15-12-2007, 23:22 | |
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Là một người hay lên nghe "đài địch" cũng như hay đọc một số báo trên mạng Internet, cách đây khoảng nửa năm tớ có đọc được tin tàu của ngư dân Việt Nam bị bọn Tàu khựa bắn mà báo chí Việt Nam câm miệng không lên tiếng nào. Quá bức xúc, tớ cũng dò tìm theo các đường link về mối quan hệ Việt - Trung cũng như các thông tin tham khảo về khu vực tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa thì thấy cũng khá thú vị, có rất nhiều thông tin mà đúng là một người dân Việt Nam mà mình không hiểu về đất nước mình, những điều mà có lẽ giáo trình sách giáo khoa Việt Nam sẽ còn lâu mới đưa vào. Xin trích ra một vài điều hay ho cho bà con cùng thưởng thức chơi.
Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands; Trung Quốc gọi là 西沙群島 - Hsisha Chundao hay Xisha Qundao - Quần đảo Tây Sa) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km. Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo. Địa lý * Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông * Chu vi bờ biển: khoảng 518 km * Khí hậu: nhiệt đới * Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky) * Tài nguyên: thiếu * Nguy hiểm tự nhiên: bão * Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết. Khoảng cách đến đất liền Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần ViệtNam nhất. * Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15o47'N, 111o12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15o22'N, 109o07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý. * Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15o23.1'N, 109o09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 Nov. 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý. * Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15o14'N, 108o56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý. * Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16o32N, 111o36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18o22 N, 110o03 E). * Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý. * Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là : 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới. Nhóm An Vĩnh Còn gọi là Nhóm Đông - Bắc quần đảo Hoàng Sa (Amphitrite Group; Việt Nam Cộng hòa gọi là "nhóm An Vĩnh"; Trung Quốc gọi là 宣德群島 - Quần đảo Tuyên Đức. Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như: đảo Cây (Tree Island / Zhaoshu Dao, 赵述岛/島, Triệu Thuật đảo), còn gọi là đảo Cù Mộc, đảo Bắc (North Island /Bei Dao, 北岛, Bắc đảo), đảo Giữa/Trung (Middle Island / Zhong Dao, 中岛, Trung đảo), đảo Nam (South Island /Nan Dao, 南岛, Nam đảo), đảo Phú Lâm (Woody Island / Yongxing Dao, 永兴岛, Vĩnh Hưng đảo), đảo Linh Côn (Lincoln Island / Dong Dao, 东岛, Đông đảo), Cồn Cát Tây (West Sand), Cồn Cát Nam (South Sand), Đá/Hòn Tháp (Rocky Island / Shi Dao, 石岛, Thạch đảo). Tên gọi An Vĩnh lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước. Theo sách Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi..." Nhóm đảo còn được gọi là Amphitrite, theo tên của một trong những chiếc tàu châu Âu đầu tiên vào Biển Đông, gặp nguy khốn ở Hoàng Sa. Chiếc tàu Pháp này đã sang buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Đảo Phú Lâm * Tên gọi: Đảo Phú Lâm, Woody Island, Yongxing Dao(Vĩnh Hưng đảo). Đảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú Lâm. * Hình thể: Đảo dài tới 1,7km, chiều ngang 1,2km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3km2. * Quân sự: Đảo Phú Lâm nằm bên đảo Hòn Đá (Rocky Island- cao 50ft), diện tích lớn hơn Hòn Đá nhưng cao độ thấp hơn rất nhiều. Đây là đảo quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh. * Trên đảo có ngôi chùa cổ của người Việt xây dựng tên Hoàng Sa Tự. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải Quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa. Vì trận chiến Việt Pháp bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/ 1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng Sa. Vào ngày 26/6/1946 dù đã chậm trễ, Trung Hoa lấy cớ đến giải giới quân Nhật (đáng lẽ phải làm năm 1945) lén đổ quân lên Phú Lâm rồi chiếm đóng luôn đảo này. Khi Trung Hoa Dân quốc chạy ra Đài Loan, họ cũng rút quân ở Phú Lâm và Thái Bình về Đài Loan năm 1950. Trung Quốc bí mật gửi quân ra chiếm đảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956. Hiện nay Trung Quốc đặt Bộ chỉ huy toàn thể lực lượng quân trú phòng quần đảo Hoàng Sa ở đây. Căn cứ quân sự này kiên cố nhất trên Biển Đông. Sách Ocean Yearbook 10 (Chicago 1993) cho biết có tới 4.000 binh sĩ Hải quân và Thủy quân Lục chiến trong vùng biển Hoàng Sa. Phần lớn số lính này đóng tại Đảo Phú Lâm, số nhỏ trên đảo Lincoln và các đảo thuộc nhóm Trăng-Khuyết. Đảo có cầu tàu lớn, phi trường, đài kiểm báo, kinh đào và nhiều tiện nghi quân sự khác. Đảo Cây * Tên gọi: Đảo Cây hay Cù Mộc - Zhaoshu Dao * Đài Khí tượng: Trước thế chiến thứ hai khi còn làm chủ Đông Dương, người Pháp cũng đã khai phá các đảo thuộc nhóm An Vĩnh của vua nhà Nguyễn. Giống như trên đảo Hoàng Sa, họ thiết lập một đài quan trắc khí tượng ở Đảo Cây, số hiệu được ghi trong danh sách World Meteorological Organisation là 48,859. Đảo Linh Côn * Tên gọi : đảo Linh Côn, Lincoln Island, Dong Dao. * Hình thể: Đảo Linh Côn nằm về phía cực Đông của nhóm đảo An Vĩnh và cũng là đảo lớn nhất của cả quần đảo Hoàng Sa, diện tích chừng 1,62km2 hay 400 acres, bề cao 15ft. Vòng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam như một con lươn có cái đầu ở Lincoln với cái thân dài tới gần 15 hải lý. Nhiều đảo, đá san hô tới hàng chục cái, nhấp nhô trên mặt nước biển. Đảo này được Trung Quốc biến thành một căn cứ quân sự kiên cố. Hải đồ ghi trên đảo có nước ngọt. Hiện nay, ngoài công sự quân sự, các cơ sở ngư nghiệp cũng đã được Trung Quốc xây cất khá nhiều với cầu tàu rộng lớn, nhà kho, nhà máy chế biến ... Các bãi ngầm chính Trong vùng Hoàng Sa có những bãi ngầm chính là: * Bãi ngầm Jehangire Bank * Bãi ngầm Bremen Bank * Bãi đá ngầm Bombay Reef * Các bãi ngầm phía đông Hoàng Sa như Macclesfield Bank, Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal. * Nhóm Macclesfield: o Vị trí: Nằm về phía Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhóm bãi ngầm này hầu hết nằm dưới vĩ tuyến 16 độ Bắc và vào khoảng một nửa đường hàng hải từ Đà Nẵng đi Philippines * *Hình thể: Nhóm Macclesfield chiều dài tới hơn một trăm hải lý, rộng khoảng 60 hải lý, nhờ được rặng san hô mọc ngầm dưới biển bao quanh như bức tường cản sóng nên mặt biển bên trong khá yên. Tuy ở giữa một vùng biển chung quanh sâu tới 3 - 4,000m, các bãi ngầm nhóm này lại nổi cao lên. Nhiều chỗ đáy cát nông, từ 5 đến 12 fathom (9 - 22m). Nhóm Macclesfield chỉ gồm các bãi ngầm không có đảo nên thường bị nhiều người bỏ quên không liệt kê trong danh sách các đảo của Bãi Cát Vàng. Khi thời tiết thật tốt, người ta chỉ thấy mặt biển phẳng lặng nhưng khi sóng gió, những cồn nước trắng xóa nổi lên suốt một vùng rộng lớn trông rất hùng vĩ cho du khách thưởng ngoạn nhưng cũng gợi mối kinh sợ mắc cạn cho người đi biển. Bãi ngầm Macclesfield là khu vực rất tiện lợi cho việc neo tàu. Trên đường hải hành từ Việt qua Hồng Kông hay Philippines, cũng như nhiều tàu ngoại quốc, những chiến hạm và thương thuyền Việt Nam khi cần ngừng lại, thường neo để nghỉ tạm ở đây. Nếu dây neo tàu lớn đủ dài để có thể neo tàu lại cho thủy thủ đoàn sửa máy hay nghỉ ngơi tại đây. Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền trên bãi Macclesfield, nhưng vì bãi ngầm sâu dưới biển nên chưa có căn cứ quân sự nào được xây dựng. * Bãi Scarborough Shoal o Vị trí: nằm về phía Đông của bãi Macclesfield, gần bờ biển Philippines o Hình thể: là một bãi khá lớn bên dưới là đá ngầm. Bãi này nằm dưới mặt biển chừng 92 fathoms. * Bãi Truro Shoal: nằm bên cạnh Scarborough Shoal, sâu 10 fathoms * Bãi Stewart Bank: (578 fathoms) gần đảo Luzon của Philippines. Nhóm Trăng Khuyết Còn gọi là Nhóm Tây (Crescent Group; còn gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm vì có hình cánh cung hay lưỡi liềm; Trung Quốc gọi là 永樂群島 - Quần đảo Vĩnh Lạc). Nhóm này bao gồm đảo Hoàng Sa (Pattle Island / Shanhu Dao, 珊瑚岛, San Hồ đảo), (đảo) Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 北礁, Bắc tiêu), đảo Hữu Nhật (Robert Island / Ganquan Dao, 甘泉岛, Cam Tuyền đảo), (đảo) Đá Lồi (Discovery Reef), đảo/đá Bạch Quy (Passu Keah/Island / Panshi Yu, 盘石屿, Bàn Thạch dữ), đảo Tri Tôn (Triton Island / Zhongjian Dao, 中建岛, Trung Kiến đảo), đảo Quang Ảnh (Money Island / Jinyin Dao, 金银岛, Kim Ngân đảo), đảo Quang Hòa (Duncan Island / Chenhang Dao, 琛航岛, Sâm/Thâm Hàng đảo), đảo Duy Mộng (Drummond Island / Jinqing Dao, 晋卿岛, Tấn Khanh đảo), Cồn/Đá Bông Bay (Bombay Reef), Đảo/Đá Chim Yến (Vuladdore Reef). Đảo Hoàng Sa * Hình thể: Đảo Hoàng Sa (Pattle Island hoặc Shanhu Dao(theo kiểu Trung Quốc ) hình bầu dục, dài khoảng 950m, rộng khoảng 650m, diện tích chừng 0.32km2, cao 30ft, có vòng san hô bao quanh. * Yếu tố quân sự: Đảo Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân sự cho rằng đảo này có vị trí quan trọng nhất, hơn cả đảo Phú Lâm trong việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. * Công trình: trong thời gian Hoàng Sa dưới chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, ở đây có nhà cửa căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng, miễu Bà, cầu tàu, bia chủ quyền. o Bia Chủ quyền: do người Pháp dựng lên năm 1938, ghi lại việc nhận chủ quyền chính thức của chính quyền Việt Nam từ 1816. o Cơ sở quân sự được thiết lập từ đầu thập niên 1930. Sang thập niên 1950, 1960 nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ cho sự trú phòng của một tiểu đoàn (trừ) Thủy quân Lục chiến. Sau này khi lực lượng Việt Nam Cộng hòa giảm xuống còn một trung đội Địa phương quân thì nhà cửa còn ít đi. o Đài Khí tượng: Khoảng năm 1938, một đài Khí tượng bắt đầu hoạt động. Số hiệu của đài này là 48 860. Trong tổ chức khí tượng thế giới World Meteorological Organization, nhóm 48 chỉ vùng Đông Nam Á, số 860 dùng cho đài Hoàng Sa. Cơ sở xây cất của đài cũng như của đồn binh là hai ngôi nhà đồ sộ và kiên cố. Chỉ trừ ít năm khi quần đảo bị Nhật chiếm, đài đã quan trắc thời tiết và phổ biến tin tức khí tượng của Việt Nam Cộng hòa trong nhiều thập niên cho đến khi bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào tháng 1/1974. o Hải đăng: nằm ở phía Bắc của đảo nhằm trợ giúp đắc lực cho các nhà hàng hải khi dẫn đường tàu thuyền đi ngang qua vùng biển Hoàng Sa. Đèn hiệu này thấy xa chừng 12 hải lý, thuộc loại hải đăng chớp tắt có chu kỳ mà "thời khoảng sáng" dài hơn "thời khoảng tắt" (Hải đồ ghi: Occ - 12). Các tài liệu hàng hải quốc tế như List of Lights trong những thập-niên 40, 50, 60, 70 đều có ghi chú rõ ràng những điểm này và còn lưu trữ tài liệu về hải đăng này. o Miễu Bà: có Tượng Bà cao 1.50m, được xây ở góc Tây Nam của đảo. Miếu thờ kiên cố đã được xây làm nhiều lần. Theo sách "Chính biến", vua Minh Mạng cho dựng một "Thần từ" cùng lúc với việc lập bia, trồng thêm cây cối trên các đảo Hoàng Sa vào năm 1835. Miếu này cách toà miếu cổ 7 trượng. o Bia chủ quyền Việt Nam được đặt gần nơi giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa năm 1816. Người Pháp xác nhận lại chủ quyền đó của Việt Nam vào năm 1938 bằng một tấm bia ghi những hàng chữ như sau: République Française Empire d'Annam Archipel des Paracels 1816 - Ile de Pattle-1938 o Hạ tầng cơ sở: Đảo có đường goòng bằng sắt dài 180m dẫn ra cầu tàu dùng cho việc vận chuyển phân bón. Cầu tàu nằm về phía Nam của đảo. Một rạch nước khá sâu dẫn từ ngoài biển vào cầu tàu. Trong thập niên 60, cầu tàu này dùng để cặp các xà lan chở phosphate. Sang thập niên 70, cầu và đường sắt đã bị hư hỏng nhiều. o Sân bay: Đảo đủ rộng để có thể thực hiện một sân bay nhỏ. Ngay trước khi quần đảo mất vào tay Trung Quốc , Quân đội VNCH đang chuẩn bị xây dựng một phi đạo ngắn đủ khả năng tiếp nhận máy bay vận tải Caribou (C7) hay các loại máy bay khác cần dùng phi đạo ngắn hơn. Toán công binh tiền phương mới ra tới nơi thì trận hải chiến xảy ra và đảo bị Trung Quốc chiếm đóng. Sau này, trên đảo Hoàng Sa Trung Quốc đã xây cất thêm nhà cửa, tạo thành những căn cứ dành cho cả quân sự lẫn ngư nghiệp. Đảo Hữu Nhật * Tên gọi: Đảo Hữu Nhật, Robert Island, Cam Tuyền (Trung Hoa). Đảo mang tên của một Suất đội Thủy Quân triều Nguyễn, tên 'Phạm Hữu Nhật. Ông người Quảng Ngãi được vua Minh Mạng phái ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ các đảo vào năm 1836. * Hình thể: đảo hơi tròn, rộng độ 0.32km2, cao 26ft, nằm về phía Nam đảo Hoàng Sa, cách 3 hải lý. Thời Việt Nam Cộng hòa còn chủ quyền ở đây, viền quanh đảo có những cây nhàu cao từ 2 đến 3m, bên trong lớp cây nhàu này dày chừng 30m, là khu lòng chảo nằm giữa đảo không sâu. Trên lớp đất đá, ngoài ít bụi cây nhỏ thì cỏ tranh mọc khắp nơi không cao lắm. Ngoài bìa đảo là một vòng san hô, có nhiều chỗ lấn hẳn vào bãi cát. Rất nhiều rong phủ kín mặt biển bao chung quanh. Vít thường lên bờ đẻ trứng la liệt trong khoảng hai mùa Xuân và Hạ. Đảo Duy Mộng * Tên gọi: đảo Duy Mộng, Drummond Island, * Hình thể: Cao không quá 4 m. Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0.41km2 có nhiều loại cây nhỏ. Hơi giống như đảo Hữu Nhật, giữa đảo là một vùng đất không có cây. Chỗ đất trống này có thể sinh sống được. Có một lạch nước nhỏ nên ghe đi theo cửa lạch đó vào được sát bờ. Tàu lớn có thể bỏ neo cách bờ 2, 3 trăm thước. Nhiều con vít và chim biển sống trên đảo. (Vào đầu tháng 1 năm 1974, trong những ngày Trung Quốc khởi sự xâm lược nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa, chúng đã tập trung tới 11 chiếm hạm ở phía Tây đảo Duy Mộng này.) Đảo Quang Ảnh * Tên gọi: Đảo Quang Ảnh,Money Island. Đảo mang tên một nhân vật lịch sử: Phạm Quang Ảnh, vị Đội trưởng Hoàng Sa đội thời Nguyễn. Theo lệnh vua Gia Long, ông đem hải đội ra Hoàng Sa năm 1815 để thu hồi hải vật. * Hình thể : Đảo này cao khỏi mặt biển tới 6m, có lẽ cao nhất trong nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Đảo hình bầu dục hơi tròn, diện tích khoảng 0.5km2, cao 20ft. Có một số cây lớn mọc ở giữa đảo cao tới 5m, ở ngoài là các cây phosphorite và một loại cây khác giống cây mít nhưng không có trái. Chung quanh đảo có nhiều đá ngầm và san hô. Tàu lớn không thể lại gần đảo vì dễ mắc cạn, muốn thả neo phải thận trọng vì dễ mất neo. Đảo Quang Hòa * Tên gọi: Đảo Quang Hòa,Duncan Island. * Hình thể : Đảo này lớn nhất nhóm đảo Lưỡi Liềm, diện tích gần 0.5km2 cao 13ft. Chung quanh đảo là bãi cát mầu vàng. Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo. Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, nối liền nhau bằng bãi cát dài. Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hòa thành hai đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây: o Quang Hòa Đông có rừng cây nhàu và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5m. Phần đảo phía Đông trơ trụi chỉ có giây leo sát mặt đất. o Quang Hòa Tây là một đảo nhỏ, chỉ bằng 1/10 đảo Đông, cùng những loại cây như ở đảo Đông nhưng chỉ cao khoảng 3m. (Trận hải chiến 19 tháng 1 năm 1974 giữa Hải quân Việt Nam và Trung Cộng đã diễn ra trong vòng 3 - 7 hải lý quanh đảo này). Trung Quốc đã xây cất cầu tầu, nhà cửa, công sự làm thay đổi hình thể đảo Quang Hoà, hai đảo Đông và Tây đã nối làm một. Đảo Bạch Quỷ * Tên gọi: Đảo Bạch Quỷ, Passu Keah. * Hình thể Đảo này là một dải san hô, chỉ thật sự nổi hẳn lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Địa thế trơ trọi đá, không cho phép người ta sinh tồn nếu không xây cất các công trình nhân tạo. Đảo Tri Tôn * Tên gọi: Đảo Tri Tôn, Triton Island. * Hình thể: Đảo này gần bờ biển Việt Nam nhất so với các đảo khác của Hoàng Sa. Đảo Tri Tôn thấp khoảng 10ft, trơ trọi đá san hô, không có cây cỏ nhưng nhiều hải sản như hải sâm, ba ba, san hô đủ mầu sắc. Khí tượng Hoàng-Sa nhờ nằm giữa Biển Đông nên khí hậu điều hòa, không lạnh quá về mùa Đông, không nóng quá về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa. Lượng mưa Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm lối 1.170 mm. Mưa nhiều nhất trong tháng 10 (17 ngày/ 228 mm). Độ ẩm Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới. Ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, độ ẩm đều cao, ít khi nào độ ẩm xuống dưới 80%. Trung bình vào tháng 6, độ ẩm ở Hoàng Sa suýt soát 85%. Bão Biển Đông Bão Biển Đông là bão nhiệt đới theo mùa, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày. Khi bão phát xuất từ đảo Lữ Tống đi ngang Hoàng Sa thì binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp xuống nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao bay nhanh như bó lông (cirrus panachés). Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây thấp có hình vẩy cá (cirro cumulus). Rồi đến một lớp mây đen, dày cao lối 3,000m (altostatus), tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (100m hay 50m), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão đã tới... Cường độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút. Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua... Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong dó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam. Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ chơ vơ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển nhất là dầu khí thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đàu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược trong tương lai có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở luật pháp để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông cho phép khai thác các tài nguyên biển nhất là dầu và khí. Việc để mất quần đảo Hoàng Sa đã có tác động xấu đến nghề cá và dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam. Công tác dự báo bão xa, đặt trạm phát tín hiệu trên Biển Đông, công tác cứu hộ, cứu nạn các tàu cá trong cơn bão số 1 Chanchu tháng 5 năm 2006 gặp nhiều khó khăn cũng do mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 9 năm 2006 khi cơn Bão Xangsane (2006) vào biển Đông thì Trung Quốc lại ngăn cản không cho tàu cá Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa. Bộ đội biên phòng Việt Nam sau này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Theo tin của Bộ đội biên phòng tại Đà Nẵng, khoảng 16h20’ ngày 27 tháng 6 năm 2006, lúc tránh bão số 2, 18 tàu đánh cá xa bờ của Đà Nẵng đã neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa, có một tàu lạ của nước ngoài đã thả ca nô số 301, trên đó có 6 người, tới cập mạn tàu ĐNa 90052 TS, cướp 25 phi dầu, 4 tấn mực khô, 10 thùng nước ngọt, 18 vỏ phi nhựa sau đó xua đuổi tàu không cho tránh bão. Ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển mà họ cho là thuộc về chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc vì bất đồng ngôn ngữ và vì quân Trung Quốc xả súng bắn tới tấp làm vỡ thuyền cá, làm bị thương bị chết nhiều ngư dân Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2007. Số còn sống sót thì bị bắt đem về đảo Hải Nam chữa chạy qua loa ngoài da rồi bắt gọi điện về thân nhân ở Việt Nam gởi tiền chuộc hàng trăm triệu đồng mà vẫn chưa chịu thả người. Quan trọng hơn việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yệu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ China Daily, hôm 10 tháng 8 năm 2007 đưa tin về kế hoạch khai thác du lịch Hoàng Sa của giới chức đặc khu Hải Nam, đã được chính phủ Trung Quốc thông qua. Quan chức từ Sở Du lịch Hải Nam nói các công ty lữ hành lớn sẽ được phép mở các tua du lịch tới Hoàng Sa, theo các lộ trình sắp sẵn. Việt Nam cực lực phản đối việc khai thác du lịch này. Source: wikipedia.org ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
15-12-2007, 23:46 | |
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay. Bối cảnh Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo. Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận. Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa. Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm. Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó. Tương quan lực lượng Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, và hai đội trinh sát. Diễn tiến Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc. Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện. Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, các nhóm biệt hải và hải kích của Việt Nam Cộng hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa, Hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng hòa rút trở lên HQ-5. Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa. Kết quả Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến. Theo một bài "Không thể chấp nhận được!" của Bùi Thanh đăng trên báo Tuổi Trẻ Online ngày Thứ Năm, 06/12/2007, 08:14 (GMT+7} "Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống nhưng không giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha." Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ. Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt. Phản ứng trước vụ việc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ tuyên bố rằng "các nước liên quan nên giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và quan hệ láng giềng". Họ đã không thể làm gì hơn, do tại thời điểm giữa cuộc chiến tranh đó, họ vẫn cần đến viện trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này đã gây ra sự bất bình lớn của Trung Quốc và bắt đầu một thời kì quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông. ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
16-12-2007, 00:59 | |
kBank Manager
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28):
4.298
Awarded 58 time(s) Sent 329 thank(s) Received 236 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006) Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*
|
Vâng, cái này em cũng mới được biết, mà ko phải biết qua sách vở được học ở VN
Cách đây 1 tuần, em đang ngồi chơi, thì nghe được tin từ một đài hải ngoại ở bên này, họ nói rằng Trung Quốc đã lấy đảo Hoàng Sa của VN và đang có ý định chiếm nốt Trường Sa. Lúc đó em ko tin, vẫn cứ nghĩ đài hải ngoại là đài phản động nên hay có tin vịt lắm... Thế rồi, lên mạng, quyết định tìm hiểu xem thực hư như thế nào, thì tìm được blog của một bác tên là Bùi Thanh. Blog đây ạ: Tâm sự nhân chứng "Hải chiến Hoàng Sa" Hix, sự thật trong đó làm em bất ngờ kinh khủng. Hóa ra ko những bây giờ Hoàng Sa mới mất, mà thực tế nó đã mất cách đây hơn 30 năm rồi Thế mà, từ bé cho đến khi đã 19t, mới biết được điều ấy. 19 năm qua, vẫn cứ tin rằng Hoàng Sa của chúng ta ko sao cả, vẫn nằm dưới tầm kiểm soát của nước mình. Ko hề biết nó đã bị mất đi từ trước khi cả lúc em sinh ra một cách đau thương như thế ------------------------------ Nobody falls in love by choice, it is by chance. Nobody stays in love by chance, it is by work : ) |
16-12-2007, 09:51 | ||
V.I.P
Join Date: 23-08-2005
Posts: 2.707
KL$:
854
Awarded 46 time(s) Sent 489 thank(s) Received 558 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008) Location: Hà Nội iu wí
|
Quote:
Mà tình hình có vẻ căng đấy nhỉ? Liệu vụ này có bị lợi dụng để rồi lại đánh nhau không? (Tê ét mấy đứa đợt trước lại còn send mass mess trong Y!M kêu gọi biểu tình ở Đại sứ quán TQ nữa chứ >"< Đục nước béo cò!) |
|
16-12-2007, 09:55 | |
kBank Manager
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28):
4.298
Awarded 58 time(s) Sent 329 thank(s) Received 236 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006) Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*
|
Ừ nhỉ? Hình như vừa mới close thôi đấy
Hôm trước chị vào xem vẫn được mà Trong đấy toàn nói về Hoàng Sa. Nhất là có 4 kỳ kể về "Hải chiến Hoàng Sa". Đọc mới hiểu ra được nhiều điều, thế mà bác ấy lại close mất rồi Sự cố ngoài ý muốn >"< Sorry mọi người ------------------------------ Nobody falls in love by choice, it is by chance. Nobody stays in love by chance, it is by work : ) |
16-12-2007, 10:37 | |
Senior Manager
Join Date: 24-09-2004
Posts: 2.571
KL$:
797
Awarded 111 time(s) Sent 172 thank(s) Received 321 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2004-2007) Location: Núi
|
Ức chế mà không làm gì được
Xit huynh lên xui bác Dũng sang Iran mua lấy 1 quả nuclear rồi táng vào Bắc Kinh đi. Mà Bắc Kinh xa quá thì táng luôn vào Hoàng Sa ý!!! Ko ăn được thì phải đạp đổ!!! Quyết không cho bố con thằng nào chiếm!!!! ------------------------------ |
16-12-2007, 10:45 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Ừ không hiểu sao nhà báo Bùi Thanh lại giấu blog đi mất nhỉ .
Vụ biểu tình chủ nhật tuần trước (cũng như lần 2 ngay sáng nay) là tự phát nên ta chẳng có cơ sở gì để nói có phải do dân ta hay dân phản động khởi xướng lên hay không. Chỉ biết là nó đã diễn ra trong hoà bình, nhã nhặn, và để lại một số hình ảnh khá xúc động. Theo quan sát của Răng cuộc biểu tình lần trước thậm chí đã gây được cảm tình đối với dân mình. Các chú cảnh sát công an đứng đấy thấy dân yêu nước nên xử sự cũng rất hoà nhã, lịch sự. Mấy khi được nghe những lời khen ngợi ấy nhỉ . Nên đừng vội gán cho họ chữ "đục nước béo cò." Vì trong số những người cầm cờ ra đường hôm ấy, quả thật có nhiều người yêu nước đấy! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
16-12-2007, 11:01 | |
V.I.P
Join Date: 23-08-2005
Posts: 2.707
KL$:
854
Awarded 46 time(s) Sent 489 thank(s) Received 558 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008) Location: Hà Nội iu wí
|
Nhưng rõ ràng em thấy các tin nhắn được gửi đi đều có đoạn "đã được sự cho phép của abc xyz" <~ người yêu nước liệu có bịa đặt ra các thông tin như thế này không? Đục nước béo cò là những người đã gửi đi các tin nhắn đó (không tính những người giúp đỡ phát tán )
|
16-12-2007, 15:45 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Good point, em Chị quên mất chi tiết đó Dù sao thì biểu tình cũng đã diễn ra và chưa gây nên hậu quả gì quá đáng Không biết có phải vì sự mất tín nhiệm vào những tin nhắn YM đó không mà đợt diễu hành sáng nay chỉ thấy được tuyên truyền qua forum và blog
Đoạn này trích từ blog Đặng Thiều Quang nhé, vào entry thì sẽ thấy ảnh (hình như anh Xit nhà mình rất khoái sáng tác của anh Đác ta nhăng này, phỏng sếp?) Quote:
------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
16-12-2007, 17:50 | ||
V.I.P
Join Date: 23-08-2005
Posts: 2.707
KL$:
854
Awarded 46 time(s) Sent 489 thank(s) Received 558 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008) Location: Hà Nội iu wí
|
Lượm lặt tin bài, vừa đọc bài này, nói chung cũng khá là đau xót! (Nguồn)
Quote:
|
|
16-12-2007, 22:37 | ||
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Trích Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam cho PON đọc nhé, rồi chú tự rút ra kết luận xem cái gọi là "xin phép biểu tình" của VN nó là cái gì:
Quote:
Lưu ý, Hiến pháp này là nền tảng cao nhất của Pháp luật Việt Nam, tất cả các văn bản pháp luật đều không bao giờ được trái với Hiến pháp này. Về vấn đề biểu tình, anh sẽ tiếp tục trao đổi những ý kiến của bản thân anh sau, bây giờ trước khi tranh luận, anh tiếp tục giới thiệu về Trường Sa để ít nhất mình là dân Việt mình phải biết hiện tại và lịch sử của nước mình thế nào. Quần đảo Trường Sa Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung Quốc: 南沙群岛 Nansha Islands - Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gần 100 đảo đá ngầm và đảo nhỏ đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông (South China Sea). Là một phần của các đảo ở Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí gas, hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malaysia và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Nhiều nước tham gia tranh cãi này có quân lính đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Tháng 2 năm 1995, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm đảo đá ngầm Mischief (Mischief reef), gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines. Đầu năm 1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đảo đá ngầm. Mặc dầu những sự tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút chúng vẫn là một trong những nguyên nhân có thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Đông Á có sự tham gia của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các nước tuyên bố chủ quyền khác. Địa lý và phát triển kinh tế * Toạ độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông * Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km² o Ghi chú: gồm khoảng 100 đảo nhỏ, đảo san hô và đỉnh núi nhô lên khỏi mặt biển rải rác trên một diện tích gần 410,000 km² ở giữa biển Đông * Đường bờ biển: 926 km * Đơn vị hành chính o Việt Nam: thuộc tỉnh Khánh Hoà. o Philippines: thuộc tỉnh Palawan. o Trung Hoa Dân Quốc: thuộc tỉnh ***. o Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: thuộc tỉnh Hải Nam từ năm ****. o Malaysia: thuộc tỉnh Sabah. * Khí hậu: nhiệt đới * Địa thế: phẳng * Độ cao: o điểm thấp nhất: Biển Đông (0 m) o điểm cao nhất: vị trí không đặt tên ở Southwest Cay (4 m) * Thảm hoạ thiên nhiên: bão; nhiều cơn bão biển lớn bởi vì nhiều đảo đá ngầm và nông Quần đảo Trường Sa, vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa, có khoảng hai mươi đảo trong đó đảo Ba Bình là đảo lớn nhất được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí gas còn chưa được xác định. Ngoài nghề cá các hoạt động kinh tế khác bị kiềm chế do tranh chấp chủ quyền . Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí gas, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược do nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông. Sự có mặt của con người Có thể con người đã biết đến quần đảo Trường Sa từ khoảng những năm 3 TCN. Điều này dựa trên một số sự phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ của Việt Nam hoặc cư dân cổ xuất phát từ đảo Hải Nam và các vùng đất nay là các quận ở tỉnh Quảng Đông đã đến quần đảo Trường Sa, và các đảo khác ở vùng Biển Đông để đánh cá hàng năm. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thỉnh thoảng có một số thuỷ thủ từ một số nước lớn châu Âu (gồm hoặc Richard Spratly hoặc William Spratly đến quần đảo Trường Sa, từ đó quần đảo có cái tên tiếng Anh là Spratly và tên này được thừa nhận chung, nhưng các nước châu Âu hồi đó còn ít chú ý đến quần đảo này. Đa số các tên tiếng Anh của các đảo, đảo nhỏ và đảo chìm được những ngư dân Việt Nam hay Trung Quốc đặt. Các tàu Đức nghiên cứu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa năm 1883 nhưng cuối cùng đã rút lui sau khi có những phản ứng từ phía nhà Nguyễn. Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" (Frontier Chronicles) của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của chính phủ dưới triều nhà Lê từ 200 năm trước đó. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18. Các bản đồ về địa lý cổ của Trung Quốc có vẽ quần đảo Trường Sa nhưng không tỏ rõ các đảo là lãnh thổ Trung Quốc. Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm thời tiết trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp. Sự chiếm đóng này bị chính phủ quốc gia Trung Quốc phản đối bởi vì theo họ thì khi các tàu chiến của Pháp tới chín đảo thì trên biển có một số ngư dân gốc Trung Quốc đánh cá, theo họ thì các ngư dân này đã xé cờ Pháp sau khi tàu của Pháp rời khỏi đảo. Sau đó, Nhật Bản chiếm một số đảo trong Thế chiến thứ hai, và sử dụng các đảo này làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Dưới thời đó, những đảo này được gọi là Shinnan Shoto (新南諸島), nghĩa đen là "Đảo Mới phía Nam",cùng với quần đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự cai trị của Chính quyền Nhật tại Đài Loan. Sau khi Nhật Bản bị đánh bại, Quốc Dân Đảng tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa (gồm cả đảo Ba Bình) và chấp nhận sự đầu hàng của người Nhật. Nhật Bản rút bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo vào năm 1951 trong Hiệp ước Hoà bình San Francisco. Trong hiệp ước với Cộng hoà Trung Hoa, Nhật một lần nữa rút bỏ chủ quyền khỏi các đảo cùng với Hoàng Sa, Đông Sa (Pratas) và các đảo khác đã chiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, Quốc Dân Đảng đã rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa khi họ bị các lực lượng Đảng cộng sản Trung Quốc đối lập đánh bại năm 1949. Khi người Pháp rời Việt Nam, các đơn vị hải quân chính phủ Nam Việt Nam chính thức thay thế Pháp thực hiện chủ quyền chiếm đóng Trường Sa theo pháp luật. Tranh chấp chủ quyền Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quần đảo Trường Sa không chỉ đơn giản là một mối nguy cho tàu chở hàng đi qua đó khi vào năm 1968 người ta tìm thấy dầu mỏ trong vùng. Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm năng trữ lượng dầu khí to lớn này góp phần làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền. Ngày 11 tháng 3 năm 1976, cuộc thám hiểm dầu khí lớn đầu tiên của Philippines được tiến hành ngoài khơi Palawan, trong khu vực quần đảo Trường Sa, và các khu khai thác ở đó hiện chiếm năm mươi phần trăm toàn bộ số dầu tiêu thụ tại Philippines. Các nước tuyên bố chủ quyền không cấp giấy phép khai thác ngoài khơi trong vùng đảo vì sợ gây ra một sự xung đột lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh cãi về lãnh thổ được giải quyết hay các nước tham gia đạt được thoả thuận chung. Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mai của vùng biển quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã dự đoán rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một nghìn tỷ đôla. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Philippines và các nước khác - đặc biệt là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - về những tàu đánh cá nước ngoài trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trong thập niên 1980, ít nhất có lượt 270 tàu đi qua quần đảo Trường Sa mỗi ngày, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua Kênh Suez và năm lần lớn hơn lượng tàu qua Kênh đào Panama;gần 20% lượng dầu thô thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông. Có nhiều ám chỉ rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông. Ví dụ, đảo ngầm Mischief sẽ là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu Hải quân Mỹ chạy qua biển tây Philippines. Việc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm đảo này cũng có thể có mục đích đối chọi với Trung Hoa Dân Quốc hơn là Philippines bởi vì Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu của Cộng hoà Trung Hoa. Đó cũng có thể chỉ đơn giản là một nỗ lực của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nhằm thông báo sự củng cố quyền bá chủ trong vùng của họ. Đã có một số đụng độ giữa các tàu ở quần đảo Trường Sa. Năm 1974, sau khi Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép các công ty dầu khí phương Tây thăm dò quần đảo Trường Sa, Cộng hoà Nhân dân Trung hoa phản ứng bằng cách chiếm quyền kiểm soát chúng sau một trận hải chiến ngắn ngủi. Một xô xát diễn ra liên quan tới một tàu dân sự vào ngày 10 tháng 4 năm 1983, khi một du thuyền của Đức bị bắn chìm. Không ai bị coi là chịu trách nhiệm về vụ này. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Kết quả 74 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam tử nạn giữa biển khơi, sau đó Trung Quốc chiếm giữ sáu đảo nhỏ trong một vùng từng nằm dưới sự quản lý của Việt Nam bằng vũ lực. Vào tháng 4 năm 1988, một tháng sau vụ tấn công chiếm đóng, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Để trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng bởi các nước có bờ biển ở vùng biển quần đảo Trường Sa về sự xâm phạm của các tàu nước ngoài đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, Liên hiệp quốc đã triệu tập Hội nghị Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 để xác định các vấn đề về các biên giới biển quốc tế. Về những lo lắng trên, chúng được giải quyết rằng một nước có đường bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm hàng hải quyền tài phán từ biên giới đất liền của mình. Tuy nhiên UNCLOS không thể giải quyết vấn đề làm thế nào để giải quyết các tranh chấp chồng lấn và vì thế tương lai của quần đảo vẫn còn mờ mịt. Năm 1984, Brunei lập ra một vùng đặc quyền đánh cá bao gồm cả đảo ngầm Louisa ở phía nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền hòn đảo. Sau đó, vào năm 1988, Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa một lần nữa lại đụng độ ở biển về quyền sở hữu đảo ngầm Johnson thuộc Trường Sa. Tàu chiến Trung Quốc đánh đắm các tàu chở đội quân đổ bộ Việt Nam. Hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1991 và Chủ tịch Giang Trạch Dân sau đó đã hai lần viếng thăm Việt Nam, nhưng hai nước vẫn đối đầu về tương lai của Trường Sa. Năm 1992, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam trao các hợp đồng thăm dò dầu khí cho các công ty Mỹ trên vùng chồng lấn ở Trường Sa; và vào tháng 5 năm 1992, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Crestone Energy (một công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, Colorado) đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm dò Wan'an Bei-21 block, một vùng rộng 25.155 km² ở phía tây nam Biển Đông gồm cả các vùng quần đảo Trường Sa. CNOOC cung cấp các dữ liệu về địa chất và các thông tin khác về đáy biển vùng đó trong khi Crestone đồng ý chịu mọi chi phí và tiếp tục tiến hành thăm dò địa chất và khoan trong vùng. Hợp đồng được kéo dài tới năm 1999 sau khi Crestone thất bại trong việc hoàn thành thăm dò. Một phần trong hợp đồng của Crestone bao gồm cả hai block 133 và 134 của Việt Nam nơi Petro Vietnam và ConocoPhillips Vietnam Exploration & Production, một đơn vị của ConocoPhillips, đã đồng ý đánh giá khả năng vào tháng 4 năm 1992. Điều này dẫn tới một sự chạm trán giữa Trung Quốc và Việt Nam, với việc mỗi nước đều yêu cầu rằng bên kia huỷ bỏ hợp đồng của mình. Xung đột cấp độ cao hơn nữa diễn ra đầu năm 1995 khi Philippines tìm thấy một kết cấu quân sự đầu tiên ở đảo ngầm Mischief, 130 dặm biển ngoài khơi Palawan. Việc này thúc đẩy chính phủ Philippines đưa ra một kháng cáo chính thức đối với sự chiếm đóng hòn đảo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Hải quân Philippines bắt giữ sáu mươi hai ngư dân Trung Quốc ở bãi cát ngầm Half Moon, cách Palawan 80 kilômét. Một tuần sau, sau sự xác nhận của Fidel V. Ramos về việc ra lệnh tăng cường cho các lực lượng quân sự trong vùng, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng kết cấu đó là các chòi tạm dành cho ngư dân. Tiếp theo sự tranh cãi đó, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước thành viên ASEAN, với sự môi giới của ASEAN, đã đạt được một thoả thuận rằng một nước sẽ thông báo tới các nước còn lại về hành động quân sự của mình bên trong vùng lãnh thổ tranh chấp và sẽ không tiến hành xây dựng thêm các công trình. Thoả thuận nhanh chóng bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Malaysia xâm phạm. Tuyên bố rằng vì bị hư hại do bão, bảy tàu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến vào vùng đó để sửa "các chòi ngư dân" ở đảo ngầm Panganiban. Malaysia xây dựng một kết cấu trên Investigator Shoal và đổ bộ tại đảo ngầm Rizal, cả hai chỗ này đều nằm bên trong vùng EEZ của Philippines. Để trả đũa Philippines trao phản đối chính thức, yêu cầu dỡ bỏ các kết cấu đó, tăng cường tuần tra hải quân ở Kalayaan và mời các nhà chính trị Mỹ tới giám sát các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng máy bay. Tới năm 1998, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sự sáp nhập các đảo của mình, đặt các cột mốc lãnh thổ hay phao trên bãi cát Thomas thứ nhất và thứ hai, bãi cát Pennsylvania, bãi cát Half Moon và đảo san hô vòng Sabina cùng đảo Jackson, vùng quần đảo Trường Sa được đưa vào danh sách một trong tám điểm nóng xung đột trên thế giới. Cuối năm 1998, các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bao quanh các tiền đồn của Philippines. Một sỹ quan Hải quân hoàng gia Anh phân tích các bức ảnh chụp các kết cấu của Trung Quốc và tuyên bố rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa "có lẽ đang chuẩn bị chiến tranh". Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đã xấu đi tới mức sắp xảy tới xung đột. Đầu thế kỷ 21, như một phần trong chính sách ngoại giao lúc đầu được gọi là "khái niệm an ninh mới" và "sự lớn mạnh của Trung Quốc hoà bình", Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giảm bớt chạm trán ở quần đảo Trường Sa. Gần đây Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành thương lượng với các nước ASEAN nhằm mục đích thực hiện đề xuất tự do thương mại giữa 10 nước tham gia. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN cũng đã thoả thuận đàm phán để đưa ra một bộ luật ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một thoả thuận đã ra đời, công bố mong ước của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Tháng 11 năm 2002, một tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết, làm giảm căng thẳng nhưng không phải là một bộ luật ứng xử mang tính bắt buộc. Vào năm 2007 Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII sẽ được tiến hành ngày 20/5 tại quần đảo Trường Sa thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lão Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ "Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được. Lão Tần Cương gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc và Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam" trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này. Trong khi phía Trung Quốc lại cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp. Sau đó vào tháng 6 năm 2007 phát ngôn nhân của BP Plc, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề". Khu thăm dò địa chấn, lô 5.2, mà BP dự định tiến hành nằm ở giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km. Tuy nhiên người phát ngôn của BP lại nói với Reuters rằng công việc tại các lô 5.2 và 5.3 là kế hoạch lâu dài chứ không phải trước mắt. Trung Quốc ngày càng gây hấn bằng vũ lực trên quần đảo Trường Sa. Vào tháng 4 năm 2007 đã bắt 41 ngư dân Việt Nam và chỉ trả tự do cho họ sau khi những người này nộp phạt. Đến ngày 9 tháng 7 tàu Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương. Nguyên nhân chính dẫn tới các mâu thuẫn gữa hai nước là trữ lượng trên 600 triệu thùng của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố nằm trong vùng biển chủ quyền trong khi giá dầu thô có thể tăng lên đến 100 USD vào cuối năm 2007. Phía Việt Nam cũng đã cho hai tàu chiến cơ động BPS-500 do Nga thiết kế lập tức đến hiện trường nhưng phải đứng từ xa vì hỏa lực quá mạnh từ tàu Trung Quốc. Mặc dù báo chí Việt Nam tránh đưa tin sự kiện trên nhưng sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng đã đến Bắc Kinh từ 21/7 tới 23/7 để bàn về các vấn đề biên giới, đặc biệt là trên biển. Việt Nam tuyên bố chủ quyền Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo. Kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam. Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo. Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà. Philippines tuyên bố chủ quyền Trong khi Philippines lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1946, thì sự dính líu nghiêm túc của họ chỉ diễn ra vào năm 1956 khi vào ngày 15 tháng 5 công dân Philippines là Tomas Cloma tuyên bố lập ra một nhà nước mới, Kalayaan (Vùng đất tự do). Kalayaan của Cloma trải rộng trên toàn bộ phía đông Biển Đông, gồm cả toàn bộ quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình, Pagasa và đảo Nam Yết, cũng như đảo West York, đảo chìm North Danger, đảo chìm Mariveles và bãi cát ngầm Invertigator. Sau đó Cloma lập ra một thuộc địa vào tháng 7 năm 1956 với thủ đô là Pagasa và Cloma là "Chủ tịch hội đồng tối cao của nhà nước Kalayaan". Hành động này dù không được chính phủ Philippines xác nhận, vẫn bị các nước khác coi là một hành động gây hấn của Philippines và sự phản ứng quốc tế nhanh chóng xảy ra. Đài Loan, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan đưa ra phản kháng chính thức (Hà Lan có liên quan vì họ coi quần đảo Trường Sa là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan) và Đài Loan đã gửi lực lượng hải quân tới chiếm các đảo và lập một căn cứ ở đảo Ba Bình, và họ vẫn giữ tới tận ngày nay. Tomas Cloma và Philippines tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo; tháng 10 năm 1956 Cloma tới Thành phố New York để trình bày sự việc trước Liên hiệp quốc và Philippines đã cho đóng quân trên ba đảo từ năm 1968 để bảo vệ các công dân Kalayaan. Đầu năm 1971 Philippines gửi một lưu ý ngoại giao nhân danh Cloma tới Đài Bắc yêu cầu Cộng hoà Trung Hoa rút quân khỏi đảo Ba Bình và ngày 10 tháng 7 cùng năm Ferdianand Marcos thông báo sự sáp nhập nhóm 53 hòn đảo mà họ gọi là Kalayaan, mặc dù cả Cloma và Marcoss không chỉ rõ 53 đảo nào tạo thành Kalayaan, người Philippines bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở càng nhiều nơi càng tốt. Tháng 4 năm 1972 Kalayaan chính thức sáp nhập với tỉnh Palawan và được quản lý như một poblacion (khu vực nhỏ), với Tomas Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực và tới năm 1992 có 12 cử tri được đăng ký ở Kalayaan. Philippines cũng liên tục cố gắng đổ quân xuống đảo Ba Bình năm 1977 để chiếm đảo nhưng bị quân đội Cộng hoà Trung Quốc đóng trên đảo đẩy lùi. Không có báo cáo về thương vong trong xung đột. Năm 2005, một trạm điện thoại di động được lắp đặt ở đảo Pagasa bởi Smart Communications của Philippines. Người Philippines đưa ra res nullius và địa lý làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình. Cái cho rằng Kalayaan của Philippines là res nullius bởi vì không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930, khi người Pháp và sau đó là người Nhật chiếm đảo. Khi Nhật Bản tuyên bố rút lui chủ quyền đối với các đảo trong Hiệp ước Hoà bình San Francisco, đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo mà không có bất kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, người Philippines cho rằng quần đảo trở thành res nullius và có thể được sáp nhập. Nhà kinh doanh người Philippines Tomas Cloma đã làm đúng điều đó vào năm 1956 và trong khi Philippines không bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Cloma, trong lúc chuyển giao chủ quyền đảo từ Cloma sang Philippines, người Philippines sử dụng đúng quyền tuyên bố chủ quyền như Cloma đã từng làm. Philippines yêu cầu Kalayaan về các căn cứ địa lý có thể tóm tắt bằng cách khẳng định rằng Kalayaan là riêng biệt khỏi các nhóm đảo khác ở Biển Đông bởi vì: "Có sự công nhận chung về thông lệ hải dương học coi một dãy các đảo có tên thuộc về đảo lớn nhất trong nhóm hay có tên dựa theo sự tập hợp chung. Ghi chú rằng Trường Sa (đảo) chỉ có diện tích 13 hectare so với diện tích 22 hectare của đảo Pagasa. Xét về mặt khoảng cách, đảo Trường Sa cách quần đảo Pagasa 210 m. Điều này nhấn mạnh lý lẽ rằng chúng không phải là phần của cùng một dãy đảo. Quần đảo Hoàng Sa còn ở xa hơn (34.5 km tây bắc đảo Pagasa) rõ ràng là một nhóm đảo khác." Một lý lẽ thứ hai được Philippines sử dụng liên quan tới tuyên bố chủ quyền địa lý của họ đối với Trường Sa là những đảo thuộc phần tuyên bố chủ quyền của Philippines nằm bên trong đường căn bản quần đảo của họ, họ là nước duy nhất có thể tuyên bố như vậy. Hội nghị Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 nói rằng các nước bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm biển tài phán từ biên giới đất liền của mình. Có thể điều đó có nghĩa rằng trong khi Philippines là một nước đã ký kết vào UNCLOS, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam vẫn chưa tham gia. Philippines cũng viện lý lẽ rằng, theo các điều khoản của Luật biển, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không thể mở rộng đường căn bản của mình tới Trường Sa bởi vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không phải là nước có biển đảo. Việc lý lẽ này (hay bất kỳ lý lẽ nào khác của người Philippines) có được đưa ra trước toà án để tham khảo và tranh cãi hay không còn chưa chắc chắn, khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam còn chưa muốn chứng minh các yêu cầu chủ quyền của mình theo pháp lý và bác bỏ các nỗ lực của Philippines nhằm đưa sự tranh cãi ra trước Toà án biển thế giới ở Hamburg. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền Vào năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền của mình dựa trên vị trí lịch sử. Sau này họ cho rằng quần đảo Trường Sau đã từng là một phần thuộc Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các thư tịch cổ có nhắc tới quần đảo Trường Sa và những mảnh vỡ đồ gốm Trung Quốc và tiền được tìm thấy ở đó để chứng minh. Sử dụng lý lẽ này, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng Philippines đã "lấy" 410.000 km² biên giới biển truyền thống của họ, lợi dụng lúc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị tẩy chay khỏi các công việc quốc tế. Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về sự chính xác của các tuyên bố chủ quyền đó, tuy nhiên: "Sẽ không có tính thuyết phục nếu cho rằng việc tìm thấy các đồng tiền xu thời Hán và các đồ gốm trên quần đảo Hoàng Sa chỉ riêng nó có thể coi là cơ sở chứng minh cho yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc vào những năm 1990. Sự hiện diện của những vật đó có thể chỉ đơn giản chứng minh rằng đã có các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á hơn là cho thấy sự hiện diện của người Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đang tranh cãi." Không có ghi chép chính thức nào về việc người Trung Quốc đã tới đảo và các liên hệ tạm thời của ngư dân không đủ để làm bằng chứng cho bất kỳ một yêu cầu chủ quyền nào dựa trên vị trí lịch sử. Tuy nhiên họ trưng ra nhiều ghi chép chính thức và bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Thanh và Cộng hoà Trung Hoa có tính đến quần đảo Trường Sa trong lãnh thổ Trung Quốc. Nguồn: wikipedia.org ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
