icon3 Nhạc Lý
Old 03-07-2007, 16:23  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Từ bi giờ hàng tuần mình sẽ poz các lý thuyết căn bản về nhạc lý,mọi người tìm hiểu nhé,rất có ích đấy



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 16:24  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

KÝ HIỆU ÂM NHẠC :
(tài liệu này được VG tổng hợp từ một số sách và dựa trên nền Giáo trình của nghệ sĩ Lê Hùng Phong, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)

1. Tên các dấu nhạc</span> có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Ký hiệu nốt nhạc : Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên :

xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C

3 . Các giá trị của nốt nhạc :</span>



tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :

Ghi chú : đây là các nốt nhạc sắp xếp 1 cách tự nhiên .

4. Khoảng cách về cao độ tương đối</span> giữa các bậc không đồng đều nhau :

- Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

- Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một

Hình minh họa :




5. Dấu hoá </span>: là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

5.3 - Dấu bình : làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.

- Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc

- dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp

6. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh</span>, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :


6.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.




------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 16:38  

Senior Member
 
Join Date: 06-05-2007
Posts: 372
KL$ (TOP! 49): 2.619
Awarded 11 time(s)
Sent 49 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)

tiếp đi, mấy cái này em biết hết rồi , đây chỉ là cơ bản thôi hả, còn j ko



------------------------------
Y!M là dailamkonhoduocdau
Thik rap hơn là nghe rap
Thik nhảy hơn là xem nhảy
Vincent is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 16:40  

Manager
 
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8): 8.632
Awarded 34 time(s)
Sent 54 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008)
Location: My house

Cái các giá trị của nốt nhạc í Tớ thấy lấy nốt đen làm gốc tốt hơn nốt tròn ( tại hồi trước tớ được học như thế )
Nốt đen: 1 phách
Nốt trắng: 2 phách
Nốt tròn: 4 phách
Móc đơn: 1/2 phách
Móc kép: 1/4 phách
so on...

Dù sao thì ... cũng chẳng ảnh hưởng... T___T
Post típ đi tớ đọc
GemLeaf is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 16:51  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Mỗi tuần tớ sẽ chỉ up 1 bài thui,mọi người nên đọc kĩ càng các vấn đề,còn điều gì chưa thấu đáo cứ reply,bọn tớ sẽ cố hết sức giúp đỡ.
@Gem:Cách kể các nốt ở trên là tính theo trường độ từ cao xuống thấp,nó không có ý là lấy nốt tròn làm mốc.However,thx a lot.KGC mong muốn tiếp tục nhận sự đóng góp của mọi người



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 16:55  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Do yêu cầu của mọi người và cũng vì bài đầu tiên khá đơn giản nên tớ sẽ phá lệ poz bài thứ 2
Quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar và 1 số hợp âm cơ bản
(tài liệu này thuộc về Viet-guitar, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng
Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :

C-->D:1 cung
D-->E:1 cung
E-->F:1/2 cung
F-->G:1 cung
G-->A:1 cung
A-->B(H):1 cung
B-->C:1/2 cung


Ta có các quãng sau :

Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ) .

VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v....

Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .

VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v...

Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ).

VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v...

Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .

VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi ) VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v...

Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v...
Quãng 6 , quãng 7 v.v...


Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t , Q2T , Q3t , và Q3T , các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã đc nâng cao hơn .

1 điều quan trọng cần phải nhớ :khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...


to be continue ...

(nguồn www.viet-guitar.info)



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 17:03  

Phá sản!
 
Join Date: 03-07-2007
Posts: 9
KL$: 0
Class: A (1990-1993)

ban Boy9x giỏi quá , chắc bạn là chủ nhiệm CLB phải ko ? mình làm quen nhé .
phuong_anh is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 17:05  

Manager
 
Join Date: 09-07-2005
Posts: 2.090
KL$ (TOP! 50): 2.593
Awarded 68 time(s)
Sent 631 thank(s)
Received 673 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008)
Location: Chuồng heo

Đọc mấy cái này làm mình nhớ hồi học đàn Học thời gian ngắn nên chẳng nhớ gì nhiều, cũng ko được học kỹ càng như thế này

P/s: cái này có phải là từ ý kiến của tớ ko ấy



------------------------------
Ký là chỉ cần ký thôi đúng không Tớ cho thêm cái dấu

Ký cái CộpĐóng cái Xoẹt
Piglet ngu hâm đơ yêu
piglet is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 17:18  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

@phuong_anh:^_^Cũng không giỏi giang gì đâu bạn ơi,mình đâu tự viết những cái này,chỉ đi sưu tầm thụibạn để ý trên đầu mỗi bài poz ý^_^.Điều thứ 2 tớ cũng không phải chủ nhiệm,chỉ là phó thui,chủ nhiệm là bạn Chúc Ngân A12.
@Pig:Thực ra tớ cũng định cái này lâu rùi,nhưng quên,nhờ hum nay bạn nhắc mình mới nhớ ra,thx nhé



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 17:42  

Manager
 
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8): 8.632
Awarded 34 time(s)
Sent 54 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008)
Location: My house

Đóng góp này.. Nhưng cái này chỉ dành cho các bạn chơi organ thôi, bạn nào oánh guitar phải tự mò nốt ra. Ảnh hơi mờ.
Up thử = cái imageshack có vẻ chậm quá

GemLeaf is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 17:54  

Phá sản!
 
Join Date: 03-07-2007
Posts: 9
KL$: 0
Class: A (1990-1993)

Có ai hiểu ko nhỉ ? nhưng người ko biết nốt trên bàn phím keyboard thì mò bằng niềm tin
phuong_anh is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 18:02  

Manager
 
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8): 8.632
Awarded 34 time(s)
Sent 54 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008)
Location: My house

Thì từ đầu post đã bảo dành cho dân organ.
Đơn giản nhất í, cần tìm hợp âm nào thì post lên rồi Gem xử lý cho
Tất cả nó có quy luật của nó hết rồi, những cái đơn giản ai cũng biết, đây chỉ là những cái phức tạp khó nhớ tương đối ít dùng. Hoạ hoằn lắm mới gặp 1, 2 cái thôi.
GemLeaf is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 18:05  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Để tớ dịch cho.Chỉ là đoan thui vì tớ không chuyên môn piano.Bao giờ Gem vào check lại cho tớ nhé^_^.Ở các ô trên,mỗi ô là các nốt của đàn,có 11 phím trắng tương đương lần lượt:
C D E F G A B C D E F
7 phím đen tương đương:
C# D# F# G# A# C# D#(Cả 2 cái đều theo chiều từ trái sang phải)
Còn các dấu chấm trắng ở đây là các nốt tay trái cần bấm...
Vài điều cơ bản,không biết đúng sai,Gem vào chỉ giáo Gem ơi



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 19:10  

Senior Member
 
Join Date: 06-05-2007
Posts: 372
KL$ (TOP! 49): 2.619
Awarded 11 time(s)
Sent 49 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A8 (2006-2009)

bắt đầu rắc rối òy mù nhạc lí như mình khốn khổ thật



------------------------------
Y!M là dailamkonhoduocdau
Thik rap hơn là nghe rap
Thik nhảy hơn là xem nhảy
Vincent is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 19:22  

Senior Member
 
Join Date: 08-08-2005
Posts: 461
KL$: 1.274
Awarded 27 time(s)
Sent 30 thank(s)
Received 51 thank(s)
Class: A4 (2001-2004)
Location: Neverland

Về cấu tạo hợp âm thì nếu hiểu bản chất của nó thì ngồi 1 lúc là viết ra được hết ấy mà, tất cả đều giống nhau, nhạc cụ nào ko quan trọng.



------------------------------
My blog, welcome
http://360.yahoo.com/trieugiaphong
BlackDragon is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 20:12  

Phá sản!
 
Join Date: 03-07-2007
Posts: 9
KL$: 0
Class: A (1990-1993)

Bạn BD chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của mình đi . Mình vẫn chưa biết cấu tạo của hợp âm là gì ?
phuong_anh is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 21:17  

Senior Member
 
Join Date: 08-08-2005
Posts: 461
KL$: 1.274
Awarded 27 time(s)
Sent 30 thank(s)
Received 51 thank(s)
Class: A4 (2001-2004)
Location: Neverland

Cái này thì rất là dài, nếu muốn đầy đủ thì phải đợi anh tìm lại vở học hồi trước đã
Nhưng đại để là mỗi bản nhạc đều được viết trên 1 giọng (cách xác định giọng sẽ đề cập sau). Ở mỗi giọng sẽ có các hợp âm tương ứng. Mỗi hợp âm là tập hợp các nốt nhạc trên 1 Q3T và Q3t (cái này cũng đồng thời quyết định đó là hợp âm trưởng hay hợp âm thứ)
Mọi người cũng đừng nhầm lần khái niệm "hợp âm" và "gam", đây thực chất là 2 khái niệm khác nhau.
(Hix, viết lung tung quá, đúng là phải tìm lại vở ghi đã)



------------------------------
My blog, welcome
http://360.yahoo.com/trieugiaphong
BlackDragon is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 21:23  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Biz biz,chào mừng anh BD quay trở lại,đóng góp giúp đỡ bọn em anh nhé^_^



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 21:23  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

chà có 1 hôm ko vào mà xôm quá nhỉ, ku Phương mở topic này mà ko nói tao 1 câu
em nghĩ mọi người cứ ngâm cứu xong cái khái niệm mà ku Phương (boy9x) đã post, đặc biệt là về quãng
đã stick topic này
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 21:38  

Senior Member
 
Join Date: 08-08-2005
Posts: 461
KL$: 1.274
Awarded 27 time(s)
Sent 30 thank(s)
Received 51 thank(s)
Class: A4 (2001-2004)
Location: Neverland

Xem lại thấy topic này trên Vietguitar đã nói khá đầy đủ về hợp âm, mọi người có thể tham khảo

http://viet-guitar.info/forum/index.php?showtopic=9214



------------------------------
My blog, welcome
http://360.yahoo.com/trieugiaphong
BlackDragon is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 22:06  

Manager
 
Join Date: 14-09-2005
Posts: 570
KL$ (TOP! 8): 8.632
Awarded 34 time(s)
Sent 54 thank(s)
Received 33 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A6 (2005-2008)
Location: My house

Anh BlackDragon nói đúng rồi
Công thức thì thế này, Gem cũng chỉ nhớ mấy cái đơn gian thôi
Hợp âm trưởng: 1 quãng 3 trưởng (3T) 1 quãng 3 thứ (3t)
Ví dụ:
Đô trưởng: Bắt đầu = nốt Đô, lên 1 quãng 3 trưởng ~~> Mi, 1 quãng 3 thứ ~~> Sol. Vậy Đô trưởng là Đô Mi Sol (cái này thì ai cũng biết ^^ nhưng bản chất thì nhiều người không biết nhé ^^)
Rê trưởng: Bắt đầu = nốt Rê, lên 1 quãng 3T ~~> Fa#, lên 1 quãng 3t ~~> La. Vậy Rê trưởng là Rê Fa# La.
so on...

