì học nữa làm j



------------------------------
Sống vì chính mình - Lyk Banana
lc2704 is offline  

Re: Về việc học!
Old 23-01-2010, 13:13  

Manager
 
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$: 1.051
Awarded 111 time(s)
Sent 1.166 thank(s)
Received 942 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011)
Location: Trăng sao bốn bể là nhà!

mình thích cách hành văn của Phương Tây, ngắn gọn xúc tích, k cầu kì mà lại dễ hiểu

VN k thể nói là kém đc, từ bố mẹ mình còn sống thời bao cấp, có bao h nghĩ lúc này nó đổi thay phát triển thế này đâu Có điều VN bỏ lỡ nhiều cơ hội để tăng tốc vượt bậc nên thôi

Ít ra cũng may là số hs-sv của VN tự vẫn là quá ít còn sống nghĩa là còn dùng đc

đây chỉ là vấn đề để thảo luận thôi, e chưa đủ tri thức để đánh giá thế nào đúng thế nào sai cả VN đang đi lên



------------------------------
Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình

Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13
vuacocaro is offline  

Re: Về việc học!
Old 05-02-2010, 22:37  

V.I.P
 
Join Date: 23-05-2009
Posts: 1.010
KL$ (TOP! 14): 6.822
Awarded 81 time(s)
Sent 118 thank(s)
Received 60 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2006-2009)

mới đây học viện Tài chính một trường uy tín trong khối KT có khảo sát SV ra trường KQ như sau
Đánh giá của SV về kiến thức, kỹ năng học được tại HVTC:
+ Học được toàn bộ: 85 SV (chiếm 5,67%)
+ Học được phần lớn: 817 SV (chiếm 54,53%)
+ Học được một phần: 534 SV (chiếm 35,64%)
+ Không học được: 7 SV (chiếm 0,46%)

http://www.hvtc.edu.vn/?code=5100&de...s58c0m12193047



=> ra trường SV phải tự học thêm rất nhiều nữa mới mong có việc
vinhthanh1991 is offline  

Re: Về việc học!
Old 08-07-2010, 09:51  

New Member
 
Join Date: 22-08-2009
Posts: 9
KL$: 284
Sent 2 thank(s)
Class: A10 (2009-2012)
Location: somewhere in Hanoi

bài này ở lớp thầy Nghiêm là bài sửa lỗi sai
em vừa dc phát tuần trước xong

Bài báo quá hay và xác thực
Thế nào thầy Nghiêm cũng có 1 bài nói dài về cái này

Vấn đề là em thấy ở bên Đông Á người ta học nhiều, cũng bị nặng về kiến thức, thi cử như nước mình. Nhưng mà hs - sv bên đó có năng lực làm việc rất tốt. Bởi vậy các nước Đông Á mới đứng đầu kinh tế châu Á như thế.
Thế mà ở VN mình cũng vậy nhưng mà năng lực của thanh niên VN vs thanh niên các nước đó sao lại khác nhau thế? Cảm giác như ở nước mình "HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI ... VẪN KO KHÁ LÊN ĐƯỢC" ý

(Tiện thể em check luôn bài làm có đúng ko )



------------------------------

I'm daddy's little girl
I love DADDY's MONEY
Chris is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.