|
17-12-2007, 17:59 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
nói thẳng 1 câu cho nhanh là chính phủ ta từ bao đời nay vẫn mãi là chữ : hèn ! ,thế thôi ,bao nhiêu đời nay vẫn sợ ma^'y thằng tàu khựa rồi,không có chuyện dám làm gì nó đâu
Thông tin thêm này Ảnh hôm biểu tình 16/12 Mẹ con nhà Trang Hạ. Ở cuộc mít tinh lần thứ nhất (9-12), người đàn ông này từng lớn tiếng theo kiểu áp đặt mọi người phải giải tán.Để cho chính phủ hai nước giải quyết. Lần thứ hai (16-12 ) để đỡ khản cổ, ông ta cầm theo cái loa. Con mắt ông ta y như lần trước. Phải chăng ông ta đang đấu tranh với kẻ thù nên đôi mắt mới thế kia. Cảnh sát cơ động xông vào đám người mít tinh, tước khẩu hiệu trên tay họ. chàng thanh niên áo đỏ lạnh lùng, bình tĩnh dùng ngón tay gạt cánh tay của cảnh sát cơ động đang hăm doạ bạn anh. Bên trên là tấm biển hiệu cà phê. Những tấm biểu ngữ mà thanh niên đã phải kiệt sức suy nghĩ làm sao cho hiệu quả, họ giơ cao trong bước tuần hành. Số phận của tấm biểu ngữ này trong tay người cảnh sát, phải chăng như số phận của Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Những người biểu tình càng lúc càng đông thêm, họ bị dồn vào chỗ cụt khi có ý định tuần hành đi các phố lớn. Nhìn kỹ ta thấy một quan chức mặc bộ vét đen đang trỏ tay mắng anh Xuân Bình - Thằng này cầm đầu, phải bắt Nhưng có nhiều cấp trên hơn ông ta, họ không ra lệnh bắt anh. Nhiều cảnh sát đã có lời lẽ, cử chỉ không tốt cho lắm. Khiến thanh niên thấy ức chế. Tuy nhiên họ cố gắng kiềm chế. Chỉ thể hiện qua những khẩu hiệu đòi Trường Sa- Hoàng Sa. Hãy để cho chúng tôi lên tiếng. photo : Mai Ky Buồn Người Buôn Gió Link Nếu bạn nào lấy en try này, hãy sửa tiêu đề theo bạn muốn. Trong lúc này tôi không biết lấy đề là gì, tôi viết en try này là en try đầu tiên trong nước mắt. Từ sáng tinh , công an các loại quân phục đã giăng kín vườn hoa trước cổng Đại Sứ quán Trung Quốc,nhưng nhóm người đi mít tinh phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã bị phân tán thành những nhóm lẻ tẻ. Không những thế mà còn bao nhiêu tốp công an ở các khu phố lân cận. Bên hè đường bảo tàng lịch sử công an đến vài chục người .Những người biểu tình tập thành nhóm nhỏ khoảng hơn 20 người ở xế bên tay phải của viện bảo tàng lịch sử đã nhanh chóng bị xua đi. Những khuôn mặt thất vọng, buồn bã đầy đau đớn lê từng bước chân nặng nề.Người mít tinh đi trong nỗi đau khắc khoải về những quần đảo ngoài khơi xa dần tầm tay tổ quốc. Trên quán cà fê 32 Điện Biên Phủ, một nhóm thanh niên của diễn đàn TTVN đang phát áo cho nhau, những tấm áo màu đỏ in dòng chữ china hegemonny jeoppardizes asia - Beware of the invaison ở mặt sau và china stop invading - spratly and paracel islands of Viẹt Nam ở mặt trước cùng với hình bản đồ Viẹt Nam. Họ có khoảng 60 người. Tuy chỗ họ đứng cách xa đại sứ quán Trung Quốc đến hàng trăm mét. Nhưng cảnh sát, công an, an ninh, dân phòng ùa tới xua họ giải tán đi như những con cừu trên đồng cỏ. Đám thanh niên này vừa đi vừa phát áo cho nhau, bố con nhà báo Xuân Bình đến nơi được mọi người nhường cho vị trí đầu tiên, bầu không khí được tiếp thêm sức nóng. Đoàn người vừa đi vừa hô vang khẩu hiểu Trường Sa- Hoàng Sa, họ đi trong những bước chân trĩu nặng ưu tư về hành động của các nhà chức trách. Phía bên công an vừa lùa đằng sau, vừa chặn đầu, chặn trái rồi chặn phải đưa đoàn người đi càng xa đại sứ quán Trung Quốc anh em. Thái độ , lời nói bên phía cảnh sát có phần gay gắt , tôi không nói là doạ nạt. Nhà văn Trang Hạ cùng con gái đi trong đám người mít tính. chị cầm tay con dắt , một tay giơ cao tấm biểu ngữ bằng tiếng Trung, Việt. Cháu Phim con anh Xuân Bình khuôn mặt ngây thơ ngơ ngác nhìn, chắc cháu ngỡ ngàng hỏi. Cháu làm gì mà các chú công an xua cháu đi hết ngã tư này sang ngã tư khác. tại sao cháu không được dừng chân nghỉ. Khuôn mặt trẻ thơ của con gái vănTrang Hạ và con trai nhà báo Xuân Bình đẫm mồ hôi vì đi bộ xa. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có xuất hiện, nhưng anh ta chỉ dùng máy ảnh đứng ở góc khiêm tốn để chụp đoàn mít tinh. Họ bị xua đi từ Điện Biên Phủ đến khu Văn Miếu. Người ta không cho đoàn dừng lại, mới chớm dùng họ hét đi đi, gây tắc đường à, mấy chục anh công an, họ đông có xấp xỉ đoàn người. Mấy chiếc ô tô cảnh sát đi trong lòng đường liên tục dùng loa nhắc đoàn người di chuyển không đường dừng lại. Chiếc xe cam nhông tải lù lù đi bên như sẵn sàng đưa bất cứ ai lên đó không đắn đo gì. Đoàn người đi qua khu Văn Miếu, có hai người trong đoàn đi xe máy bị ách lại do công an giao thông. Họ trình bày gì đó. 6 chiến sĩ an ninh mặc thường phục đến lột áo họ ra. Vừa lột họ vừa nói giọng chớt nhả - Thôi xong rồi cởi ra! Hai người an ninh hai bên, họ túm áo kéo qua đầu như cưỡng chế bọn tội phạm, dân chúng đi trên đường Nguyễn Thái Học nhìn rồi tự hỏi lòng- không biết chuyện gì. Tôi nhìn đoàn người đi, lời ca và tiếng hô của họ mất dần khí thế, bước chân và cái đầu thành dáng đi lầm lũi, lủi thủi. Một anh công an thấy tôi không đi giơ tay đẩy, tôi bảo anh đừng đẩy tổ quốc như thế, anh có nhìn thấy bản đồ nước ta trên ao tôi không. Tôi đứng bơ vơ nhìn đoàn người đi giữa hàng rào cảnh sát. Cảm giác chua xót, ngậm ngùi và uất hận dâng đầy trong suy nghĩ. Thế là lời của Tần Cương có sức mạnh ngay cả trên đất nước khác chăng. Lịch sử bỗng trôi về trong nỗi buồn đau đáu - Phải chăng họ đúng là thiên triều. Lúc tôi viết dòng này, đoàn người vẫn đang đi trong cảnh xua đuổi. Lát nữa tôi sẽ post ảnh và clíp lên! Nguồn X-Cafevn.org |
17-12-2007, 18:21 | |
Senior Manager
Join Date: 24-09-2004
Posts: 2.571
KL$:
797
Awarded 111 time(s) Sent 172 thank(s) Received 321 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2004-2007) Location: Núi
|
Oh ****!
Lần này cảnh sát nó làm cái gì thế???? Áp tải tù nhân ah????? Mà chả biết thế nào, chứ nhìn cái ảnh kia, anh em thì đi trên vỉa hè, CS thì đi dưới lòng đường, thế mà còn kêu là ko cho dừng để tránh tắc đường ah?????????????????? (Ơ KLnet cũng có word filter ah :"> ) ------------------------------ |
17-12-2007, 18:54 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
ờ đúng rồi đấy,cơ động làm tắc đường chứ có phải biểu tình làm tắc đường đâu
|
17-12-2007, 19:26 | |
V.I.P
Join Date: 21-04-2004
Posts: 1.261
KL$:
269
Awarded 5 time(s) Sent 3 thank(s) Received 18 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2003-2006) Location: Nơi hạnh phúc hoang đường..
|
Sao mình ghét cái bọn CSCĐ này thế nhỉ,bt đã ghét,nhìn mấy cái ảnh này lại càng khó chịu T__T
------------------------------ Khi bỏ qua tất cả cảm xúc, niềm si mê, sự lãng mạn mà ta vẫn thấy còn yêu thì đó chính là tình yêu.
|
17-12-2007, 19:56 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Bà con cũng nên thông cảm cho các chú CSCĐ một chút. Răng nghĩ là người ta vì nước vì dân nên mới dấn thân mình vào cái nghề đầy nguy hiểm ấy. Răng tin là đa số bọn họ cũng muốn đòi lại Hoàng Sa - Trường Sa chẳng kém gì các bạn đâu.
Nhưng khi đã khoác lên mình bộ đồng phục CSCĐ thì không thể muốn làm thế nào là làm được. Cũng như bà con vác sách đến trường thì cũng nên biết thân biết phận mà không hỗn láo với thầy cô ấy mà. Vụ biểu tình tuy là mục đích tốt nhưng về bản chất cũng chỉ là vài trăm người tụ tập hò hét đi lại. Sự có mặt của CSCĐ tất nhiên là cần thiết (nhưng nếu có chú nào thô lỗ với nhân dân thì thôi bó tay, chả lẽ nào biện hộ được cho cả!). Chính ra Răng thấy đi lòng vòng nhiều phố thể hiện tinh thần, thu hút chú ý cũng được, cứ gì phải ra đứng trước ĐSQ TQ nhỉ? ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
17-12-2007, 20:03 | ||
Senior Manager
Join Date: 24-09-2004
Posts: 2.571
KL$:
797
Awarded 111 time(s) Sent 172 thank(s) Received 321 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2004-2007) Location: Núi
|
Theo như em đọc được về phần sau của buổi biểu tình này, thì đội CSCĐ này cũng bt, không phải là quá thô lỗ này nọ đâu. Mất dạy là mất dạy cái bọn Công an địa phương (Giảng Võ) ý.
Quote:
------------------------------ |
|
17-12-2007, 21:03 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
Sau vụ này mới thấy nhà nước ta rất là cố chấp và cổ hũ,đến như báo chí quen bị bịt mồm bấy lâu nay mà còn không chịu được phải bức xúc lên tiếng (dĩ nhiên là sau đó đã bị gỡ bài và tổng biên tập bị kỉ luật) ,tiêu biểu là Vietnamnet và Tuổi trẻ ,thật đáng biểu dương
Ngày hôm nay, trên BBC mới đưa tin nhà báo, tổng biên tập Việt Nam Nét bị kỷ luật của cục Báo Chí. dưới đây là bài báo đã dẫn đến việc kỷ luật vị tổng biên tập này Bài (gồm cả hai bức ảnh) đăng trên VietNamNet ngày 10/12/2007 nhưng sau khoảng sáu tiếng đồng hồ thì bị rút xuống VietNamNet Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa 10/12/2007 12:41 (GMT + 7) Cho dù nhiều giá trị có thể bị lẫn lộn, nhiều đường biên quốc gia mờ nhoà trong thời toàn cầu hoá thì lòng yêu nước sẽ và mãi là những giá trị trường tồn. Và mỗi khi chủ quyền dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước bị xâm phạm, là lúc những người Việt, trong và ngoài nước, ở mọi thành phần, mọi lứa tuổi, bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng! Tình yêu nước và ý thức dân tộc không phải của riêng ai. Và mỗi người, khi mang trong mình dòng máu Việt, đã chọn cách không im lặng. Trong hàng nghìn lá thư của độc giả trong và ngoài nước gửi về Tuần Việt Nam - VietNamNet những ngày qua, kể từ khi sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa xảy ra, thấy gì? Trên các diễn đàn mạng tràn ngập cờ Tổ quốc và những bài viết về Trường Sa, Hoàng Sa của cộng động mạng Việt Nam, thấy gì? Trong cuộc biểu tình hoà bình của người dân hôm qua (8/12), thấy gì? Chiến sĩ ở đảo Trường Sa (Ảnh: Phạm Tuấn) Đó là lòng yêu nước cháy bỏng, sục sôi trong từng lời từng chữ. Là nỗi đau đớn khi chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm. Là sự đau đáu đến vận mệnh đất nước, ở ngay những người trẻ, mà những tưởng cuộc sống bộn bề lo toan và đề cao hưởng thụ cá nhân này đã làm phai nhoà. Và sau mỗi dòng thư, đó còn là lời khẳng định ý sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Không cần một lời hiệu triệu. Cũng chẳng cần những sự hô hào. Bạn và tôi, bất kể quá khứ hay chính kiến khác nhau, đã cùng nhìn về một hướng. Để nói lên rằng: Tình yêu với đất nước này, dân tộc này, ngôn ngữ này là vĩnh cửu. Để nói rằng: khi chủ quyền bị xâm phạm, mọi người Việt, dù đứng ở vị trí nào sẵn sàng đoàn kết một lòng vì sự tồn vong của dân tộc! Trong những dòng thư tâm huyết gửi về, nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước thiết tha kêu gọi, hơn lúc nào hết, người Việt hãy cùng nhau đoàn kết một lòng vì lợi ích dân tộc. Chính những người Việt ở nước ngoài sẽ là những đại sứ góp phần vận động bạn bè thế giới hiểu và ủng hộ Việt Nam. Vượt qua những khác biệt và quá khứ, rất nhiều người đang âm thầm tự nhận lãnh sứ mệnh "bảo vệ Tổ quốc từ xa" như lời cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về họ. Chỉ người Việt Nam mới thương lấy nhau, mới thiết tha và sẵn sàng xả thân bảo vệ lợi ích dân tộc. Chân lý bất biến đó, phải qua nhiều trả giá đau đớn mới được vỡ lẽ. Trong suốt thế kỷ XX đầy bão táp, đã chứng kiến bao nhiêu cuộc móc ngoặc, mặc cả và chia chác của các nước lớn trên lưng dân tộc nhỏ bé này? Khi hai cuộc chiến tranh khốc liệt bước vào giai đoạn kết thúc, khi các bên đã ngồi vào bàn đàm phán cho một kết cục hoà bình thì phía hậu trường, những đồng minh tưởng như thân tín cũng bước vào cuộc mặc cả sau lưng chúng ta. Trường Sa - đảo thuộc chủ quyền Việt Nam (Ảnh: Phạm Tuấn) Đương nhiên, chẳng có gì là khó hiểu khi các nước lớn sẵn sàng hy sinh lợi ích của nước khác, vì lợi ích của chính mình. Lợi ích quốc gia đã biến những khẩu hiệu về tình đoàn kết thuỷ chung như nhất, những mỹ từ của đồng minh duy nhất, đồng minh truyền thống trở thành sáo rỗng. Ngày nay, không còn dễ dàng cho một nước, cho dù quyền lực có lớn mạnh đến đâu có thể xâm lược các nước khác. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hoá, khi chủ nghĩa nước lớn ngày càng có nhiều hình dạng mới, khi những hành động xâm phạm chủ quyền dân tộc ngày càng trở nên tinh vi hơn, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và độc lập toàn vẹn (về cả lãnh thổ cũng như về tinh thần) của một quốc gia nhỏ, yếu vì thế phải đối mặt với những khó khăn khôn lường. Yếu thực lực thì luôn bị chèn ép, lấn lướt. Yếu thực lực đồng nghĩa với chấp nhận thiệt thòi trong mọi tranh chấp. Đó là thực tế hiển nhiên dù vô cùng cay đắng. Một nhà lãnh đạo thuộc cấp cao nhất Việt Nam, khi nói về thực tế này, đã kết luận: Muốn thoát khỏi mọi uy hiếp, muốn phát triển được để tồn tại trong thế giới này, muốn bảo vệ được chủ quyền và độc lập dân tộc thực sự, toàn vẹn, nhất thiết dân tộc này phải phấn đấu bằng mọi giá thoát ra khỏi nỗi nhục nghèo, hèn. Đất nước này phải mạnh lên! Đột phá để phát triển, giải phóng mọi nguồn lực, trong đó có tiềm lực con người để thoát khỏi thân phận nghèo hèn, chính là sứ mệnh lịch sử của những thế hệ ngày hôm nay. Hãy để sự kiện hôm nay, như lời giục giã đối với mọi người dân Việt lên đường cho cuộc dấn thân vĩ đại đó. Minh Anh ( Nguồn : Tuần Việt Nam - VNN ) |
17-12-2007, 23:49 | |
BANNED
Join Date: 25-10-2007
Posts: 602
KL$:
91
Awarded 44 time(s) Sent 9 thank(s) Received 54 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A (2008-2011) Location: She took the last train, out of my heart
|
mẹ kiếp, ghét bọn tàu khựa này thế. toàn ỷ mạnh hiếp yếu
|
18-12-2007, 03:53 | |
kBank Manager
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28):
4.298
Awarded 58 time(s) Sent 329 thank(s) Received 236 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006) Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*
|
Ôi, không khí biểu tình rầm rộ quá. Em mà ở nhà chắc cũng bon chen đi ủng hộ đấy.