Hợp âm thứ: 1 quãng 3 t, 1 quãng 3T
Ví dụ:
Đô thứ: Bắt đầu từ nốt Đô, lên 1 quãng 3t ~~> Rê# (hoặc Mi giáng), lên 1 quãng 3T ~~> Sol. Vậy Đô thứ là Đô Rê# Sol
so on...

Hợp âm thăng: Tất cả các nốt tăng nửa cung
Ví dụ:
Đô trưởng là Đô Mi Sol thì C# sẽ là Đô# Fa Sol#
Đô thứ là Đô Rê# Sol thì Đô thăng thứ (C#m) sẽ là Đô# Mi Sol#

Hợp âm giáng: Tất cả các nốt giảm nửa cung
Ví dụ:
Giống hệt như trên, mỗi tội là giảm chứ không phải tăng.

Đây, mấy cái này là cơ bản nhất rồi, thuộc hết mấy cái này rồi hẵng nói típ

Type xong mới xem cái link phía trên Tốn mất 5 phút của tôi huhu

Edit: Cái bài kia rắc rối bỏ xừ, Gem dạy dễ hỉu hơn (AQ 1 tí )
GemLeaf is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 03-07-2007, 23:22  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Hợp âm thì cấu tạo từ 2 quãng 3 (có thể là quãng 3 trưởng hoặc quãng 3 thứ)
Hợp âm tăng :2 quãng 2 trưởng (2T)
Hợp âm giảm : 1 quãng 2 thứ (2t)
Các hợp âm 7, 9 ,11... là thì có thêm nốt ở quãng đó
VD: C7 có thêm nốt B (quãng 7 so với nốt C)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 08-07-2007, 11:11  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Như tớ đẫ hưa,mỗi tuần là 1 bài lý thuyết nhạc mới,ở trên kia có sự đóng góp rất nhiều về hợp âm của anh BD,bạn Gem,chú Hà,và tớ xin tổng kết lại ở đây:
Hợp âm , cấu tạo hợp âm
(tài liệu này thuộc về Viet-guitar, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)

Trong bài 03 chúng ta đã biết về cách thức xác định gam của 1 bài nhạc . Và điều tiếp theo là ta phải lập đc bộ hợp âm trong gam đó để có thể biết đc có những hợp âm gì sẽ phải dùng đến trong gam đó , tất nhiên các hợp âm để ở dạng cơ bản và chưa nâng cao . Ta cần hiểu rõ bản chất của hợp âm :

- Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Hợp âm lại có 2 dạng , hợp âm trưởng và hợp âm thứ :

+ Hợp âm trưởng :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t .
+ Hợp âm thứ :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T.

VD : Hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt :
Nốt 1 : nốt gốc C
Nốt 3 : nốt quãng 3 trưởng của C là E
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

=> vậy hợp âm Đô trưởng C gồm có 3 nốt C , E và G

Hợp âm Đô thứ Cm :
Nốt 1 : nốt gốc C
Nốt 3 : nốt quãng 3 thứ của C là Eb
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

= > vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C , Eb và G

--------------------------------------------------------------------------
Bộ hợp âm của gam

sau khi đã hiểu rõ hơn về hợp âm , ta sẽ đi tìm các hợp âm trong 1 gam .

Trong bài 03 ta đã biết công thức lập các gam trưởng và thứ , từ đó ta sẽ biết đc trong gam đó có bao nhiêu dấu hóa và tại vị trí nốt nào . Trong 1 gam ta sẽ có các hợp âm tương ứng , 1 gam có 7 nốt nhạc , như vậy ta sẽ có 7 hợp âm tương ứng thuộc gam đó . Nguyên tắc tạo nên hợp âm giống như bản chất của nó ở bài trên , ta sẽ dựa vào các nốt nhạc với dấu thăng giáng của từng gam và bản chất của hợp âm để tìm ra các hợp âm trong gam đó , mình sẽ dùng ví dụ để các bạn có thể hiểu đc nhanh nhất :

Giả sử ta đã xác định đc bài nhạc đc chơi ở giọng Đô trưởng ( hay gam Đô trưởng )
Gam Đô trưởng gồm 7 nốt : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu thăng , giáng gì
Các hợp âm trong gam C sẽ là :

C ( nốt 1 là C , nốt 3 là E , nốt 5 là G )

Dm vì nốt 1 là D , nốt 3 là F cách D 1 quãng 3 thứ chứ ko phải quãng 3 trưởng , nốt 5 là A .

Em : nốt 1 là E , nốt 3 là G cách E 1 Q3t , nốt 5 là B

F : nốt 1 F , nốt 3 là A cách F 1 Q3T chứ ko phải Q3t , nốt 5 là C

G : nốt 1 G , nốt 3 là B cách G 1 Q3T , nốt 5 là D

Am : nốt 1 A , nốt 3 C cách A 1 Q3t , nốt 5 là E

riêng hợp âm B thì sẽ là Bdim vì nốt 3 D cách nốt gốc 1 Q3t và nốt 5 F cũng cách nốt 3 1 Q3t ( ta sẽ bỏ qua hợp âm này vì đó là hợp âm nâng cao rồi )

Vậy khi chơi 1 bài nhạc giọng C thì ta cần có 6 hợp âm để sử dụng trong bài là C, Dm , Em , F , G , Am .

Tương tự như vậy các bạn hãy thử tự mình làm bộ hợp âm ở các giọng khác , D , E , F v.v...

Các bộ hợp âm của gam thứ sẽ trùng với các hợp âm trưởng cùng dấu hóa .

<Sưu tầm từ Viet-guitar.ìno>



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 06:51  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

03 . Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát
(tài liệu này thuộc về Viet-guitar, bạn nào trích dẫn sang nơi khác vui lòng ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn nhiều!)


Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :
- Xác định Gam của bài nhạc
- Lập bộ hợp âm cho gam đó
- Đặt hợp âm vào giai điệu

Trong bài 3 này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .

Trước hết , Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng và gam thứ


Ta sẽ tìm hiểu về gam trưởng trước :

Trước hết ta quy ước như sau : Q2T ký hiệu a , Q2t ký hiệu b
Công thức lập gam trưởng sẽ là a a b a a a b



Giải thích :
7 nốt nhạc của gam đc tựng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại .
VD : Gam Đô trưởng ( C )
với nốt gốc là C , dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là :
D ( cách C 1 a ) ,
E ( cách D 1 a ) ,
F ( cách E 1 b ) ,
G ( cách F 1 a ) ,
A ( cách G 1 a ) ,
B ( cách A 1 a )
và C (cách B 1 b ) .

Vậy gam C gồm 7 nốt là : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu hóa nào .

VD2 : gam Rê trưởng ( D )
Với nốt gốc là D , dựa vào công thức a a b a a a b ta có các nốt còn lại là :

E ( cách D 1 a ) ,
F# ( cách E 1 a ) ,
G ( cách F# 1 b ) ,
A (cách G 1 a ) ,
B (cách A 1 a ) ,
C# ( cách B 1 a )
và D (cách C# 1 b ) .

Vậy 7 nốt của gam D gồm có : D , E , F# , G , A , B , C#
Gam D có 2 dấu # ở F và C

Từ những điều trên các bạn hãy tự mình tìm ra các nốt trong các gam trưởng còn lại .

Gam Thứ :Công thức lập gam thứ sẽ là a b a a b a a

Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có 2 ví dụ sau :
VD 1 : gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là :
B ( cách A 1 a )
C ( cách B 1 b )
D ( cách C 1 a )
E ( cách D 1 a )
F ( cách E 1 b )
G ( cách F 1 a)
và A ( cách G 1 a )

Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào .

VD 2 : gam Bm cũng dựa vào công thức trên ta có các nốt tiếp theo là :
C# ( cách B 1 a )
D ( cách C# 1 b )
E ( cách D 1 a )
F# (cách E 1 a )
G ( cách F# 1 b )
A ( cách G 1 a )
và B ( cách A 1 a )

Vậy các nốt trong gam Bm sẽ là : B C# D E F# G A
Vậy gam Bm có 2 dấu # tại C và F .

Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại

Sau khi làm xong các gam trưởng và thứ còn lại ta sẽ thấy 1 điều : sẽ tồn tại từng cặp các gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa . Ta gọi các cặp đó là cặp gam trưởng thứ song song .
Như VD ở trên ta thấy gam D trương và gam Si Thứ có cùng dấu hóa là F# và C# => 1 bài nhạc có 2 dấu thăng sẽ thuộc gam D hoặc Bm .

Từ các điều trên ta có thể dễ dàng biết đc 1 gam bất kỳ có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) và tại vị trí nốt nào . Điều này tạo tiền đề rất tốt để các bạn sau này có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của 1 bài hát khi đã có bản nhạc trong tay .



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 11:26  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

mấy cái trên kể ra hơi khô khan nhưng khá hữu ích đấy


Tham khảo thêm cái nè nhé: thiết nghĩ sẽ giúp tác bạn hiểu về các kí hiệu trong âm nhạc có lẽ sẽ giúp ích với những người mới tập chơi đàn khi đọc bản nhạc
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc.

2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.

3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ.

4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này :

4.1. Cao thấp (cao độ)

4.2. Ngắn dài (trường độ)

4.3. Mạnh nhẹ (cường độ)

4.4. Đục trong, sáng tối ... (âm sắc).

Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal ...

5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực.

(nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 11:41  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Phần mình post này có lẽ sẽ có những đoạn trùng với bài boy9x đã post nhưng vì trích nên mình xin phép post đầy đủ. Mọi người chú ý đọc và chỉ cần nắm rõ những khái niệm là đủ.


Nhạc Lý Căn Bản

Nhóm Quê Hương



CHƯƠNG I

KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). [1]

3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...




Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô).

4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

· Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

· Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

Ta có sơ đồ :



Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).

Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này). [2]





5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.

5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên,

không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.

Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.

6. Nhờ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá" : Đồ - Đô# (Rêb) - Rê - Rê# (Mib) - Mi - Fa - Fa# (Xonb) - Xon - Xon# (Lab) - La - La# (Xib) - Xi - Đô (các dấu hoá này được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc).

- Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.





- Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc cùng tên.



- Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.



- Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa - Fa x, Xon - Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kề nhau : Đô# - Mib, Xon# - Xib. Trên thực tế đây là quãng ba giảm.

TD 5

a) 2 bậc cùng tên b) 2 bậc khác tên không kề nhau (= quãng 3 giảm)





(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 11:42  
Nui Female

Member
 
Join Date: 13-06-2004
Posts: 53
KL$: 5
School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2005-2008)
Location: Nhà của chuột

Mấy cái quãng 1 cung, 1/2 cung này ngày xưa học lí thuyết chả hiểu j cả ^^ đến khi đụng đến phím đàn thì thấy dễ ợt á



------------------------------
Nui..

Tí yêu...
Nui is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 11:43  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

7.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :



7.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.

Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau :

a) Khoá Xon dòng 2 :

- Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe ...



- Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8



b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone ...



c) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola.



8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gọi đó là âm La 3, vì nó nằm trong bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người.



Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La - Xi - Đồ - Rê ... Đô1) hoặc cao hơn 2 bát độ (Đô5 - Rê - Mi ... Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu chuyển độ :

- Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rời song song với khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) ..... loco, loco báo hiệu trở lại bình thương (TD 6a).

- Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông nhạc với các vạch ngang rời cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ Ottava bassa (8va bassa) ..... loco (TD 6b)).

TD 6 : Dấu chuyển độ

a) chuyển độ lên Ottava ..... loco b) chuyển độ xuống Ottava bassa ..... loco







TIỂU ĐỀ ÔN TẬP

Chương mở đầu : Khái niệm tổng quát

Chương I : Ký hiệu âm nhạc liên quan đến cao độ



1. Cho biết khái niệm về âm nhạc.

2. Nghệ thuật là gì ? Phương tiện truyền đạt của âm nhạc là gì ?

3. Các đặc tính của âm nhạc ?

4. Tiếng động khác với âm thanh ở chỗ nào ? Có được dùng trong âm nhạc nhiều không ?

5. Người ta dùng phương tiện nào để gọi tên các dấu nhạc có âm thanh cao thấp khác nhau ?

6. Thông thường khoảng cách về cao độ tương đối giữa hai dấu nhạc kề nhau có giống nhau không ? Có mấy loại khoảng cách ?

7. Dấu hoá là gì ? Có mấy loại ? Dấu hoá cấu thành và dấu hoá bất thường khác nhau thế nào ?

8. Cis, Cisis, Ces, Es, As, Ceses nghĩa là gì ?

9. Phân biệt các bậc cơ bản và bậc chuyển hoá ?

10. Nửa cung dị chuyển và đồng chuyển là gì ?

11. Nguyên cung dị chuyển và nguyên cung đồng chuyển là gì ?

12. Khuông nhạc là gì ? Công dụng của khuông nhạc và khoá nhạc ?

13. Có mấy loại khoá nhạc thường dùng hiện nay ?

14. Tại sao gọi âm La mẫu là La 3 ?

15. Chuyển độ là gì ? Ký hiệu ra sao ?


[1] Người ta dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các dấu nhạc từ rất lâu, trước khi tu sĩ Guido d'Arrezzo (990-1050) một giáo sự âm nhạc, vào khoảng năm 1025, đã đặt ra các chữ đô-rê-mi-fa-xon-la-xi dựa trên một bản nhạc Bình ca trong bài Thánh thi kính thánh Gio-an Tẩy Giả sau đây :



Chữ UT=C, RE = D, MI = E, FA = F, SOL = G, LA = A

Còn SI = B/H là do âm đầu của 2 chữ Sancte Joannes ghép lại.

Chữ UT khó nghe, khó đọc, nên sau được thay bằng chữ DO (có lẽ do chữ DOMINUS, nghĩa là ông chủ, Đức Chúa ...), do ông Bononcini dùng lần đầu tiên trong cuốn Musico Prattico (1673).

[2] Bát độ gồm 310,01 savart, nửa cung có 25,086 savart, nguyên cung : 50,172 savart. Bát độ còn được chia thành 12 prony, nửa cung có 1 prony. Ông Holder chia bát độ thành 53 comma, nguyên cung 9 comma, nửa cung dị chuyển (diatonic) của ông chỉ có 4 comma, nửa cung đồng chuyển (chromatic) có 5 comma : Hiện nay người ta không theo lối chia của ông nữa.

(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 11:50  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Nhạc Lý Căn Bản

Nhóm Quê Hương

CHƯƠNG II

KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG ĐỘ


A. trưỜng đỘ tương đỐi :

1. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau.

- Dấu tròn ( w )lâu bằng 2 dấu trắng ( h )

- Dấu trắng ( h ) lâu bằng 2 dấu đen( q )

- Dấu đen ( q ) lâu bằng 2 dấu móc đơn ( e )

- Dấu móc đơn ( e ) lâu bằng 2 dấu móc đôi ( x )

- Dấu móc đôi ( x ) lâu bằng 2 dấu móc ba ( r )

- Dấu móc ba ( r ) lâu bằng 2 dấu móc tư (  )

Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.

2. Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự.



3. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.

Thí dụ :

q . = q + e

h . . = h + q + e

4. Dấu nối : là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau. Có 2 loại :

4.1. Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trường độ của cả hai dấu nhạc.

h h = w

4.2. Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.













5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.














6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.

Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.












7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).

8. Phách : là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.

8.1. Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.

Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể chia thành hai dấu móc đơn :

q = e e

Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.

8.2. Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.

Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn :

q . = e e e

Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.

9. Các nhóm dấu bất thường :

9.1. Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.























9.2. Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng.











9.3. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.



Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ thì chỉ được chia 2 thôi.


9.4. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.


(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 12:03  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

10. Các ký hiệu dùng để lặp lại :

10.1. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.




















10.2. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại :















10.3. Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)














10.4. Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :








10.5. Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)

10.6. Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)











Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.








Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ volta 1, nhảy qua volta 2.

Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).








Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A ... được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)
















B. trưỜng đỘ TUYỆT ÐỐI:

Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).

1. Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đoä. [3]

1.1 CHỮ VIẾT Ý NGHĨA SỐ NHỊP ĐỘ

Nhịp độ chậm Largo Chậm rãi 40-60

Larghetto Bớt chậm rãi 60-66

Lento Chậm

Adagio Chậm 66-76

Grave Trịnh trọng

Nhịp độ vừa Andante Khoan thai 76

Andatino Bớt khoan thai 108

Moderato Vừa 108-120

Allegro Moderato Nhanh vừa 120

Allegretto Chưa nhanh lắm

Nhịp độ nhanh Allegro Nhanh 120-168

Vivace Khá nhanh

Presto Hối hả, rất nhanh 168

Prestissimo Cực nhanh 208


1.2. Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :

Molto : Rất

Assai : Rất

Non troppo : Không quá

Non Tanto : Không đến thế

Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)

Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)

Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)

Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)

Quasi : Gần như.

2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :

2.1. Tăng nhịp độ :

Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên

Animando : Linh động, hào hứng

Stretto : Dồn dập, gấp rút

2.2. Giảm nhịp độ :

Ritardando (Ritard.) : Chậm lại

Rallentando (Rall.) : Chậm dần

Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.

Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại

Poco lento : Hơi chậm.

2.3. Nhịp độ tư do :

Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý

A piacere : Tuỳ thích

Senza tempo : Không cần giữ nhịp

Rubato : Lơi nhịp

2.4. Vào nhịp độ bắt buộc :

Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)

A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu

(AT), (1 Tempo)

L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.

Thí dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 = q . trong 6/8






TIỂU ĐỀ ÔN TẬP



1. Cách ghi trường độ tương đối giữa các dấu nhạc và dấu lặng tương ứng.

2. Dấu chấm đi sau một dấu nhạc là gì ? Dấu lưu là gì ?

3. Ô nhịp và số nhịp là gì ?

4. Phách là gì ? Có mấy loại phách ? Có mấy loại nhịp ?

5. Liên ba, liên năm là gì ? Liên hai, liên tư là gì ?

6. Làm thế nào để ghi tắt khi muốn lặp lại một âm hình giai điệu ? một âm thanh hoặc một hợp âm ?

7. Cách ghi tắt để lặp lại nhiều lần hai âm thanh hay hợp âm ?

8. Cách ghi tắt để lặp lại 1 ô nhịp, 2 ô nhịp, 1 đoạn nhạc.

9. Khi lặp lại đoạn dài, mà cuối mỗi đoạn có khác nhau thì làm sao ? Cuối một đoạn, muốn lặp lại từ đầu thì dùng ký hiệu gì ?

10. Nhịp độ là gì ? Có mấy mức chung ? Kể 3 chữ thường gặp trong mỗi mức ?

11. Cho biết các ký hiệu về nhịp độ đều đặn ?

12. Các ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi bằng cách tăng nhanh hơn hoặc chậm dần lại ?

13. Ký hiệu ghi nhịp độ tự do ? Trở vào nhịp độ bắt buộc ?

14. Máy nhịp và số nhịp độ là gì ?

---------------

[3] Số nhịp độ được tính bằng một máy nhịp (Métronome). Người ta dùng phổ biến máy nhịp của ông J.N. Malzel (1772-1838) sáng chế ra năm 1814. Máy nhịp ví như chiếc đồng đồ gõ phách nhanh hay chậm theo ý muốn người sử dụng : điều chỉnh miếng kim loại di động trên cần gạt đến số nào thì máy sẽ gõ cho ta bấy nhiêu lần trong một phút. Ký hiệu MM q = 100 có nghĩa là trong 1 phút diễn tấu 100 dấu q theo máy của ông Menxen (máy gõ 100 tiếng trong 1 phút). Beethoven là nhạc sĩ đầu tiên ghi số nhịp độ trên các tác phẩm của ông. [back]

(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 12:06  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Nhạc Lý Căn Bản

Nhóm Quê Hương


--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG III

CÁC KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CƯỜNG ĐỘ


1. Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là :

Pianissimo (pp) : Rất nhẹ

Piano (p) : Nhẹ

Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa

Forte (f) : Mạnh

Fortissimo (ff) : Rất mạnh

Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh

2. Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường :

Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên

Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại

Diminuendo (dim.) : Bớt lại

Morendo (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)

Smorzando (Smor.) : Tắt dần

Subito forte (Sf.) : Mạnh đột ngột

Sforzando (Sfz.) : Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)

Marcato (>) : Mạnh mà rời


Staccato (dấu chấm trên dấu nhạc) : Nhẹ mà rời



Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc) : Cẩn trọng, nâng niu (pfp)



Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ

Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng

Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng).