Ko biết biểu tình thế này có tác động gì được ko nhỉ?! Em nghe đài hải ngoại ở đấy nói, phát biểu của Bộ Ngoại Giao VN tỏ thái độ dửng dưng với việc HS-TS lắm. Chẳng biết đúng hay sai nữa >"< ------------------------------ Nobody falls in love by choice, it is by chance. Nobody stays in love by chance, it is by work : ) |
18-12-2007, 04:26 | |||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
nameless nói mk hay có chửi bậy gì thêm mà bị trừ KL$ khiếp thế kia?!
Artemis: Đừng nặng lời với các lãnh đạo như thế. Chị nghĩ các bác chủ trương giữ hoà bình cũng phải thôi. Chống thì ai chẳng muốn chống, nhưng cũng phải biết mình biết người chứ. Nóng nảy quá sẽ hỏng hết việc! Chỉ ghét nhất vụ như em sTre3t trên kia đã dẫn ra, báo chí hoàn toàn không được lên tiếng Có chăng chỉ thấy các nhà báo mang nỗi lòng lên blog mà thôi... Midori: Này thì phát biểu của Bộ Ngoại giao! Quote:
Quote:
------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
||
18-12-2007, 11:20 | ||
kBank Manager
Join Date: 24-04-2004
Posts: 2.502
KL$ (TOP! 28):
4.298
Awarded 58 time(s) Sent 329 thank(s) Received 236 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2003-2006) Location: Where the 4-leaf-clover grows ^__*
|
Oài, thế thì đài hải ngoại nói cũng ko đến mức "tin vịt" lắm >"<
Vấn đề chính trị này hơi nhạy cảm, nên dù rất nhiều điều ức chế, nhưng thôi em ko dám nói nhìu. Lúc nãy em đọc được blast của chị Trang Hạ, thấy chị ấy nói đúng phết: Quote:
------------------------------ Nobody falls in love by choice, it is by chance. Nobody stays in love by chance, it is by work : ) |
|
18-12-2007, 12:38 | |
God Member
Join Date: 09-11-2003
Posts: 732
KL$ (TOP! 39):
3.172
Awarded 16 time(s) Sent 88 thank(s) Received 59 thank(s) School: Ecole Centrale Paris
|
Hehe, các đồng chí em yêu nước kiểu cảm tính và sồn sồn nhỉ.
Phân tích kĩ tình huống xem nào. Giả sử bây giờ tất cả chúng ta, từ già đến trẻ, lớn đến bé của đất nước Việt Nam đều yêu nước, báo chí đăng hết lên trang nhất. Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc không cho chúng nó làm việc... Ok, có thể làm tất cả. Nhưng thử đánh zá cái kết quả mà nó đem lại. Trung Quốc nó đã chiếm hết quần đảo Hoàng Sa từ lâu lắm rồi, từ ngày còn Chính phủ Việt Nam cộng hoà. Nó đã xây sân bay và huỷ mọi chứng cứ của chúng ta có liên quan. Còn Trường Sa thì hiện đang có 6 nước đòi có chủ quyền và đều có quân chiếm đóng. Thế thì sao, muốn đòi lại ư, ai đòi cho chúng ta. Kêu gào mọi người yêu nước, yêu nước để đòi lại sao? Sẽ đòi thế nào? Tổng động viên toàn dân chống lại TQ hả? Giả sử có chiến tranh. Thử hỏi xem các bạn đã bao giờ biết đến việc phải cầm súng chiến đấu thật sự nó như thế nào chưa , các bạn đã được đọc những hồi kí của những người lính trẻ trong chiến tranh biên giới năm 79 ra sao chưa? Hay đến cái cuộc chiến tranh đó các bạn cũng không nhớ rõ là có. Xin thưa, việc đó hoàn toàn không như trên tivi các bạn thường xem phim, hay như trong các trò game của các bạn đâu. Thử đối mặt với cảm giác rằng có thể bị chết bất cứ lúc nào ấy, nó là cảm giác như thế đấy . Và sau đó khi các bạn đã dám cầm súng chiến đấu, vâng, lúc này hãy nhìn lại tương quan lực lượng. Như trong bài a Xit đã viết ở trên, với một lực lượng thuỷ quân tương đối xấp xỉ với TQ, Nguỵ cũng vẫn phải bỏ chạy. Vậy bây giờ thì sao, thưa với các bạn, TQ chỉ cần huy động một lực lượng nhỏ là đánh tan ta ngay, vì họ đã có tàu ngầm còn ta thì chưa biết đến bao giờ mới có. Tất cả xông ra biển chiếm lại đảo ư, đất liền các bạn vứt cho ai, Hà Nội cách biên giới chưa đầy 200 dặm, TQ chỉ cần xua quân dàn ra biên giới, bạn nghĩ chúng ta chặn được họ chứ. Nước ta không phải là đất nước mà đến trẻ con cũng biết chiến đấu như Irắc hay Apghanistan. Vậy là họ sẽ vượt qua chúng ta đơn giản. Ngày xưa các ông, các bác chiến đấu vì họ khoẻ, dũng cảm và đã quen trong chiến đấu hơn chúng ta nhiều . Giờ với đất nước mà 1 m2 có 2 thằng trộm, tuổi trẻ thuộc sử TQ hơn sử VN, già trẻ lớn bé cày lv VÕ lâm truyền kì, đất nước mà học sinh thích làm anh hùng rơm trong trường học để khi nhìn thấy những tay anh chị thật sự thì hồn vía lên mây ... CHiến đấu với TQ là điều hoang tưởng. Hay các bạn ở Hải Ngoại, có bùng nổ thì các bạn có hứa sẽ về cầm súng chiến đấu chứ, hay các bạn sẽ chứng tỏ lòng yêu nước của mình từ xa Thắng ư, chiếm lại được đảo, các bạn sẽ ra sống ở đó để giữ chủ quyền nhé. Bạn nào xung phong nhỉ? Thua ư, chính phủ sẽ đi đến nơi an toàn và chỉ đạo từ xa, các bạn cứ tiếp tục chiến đấu nhé. Đấu tranh trong hoà bình, phản đối TQ ư, tẩy chay hả. Bạn nhìn xem trong nhà bạn hay hàng xóm của bạn có bao nhiêu đồ và thành phần của cái đồ đấy không phải của TQ Kết luận: Nó là nước mạnh hơn, cá lớn nuốt cá bé là quy luật tự nhiên. Nó đã chiếm được đảo từ rất lâu rồi chứ không phải bây giờ mới lập thành phố Tam sa rồi mới chiếm. Chính phủ nước ta trước giờ thế nào thì không nói ai cũng tự hiểu. Nói thêm cũng chả thay đổi gì. Các bác ý cấm báo chí cũng là để im lặng giữ gìn quan hệ trong nhiều mặt khác. Báo chí ầm ĩ chỉ làm quan hệ 2 nước xấu đi. Cuối cùng, muốn yêu nước, chiến đấu kiếm tiền cho ngon vào rồi quay về mà đầu tư vào đất nước, phát triển cho nước mạnh thật sự, giúp cho đất nước có tiếng nói thật sự có trọng lượng. Còn việc ngoại giao thôi thì trước giờ ai làm nên để người đó lo. Anyway, yêu nước không phải cứ kêu gào lên để chứng tỏ mình yêu nước mà xem trong tình hình đó mình làm được gì cho đất nước ------------------------------ “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,vô nhân tri thị lệ chi lai” |
18-12-2007, 14:11 | |
God Member
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15):
6.743
Awarded 6 time(s) Sent 11 thank(s) Received 53 thank(s) School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000) Location: Hanoi
|
Không đồng ý lắm với ý kiến mọi người cho rằng người dân VN nên ngồi yên. Chính phủ khác, người dân khác. Theo ý kiến của anh, người dân có quyền được biết thông tin, có quyền được nêu chính kiến của mình bằng hành động biểu tình, miễn là không có đánh nhau/bạo động. Nếu mọi người để ý, tại sao trên TV đài báo cứ đưa tin thỉnh thoảng Thủ tướng Nhật thăm cái đền của phát xít hay sách giáo khoa Nhật ca ngợi lịch sử phát xít của nó một cái là cả bọn Hàn Quốc và Trung Quốc sồn sồn biểu tình khắp nơi. Hay như Tổng thống Mỹ đánh Iraq hay chính quyền Miến Điện đàn áp sư sãi thì người dân tại 1 số nước ĐNÁ họ biểu tình. Đấy là quyền dân chủ, là tiếng nói của nhân dân. Dựa vào phản ứng của dân mà Chính phủ đưa ra các ý kiến khôn khéo sao cho hợp lòng dân mà cũng là tốt nhất cho nước nhà. Rất nhiều chính phủ nó thân Mỹ nhưng dân của nó vẫn biểu tình chống Mỹ đốt cờ Mỹ ầm ầm.
Quay lại CHXHCN Việt Nam mà xem, thông tin thì bưng bít, cái quyền tối thiểu của người dân cũng không có thì còn nói gì. Nên nhớ, chính phủ sống bằng tiền thuế của dân, tôi là dân, tôi làm chủ chứ không phải mấy ông đứng đầu Nhà nước. Thế nên theo ý anh, biểu tình có thể không thay đổi được thực tế là Hoàng Sa và một phần Trường Sa đã mất nhưng nó đánh động Chính phủ cần khôn khéo và cứng rắn hơn trong các quan hệ ngoại giao với nước ngoài để đem lại lợi ích cho dân tộc, để quân Tàu khựa nó không lấn tới chiếm nốt Trường Sa. Nếu mọi người theo dõi tình hình này còn thấy thằng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nó còn ngang ngược tuyên bố hành động biểu tình làm "tổn hại" quan hệ hai nước cũng đủ thấy nó can thiệp đến cả đời sống dân mình. Láo lếu không chịu được. Mình là nước "nhược tiểu" thì mình phải chịu nhưng cần phải biết ngoại giao với các nước khác để có thể dựa vào cái gọi là "luật pháp quốc tế" hạn chế phần nào. ------------------------------ Cấm cho trai tựa gái kề Cấm cho người cũ trở về duyên xưa |
18-12-2007, 19:10 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
ông anh AldolfHitle nói mà chả nghĩ gì cả,quan trọng không phải là có đòi đuợc Hs hay không (mà gần như là không thể) mà là dân ta được tỏ thái độ của mình,có thế thôi.Sao ông anh không nghĩ rộng ra,hôm nay là Hoàng Sa, Trường Sa,thì 10 năm nữa,100 năm nữa sẽ là cái gì,hay để đến lúc biên giới Trung Quốc nó lấn đến sát Hà Nội rồi thì chính phủ nhu nhược lại cử anh Lê Dũng đẹp trai nhiều tóc lên phát biểu :
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hả Nội,Việt Nam phản đối việc Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên giữa hai bên.blah blah blah |
18-12-2007, 19:51 | |
God Member
Join Date: 09-11-2003
Posts: 732
KL$ (TOP! 39):
3.172
Awarded 16 time(s) Sent 88 thank(s) Received 59 thank(s) School: Ecole Centrale Paris
|
Chú Stre3t chỉ cho anh xem chỗ nào nói mà không nghĩ
Chú mới cần xem lại đấy, không phủ nhận trước giờ ngay cả trên biên giới đất liên TQ cũng nhập nhằng muốn lấn đất của ta, nhưng cái việc Việt Nam và Hà Nội kia chú đừng nghĩ là xem mấy cái mes hài hước, châm biếm trên YM mà cho là thật. Trên biển nó còn có thể chứ trên bộ đã có cột mốc biên giới vạch rõ nên không có cái hiện tượng mà chú tưởng tượng ra đâu Xem xét tình hình thực tế bằng nhận thức của mình chứ đừng chỉ nghe ý kiến người khác. Anh không bảo nhân dân không được phản ứng, mà việc của ai hãy để cho người đó làm. Như trong một bài viết ku Pon đã trích viết trong topic này( chú nên đọc bài đó kĩ nhé ), việc biểu tình hay bãi công thực ra chỉ thêm cái cớ cho bọn TQ nó bảo mình gây sự trước thôi. Chú khẳng định chú có chủ quyền, nó cũng khẳng định nó có chủ quyền, bạo lực không thể giải quyết, vậy chỉ có thể đưa lên bàn mà đàm phán. Mà trước giờ , đàm phán, họp hành của quan chức các nước không bao giờ chịu tác động của biểu tình chú ạ. Chú cứ chăm chỉ theo dõi thời sự quốc tế thì sẽ rõ. Nên chuyên môn của ai hãy để người đó lo, dù rằng năng lực họ kém, nhưng họ vẫn là người đang thực hiện, ầm ĩ chẳng ích gì. Đất nước trả lương cho họ thì để cho họ làm việc của họ. Đơn cử anh không nói đâu xa, ở lớp học của chú bây giờ, nhiều thầy cô chấm điểm cho chú thấp và cho đứa khác cao trong khi bài nó chép bài chú. Chú có thử lên đòi hỏi công bằng cho chú bao giờ chưa? Đòi được không? Làm ầm lên có hay không? Hay chú im lặng? Mỗi thứ đều phải tuỳ tình huống cụ thể của nó đúng không @ a Xit: e đơn giản trong thời đại này và ở đất nước này thấy rằng không ngồi yên và đứng lên không có được gì. Biểu tình hả, dàn cơ động ra dẹp từ xa. Cố tình ư, cho lên xe về đồn ngồi, lý lịch được đưa vào sổ theo dõi... Thêm nữa, những hình ảnh của dân mình lại bị bọn phản động lợi dụng để đưa tin tức sai lệch. Và như anh nói, thằng Tàu khựa nó cũng lợi dụng luôn để đổ cho dân mình cái tội gây sự trước. Chứ còn CP mình trước giờ ai cũng biết ra sao khỏi cần nói, các bác ý cũng khổ lắm cơ. Vẫn biết tài nguyên ngoài biển kia giá trị lắm ý nhưng mà làm sao mà giữ đây. Đưa dân ra giữ kiểu gì, hải quân thì không mạnh, tài nguyên thì cũng chỉ kí hợp đồng để nước khác đầu tư khai thác... Nói chung e nghĩ các bác phải lo giữ đất liền trước đã và cố tìm lấy một chỗ dựa để đấu tranh trên bàn đàm phán cho đến khi tiếng nói của bản thân có trọng lượng hơn. Còn về báo chí thông tin thì e ko có gì để nói. Các bác thấy vụ Vành Khuyên thế nào rồi thì không cần phải giải thích về cái gọi là tự do ngôn luận và phổ cập thông tin ở nước ta ------------------------------ “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,vô nhân tri thị lệ chi lai” |
19-12-2007, 00:50 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
Thử tưởng tượng bạn là Hồ Cẩm Đào. Việt Nam chỉ có 3 láng giềng, chứ TQ có tới 14 lân bang, chưa kể Đài Loan. Ối việc để lo.