3.Phân loại cường độ:

Có 2 cách phân định cường độ

3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ", mà không cần để ý đến giai điệu cũng như ý nghĩa của nó.

Cụ thể -trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ

-trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ;

-trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Loại cường độ nầy thường dùng cho nhạc vũ đạo, quân hành, sinh hoạt, có tính cách bình dân đaị chúng, hoặc dùng cho người mới học nhạc để tập luyện giữ đúng nhịp. Nó có tính cách máy móc vì không để ý đến ý nghĩa của bài nhạc.

3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc

4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ, thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi. Chúng ta không nên dùng cách diễn tấu máy móc của các loại nhạc vũ,nhạc quân hành, nhạc sinh hoạt để diễn tấu các loại nhạc khác, đòi hỏi mức thưởng ngoạn cao hơn.


TIỂU ĐỀ ÔN TẬP

1. Các ký hiệu thông thường để ghi cường độ ?

2. Các ký hiệu thay đổi cường độ, tăng dần hoặc nhẹ dần ?

3. Phần biệt sforzando, sostenuto, marcato, staccato ?

4. Cường độ cố định là gì? Nên dùng cho loại nhạc nào?

5. Cường độ diễn cảm là gì? Những loại nhạc nào cần đến cường độ diễn cảm?

6. Loại cường độ nào là yếu tố chủ chốt làm cho việc trình tấu có hồn? Tại sao?


(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)



hôm nay chỉ dám post đến thế này thôi ko sợ mọi người quá tải , còn 2 chương nữa mình sẽ post sau
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 13:11  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Giồi ôi Hà ôi,mày từ từ thôi,một lúc nhiều thứ thế này,làm sao mà đọc ngay được,lại gây tâm lý lười cho độc giả:-ss.Thôi lỡ roài thì thôi,từ giờ mỗi tuần nghĩ mày chỉ nên poz 1,2 bài thui.



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 09-07-2007, 18:50  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

ấy cái này đọc để rồi áp dụng đọc bản nhạc luôn nên phải post đầu đủ chứ từ giờ đến tuần sau mọi người nghiên cứu từ từ
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 25-07-2007, 22:29  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

hôm nay em lại xin tiếp tục phần lý thuyết căn bản, có thể trùng với ku Phương nhiều nhưng vẫn post 1 thể :mọi người nghiên cứu từ từ có gì thắc mắc thì post bài lên hỏi nhá





Nhạc Lý Căn Bản

Nhóm Quê Hương


--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IV

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ


A. quãng nhạc

1. Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu.

Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3.

2. Tính chất các quãng : Ngoài tên gọi bằng số, các quãng nhạc còn có tính chất đúng, trưởng, thứ, tăng, bội, giảm tuỳ theo số nửa cung được thêm hay bớt trong cùng một quãng nhạc.

2.1. Quãng 2 gồm 1 nguyên cung được gọi là q.2 Trưởng (đô-rê, rê-mi ...).

Quãng 3 gồm 2 nguyên cung được gọi là q.3 Trưởng (đô-mi, fa-la, xon-xi, rê-fa# ...).

Quãng 4 gồm 2 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.4 đúng (đô-la, rê-xon ...).

Quãng 5 gồm 3 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.5 đúng (đô-xon, rê-la, mi-xi ...).

Quãng 6 gồm 4 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.6 Trưởng (đồ-lá, fa-rế ...).

Quãng 7 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.7 Trưởng (đô-xí, fa-mí ...).

Quãng 8 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.8 đúng (đồ-đố, rề-rế ...).

Lưu ý : trong thang âm Đô Trưởng, nếu tính từ Đô trở lên, ta sẽ có các quãng Trưởng hoặc đúng mà thôi.

Đồ-rê : q.2T ; Đồ-mi : q.3T ; Đồ-fa : q.4đ ; Đồ-xon : q.5đ ;

Đồ-lá : q.6T ; Đồ-xí : q.7T ; Đồ-đố : q.8đ.

2.2. Thứ tự tính chất các quãng tính từ nhỏ đến lớn như sau :

Bội giảm - giảm - thứ - trưởng - tăng - bội tăng

Riêng các quãng đúng không gọi là thứ, trưởng, mà chỉ có giảm, bội giảm hoặc tăng, bội tăng mà thôi. Như vậy ta có :

q.2 giảm (đồng âm), 2t, 2T, 2 tăng ...

q.3 giảm, 3t, 3T, 3 tăng ...

q.4 giảm, 4đ, 4 tăng ...

q.5 giảm, 5đ, 5 tăng ...

q.6 giảm, 6t, 6T, 6 tăng ...

q.7 giảm, 7t, 7T, 7 tăng ...

q.8 giảm, 8đ, 8 tăng.

2.3. Trong thang âm Đô trưởng với 7 dấu cơ bản, ta có thể tạo thành 7 quãng 2, 7 quãng 3, 7 quãng 4, 7 quãng 5, 7 quãng 6, 7 quãng 7, 7 quãng 8. Nhưng tính chất của chúng khác nhau :

- Q.2 : Có 5q2T (Đồ-rê, rê-mi, fa-xon, xon-la, la-xi) và 2q2t (mi-fa, xi-đô)

- Q.3 : Có 3q3T (Đô-mi, fa-la, xon-xi), và 4q3t (rê-là, mi-xon, la-đô, xi-rê)

- Q.4 : Có 6q4đ (Đô-fa, rê-xon, mi-fa, xon-đô, la-rê, xi-mi) và 1q4 tăng (fa-xí)

- Q.5 : Có 6q5đ (Đô-xon, rê-la, mi-xi, fa-đô, xon-rê, la-mí) và 1q5 giảm (xi-fá)

- Q.6 : Có 4q6T (fà-rế, xòn-mí, đồ-lá, rề-xí) và 3q6t (mì-đố, la-fá, xì-xón)

- Q.7 : Có 2q7T (fà-mi, đồ,mí) và 5q7t (rề-đô, mì-rế, xòn-fá, là-xón, xì-lá)

- Q.8 : Có 7q8đ (đồ-đố, rề-rế, mi-mí, fa-fá, xon-xón, la-lá, xi-xí, đô-đố).


3. Phân loại :

3.1. Quãng giai điệu : Hai âm thanh vang lên kế nhau, còn quãng hoà điệu là hai âm thanh vang lên cùng một lúc.

3.2. Quãng đơn : là quãng 8 trở xuống, còn quãng kép là quãng ngoài quãng 8 (số lớn hơn quãng 8). Tính chất của quãng kép cũng giống như tính chất của quãng đơn tương ứng. Muốn biết quãng đơn tương ứng, ta lấy quãng kép trừ đi 7. Thí dụ quãng 9 - 7 = quãng 2.

TD 20









3.3. Quãng lên : Khi dấu đầu thấp hơn dấu cuối.

Quãng xuống : Khi đấu đầu cao hơn dấu cuối.

3.4. Quãng thường : Là một quãng có sẵn, nếu ta lấy dấu thấp nâng lên một quãng 8 hoặc lấy dấu cao hạ xuống một quãng 8, ta sẽ có quãng đảo của nó.

Đồ3 và mi3 là quãng thường, nếu đảo đồ3 lên đô4 ta có quãng đảo đố4-mi3 hoặc nếu đảo mi3 xuống 1 quãng 8, ta sẽ có quãng đảo đồ3-mi2.

TD 21











Nguyên tắc 1 : Tổng số quãng thường với quãng đảo tương ứng với nó là 9. Vậy muốn biết quãng đảo ta lấy 9 trừ đi số quãng thường.

Thí dụ : Ta có quãng 2 ——- quãng đảo là (9 - 2) = 7

Ta có quãng 3 ——- quãng đảo là (9 - 3) = 6

Ta có quãng 4 ——- quãng đảo là (9 - 4) = 5



Nguyên tắc 2 : Tính chất của quãng đảo và quãng thường như sau :

Đảo

Đ Đúng

T t

tg giảm



TD 22









3.5. Quãng thuận là quãng hoà điệu cho ta cảm giác êm tai, còn quãng nghịch là quãng hoà điệu cho ta cảm giác chói tai. Quãng thuận hoàn toàn gồm quãng 1 (đồng âm), quãng 8đ, quãng 5đ, quãng thuận vừa phải gồm q 3T, 3t, 6T, 6t. Quãng hỗn hợp (nửa thuận nửa nghịch) gồm quãng 4đ, còn tất cả các quãng hoà điệu khác đều là quãng nghịch.

3.6. Các quãng cơ bản (hay diatonic) : là những quãng tạo thành bởi các âm cơ bản (không chuyển hoá) của cùng một thang âm. Trong thang âm Đô Trưởng, ta có 14 loại quãng cơ bản sau :

1. Q.1 đúng (đồng âm) = 0 cung

2. Q.2 thứ = 1/2 cung

3. Q.2T = 1 cung

4. Q.3 thứ = 1 cung 1/2

5. Q.3T = 2 cung

6. Q.4đ = 2 cung 1/2

7. Q.4 tăng = 3 cung

8. Q.5 giảm = 3 cung

9. Q.5 đúng = 3 cung 1/2

10. Q.6t = 4 cung

11. Q.6T = 4 cung 1/2

12. Q.7t = 5 cung

13. Q.7T = 5 cung 1/2

14. Q.8đ = 6 cung

Còn tất cả các loại quãng tăng hoặc giảm khác đều gọi là quãng Chromatic.

3.7. Quãng trùng âm là 2 quãng phát ra những âm thanh giống nhau, nhưng tên gọi các dấu làm thành quãng khác nhau :

Thí dụ : Quãng 2 tăng và quãng 3 thứ là 2 quãng trùng âm (cùng có 1 cung 1/2)

Quãng 7 giảm và quãng 6 Trưởng là 2 quãng trùng âm (cùng có 4 cung 1/2)

hoặc : Quãng fa# - xon# (2T) trùng âm với xonb-lab (2T)

Quãng fa# - xi (4đ) trùng âm với xonb - đôb (4đ).

TD 23













B. thang âm và hệ thống âm thanh

1. Thang âm là chuỗi các âm thanh liên tiếp nhau trong vòng một quãng 8. Có nhiều loại thang âm khác nhau tuỳ theo số lượng các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm có 5 bậc cơ bản, thang thất âm có 7 bậc cơ bản) và tuỳ theo khoảng cách độ cao giữa các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm thông thường và ngũ âm ngoại thường, thang thất âm trong bình ca và thất âm trong nhạc cổ điển).

TD 24















2. Thang ngũ âm thông thường : là thang âm gồm năm dấu nhạc phát sinh do chu kỳ quãng 5 liên tiếp. Dấu đầu của chu kỳ quãng 5 đó là tên gọi của thang âm.

Thí dụ : thang ngũ âm Đô : Đô-xon-rê-la-mi.

TD 25







Thu gọn các dấu lại trong một bát độ, ta sẽ có đô-rê-mi-xon-la.

2.1. Trong thang ngũ âm Đô này, ta thấy có 3 dấu nhạc đi gần nhau hơn cả, đó là đô-rê-mi cách nhau từng cung một, tiếng chuyên môn gọi là pycnon (nhóm 3 dấu liền nhau). Người ta căn cứ trên pycnon mà đặt tên cho vị trí. Dấu đầu của pycnon là Đô thì ta gọi là thang âm ở vị trí Đô (dấu đô là dấu phát sinh ra thang âm thì đồng thời cũng là tên của vị trí thang âm).

2.2. Thang ngũ âm thông thường có thể viết ra 5 dạng khác nhau :

- Dạng 1 : Đô-rê-mi - xon-la (đô)

- Dạng 2 : Xon-la - đô-rê-mi (xon)

- Dạng 3 : Rê-mi - xon-la - đô (rê)

- Dạng 4 : La - đô-rê-mi - xon (la)

- Dạng 5 : Mi - xon-la - đô-rê (mi).

Như vậy “Dạng” chỉ là một cách liệt kê thang âm bắt đầu bằng bất cứ dấu nào.

TD 25a (5 dạng)







Khi trong mỗi dạng đã có một sự sắp xếp, tổ chức cung bậc (có bậc chính, bậc phụ) ta gọi đó là một hệ thống.

TD 25b (3 hệ thống)



2.3. Trong dân ca Việt Nam, người ta thường xuyên dùng 3 hệ thống, mà nhạc sĩ Hải Linh tạm đặt tên bằng số là hệ thống 1, 2, 3 (tương ứng với Vui, Thương, Mừng, theo tên gọi các mùa Phụng Vụ trong đạo Công Giáo).

- Hệ thống 1 : Đô-rê-mi-xon-la (đô), (trong đó đô-xon là dấu trụ chính, mi là dấu trụ phụ, rê-la là dấu phụ).

TD 26a















TD 26b



- Hệ thống 2 : La - đoâ - rê - mi - xon - (La), (trong đó la - mi là trụ chính, đô là trụ phụ, rê - xon là dấu phụ).

TD 27



- Hệ thống 3 : Reâ-mi-xon-la-đô (Rê), (trong đó rê-la là trụ chính, xon là trụ phụ, mi-đồ là dấu phụ).

TD 28











· Bài này dùng kỹ thuật 'phong phú hóa' lời thơ bằng những tiếng đệm có nghĩa và không có nghĩa : 'ơi a' ; 'ơ' ; 'tình tình'...

a) Các dấu trụ đứng cách nhau quãng 5 đúng hoặc 4 đúng, làm thành bộ sườn vững chắc cho hệ thống. Ngoài ra có dấu trụ phụ nằm giữa quãng 5 (xem thí dụ 25b).

b) Mỗi hệ thống có cơ cấu cung bậc khác nhau, nên cũng cho chúng ta một cảm giác âm thanh khác nhau :

n Hệ thống 1 : thường vui tươi, sáng sủa (như trong mùa vui (GS) của Công Giáo) (có tính cách tương tự thể trưởng của thất âm).

n Hệ thống 2 : thường buồn, tối (như trong mùa thương của Công Giáo) (có tính cách tương tự thể thứ tự nhiên của thất âm).

n Hệ thống 3 : thường oai hùng, khải hoàn (như trong mùa mừng của Công Giáo) (không có gì tương đương với nó ở trong thất âm cả, có tác giả gọi nó là Siêu trưởng (Super-majeur).

c) Trong dân ca, chỉ có một số ít bài hát ở trong một hệ thống thuần tuý. Đa số là những bài pha trộn 2 hoặc 3 hệ thống với nhau, gọi là loại bài chuyển hệ.



TD 29





2.4 Ngoài ra, đa số các bài dân ca không nằm mãi trong một vị trí mà thường thay đổi vị trí, gọi là bài chuyển vị. Thí dụ đang ở vị trí đô thì chuyển sang vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê) (xem bài Lý cây đa) hoặc chuyển lên vị trí xon (xon, la, xi, rê, mi), (xem bài 36 thứ chim ...). Từ vị trí ban đầu thường thấy chuyển đi 4 vị trí khác, chuyển lên 2 cỡ và xuống 2 cỡ.

Thí dụ : Vị trí khởi đầu : Vị trí Đô (Đô-rê-mi-xon-la)

- Chuyển xuống 1 cỡ : Vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê) (xem thí dụ 26a)

- Chuyển lên 1 cỡ : Vị trí Xon (xon-la-xi-rê-mi)

- Chuyển xuống 2 cỡ : Vị trí Xib (xib-đô-rê-fa-xon)

- Chuyển lên 2 cỡ : Vị trí Rê (rê-mi-fa#-la-xi)

(Xem chi tiết hơn trong giảng khoá về Dân ca, chương trình Ca trưởng III).

2.5. Ngoài việc chuyển hệ làm thay đổi màu sắc vui buồn, trong dân ca còn có hiện tượng chuyển hơi : Hơi bắc, hơi ví dặm, hơi nam ai, hơi nam xuân hơi oán, hơi quảng ... làm cho nét nhạc có nhiều sắc thái, diễn tả được nhiều trạng huống của lòng người.

TD 30 : Bài lý ngựa ô Bắc (chuyển từ hơi Bắc (I), sang hơi Xuân (II). Kèm theo chuyển vị xuống 1 cỡ : VTFa —> VTXib.

TD 30



3. Ngoài ngũ âm thông thường, dân ca Việt Nam còn sử dụng thang ngũ âm ngoại thường như thang âm Tây Nguyên và thang âm oán.

3.1. Thang âm Tây Nguyên ở vị trí đô : Đô – mi – fa – xon – xi – (đô) (xem bài Chiêng trống cồng và Anh ở buôn làng). (2c) (1/2c) (1c) (2c) (1/2c)

Thang âm Tây Nguyên nếu khéo dùng có thể cho cảm giác hùng tráng của núi rừng, sự gần gũi với thiên nhiên trong lao động trên nương rẫy, hay quanh đống lửa lúc đêm về... Nếu không khéo, sẽ cho cảm giác thê lương, ảm đạm do hai nửa cung đem lại (đôi khi bài Thánh ca dùng thang âm Tây Nguyên cho cảm giác mới lạ, nhưng hoàn toàn không phù hợp với bầu khí phụng vụ).

3.2 Thang âm oán : là thang ngũ âm ngoại thường biến hoá từ hơi Nam Ai. Hơi Nam Ai chủ yếu thuộc hệ thống 2 của thang âm thông thường. Chúng ta so sánh thang âm Nam Ai và thang âm oán.

Âm
I
II
III
IV
V
(I)

T. Â. NAM AI (Vị trí Đô)
LA
ĐÔ

MI
XON
(LA)

T. Â Oán (Vị trí Đô)
La
đô đô#

mi
fa fa # xon
(La)


Trong thang âm oán vị trí Đô, dấu đô# (âm II) hát cao hơn khoảng 1/4 cung rất gần với dấu Rê (âm III), còn dấu fa rất gần với Mi (âm IV), thấp hơn fa thông thường khoảng 1/4 cung. Dấu fa# cũng thấp hơn thông thường khoảng 1/4 cung. Như vậy âm II và âm IV là những âm di động, tuỳ theo đó mà ta có 5 biến thể khác nhau.

Vị trí Đô 1. La đô rê mi fa# la Vị trí Fa 1. Rê fa xon la xi rê

2. La đô# rê mi fa# la 2. Rê fa# xon la xi rê

3. La đô rê mi fa la 3. Rê fa xon la xib rê

4. La đô# rê mi fa la 4. Rê fa# xon la xib rê

5. La đô# rê mi xon la 5. Rê fa# xon la đô rê

(Xem các bài Dân ca : Lý chiều chiều, Lý ba tri, Lý xăm xăm, Lý che hường ...). Mỗi biến thể có thể cho một cảm giác khác nhau (sẽ học trong giảng khoá về dân ca).

TD 31





3.3 Tại Nhật bản cũng có thang ngũ âm ngoại thường. Ở vị trí Đô thì thang âm Nhật bản đó lấy cột trụ của hệ thống 2 : La - xi - đô mi fa la, với 2 dấu xi và fa tạo thành 2 nửa cung, làm cho nét nhạc vốn buồn lại buồn thêm (Xem bài Sakura, Hoa anh đào).

TD 32 : Ngũ âm Nhật Bản







4. Thang thất âm thông dụng hiện nay gồm 7 dấu nhạc liên tiếp khác tên Đô rê mi fa xon la xi (đô). Với 7 dấu nhạc này chúng ta cũng có thể có 7 dạng thang âm :


bậc I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Các thể nhạc Hy-lạp
Các thể nhạc

Bình ca
Trung cổ gọi tên lầm


Nhạc

cổ điển

Tây Phương

dạng 1

dạng 2

dạng 3

dạng 4

dạng 5



dạng 6



dạng 7
Đô



Mi

Fa

Xon



La



Xi


mi

fa

xon

la



xi



đô
mi

fa

xon

la

xi



đô




fa

xon

la

xi

đô







mi
xon

la

xi

đô





mi



fa
la

xi

đô



mi



fa



xon
xi

đô



mi

fa



xon



la
(đô)

(rê)

(mi)

(fa)

(xon)



(la)



(xi)
Lydien

Phrygien

Dorien

Hypôlydien

Hypôphrygien

(Iastien)

Hypôdorien

(Eâôlien)

Mixolydien

(lônien)


Protus

Deuterus

Tritus

Tetrardus
Hypôlydien

Đorien

Phrygien

Lydien

Mixolydien



Hypôdorien



Hypôphrygien
Trưởng tn

0

0

0

0



Thứ tn



0


4.1. Dạng 1 với Đô - xon là dấu trụ chính và Mi làm trụ phụ, và với cơ cấu cung bậc ổn định : 1c - 1c - 1/2c - 1c - 1c - 1/2c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô, thể trưởng (h.t.1) hoặc như người ta thường gọi là thang âm Đô trưởng tự nhiên. Đây là thang âm được dùng phổ biến từ thời cổ điển cho đến nay. (Nhạc Hy-lạp gọi là thể Lydien ; tương đương với thể Tritus có xib của Bình ca).