Một ngày kia có tin báo: "Hải quân ta bắn tàu ngư dân Việt Nam ở Nam Sa (Trường Sa)." Hồ Cẩm Đào: "Việt Nam.... Việt Nam.... Nước nào thế nhỉ? À, nhớ rồi. Thế họ có nói, có làm gì không?" Đệ tử: "Không nói gì, không làm gì công khai cả. Tin tức cũng không đưa." Hồ Cẩm Đào: "À." . 5 tháng sau. Hồ Cẩm Đào: "Thế mấy quần đảo Tây Sa với Nam Sa, chưa có ai quản lý chúng à? Này, lập thành phố Tam Sa quản lý mấy quần đảo đó đi nhé." Đệ tử: "Bác ơi, sợ phía Việt Nam họ càm ràm." Hồ Cẩm Đào: "Không sao đâu, lần trước mình bắn chết ngư dân họ, họ có nói gì đâu. Họ chán hai quần đảo đó rồi, không thiết gì đâu." Đệ tử: "Dạ." . 1 tuần sau. Hồ Cẩm Đào: "Sao, lập Tam Sa xong chưa?" Đệ tử: "Dạ rồi." Hồ Cẩm Đào: "Việt Nam có nói năng gì không?" Đệ tử: "Tổng bí thư không, chủ tịch không, thủ tướng không, bộ trưởng ngoại giao không. Chỉ có phát ngôn viên bộ ngoại giao nói 'Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'." Hồ Cẩm Đào: "Đấy thấy chưa, ta đã bảo, họ có thiết tha gì hai quần đảo ấy đâu." . 1 tuần sau nữa. Đệ tử: "Sếp ơi, dân Việt Nam biểu tình trước cửa ĐSQ với TLSQ mình." Hồ Cẩm Đào: "Thế à. Ra là dân chúng nó cũng quan tâm nhỉ. Thế tổng bí thư, chủ tịch, có nói gì không?" Đệ tử: "Chỉ có phát ngôn viên bộ ngoại giao nói 'Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'." Hồ Cẩm Đào: "Thế thì chưa sao." Lại hỏi: "Diễn tiến biểu tình thế nào?" Đệ tử: "Em đang bận đọc tiểu sử Mã Viện nên không theo dõi, nhưng nghe phía Việt Nam bảo là 'các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này.'" Hồ Cẩm Đào: "Thế thì tốt. Họ lo cho mình, mình khỏi lo!" Truyện sưu tầm ! Chẳng hiểu nên cười hay nên khóc ? Trung Quốc từ trước đến nay , hàng nghìn năm lịch sử , bỏ qua mọi điều kiện địa lý liền kề , phong thủy nhiều nét tương đồng , núi sông chung 1 mạch , muôn dân bách họ ... với Việt Nam ta , nhưng chẳng bao giờ có thể là 1 đồng minh thân cận ! Và ngay cả 10 năm , 20 năm , 100 năm sắp tới , quốc gia này đối với Việt Nam vẫn luôn là 1 con hổ rình mồi ... Chẳng thể nào thay đổi ! Trước đây , hàng nghìn năm , mặc dù họ đã mở mang bờ cõi , biến đất nước Trung Hoa thủa sơ khai thành 1 quốc gia rộng lớn hơn gấp nhiều lần , thậm chí chiếm cả 1 vùng Tây Tạng rộng lớn ! Cơ nhưng mà vẫn không chiếm được nước ta Mà nay thì sao , họ là 1 trong những cường quốc mạnh nhất thế giới ... mạnh cả về quân sự , khoa học kĩ thuật lẫn kinh tế ! Nhất là nước ta bị lép vế và phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc ! Bây giờ mà bảo tẩy chay hàng Trung Quốc , đảm bảo 30% người Việt Nam cởi truồng cuốc bộ đi làm ! Đánh nhau á , thử đi ! 20 năm trước còn nhận , bao nhiêu cũng đáp ứng ! Các cụ ngày xưa khủng lắm , khỏe và anh dũng nữa ! Nhưng bây giờ ! Trông đợi được gì ở ... hơn 2 triệu người Việt Nam đang ... chơi Võ Lâm Truyền Kì và đóng góp mỗi năm hàng nghìn tỉ cho ... Games Online ! Mong chờ sao được ở những cái nơi 100 mét vuông 500 thằng ăn cắp , 1 mét vuông 2 thằng nghiện , 1 km lưu thông trên đường 10 thằng công an núp gió chờ dịp bắt lỗi kiếm tiền ... 1 trường cấp 3 có hàng chục em nam mang dao đến lớp ... Thử nghĩ về lớp trẻ ? Những người ở lứa tuổi 18 cộng trừ 2 ! 1 nửa trong số đó là những thanh niên "yêu nước bằng mồm" , được giáo dục quốc phòng 3 năm liền như 1 trò chơi mang tính chất ép buộc ! Đa phần trốn nghĩa vụ quân sự đủ mọi lí do ! Trong số đó có cả những thanh niên tình nguyện vì ... bị ép đi làm tình nguyện hoặc tình nguyện cho có hạnh kiểm tốt ... ! Rồi có những ông bà trẻ ngây ngô đến giờ vẫn chưa biết Hoàng Sa - Trường Sa nó nằm ở đâu ... Tất cả chỉ là ngụy biện ! Giả vờ hết Quá khứ hào hùng thông qua việc giáo dục bộ môn lịch sử 90% học sinh học xong quên con mẹ nó hết , thi tốt nghiệp 9,10 , thi đại học thì 1,2 ... Công nhận thầy dạy hay , trò học tốt ... Bây giờ thử hỏi bất kì 1 câu đơn giản về lịch sử , địa lý ? Có mấy ai trả lời đúng & chính xác ? Nhưng hỏi về tên cầu thủ , ca sĩ & sở thích của họ thì nhanh và ngay lắm , chưa kể đến các địa chỉ ghi lô , báo bóng , các số điện thoại gọi phò cấp tốc , nhớ hết ý mà ... nhất là các tụ điểm ăn chơi thì quên sao được Nước ta hàng nghìn năm qua không thiếu những anh hùng ! Nhưng bây giờ thì quá nhiều anh hùng xa lộ , anh hùng Võ Lâm , anh hùng cấp lớp , cấp trường ... đặc biệt là anh hùng rơm thì nhiều vô kể Thế đấy ! Cứ bảo đánh nhau mà dễ dàng à , bọn Tàu bây giờ nó tự so sánh nó ngang tầm với Mỹ , có coi nước mình ra gì đâu ... nhất là dã tâm chiếm đất nước nghìn năm lịch sử của chúng ta nó cũng đã có từ hàng nghìn năm nay mẹ nó rồi Bây giờ ? Vô dụng thôi , nhưng chẳng vô tâm đâu ! Không làm được gì cho Tổ quốc ngoài việc cố mà sống cho tốt không làm 1 thằng bán nước đã là giỏi rồi ... và cũng chỉ còn biết ngày ngày chăm chú theo dõi tình hình chính trị ! ------------------------------ .Quên.
|
19-12-2007, 02:11 | |
BANNED
Join Date: 25-10-2007
Posts: 602
KL$:
91
Awarded 44 time(s) Sent 9 thank(s) Received 54 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A (2008-2011) Location: She took the last train, out of my heart
|
chú mèo nói thế là ko đc nhớ, chính ohủ mà ko dám làm j thì người dân phải làm bọn khựa nó mới sợ.
chú xem chiến tranh iraq ý, bố saddam đánh đc mấy ngày thì bị bắt, thế tại sao mỹ nó lại thất bại ở iraq? người dân đánh du kích chú ạ. đất nước này mà cứ có những thằng như chú thì quả thật mất nước ko có j đáng ngạc nhiên. anh thì nghĩ là bọn khựa nó chỉ dọa thôi, đem quân đánh 1 nước đâu phải chuyện dễ, mà cái lí do này thì nó chuối quá. chắc bọn nó lâu ko có việc chơi, dọa vn cho nháo nhác rồi lại thôi ý mà. |
19-12-2007, 02:16 | |
BANNED
Join Date: 25-10-2007
Posts: 602
KL$:
91
Awarded 44 time(s) Sent 9 thank(s) Received 54 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A (2008-2011) Location: She took the last train, out of my heart
|
|
19-12-2007, 10:33 | |
Senior Member
Join Date: 04-05-2007
Posts: 380
KL$:
200
Awarded 30 time(s) Sent 13 thank(s) Received 39 thank(s) School: Kim Liên High Skul
Class: A17 (2006-2009) Location: NY, USA
|
Em là con gái, cho em bon chen vài câu
Ai sẽ cứu tổ quốc anh nếu anh ko tự cứu Ai sẽ đánh đuổi chúng nó nếu ko phải là chính các anh đánh đuổi chúng nó Câu thơ này đc phát động trong thời kì ctranh Vệ Quốc của Liên Xô, ngày đó 1 mình Liên Xô chống lại Chủ Nghĩa Phát Xít. Ngày nay, VN mình chắc cũng sẽ có ng` nghĩ rằng " ai sẽ cứu Tổ quốc anh nếu ko phải chính chúng ta tự cứu". Nhưng khổ nỗi, bây h thế giới đang sống trong hoà bình, chủ nghĩa xã hội đã trở thành 1 lý tưởng lạc hậu rồi. Nước mình nhỏ, dân mình ít hơn TQ, lại chẳng dựa dẫm vào đc nc lớn nào. Mà có dựa dẫm để nhờ cái oai của họ về ktế và quân sự , để có tiếng nói trọng lượng mang ra đàm phán với TQ thì cái giá phải trả cũng ko nhỏ đối với cái nước mình cần dựa dẫm. TQ môi kề môi, răng liền răng với chúng ta. Lịch sử đã chứng minh rằng " Trong quan hệ quốc tế ko có kẻ thù vĩnh viễn và cũng ko có bạn bè vĩnh viễn ". Đối với ông bạn hàng xóm to lớn này, các triều đại phong kiến VN đôi khi thằng trận mà vẫn còn phải sang triều kiến để giữ tình hoà hiếu. Nghĩa là giữ đc cả mâm đành hi sinh mẻ 1 2 cái bát Lĩnh hội tư tưởng cha ông để lại, có lẽ thời đại mới này, chúng ta cũng nên uyển chuyển trong ngoại giao và quân sự. Gây hấn đề dẫn đến ctranh biên giới đòi lại TS_HS là ko khôn ngoan. Nhưng im như thóc và rụt đầu nhưu rùa thì lại quá hèn nhát so với cha ông. Hãy để thời gian, để những ng` mà họ ăn lương trên tiền thuế của nhân dân, nghĩ ra giải pháp tại thời điểm mà họ cầm quyền. Dù chúng ta có nói ji` đi nữa, thì tiếng nói của chúng ta cũng danh ko chính, ngôn ko thuận. Hi vọng rằng, n~ ng` đang toạ đàm trong topic này, 5 10 năm sau, thành tài, có thể vạch ra đc 1 đường lối ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự để giải quyết ổn thoả vấn đề lãnh thổ đất nc mà ko cần đổ máu. Vấn đề này là nhức nhối muôn thủa của toàn TG đâu phải riêng VN. ------------------------------ Đợi mùa thu tới thôi Nơi đó em sẽ về Bên góc nắng anh ngồi Em sẽ về với anh |
19-12-2007, 10:41 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
Ai tưởng tượng ,bọn tàu nó làm gì ở biên giới anh biết được không,anh đã bao giờ nghe chuyện của bộ đội biên phòng kể lại giữa thời bình mà bọn tàu nó còn giở trò thế nào không.Mỗi ngày vài cm,thì vài chục năm là bao nhiêu ,mà thôi chuyện này dẹp đê,cứ coi như là bọn nó chỉ ăn 2 cái đảo đấy thôi,ức thằng tàu 1 thì ức chính phủ 10,Việt Nam cứ như là thằng đệ của tàu,hôm nay nọ xin cái này,mai nó đập cái nọ,mở mồm ra khóc thì nó quát cho 1 tiếng là phải im,đấy anh thấy nhục chưa ,dân biểu tình để cho chính phủ biết là không chơi cái trò bưng bít thông tin được mãi đâu,thà chính phủ tuyên bố luôn 1 câu ,công nhận chủ quyền của thằng tàu ở 2 đảo cho xong,đỡ lằng nhằng,đằng này lại vừa sợ mất lòng thằng tàu,vừa sợ dân làm loạn cơ ,mà thôi ,không nói nữa,chuyện cũng chả có gì đáng để nói mãi,tùy vào nhận thức mỗi người thôi.
|
19-12-2007, 10:54 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
ông namless ạ, dù j thì j ông cũng nên nhìn vào thực tại, ok
------------------------------ .Quên.
|
19-12-2007, 11:03 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
1 nhát 5 bài post liên tiếp,topic hot quá
Bạn mèo là bạn ấy copy từ blog thằng họa my-blogger nổi tiếng ra đấy,đừng có trách bạn ý Copy thêm cái tư liệu về dã tâm làm chủ Thái Bình Dương có hệ thống của thằng giang trạch zâm,dần dần nó sẽ dùng hs-ts làm bàn đạp để thống trị cái Châu Á này ,đọc và suy ngẫm về cái lịch sử tốt đẹp bằng nhung lụa của Việt Nam được in ra trong sgk nhá,đừng cãi nhau nữa,dành thời gian học mấy câu chửi tiếng tàu đê XÂM LẤN VÀ THÔN TÍNH Trung Quốc tiếm đoạt chủ quyền toàn Biển Đông Sau đây là tiến trình xâm lấn và thôn tính Biển Đông của Trung Quốc trong 60 năm qua. Năm 1945, sau Thế Chiến II, quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật đã thừa cơ chiếm cứ các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức. Năm 1946 Trung Hoa đổi tên vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam, và đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa. Năm 1956, để phát động chiến tranh võ trang thôn tính Miền Nam, Hà Nội phải trông cậy vào sự yểm trợ của Bắc Kinh. Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Liên Xô muốn chuyển sang đường lối Chung Sống Hòa Bình. Trong khi đó Mao Trạch Đông vẫn chủ trương “giải phóng 1000 triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản”. Theo luật vay trả, muốn được cưu mang yểm trợ, phải có sự cam kết đền ơn trả nghĩa. Ngày 15-6-1956, Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố: “Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”. Ngày 14-9-1958 do văn thư của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, một tháng sau khi Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản, trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên”. Và hồi tháng 5-1976, báo Sài Dòn Giải Phóng trong bài bình luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !”. Có 3 lý do được viện dẫn cho lời cam kết của Hồ Chí Minh năm 1958: a) Vì Hoàng Sa, Trường Sa toạ lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị- Nam Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu! b) Sau này, do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì mấy hòn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ Việt Nam! c) Giả sử cuộc “giải phóng Miền Nam” không thành, thì việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa cũng có tác dụng làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chiến lược và an ninh quốc phòng. Năm 1972, sau thất bại Tết Mậu Thân (1968), để phát động chiến dịch Tổng Tấn Công Xuân Hạ hay Mùa Hè Đỏ Lửa, Hà Nội huy động toàn bộ các sư đoàn chính qui vào chiến trường Miền Nam. Để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Hà Nội đã nhờ 300 ngàn quân Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Trong thời gian này, với thế thượng phong của người thầy cưu mang (và với sự ưng thuận mặc nhiên của Bắc Việt) Trung Quốc tự tiện ấn định Vùng Biển Cấm (Hands-Off Area) tại Vịnh Bắc Việt, cấm ngư dân Việt Nam không được lai vãng. Đây là vùng biển sâu giữa Vịnh có nhiều cá lớn và nhiều tiềm năng dầu khí. Vùng Biển Cấm diện tích 7200 hải lý vuông, rộng 60 hải lý (1 kinh độ) từ kinh tuyến 107 Đông (phía Việt Nam) tới kinh tuyến 108 Đông (phía Hải Nam), và dài 120 hải lý (2 vĩ độ), từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh Bình) đến vĩ tuyến 18 Bắc (Hà Tĩnh). Theo lời thú nhận của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng từ đầu thập niên 1970, trong những cuộc thương thảo phân định lãnh hải, Trung Quốc “kiên trì” đề nghị thiết lập vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Việt. Với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá năm 2000, Vùng Biển Cấm 60 hải lý từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh chồng lấn hay trùng điệp với Vùng Đánh Cá Chung 61 hải lý từ Ninh Bình đến Quảng Bình. Năm 1974 sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, Trung Quốc thừa cơ chiếm nốt các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm. Nếu hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh chiến đấu thì Bắc Việt chỉ làm thinh. Rồi trơ trẽn ngụy biện: “Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !” (Báo Saigon Giải Phóng). Năm 1979 Chiến Tranh Việt Trung bùng nổ làm đình hoãn cuộc thương nghị về lãnh thổ và lãnh hải. Tranh chấp Việt Trung kéo dài từ 1979 đến 1988. Trong thời gian này, ngày 12-11-1982 bằng văn thư gởi Liên Hiệp Quốc để công bố Đường Căn Bản của Biển Lãnh Thổ, Hà Nội đã xác định chủ quyền lãnh thổ Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh (1887) theo đó Việt Nam được 63%. Từ 1988, khi Liên Xô bị sa lầy tại A Phú Hãn và bị bối rối tại Đông Âu do phong trào Giải Thể Cộng Sản, Gorbachev đưa ra chủ trương không can thiệp vào công việc của các quốc gia đồng minh. Lúc này Hà Nội cũng bị sa lầy tại Căm Bốt. Vì Liên Xô không còn là chỗ tựa, Hà Nội phải muối mặt quay lại thần phục Bắc Kinh. Tháng 4, 1988, một tháng sau khi Trung Quốc xâm lấn Trường Sa, Báo Nhân Dân còn ngụy biện rằng Việt Nam đã nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc để ngăn chận Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên! Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam xin tái lập bang giao với Trung Quốc. Và năm 1992 khi Trung Quốc chiếm bãi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, Việt Nam cũng chỉ phản kháng chiếu lệ. Năm 1999, với Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung, Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 km2 lãnh thổ Bắc Việt. Năm 2000, với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, Hà Nội nhượng cho Bắc Kinh từ 12.000 km2 đến 21.000 km2 hải phận. Ngày 25-12-2004 các phái bộ Trung-Việt tổ chức liên hoan ngày kỷ niệm 4 năm ký kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp tác Nghề Cá. Hai ngày sau, ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo đã bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp. Các ngư phủ phản đối, nói họ vẫn truyền nối hành nghề đánh cá tại vùng biển này từ đời ông, đời cha. Nhưng lính tuần duyên Trung Quốc trả lời đã có hiệp định mới, và vùng biển này chính thức thuộc về Trung Quốc. Các ngư phủ không chịu, đòi báo cáo lên đội biên phòng Việt Nam. Lính hải quân Trung Quốc cười ngạo nghễ, ném thuốc nổ gần tàu, rồi lái tầu tuần duyên tông vô các tàu đánh cá khiến 23 ngư dân Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi bị chết chìm, 6 người bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Một số ngư dân khác tại Bình Định và Khánh Hòa cũng bị xua đuổi không được đến đánh cá tại ngoài khơi vùng biển Hoàng Sa. Những vụ sát hại dã man này không được phổ biến trên báo chí. Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, tại Vịnh Bắc Bộ, các tàu tuần duyên Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt đem đi. Khi nội vụ phát giác, nhà cầm quyền Hà Nội còn muốn đổ tội cho “bọn hải tặc”. Trong khi đó, một vài tờ báoViệt Nam lại loan tin các ngư phủ Việt Nam bị “tàu nước ngoài" bao vây và dùng súng bắn xối xả. Và các hãng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters đã xác định rằng đó chính là những tàu tuần duyên Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội chỉ dám phản kháng lấy lệ, chỉ lên án những hành động tự phát của các binh sĩ Trung Quốc và yêu cầu trừng phạt những cá nhân phạm pháp. Thực ra đây không phải là những hành vi tự phát lẻ loi của một số binh sĩ vô trách nhiệm mà là cả một chính sách khủng bố của Trung Quốc để ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được đến đánh cá tại vùng biển sâu, dành cho Trung Quốc độc quyền đánh cá, thăm dò và khai thác dầu khí. Hồi tháng 11, 2004, Trung Cộng còn ngang nhiên đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa Việt Nam chỉ cách bờ biển 63 km. Ngày nay mọi người mới nhìn thấy ý đồ của Trung Quốc: Vùng Đánh Cá Chung quy định trong Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá chỉ là sự biến hình của Vùng Biển Cấm, cấm địa hay cấm hải do Trung Quốc ấn định từ đầu thập niên 1970. Mãi tới tháng 8, 2002 chính phủ Việt Nam mới lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ấn định Vùng Biển Cấm đánh cá tại Vùng Đánh Cá Chung. Từ sau ngày 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực thi hành, Trung Quốc tự ban cho họ độc quyền thao túng tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh BắcViệt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt. Theo ghi nhận của đội biên phòng Việt Nam, nội trong năm 2004, riêng tại vùng biển Đà Nẵng, các tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập hải phận Việt Nam 1017 lần. Vậy mà không thấy có phản ứng nào về phía Việt Nam. Thừa thắng xông lên, từ tháng 10 đến tháng 12/2004, lính hải quân Trung Quốc đã sát hại 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Ngày 8-1-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc lại dùng đại liên bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trong Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt. Đây là những hành động cố sát có dự mưu trong đó Việt Cộng là kẻ đồng lõa bằng cách giúp phương tiện. Một tuần sau vụ khủng bố 8-1-2005, Trung Quốc đổi giọng, bịa đặt rằng lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn chết những kẻ cướp có vũ khí khi những người này định cướp tàu đánh cá của Trung Quốc. Độc đáo hơn nữa, các tàu đánh cá (tí hon) của Việt Nam đã nổ súng trước vào các tàu tuần duyên (có trang bị súng đại liên) của Trung Quốc! Vừa đánh trống vùa ăn cướp, Trung Quốc muốn biến vụ cố sát của họ thành vụ cướp biển của hải tặc để đòi quyền tự vệ chính đáng. Theo qui định của Ủy Ban Liên Hợp, đối với các ngư dân hoạt động bình thường, các tàu biên phòng không được dùng võ khí để hăm doạ, bạo hành, đả thương hay cố sát. Các biện pháp xử lý chỉ có tính cách hành chánh như bắt giữ các ngư thuyền vi phạm qui luật, nhưng phải trả tàu và trả tự do cho ngư dân khi có sự bảo lãnh thích đáng. Trong vụ khủng bố tại Vịnh Bắc Việt và vùng biển Hoàng Sa, lính tuần duyên Trung Quốc đã giết người vô tội vạ trong chính sách “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một số ngư dân vô tội khiến hàng vạn người khác sợ không dám đi đánh cá tại miền duyên hải xa bờ). |
19-12-2007, 11:27 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
Trung Quốc lặp lại yêu cầu
Phát ngôn nhân TQ Tần Cương Trung Quốc nói đang theo dõi sát tình hình ở Việt Nam Trung Quốc vừa lên tiếng nhắc lại yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải có biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn các sự kiện biểu tình nhằm vào Trung Quốc. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mới đây tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nói: "Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình nhằm vào Trung Quốc tại Việt Nam". Ông cho biết đã có biểu tình hôm Chủ nhật 16/12 và một tuần trước đó, ngày 9/12. Ông Tần nói lãnh đạo Việt Nam cần có biện pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này, phòng việc quan hệ song phương bị tổn hại. Trước đó, ông phát ngôn viên Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" tại Nam Hải và các vùng biển lân cận. "Đây là lập trường trước sau như một của Trung Quốc." Trong khi đó, ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi quan điểm trong các thời kỳ khác nhau. Tiếp tục biểu tình Sau cuộc biểu tình ngày 9/12, giới trẻ Việt Nam lại tiếp tục đợt biểu tình lần hai vẫn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với hàng trăm người tham gia. Tuy nhiên khác với lần đầu, đoàn biểu tình đã không tiếp cận được các tòa đại sứ và lãnh sứ quán của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc. - Chuyên gia Carlyle Thayer Công an Việt Nam cũng huy động lực lượng đông đảo để theo dõi và kiểm soát biểu tình. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định các cuộc biểu tình là hoàn toàn tự phát và không được phép. Nhưng việc biểu tình được phép diễn ra cũng đã cho thấy một động thái mới của chính phủ Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, đánh giá rằng Việt Nam đang tăng áp lực. "Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và phát triển các vùng lãnh hải của mình." Tuy nhiên ông cũng cảnh báo Việt Nam ở thế yếu hơn và cần sử dụng biện pháp ngoại giao cũng như các tổ chức đa phương và khu vực để giải quyết thế kẹt của mình. sau đây là 1 số bài reply của bài viết trên Hung, San Jose, USA Ông Tần Cương này nói như thể Việt Nam là một đặc khu của Trung Hoa vậy. Hơn lúc nào hết Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành TƯ ĐCSVN nên công bố toàn văn Hiệp định biên giới giữa ta với Tàu để tránh sự hiểu lầm lâu nay của nhân dân là một số thành viên Bộ Chính trị đã bán Ải Nam Quan, Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu. Kính. M.Nguyen, Vietnam Ông Eddie the Head VN có phải là Công An CSVN không đấy? Ông lên cả diễn đàn để ngăn cản toàn dân biểu tình nữa sao? Đừng có tiếp tay bọn bán nước, hãy mau mau về với dân tộc đi kẻo muộn. Hathanh Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khen ngợi rằng "công an VN đã "ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kích động biểu tình, gây rối, gây bạo loạn, không để hình thành, công khai hoá các tổ chức chính trị phản động trong nội địa."....qua câu nói này của Nông Đức Mạnh, tôi đang thắc mắc Việt Nam và Trung Quốc là hai anh em hay Đảng Cộng Sản đang làm tay sai cho Trung Quốc? Nameno, Hanoi, Vietnam Phong cách nước lớn và chơi kèo trên có vẻ đã là một thói quen của Trung Cộng, thể hiện qua đại diện là Tần Cương. Xét cho cùng, với hai cuộc biểu tình liên tiếp, hẳn Trung Quốc cũng đủ khôn để nhận ra rằng, sự dậm doạ của họ không đủ tầm để doạ nạt được người Việt Nam. Thanh niên Việt Nam và người Việt Nam nói chung đều yêu hoà bình, nhưng chắc chắn không sợ phải hy sinh nếu cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Sau cuộc biểu tình 9/12, quý ngài Tần Cương có thái độ dậm doạ lên nước thượng hòng gây sức ép đối với người Việt Nam. Để đáp lại, ngày 16/12, một cuộc biểu tình khác, với sự chuẩn bị tốt hơn, tham gia của nhiều người hơn đã được người Việt Nam đáp lại như một câu trả lời trực tiếp và thích đáng. Có thể thấy rõ Trung Quốc đang sợ hãi. Ý chí của cái dân tộc đã đánh bại các đạo quân xâm lược Trung Hoa trong hàng nghìn năm lịch sử không hề bị thui chột. Và ngoài ra, những thanh niên trí thức tiên phong của cái dân tộc ấy đang gửi tới thế giới một lời cảnh báo khôn ngoan: "Hành vi xâm lược của Trung Quốc đang đe doạ đến hoà bình châu Á". Đối mặt với thực tế này, thấy rõ rằng người Tàu chẳng thể hài lòng nổi. Jh, Sec Tôi không hiểu sao cái ông Tần Cương này thích đi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác thế! Chúng ta không cần nghe TQ nói gì, mọi người hãy thể hiện lòng yêu nước như ông cha ta đã làm. Bùi Hải Ngày xưa "Cõng rắn cắn gà nhà", ngày nay không ngờ cũng vẫn bị rắn cắn. Đây là một bài học lịch sử đắt giá mà các thế hệ sau này phải nhớ, để đừng tranh chấp lẫn nhau, để không ủng hộ những tập đoàn chỉ muốn tranh bá đồ vương, không coi trọng giống nòi. Eddie the Head VN Đọc tin này tôi lại càng thêm căm phẫn tột độ, nhưng tôi thấy 2 cuộc biểu tình là tạm đủ rồi, chúng ta nên tạm dừng lại kẻo tình hình thực sự căng thẳng thêm. Ẩn Danh Tại sao TQ phải theo dõi sát VN mà không theo dõi toàn dân VN trong và ngoài nước? Đừng có láo khoét ông Tần Cương ạ. Ông chỉ hù dọa được lãnh đạo VN thôi còn dân chúng tôi nào chẳng sợ gì các ông đâu đừng ỷ thế kinh tế đang phát triển rồi làm tàng, lạm phát của nước ông ngày càng dâng cao ngút trời mà bị bao vây tứ phía rồi cũng chỉ vừa xác làm xác ăn thôi. Dù chúng tôi phải bị mất một số đảo nào đó nhưng con cháu chúng tôi ngày sau sẽ hơn các ông với cái đầu nếu một ngày nào đó VN được bảo đảm an ninh bởi các nước dân chủ...chỉ còn lại TQ ông, Cuba và Bắc hàn chỉ là cô độc lẻ loi một mình mà thôi đó ông ơi. Oanh Le Đọc luận điệu răn đe VN của người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương làm tôi nghẹn ngào, vì tôi đang cầm trên tay tấm hình một anh lính Địa Phương Quân VNCH chụp ở Hoàng Sa trước năm 1975. Anh lính đó đứng trước tấm bảng chỉ đường ghi: Công Viên : 30 m Bãi Tây: 320 m Vận đông trường: 23 m Vũng Tàu: 795,360 m Mani: 870,240 m Thế mà TQ vẫn nói"Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi"? Hanoi Các vị hãy đợi đấy, thế hệ thanh niên Việt Nam luôn mang trong mình niềm tự hào dân tộc, dòng máu Việt chảy trong chúng tôi. Và dù làm thế nào đi chăng nữa người Trung Quốc các ông cũng không thể thay máu của người Việt Nam. Hôm nay chúng tôi bị chèn ép, nhưng hãy đợi đấy. Tương lai sẽ khác đi rất nhiều. Bao nhiêu thế hệ Việt Nam sinh ra, lớn lên, và chết đi với lòng căm thù Trung Quốc. Rồi một ngày các vị phải trả lại cho Việt Nam những gì thuộc về Việt Nam. Đối với người dân Việt Nam, quan hệ giữa chúng tôi và các ngài là quan hệ giữa kẻ thù với nhau. Các vị cũng yên tâm đi, chưa bao giờ người dân Việt Nam nghĩ hay mong rằng Trung Quốc đối xử tử tế với Việt Nam. Vì lịch sử, cha ông đã dạy chúng tôi rằng: Trung Quốc là kẻ thù. Yeu To quoc, Texas Ông Tần Cương bộ ngoại giao Trung Cộng tuyên bố là Trung Cộng đang theo dõi sát những cuộc biểu tình chống đối TC, đây là chuyện nội bộ của VN, khi một nước khác chiếm biển, đất của một nước khác, đó là phản ứng tự nhiên người dân sẽ đứng nên biểu tình, chống đối. Bộ ngoại giao TC ăn nói thật lộng ngôn, đã ăn cuớp còn la làng, ông nói e sợ quan hệ hai nước sẽ bị tổn hại, nếu ông biết nói câu này thì đừng cướp đất, biển của VN thì đâu có chuyện gì sẽ xảy r? Hơn bao giờ hết toàn dân VN trong và ngoài nước cần đoàn kết lại thành một tập hợp để đánh đuổi quân ngoại xâm như tổ tiên mình đã có công dựng nước, giờ chúng ta có bổn phận là bảo vệ giang sơn, biển và các hải đảo. DesignerVN, tpHCM Thanh niên Việt Nam sẽ không chịu dừng bước trước bất kỳ sự đe dọa nào, hơn lúc nào hết đây là dịp để kiểm chứng lòng yêu nước của con dân Việt khắp nơi tren thế giới. Giọng điệu Tần Cương là không thể chấp nhận được, Trng Quốc đâu phải là thiên triều mà muốn ban thánh chỉ khi nào thì ban, nếu nhà nước VN chùng nào còn chưa tỏ rõ thái độ thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục biểu tình. Virginian Thế cờ bao vây VN trên đất liền, vùng trời, vùng biển đã đi vào giai đoạn chót. Sau Olympics Bắc kinh, một chiến dịch tổng tiến công chiếm vài tỉnh miền Bắc VN, hoặc phá hoại kinh tế VN bằng cách ngăn chận hoặc xả hàng chục tỉ m3 nước từ đập Tam Hiệp làm ngập Hà Nội, v.v... là việc TQ có thể làm mà không sợ bị bất cứ quốc gia nào trừng phạt - trừ khi VN mau chóng ký một Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ (Mutual Defense Treaty) với Hoa kỳ như nhiều nước trong vùng đã ký, như Nam Hàn, Úc, New Zealand, Thái Lan, Phi Luật Tân... Saigonese Vào hoàn cảnh này mà VN còn mượn Ngân hàng Phát triển Á châu (Asian Development Bank) 1.5 tỉ đô la cất đường xa lộ hoành tráng nối Hà nội với Lào Cai, sát biên giới tỉnh Vân Nam của TQ để "tăng cường giao thông, hợp tác". Sau này, nói xui, TQ muốn xua quân xuống Hà Nội rất dễ, chỉ cần cho vài trăm xe tăng chạy bon bon trên "đường 1.5 tỉ đô la" này là vào thẳng trung tâm Hà Nội. Đang khi đó, ngay tại Sài Gòn là nơi làm ra biết bao của cải, đóng biết bao tiền thuế, thì chỉ vài trăm triệu đô la cải tổ hệ thống giao thông công cộng cũng luôn bị bác bỏ, có chăng cũng bị giao cho các nhà thầu TQ (vét kênh Nhiêu Lộc 10 năm không xong) phá nát đường phố, dòng kênh. Vài chục triệu đô la cất đê điều miền Trung thì đã tránh thiệt hại hàng trăm triệu đôla cho dân chúng trong các vụ lũ lụt năm nay. Gần 2 tỉ đô la (vốn lời sẽ lên đến 3, 4 tỉ) cất đường không ích lợi bao nhiêu sang TQ thì được, 1/100 số tiền đó cất đê điều miền Trung thì nhất định không là không. Long Le, US Trung Quốc đang có vấn đề về nhân quyền mà vẫn to tiếng thúc ép nước khác vùi dập quyền tự do dân chủ là sao ? ltnl, Japan Thật chả ra làm sao khi mà chính quyền nhà nước VN liên miên đàn áp các cuộc biểu tình trong nước theo nét mặt giận hờn của kẻ khác. Mà dã tâm của TQ thì có gì mà khó nhận ra đâu. Cho dù có lo sợ TQ dùng chiến lược dùng người Việt trị người Việt thì chẳng phải là họ đã áp dụng đúng ngay yếu điểm của người mình để mà trị sao? Đây cũng là lúc để nhìn lại mình và cũng để cho bọn người Trung Quốc đó biết rằng, từ trước đến giờ, chưa có khi nào chúng xâm lăng VN mà thành công, cho dù đó là thời kỳ hưng thịnh nhất của Đế quốc Nguyên mông hay là 1 Trung Quốc thời đại này. Đó là lý do mà VN tồn tại đến hôm nay. Hoan hô các bạn thanh niên VN tham gia biểu tình. Còn đại hội Đoàn toàn quốc hôm nay khai mạc tại Hà Nội, đến trước lăng Bác nên báo cáo rằng: Hoàng sa và Trường Sa đã được nhập vào TQ, nay mai chúng cháu sẽ trở thành nhân dân Trung Hoa anh hùng, được quyền phủ quyết ở Liên Hiệp Quốc đấy nhé, oai chưa?! Chuyện ở đẩu ở đâu thì tụ tập phản đối dùm, bô lô ba la, chuyện ngay trên quê mình thì câm như hến... Nhục! Vinh, USA Ông Tần Cương nói: "TQ sẽ theo dõi chặt chẽ những cuộc biểu tình nhằm vào TQ ở VN." Đúng là cái giọng kẻ cả, ông chủ nói với đám nô lệ hèn hạ. Các đồng chí CSVN luôn luôn nói cái miệng "quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi". Đúng quá! Các ông CSVN và ông CSTQ ông nào cũng có lợi, chỉ có dân VN đang mất nước. Tôi cảm thấy nhục vô cùng. Linh Cao, Hà Nội Rạng ngời tình nghĩa Việt Hoa Anh xơi 2 đảo, còn em ngồi ỳ.. Đã sợ thì nói làm gì Chiếm hai quần đảo làm gì được anh Bây giờ em mặc kệ anh Để là đồng chí để còn em anh... Mai, Florida "Việt Nam cần có biện pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này, phòng việc quan hệ song phương bị tổn hại" Phát ngôn viên TQ xác nhận chủ quyền tại HS-TS "là không thể chối cãi" rồi mới đem cái "quan hệ song phương bị tổn hại " ra hù! Câu nói chứng tỏ họ biết VN sợ "bị tổn hại" nên phải dẹp biểu tình! Còn nếu TQ cũng "sợ bị tổn hại" thì cung cách nói phải là: vấn đề phải được đem ra bàn cãi! Kiểu dạy bảo nầy khá giống kiểu "dạy cho VN một bài học" năm 79! Còn VN? Đang lặng lẽ thi hành! Thế mới khổ cho dân! Đã đến lúc những nhãn hiệu quảng cáo về "yêu nước, tài tình sáng tạo, độc lập tự chủ.." tự nó đang rơi xuống vì keo hồ đã vữa! Tommy, Saigon Thanh niên VN hiện nay đang sôi sục lòng yêu nước và ý chí chống xâm lăng đang rất cao. Những tuyên bố xấc xược của ông Tần Cương chỉ như là thêm dầu vào lửa. Lúc Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố về Nhân quyền VN sao phía VN mạnh mẽ phản đối "không được can thiệp vào nội bộ của VN". Chuyện thanh niên VN biểu tình trên đất nước VN cũng là chuyện nội bộ của VN sao ông TQ lên tiếng đòi CPVN dập biểu tình? Ly Hong Yen, USA Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc luôn tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" tại Nam Hải và các vùng biển lân cận. " Vậy cái bằng chứng đó đâu mà không đưa ra cho bàn dân thiên hạ coi .Hay sợ cái bằng chứng ăn cướp đất đó làm thiên hạ chê cười .Việt Nam sẽ không bao giờ lùi bước trong cuộc chiến giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc này đâu. Bao Nguyen, Hà Nội Mối tình thắm thiết Việt Hoa Vừa là đồng chí, vừa là anh em. Bây giờ anh đã bỏ em, Chiếm hai quần đảo xem em làm gì. Sợ anh, em chẳng làm gì, Em đành ngồi ỳ, nhìn đảo mất toi. Tình nghĩa Hoa Việt rạng ngời! Tình hình là em rất thik 2 bài thơ đấy zất hay và í nghĩa ------------------------------ .Quên.