4.2. Dạng 2 với Rê - la làm dấu trụ, thang âm được người Hy-lạp trình bày từ cao xuống trầm gọi là thể Phrygien. Còn nhạc Bình ca gọi là thể Protus với dấu xi thường hoặc xi giáng (khi dùng xi giáng thì thể Protus có cơ cấu cung bậc giống như ở dạng 6).

4.3. Dạng 3 với Mi - xi hoặc La làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Dorien. Còn nhạc Bình ca dùng dấu trụ Mi và Xi hoặc Đô, gọi là thể Deuterus với dấu xi thường, ít có xi giáng hơn (Khi có xib thì nó tương đương với dạng 7 : xi đô rê mi fa xon la (xi) = mi fa xon la xib đô rê (mi)).

4.4. Dạng 4 với Fa - đô làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypolydien. Còn nhạc Bình ca gọi là thể Tritus với dấu xi thường hoặc xi giáng (Khi dùng xi giáng thì thể Tritus có cơ cấu cung bậc giống như Đô Trưởng tự nhiên).

4.5. Dạng 5 với Xon - rê làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypophrygien (Iastien). Cò nhạc Bình ca gọi là thể Tetrardus với dấu xi thường và đôi khi xi giáng.

4.6. Dạng 6 với La - mi làm trụ chính, đô làm trụ phụ, với cơ cấu cung bậc ổn định : 1c - 1/2c - 1c - 1c - 1/2c - 1c - 1c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô thể thứ (h.t.2) hoặc như người ta thường gọi là thang âm la thứ tự nhiên. Thang âm này cùng với thang âm Đô trưởng là 2 thang âm tương ứng hay song song hoặc cùng vị trí, nhưng tính cách tương phản nhau được dùng phổ biến từ thời cổ điển đến nay (nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypodorien (hoặc Eolien) ; tương đương với thể Protus có xib của nhạc Bình ca).

4.7. Dạng 7 với Xi - mi làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Mixolydien (Iônien). Nhạc Bình ca không dùng loại này, nhưng dùng nó để chuyển dịch thể Deuterus khi thể này thường xuyên dùng xi giáng (xem riêng về các thể nhạc Bình ca ở Ca trưởng II).

5. Thang thất âm vị trí Đô hiện nay người ta chỉ dùng phổ biến 2 hệ thống có tính cách đối chọi nhau gọi là thể Trưởng và thể thứ, và người ta lấy dấu đầu của mỗi dạng thang âm để gọi tên thang âm : Thang thất âm ở vị trí Đô.

- cung Đô thể Trưởng tự nhiên gọi tắt là thang âm Đô T/tn

- cung La thể Thứ tự nhiên gọi tắt là thang âm La t/tn

5.1. Tổ chức cung bậc trong cả hai lại thang âm T/t đều có tên gọi như nhau :



Tên dấu (Đô Trưởng)
Tên Bậc
Tên chức năng (Ký hiệu)
Tên dấu (La Thứ )

Đô



Mi

Fa

Xon

La

Xi
Bậc I

Bậc II

Bậc III

Bậc IV

Bậc V

Bậc VI

Bậc VII
chủ âm (T = Tonique)

thượng chủ âm (âm dẫn xuống)

trung âm (thượng = Mt) (M = Médiante)

hạ át âm (át âm hạ) (S = Sousdominante)

át âm (át âm thượng) (D = Dominante)

thượng át âm (trung âm hạ = Mh)

cảm âm (âm dẫn lên)
La

Xi

Đô



Mi

Fa

Xon










a) Dấu Fa - đô - xon nằm cách nhau q.5. Dấu đô là trung tâm nên gọi là chủ âm (T), kế đến là dấu xon có tầm quan trọng thứ hai trong thang âm, gọi là Át âm (D), dấu fa có tầm quan trọng thứ ba về mặt hoà âm, gọi là Át âm hạ (S). Các dấu La và Mi nằm giữa các dấu Át âm và chủ âm nên gọi là Trung âm hạ (Mh) và trung âm thượng (Mt). Các dấu xi và rê là hai dấu bị hút về chủ âm : xi bị hút lên, gọi là âm dẫn lên ; rê bị hút xuống, gọi là âm dẫn xuống.

b) Xét về mặt giai điệu, thì trong thang âm, các âm thanh không có tầm quan trọng giống nhau, nhưng chúng có mối tương quan chính và phụ với nhau. Trong số các âm chính (dấu trụ) thì nổi bật hơn cả là chủ âm, kế đó là Át âm, rồi tới Trung âm (thượng). Còn các âm phụ (dấu phụ) thì bị hút về âm chính ít hay nhiều tuỳ theo nó đứng cách âm chính chính quãng 2 thứ hay 2 Trưởng.




Các dấu trụ là những dấu ổn định của hệ thống. Khi học xướng âm, trong lúc đầu ta sẽ dựa trên các dấu trụ để đọc các dấu phụ (không ổn định) :

Trong Đô T : bậc II và bậc VII dựa vào chủ âm (bậc I)

bậc IV dựa vào Trung âm thượng (bậc III)

bậc VI dựa vào Át âm (bậc V).

Trong La thứ tự nhiên, sức hút các dấu trụ không rõ nét như trong Đô tự nhiên.


Chủ âm La không hút các dấu phụ bằng Át - âm Mi và trung âm Đô (trong luật âm vang tự nhiên, thiên nhiên cho chúng ta thang âm Trưởng chứ không cho chúng ta thang âm thứ ; thang âm thứ có thể nói là một sự gò ép thiên nhiên do con người tạo ra).

5.2. Các loại thang âm trưởng : ngoài thang âm Trưởng tự nhiên theo mẫu của Đô Trưởng như vừa nêu ở trên, người ta tạo ra thang âm trưởng hoà âm và thang âm trưởng giai điệu như sau :

Trưởng hoà âm = trưởng tự nhiên nhưng bậc VI được hạ xuống 1/2 cung để tăng thêm sức hút của bậc V đối với bậc VI : Đô rê mi fa xon lab xi đô.

Trưởng giai điệu = trưởng hoà âm thêm bậc VII hạ xuống 1/2 cung : Đô rê mi fa xon lab xib đô, thường dùng ở nét nhạc đi xuống : để tránh q.2 tăng (Đô xi lab) : Đô xib lab xon fa mi rê đô (phần đầu giống la thứ tự nhiên).

5.3. Âm thể trưởng (điệu thức trưởng) là tính cách do các dấu ổn định (dấu trụ) nối tiếp nhau hay chồng lên nhau theo q.3 tạo thành hợp âm Trưởng 3 dấu.















Còn các dấu không ổn định (dấu Phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc như sau : 1c - 1c - 1/2c - 1c - 1c - 1c - 1/2c.

a) Tính cách của âm thể Trưởng thường vui tươi, khoẻ mạnh, sáng sủa. Tuy nhiên cũng có những bài thuộc thể trưởng, nhưng tính cách vẫn buồn, do cách tác giả nắn giai điệu (thí dụ : Xuân Ca, Than Hang Đá).

b) Cung (giọng) là độ cao dựa vào đó để sắp xếp âm thể (tương đướng với vị trí trong ngũ âm). Trên thực tế đó là tên cao độ của chủ âm (thí dụ : cung đô trưởng = thang thất âm mà chủ âm là Đô và thể là Trưởng = thang thất âm vị trí Đô, âm thể trưởng). Thường người ta dùng các chữ cái La-tinh để ghi các cung giọng :

C/CM (C Majeur)/C - dur = Đô Trưởng

a/Am (A mineur)/a - moll = La thứ

5.4 Các loại thang âm thứ : ngoài thang âm thứ tự nhiên dựa trên mẫu của thang âm la thứ tự nhiên, người ta còn tạo ra thang âm thứ nhân tạo hoà âm và giai điệu.

a) Thang âm thứ (nhân tạo) hoà âm có dấu bậc 7 tăng lên 1/2 cung. Trong hoà âm, người ta cũng muốn cho dấu bậc 7 (là dấu cảm âm) cũng có tính cách hướng về chủ âm như trong thang âm Trưởng, nên thường khi gặp dấu 7 trong la thứ là người ta tăng lên 1/2 cung, khiến cho hợp âm bậc V trong la thứ trở thành hợp âm trưởng.







b) Thang âm thứ (nhân tạo) giai điệu : Trong giai điệu, nếu dùng thang âm thứ hoà âm ở nét nhạc đi lên, thì ta sẽ gặp quãng 2 tăng (fa - xon#) là một quãng khó hát, nên người ta phải tăng cả dấu bậc 6 lên 1/2 cung để tránh quãng 2 tăng đó. Do đó ta có thang âm thứ giai điệu, khi nét nhạc đi lên. Còn khi nét nhạc đi xuống thì người ta lại dùng như trong thang âm thứ tự nhiên.









5.5. Âm thể thứ (Điệu thức thứ) là tính cách trong đó các dấu ổn định (dấu trụ) của thang âm (nối tiếp hoặc chồng lên nhau) tạo thành hợp âm thứ 3 dấu : La - Đô - Mi.















Còn các dấu không ổn định (dấu phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc như sau : 1c - 1/2c - 1c - 1c - 1/2c - 1c - 1c.

a) Tính cách của âm thể thứ thường u buồn, lắng dịu, trữ tình, nhưng thể thứ tự nhiên vững chãi, hy vọng, ít uỷ mị hơn thể thứ hoà âm. Còn thể thứ giai điệu bắt chước nét nhạc của thể trưởng, nên cho cảm giác phấn khởi, vui tươi hơn.

b) Cung (giọng) của âm thể thứ bao giờ cũng là tên dấu nhạc nằm dưới cung Trưởng tương ứng một quãng 3t.

Thí dụ : Đô T ______ La t ; Xon T ______ mi t.