|
19-12-2007, 11:40 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
xem nó nắn gân Việt Nam kìa,mày thằng ở bộ chính trị lại chả sợ xanh cả mặt
|
19-12-2007, 12:25 | |
God Member
Join Date: 09-11-2003
Posts: 732
KL$ (TOP! 39):
3.172
Awarded 16 time(s) Sent 88 thank(s) Received 59 thank(s) School: Ecole Centrale Paris
|
Bài sưu tầm của Linkcat hơi nhiều com có mùi đài địch Anyway, ủng hộ việc chơi với Mỹ, không chơi với thằng Tàu khựa được, bọn này vừa nhọ vừa thâm
------------------------------ “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,vô nhân tri thị lệ chi lai” |
19-12-2007, 18:31 | |
V.I.P
Join Date: 22-05-2007
Posts: 1.655
KL$:
198
Awarded 33 time(s) Sent 142 thank(s) Received 253 thank(s) School: lều xanh
Class: A8 (2009-2012)
|
Hãy là người yêu nước có lý trí
"Câu chuyện về việc nhiều bạn trẻ xuống đường hôm 09/12/2007 thể hiện được tinh thần yêu nước của tuổi trẻ về chủ quyền của lãnh thổ. Tôi cũng là người trẻ và tôi cũng có cảm xúc trước những điều xúc phạm đến chủ quyền quốc gia. Nhưng yêu nước đâu chỉ có giải pháp là xuống đường, biểu tình, thậm chí "đập phá" theo kiểu bạo động, theo kiểu "trẻ người non dạ". Chúng ta có Nhà nước, chúng ta có chính lược và sách lược đấu tranh, chúng ta có nhiều giải pháp trong xu thế ôn hòa, mềm mỏng… đặc biệt xu thế của một thế giới văn minh là qua đấu tranh ngoại giao và đối thoại… Chúng ta xuống đường để các tổ chức phản động lợi dụng gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị… dùng các luận điệu để xuyên tạc. Điều đó khác chi "thù trong giặc ngoài". Hành động kiểu đó không phải là người văn minh và sống lý trí. Là những người trẻ, với lý trí và tình cảm đối với đất nước, điều nên làm là hãy đấu tranh trên mặt trận tư tưởng và ngoại giao. Bằng phương tiện truyền thông hiện đại, các bạn hãy nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình với bạn bè, người thân và với thế giới về lòng yêu nước của mình. Hãy là những người yêu nước có lý trí, đừng có xuống đường lúc này nhé! Hãy vì sự bình yên của thành phố thân yêu, thành phố của hòa bình, thân thiện và hữu nghị… Chúng ta vẫn có rất nhiều giải pháp để đấu tranh và thực tế vẫn đang đấu tranh hàng ngày hàng giờ vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Tôi yêu các bạn, những người trẻ, hãy hành động bằng lý trí và con tim yêu nước nồng nàn. Hãy nói bạn bè, những bạn trẻ của mình những điều này. Tôi rất cảm ơn các bạn. Tôi cũng như các bạn, là người yêu nước!" ------------------------------ .Quên.
|
24-12-2007, 10:15 | |
Welcome to KLnet
Join Date: 23-05-2004
Posts: 695
KL$:
195
Awarded 38 time(s) Sent 79 thank(s) Received 171 thank(s) School: Kim Lien Hs
Class: A (1990-1993) Location: Hanoj
|
@Bạn Lynkcat có yêu nước thật thì từ nay trích dẫn tin tức hay bài viết ở đâu thì phải ghi chú rõ nguồn gốc nhé VN đã tham gia công ước quốc tế về bản quyền rồi đấy .
@Hitle : Tớ đồng ý với bạn rằng việc ai đó làm nhưng tớ nghĩ trong thời điểm này, khi truyền thông có sức mạnh thực sự, thì việc đưa ra tiếng nói của mỗi người cũng là một cách để gây áp lực lên chính quyền, buộc họ phải cân nhắc hơn giữa các quyết định nghiêng về phía lợi ích dân tộc hay quyền lực cục bộ của họ . Hiehie nên biểu tình cũng cóa cái tốt, vừa thử lửa được phản ứng của Trung Cộng, vừa tỏ rõ cho Đảng CS Việt Nam quang vinh rằng đã có một tầng lớp lớn dân chúng không hề mù trước những diễn biến chính trị đang xảy ra xung quanh . @sTre : Anh thấy chú nhiệt tình và yêu nước đấy, nhưng bản chất của chính trị thì không tồn tại điều phải hay điều trái, cái ác hay cái thiện đâu chú ạ . Chỉ có một quy luật duy nhất là mạnh được yếu thua . Nếu chú yêu nước thật sự thì phải cố mà phấn đấu, ít nhất cũng phải làm một chân trong Bộ chính trị, sau đó sẽ đưa ra các quyết sách mang tính quyết định như xua toàn bộ quân lực Việt Nam đánh chiếm Bắc Kinh hay đại loại cho vài chục sư đoàn dù chiếm lấy đảo Hải Nam của Trung Cộng cho bõ tức . Nhưng để chen được một chân vào TW Đảng thì có lẽ chú cũng đã phải có những quyết định khác làm tổn hại đến lợi ích của hàng triệu triệu đồng bào trên mảnh đất mà chú đang ngày đêm kêu gào bảo vệ này rồi ------------------------------ Tạp chí Thời trang và Phong cách sống dành cho giới trẻ: [Runway] Devilicious Mag - www.songtremag.com [Realway] Sống Trẻ Mag is going "Say Hi!" at September 2009 Warm welcome to www.facebook.com/songtre |
06-01-2008, 13:46 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
chả hiểu sao thấy mấy ng` toàn nói chính phủ ta thế này thế nọ mãi mà ko hiểu ra là , nước ta ko mạnh bằng TQ lúc này à . Đấu tranh bằng ngoại giao là hợp lí rồi,đánh đc nó cơ á nó lại đì cho về kinh tế thì lại vỡ mồm
Cách tốt nhất bây h là mỗi công dân trg` KL cố gắng học thật giỏi rồi phục vụ đất nc ngày càng tốt hơn ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
07-01-2008, 07:52 | |
Member
Join Date: 01-08-2007
Posts: 97
KL$:
230
Awarded 6 time(s) Sent 3 thank(s) Received 1 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2006-2009) Location: London, UK
|
Tớ thực sự, thực sự không đồng tình với những ý kiến cho rằng "Nhà nước ta bưng bít thông tin", "VN hèn yếu theo gót TQ"...của 1 số người trong đây.
Tớ hỏi mọi người, có ai ở đây từng giữ 1 trọng trách nào liên quan đến an ninh và vận mệnh quốc gia chưa? Có ai biết được trong đầu đ/c TBT, Chủ tịch, Bộ trưởng ngoại giao, bác Lê Dũng, đến các anh CSCĐ...nghĩ gì chưa? Nói thẳng cho mọi người biết, họ còn lo nghĩ cho TS-HS hơn nhiều người chúng ta. Làm công việc bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia, ai lại cam tâm chịu dâng đất cho quân Bành trướng? Có chăng, vì điều kiện công việc, họ không thể xuống đường biểu tình, bô bô gào thét như thanh niên được đâu. Thật đáng chán với những ý kiến dè bỉu và xúc phạm chính phủ. Mọi người lên blog Tắc kè đọc "Cuộc chiến ngoại giao" của bác cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ- đọc thật kỹ những đoạn về Trung Quốc, thì sẽ thấy các bác ấy còn bận bịu, khổ sở vì chuyện HS-TS hơn lũ vắt mũi chưa sạch chúng ta nhiều! Link đây- lên đó mà đọc cho hết! P/S: Đã có gan nói lớn thì đi làm biên phòng, lên đấy mà đấu với lũ Khựa! ------------------------------ "Vì tình bạn, ta xin làm tất cả, Yêu mến người, người có phụ ta đâu" |
09-01-2008, 15:20 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
Công nhận có rất nhiều ý kiến nghiêng về nhiều phía ... ai cũng có lí lẽ riêng kể cả thuyết phục lẫn ko thuyết phục, nhưng do là thảo luận nên e cũng tôn trọng !
Dạo này thấy nh` thanh niên chỉ biết nói mồm,yêu nước thế này,yêu nước thế nọ ít ra cũng phải chứng tỏ sự iêu nước của mình bằng cách biết SỬ VIỆT NAM đi ,thì sẽ biết nó oanh liệt và oai hùng như thế nào ! Nước ta tuy bé thật nhưng con người đâu có bé về ý chí lẫn tinh thần cơ chứ , cứ cho là hồi xưa dân nào mà chả như dân nào nhưng do được tôi luyện nhiều,truyền thống đấu tranh nhiều thì đếm đc xem trên TG mấy dân tộc oai hùng như nước ta Hồi xưa mất nước cả 1000 năm còn giành lại được,còn ko quên đc mối nhục huống hồ chỉ là Hoàng Sa Thời nào mà chả có anh hùng,thiên tài xuất chúng ... về cơ sở khoa học kĩ thuật quân sự thì ta kém TQ quá nhiều nhưng đây là thời bình, TQ đánh đc ta thì đánh đi Ăn nhau là ở lí lẽ thôi ... Mọi người đừng nên hụt hẫng ,em lấy làm VD nhá : Hồi xưa Bác Hồ làm bộ trưởng ngoại giao lâm thời chính phủ í ,nước ta hồi đấy chả là j,quá bé so với Mỹ so với Pháp thế mà ta cũng bắt đc bọn nó kí biết bao nhiêu hiệp định đấy thôi Bây h nếu ai thấy có tài thật sự thì tự ứng cử vào bộ đi phê phán làm j cho mệt ! Muốn hiếu chiến í thì cũng nên bỏ ít thời gian tham khảo mấy chuyện nhẹ nhàng như Đặng Thùy Trâm mà xem thì sẽ thấy nó ghê sợ,mới thấy chiến tranh là thế nào :-s Dù bị mất thêm cả Trg Sa thì e vẫn cứ tự hào nước e ,nước của nh~ anh hùng kiệt xuất,làm nên những điều kì diệu...Xét về tầm cỡ thì Nguyễn Trãi chả kém Khổng Minh đâu Nào là Hưng Đạo Vương đánh đuổi quân Nguyên-Mông (Mông Cổ nó chiếm TG chứ ko phải là TQ nhá ) [nào là tướng j họ Lý gốc Việt sang Triều Tiên cũng đánh đuổi đc Mông Cổ nữa - e k nhớ tên]... Biết bao nhiêu tên tuổi làm nên kì tích... Thiết nghĩ thế hệ bây h cũng phải làm nên 1 cái j đó để xứng với truyền thống chứ nhỉ Thật tình ra e cũng có cảm tình với biểu tình,biểu tình chứng tỏ dân chủ,để cho TG nó còn biết công dân VN đang làm chủ đất nước ko tin theo đc cái Báo Cáo bố láo nhân quyền của Hoa Kỳ kia Để cho thấy tiếng nói của nhân dân,để còn biết còn có rất nhiều ng` iêu nước :X (như e :"> ) ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
09-01-2008, 18:29 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
yêu nước không có nghĩa là cứ phải vác súng ra biên giới đánh nhau đâu ,bạn nghĩ lại đi,có nhiều cách lắm,đừng có nói cái giọng cùn như thế .Còn như chính phủ,cũng có người này người kia,có người ghét tàu ,có người vì cái lợi trước (yên ổn làm ăn) mà quên đi lợi ích lâu dài (đất ấy ) .Nhưng mà sau mấy vụ biểu tình chính phủ cũng đã thoáng hơn rồi đấy,bằng chứng là đã cho báo đài đưa tin về tranh chấp hs-ts ,chứ như hồi đầu thì cấm sạch,nhiều bài đăng lên mạng đã bị (bắt) gỡ xuống rồi.Dĩ nhiên chính phủ cũng đang tìm mọi cách để đàm phán với tàu,nghe đồn ngoài cục tình báo isarel ra thì CIA ngại nhất là tình báo Việt Nam ,chả biết thế nào được .Ức là ức cái vụ biểu tình thôi,nhiều người chỉ vì đi biểu tình mà bị công an thăm hỏi kĩ hơn cả vợ nằm viện :-ss,rồi bộ giáo dục cũng ra quyết định cấm biểu tình,tớ không học luật nên chả biết có chỗ nào trong luật nó cho trường đại họccấm sinh viên đủ 18 tuổi đi biểu tình với tụ tập không ,cứ bảo trái pháp luật nhưng mà có chỗ nào trong luật nó ghi rõ là cấm biểu tình với tụ tập thì đưa ra đây hộ cái
tờ này trường ta cũng có 1 bản đấy |
09-01-2008, 20:51 | |
Manager
Join Date: 15-03-2006
Posts: 6.096
KL$:
1.051
Awarded 111 time(s) Sent 1.166 thank(s) Received 942 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2008-2011) Location: Trăng sao bốn bể là nhà!
|
Mình đã đả động j đến đánh nhau đâu
Ý nói là hồi xưa làm nên bao kỳ tích ,thì thời bình cũng phải cố gắng tiếp bước truyền thống í Bộ phòng cũng đúng thôi tại vì hs,sv thường thì hay bị cho là nông nổi của tuổi trẻ nên cẩn tắc vô áy này mà Bây h có lẽ nên sống và học tập noi gương Bác Hồ vĩ đại thôi ------------------------------ Yêu nhầm thì không tiếc,chỉ tiếc không biết người yêu mình Từ Bi Hỉ Xả ... nhập môn Học Viện Phật giáo Việt Nam khóa 08-13 |
11-01-2008, 19:27 | |
Member
Join Date: 03-05-2007
Posts: 158
KL$:
981
Awarded 4 time(s) Sent 4 thank(s) Received 7 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A10 (2006-2009)
|
là vụ hàng tàu mang chất độc,kem đánh răng hay đệm gì đó ,báo ta chỉ vì lí do lấy báo nước ngoài rồi dịch lại mà nửa đêm bọn khựa nó cũng dựng đại sứ quán mình bên bắc kinh ra rồi bắt lỗi
|