6. Các loại thang âm.

6.1. Xét về âm thể, thì có 2 loại chính là Trưởng và thứ. Khi thang âm Trưởng và thứ ở cùng vị trí thì chúng được gọi là 2 thang âm tương ứng hay song song, vì chúng cùng dùng chung các dấu cơ bản, chỉ khác là vai trò chính phụ của chúng.

Thí dụ : Đô T tương ứng La t ; Fa T tương ứng Rê t.

6.2. Xét về cung giọng (vị trí) ta có các loại :

a) Thang âm tương tiếp là những thang âm mà vị trí của chủ âm nằm cách nhau q.5đ đi lên hoặc đi xuống liên tiếp

G —> D —> A —> E —> H —> F# —> C# —> G# —> D# —> A# —> E#

C

F —> B —> Eb —> Ab —> Db —> Gb —> Cb —> FFb —> Hbb —> Ebb —> Abb

(E#) (A#) (D#) (G#) (C#) (H) (E) (A) (D) (G)

Ghi chú : các thang âm ở trong ngoặc là thang âm đồng âm với các thang âm nằm trên nó.

a1) - Chúng ta biết thang âm Đô T gồm 2 tứ liên âm có cơ cấu giống nhau :









Dấu nhạc khởi đầu hai tứ liên âm cách nhau 1q.5đ, dấu cuối của tứ liên âm dưới cách dấu đầu của tứ liên âm trên một cung.

a2) - Muốn thiết lập các thang âm tương tiếp đi lên, thì ta lấy TLÂ trên làm khởi đầu cho một thang âm mới, và xếp tiếp các dấu còn lại thành tứ liên âm theo cơ cấu 1c - 1c - 1/2c.













Và như vậy ta có thang âm Xon T với dấu fa#, Ta có Rê T với fa# và đô#. Và nếu tiếp tục, ta sẽ có La T với fa# đô# xon#, ... Xi T với fa# đô# xon# rê# la# ...

a3) Thứ tự các thang âm Trưởng có dấu thăng (hoặc thang âm tương tiếp đi lên) thì nằm cách nhau quãng 5 đi lên, và thứ tự các dấu thăng cũng cùng đi lên từng quãng 5 bắt đầu bằng dầu fa#.

a4) Muốn biết tên các thang âm Trưởng có dấu thăng, ta thêm 1/2 cung vào dấu thăng cuối cùng ở khoá biểu ta sẽ có tên của chủ âm thang âm Trưởng.









a5) Muốn thiết lập các thang âm tương tiếp đi xuống, ta lấy tứ liên âm dưới làm TLÂ trên cho một thang âm mới, và tiếp tục xếp các dấu còn lại cũng theo cơ cấu 1c - 1c - 1/2c :











Và như vậy ta có thang âm Fa T với xib, và nếu tiếp tục ta sẽ có Xib T với xib mib, Mib T với xib mib lab, Lab T với xib mib lab rêb, Rêb T với xib mib lab rêb, Xonb T với xib mib lab rêb xonb đôb.

a6) Thứ tự các thang âm Trưởng có dấu giáng (hoặc có thang âm tương tiếp đi xuống) thì nằm cách nhau q.5 đi xuống, và thứ tự các dấu giáng cũng đi xuống từng q.5, bắt đầu từ dấu xib.

a7) Muốn biết tên thang âm Trưởng có dấu giáng, ta lấy ngay tên dấu giáng áp chót (trước dấu cuối cùng) :









b) Thang âm đồng nguyên là hai thang âm cùng cung giọng (tức cùng tên chủ âm) nhưng âm thể khác nhau (tính cách khác nhau).

Thí dụ : C : Đô - rê - mi - fa - xon - la - xi - (đô) (Đô Trưởng)

Cm : Đô - rê - mib - fa - xon - lab - xi(b) - (đô) (Đô thứ)

So sánh hai thang âm đồng nguyên, ta thấy được rằng các dấu bậc 3 và bậc 6 trong thang âm thứ thấp hơn trong thang âm trưởng nửa cung. Do đó người ta gọi bậc 3 và bậc 6 là bậc định thể (xác định âm thể trưởng hoặc thứ). Riêng bậc 7 trong âm thể thứ hoà âm thì cũng giống như thể Trưởng.

c) Thang âm đồng âm là những thang âm khác tên gọi chủ âm, nhưng cao độ chủ âm giống nhau.

Thí đụ : Đô# T = Rêb T ; Ab T = G# T (xem bảng ở số 6.2a)

Như vậy xét cho cùng chỉ có 12 thang âm có cao độ khác nhau

1. C (= H#) 2. G (= Abb) 3. D (= Ebb)

4. A (= Hbb) 5. E (= Fb) 6. H (= Cb)

7. F# (= Gb) 8. C# (= Db) 9. G# (= Ab)

10. D# (= Eb) 11. A# (= B) 12. E# (= F)

Hai thang âm đồng âm luôn có tổng số các dấu hoá ở bộ khoá là 12 :

(Thí dụ Db có 5b đồng âm với C# có 7 # ; F# có 6# đồng âm với Gb có 6b ...)

Tóm kết các loại thang âm trong vòng quãng 5 sau đây :











TIỂU ĐỂ ÔN TẬP

1. Quãng nhạc là gì ? Tên gọi ra sao ?

2. Cho biết tính chất các quãng trong thang âm Đô T, nếu tính từ dấu Đô trở lên ?

3. Trong thang âm Đô T, có bao nhiêu q.2, q.3, q.4 ? Tính chất của mỗi thứ quãng ?

4. Quãng đơn, quãng kép là gì ? Tính chất của quãng kép ra sao ?

5. Quãng thường và quãng đảo là gì ? Nguyên tắc để tính quãng đảo và để biết tính chất của nó ?

6. Quãng thuận và quãng nghịch là gì ? Là những quãng nào ?

7. Quãng cơ bản là gì ? Cho biết 14 loại quãng cơ bản trong thang âm Đô T ?

8. Quãng trùng âm là gì ? Cho thí dụ ?

9. Thang âm là gì ? Tại sao có nhiều loại thang âm ? Cho thí dụ ?

10. Thang ngũ âm thông thường là gì ? Pycnon là gì ? Vị trí là gì ?

11. Dạng của thang âm là gì ? Có giống với hệ thống không ? Ngũ âm trong Dân ca Việt Nam thường dùng mấy hệ thống chủ yếu ?

12. Tính chất (màu sắc) của mỗi hệ thống ? Có khi nào có hiện tượng thay đổi hệ thống không ?

13. Chuyển vị là gì ? Thường chuyển đi mấy cõ ? Cho thí dụ ở các vị trí Xon và Xib ?

14. Chuyển hơi là gì ? Mục đích ?

15. Ngũ âm ngoại thường là gì ? Cho thí dụ ?

16. Thang âm Tây Nguyên có thể cho cảm giác ra sao ?

17. Thang âm Oán có thể cho cảm giác thế nào ? Có mấy biến dạng của oán ? Cho thí dụ ở vị trí Fa ?

18. Ở vị trí Đô, thang ngũ âm ngoại thường của Nhật Bản gồm những dấu nào ? tính cách ra sao ?

19. Trong 7 dạng của thang thất âm, nhạc cổ điển đem vào sử dụng những dạng nào ? Với cơ cấu cung bậc ra sao ?

20. Người Hy-lạp xưa gọi tên 7 thể nhạc của mình ra sao ?

21. Nhạc bình ca đem vào sử dụng những dạng nào ? Gọi tên là gì ?

22. Các tên gọi của thời Trung cổ sao không ăn khớp với tên gọi gốc của Hy-lạp ?

23. Tên gọi theo chức năng của các bậc trong thang thất âm T/t ?

24. Về mặt giai điệu thì các dấu nào là dấu quan trọng ? Về mặt hoà âm thì dấu nào là dấu quan trọng ? Tại sao ?

25. Sức hút của các dấu trụ đố với dấu phụ khác nhau là do nguyên nhân nào ? Vẽ sơ đồ về sức hút đó ?

26. Có mấy loại thang thất âm trưởng ? Giải thích ?

27. Có mấy loại thang thất âm thứ ? Giải thích ?

28. Thế nào là âm thể Trưởng ? Tính cách thế nào ?

29. Thế nào là âm thể thứ ? Tính cách thế nào ?

30. Cung giọng có giống như vị trí trong ngũ âm không ?

31. Thang âm tương tiếp là gì ? Thứ tự các dấu hoá trong các thang âm tương tiếp đi lên, tính từ Đô T ?

32. Muốn biết tên của thang âm T có dấu thăng cấu thành, ta phải làm gì ? Cho thí dụ : 5 dấu thăng cấu thành gồm các dấu nào và thang âm nào ?

33. Cho biết thứ tự các dấu giáng và cách tìm tên thang âm T khi biết con số dấu giáng cấu thành ?

34. So sánh 2 thang âm đồng nguyên ?

35. Thang âm đồng âm là gì ? Như vậy, trên thực tế có bao nhiêu thang âm có cao độ khác nhau ? Và tổng số dấu hoá cấu thành của 2 thang âm đồng âm là bao nhiêu ?

36. Vẽ sơ đồ vòng quãng năm của các thang âm tương tiếp đi lên và đi xuống.


(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 25-07-2007, 22:35  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

phần này rất quang trọng chỉ có điều ko có ảnh minh họa rất đáng tiếc mình sẽ cố thử tìm xem và cập nhật sớm nhất
mọi người nghiên cứu cái này kĩ nhá

Nhạc Lý Căn Bản

Nhóm Quê Hương


--------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG V

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG ĐỘ


A. tiết tấu [ Rythme (Pháp), Rhythmus (La-tinh) ]

1. Khái niệm : Âm nhạc thuộc loại nghệ thuật chuyển động trong thời gian, có âm thanh trước, âm thanh sau nối tiếp nhau từ đầu bài cho đến cuối bài. Các âm thanh chuyển động từ đầu bài cho đến cuối bài, không phải một cách lộn xộn như trong một đám đông vô trật tự, mà có một sự sắp xếp thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn khác nhau. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc.

Vì thế Platon đã định nghĩa : “Tiết tấu là sự sắp xếp chuyển động”. Còn thánh Augustinô gọi “Tiết tấu là nghệ thuật chuyển động khéo léo” (Ars bene movendi). Nhạc sĩ Vincent d'Indy định nghĩa một cách khái quát hơn : “Tiết tấu là sự trật tự và cân xứng trong không gian và thời gian” (le rythme est l'ordre et la proportion dans le temps et l'espace).

2. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho bản nhạc. Trong thanh nhạc (có lời ca), thì tiết tấu phải dựa trên ý nghĩa lời ca (xem TD 27, 28, 29, 30, 31). Trong khí nhạc (không có lời ca) thì tiết tấu dựa trên tình ý của người soạn nhạc, được thể hiện qua các ý nhạc chủ đạo (hoặc nhạc đề) và sự khai triển các chủ đề đó theo nguyên tắc “biến đổi trong thuần nhất” (La variété dans l'unité).

TD 33



- Câu 1 và câu 3 tương tự nhau, khác nhau về tiết tấu : câu 3 được biến cải từ câu 1 tạo được “sự biến đổi trong thuần nhất”.

- Câu 2 và câu 4 được lặp lại giống hệt nhau, củng cố tính thuần nhất của đoạn nhạc.

3. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu và lúc kết thúc. Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp với tình ý của chủ đề bản nhạc.

Vì thế có bản nhạc có tiết tấu hay, có bản nhạc có tiết tấu kém, đó là do người soạn nhạc khéo hay không khéo sắp xếp âm thanh lại với nhau.

4. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis). Bước tiến được phác hoạ bằng cách nâng tay lên, bước lui bằng cách hạ tay xuống.



bước tiến bước lui

Như vậy tiết tấu nhỏ nhất gồm một bước tiến và một bước lui : nhiều tiết tấu nhỏ liên kết lại thành tiết tấu vừa, rồi tiết tấu lớn. Trong âm nhạc người ta thường gọi tiết tấu mạch, tiết tấu chi, tiết tấu câu, tiết tấu đoạn, tiết tấu bài.

5. Trong bản nhạc, các bước tiến, bước lui không nhất thiết có trường độ bằng nhau. Trong nhạc Bình ca, người ta dùng khi thì bước 2, khi thì bước 3 (bây giờ gọi là phách kép 2 tương đương với loại nhịp 2/8, và phách kép 3 tương đương với loại nhịp 3/8) pha trộn khác nhau tuỳ theo lời ca hoặc tâm tình của tác giả, người ta gọi đó là loại tiết tấu khoáng đạt (xem bài Jésus dulcis : TD 34). (Trong nhạc mới, biết dùng pha trộn loại nhịp 2 phách với loại nhịp 3 phách một cách thường xuyên, thì cũng gọi đó là tiết tấu khoáng đạt).

TD 34 : Jésus Dulcis (tiết tấu khoáng đạt của nhạc Bình ca).



Trước thế kỷ 17 chưa có vạch nhịp như bây giờ. Các bước nối tiếp nhau được phân chia thành từng nhóm khác nhau nhờ các vạch ngắn, vạch nửa, vạch trọn, vạch đôi : vạch ngắn thường để phân mạch nhạc, vạch nửa để phân chi nhạc, vạch trọn để phân câu nhạc, vạch đôi để phân đoạn nhạc hoặc bài nhạc.

TD 35


Sau này, để cho tiện nhìn, người ta thêm các vạch trọn vào trước chỗ hạ xuống (trước bước lui) của các nhóm tiết tấu nhỏ nhất. Từ đó phát sinh ra các ô nhịp, nhưng các ô nhịp ấy không nhất thiết đều nhau.

6. Khi tiết tấu gồm những bước tiến bước lui đều nhau từ đầu đến cuối, người ta có thể chia thành những phần trường độ đều nhau (gọi là ô nhịp đều nhau) và ta gọi đó là tiết tấu đều đặn hay tiết tấu chia đều (le rythme mesuré). Trường độ âm thanh trong ô nhịp được xác định bằng một phân số chỉ loại nhịp ghi ở đâu bài. (Thí dụ : 2/4 — mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách tương đường một dấu đen).

7. Loại tiết tấu đều đặn còn được chia ra hai loại khác : đó là tiết tấu bình thường và tiết tấu bất thường.

7.1 Tiết tấu bình thường là tiết tấu gồm các bước hoặc các phách có trường độ đều nhau.

TD 36




7.2 Tiết tấu bất thường là tiết tấu trong đó các bước hoặc phách ngắn dài, sớm muộn khác nhau (gọi là đảo phách) hoặc tiết tấu trong đó thiếu hụt các phần đầu bước hoặc đầu nhịp (nghịch phách). Trong thực tế, nghịch phách là một loại đảo phách mà trong đó phần phách bất thường thay vì ngân dài thì được thay thế bằng dấu lặng.

TD 37 : Đảo phách (Syncope)







TD 38 : Nghịch phách (Contre-temps)




7.3 Ngoài ra còn những hình thức tiết tấu bất thường khác, thường gặp trong Dân ca và cổ nhạc Việt Nam :

- Đảo phách muộn :

TD 39a











- Đảo phách động :

TD 39b











8. Tóm lại, tiết tấu là linh hồn đem lại sức sống cho giai điệu. “Ai cũng cảm nghiệm được tiết tấu : rất nhiều người không biết hoà âm, một số người không biết giai điệu, nhưng không ai là không biết tiết tấu”. Chính tiết tấu xử lý trường độ âm thanh, tạo nên những bước tiến bước lui gợi ý cường độ cho âm thanh, làm cho các âm thanh nối kết với nhau có ý nghĩa. Do đó diễn tấu một bản nhạc có hồn hay không là do ta có biết diễn tấu cường độ do tiết tấu gợi ý cho ta hay không. Ngược lại, nếu ta cứ phách đầu mạnh, phách sau nhẹ ... như người ta thường dạy, thì việc diễn tấu sẽ trở nên máy móc, thiếu tâm tình, tức là thiếu cái hồn của âm nhạc.

B. tiết nhịp

1. Trong số 8 chương II, chúng ta đã biết phách là đơn vị thời gian trong âm nhạc. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian, giống như các bước chân chuyển động trong không gian. Có loại phách chia chẵn cho 2. Có loại phách chia chẵn cho 3.

2. Khi tiết tấu gồm toàn những phách đều nhau và cùng loại, người ta có thể chia tiết tấu chung ra thành từng phần nhỏ đều nhau bằng các vạch nhịp, tạo thành những ô nhịp. Phần tiết tấu được chia đều trong các ô nhịp là tiết nhịp. Để chỉ rõ mỗi tiết nhịp có bao nhiêu phách, mỗi phách trường độ ra sao, thì người ta ghi ở đầu đoạn nhạc một phân số gọi là số tiết nhịp (hoặc số nhịp). (Người ta thường gọi ô nhịp thay thế cho tiết nhịp, nhưng khi gọi tiết nhịp thì ta chú trọng đến phần tiết tấu nằm trong ô nhịp, tức chú trọng đến âm hình tiết tấu nằm trong mỗi ô nhịp). Nhìn vào số nhịp, ta có thể nhận ra được loại nhịp.

3. Có hai loại nhịp chính đó là loại nhịp chia 2 và loại nhịp chia 3.

3.1. Loại nhịp chia 2 (còn gọi là nhịp nhị phân, hay loại nhịp đơn) là loại nhịp trong đó mỗi phách có thể chia nhỏ ra thành 2 phần đều nhau.

3.2. Loại nhịp chia 3 (còn gọi là loại nhịp tam phân hay loại nhịp kép) là loại nhịp trong đó mỗi phách có thể chia nhỏ ra thành 3 phần đều nhau.

A. CÁC LOẠI NHỊP CHIA 2

B. CÁC LOẠI NHỊP CHIA 3

3.3. Nhận xét :

Các loại nhịp thường dùng là 2/4, 3/4, 4/4 hay c, 2/2 hay C, 2/8, 3/8, 6/4, 6/8, 9/8.

Các loại nhịp chia 3 dùng các hình dạng dấu nhạc có chấm

Các loại nhịp chia 2 có tử số từ 2 - 3 - 4, còn các loại nhịp chia 3 có tử số lớn hơn 4, tức là 6, 9, 12.

3.4. Ngoài ra người ta còn dùng loại nhịp hỗn hợïp, nghĩa là kết hợp 2 hoặc 3 loại nhịp cùng loại với nhau.

Chẳng hạn :




Sự luân phiên các nhịp 2/4, 3/4 có khi thay đổi không đều đặn, lúc đó người ta có thể dùng những dấu chấm để phân chia các loại nhịp như :





4. Trong khi học xướng âm, để đánh dấu sự chuyển động của các phách, các bước đi, người ta dùng tay gõ xuống ở mỗi phách. Nếu là phách chia 2 thì gồm một cái gõ xuống và một cái nâng lên ( ) . Nếu là phách chia 3 thì gồm một cái gõ xuống, một cái đưa ngang ra và một cái nâng lên ( ).

TD 40




5. Còn khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác hoạ sự chuyển động của các phách, lại vừa diễn tả cường độ, sắc thái âm thanh. Sau đây là một số sơ đồ của các tiết nhịp cơ bản thường gặp (của tay phải), khi diễn tả liền tiếng :











Ghi chú :

Phách đầu thường có hướng đi xuống, phách cuối thường có hướng đi lên. Trong mỗi phách đều có phần xuống và phần lên, nối kết lại ta có một đường vòng cung mà chỗ thấp nhất là chỗ bắt đầu của âm thành.

Khi diễn tả rời tiếng : các đường phác hoạ sẽ gãy gọn hơn, càng mạnh thì cử chỉ tay càng nẩy hơn. Sau đây là sơ đồ hết sức thô sơ để nhớ hướng đi chính của mỗi phách :



6. Tiết điệu (nhịp điệu hoặc điệu nhạc) : là một công thức tiết tấu dựa trên một loại tiếp nhịp nhất định nào đó, thường được dùng để đệm bằng nhạc khí, thí dụ nhịp điệu Marche, Fox, Valse, Boston, Rumba, Chachacha, Boléro, Tango, Slow, Twist, Surf ...

TD 41 : (Một số tiết điệu cho đàn Guitare)


(phần này em xin post ở bài sau)


Có một số loại nhạc như hành khúc, vũ nhạc, gắn liền với những tiết điệu nhất định. Còn những loại nhạc khác không nhất thiết gắn liền với một tiết điệu nào (chẳng hạn các bài thánh ca), thì có thể có nhiều cách để đệm khác nhau, không nên loại bài hát nào cũng đem vũ điệu vào mà đệm.



TIỂU ĐỀ ÔN TẬP



1. Tiết tấu là gì ?

2. Vai trò của tiết tấu trong âm nhạc ?

3. Tiết tấu nhỏ nhất gồm những bước nào ? Cường độ dành cho các bước đó ra sao ? Tại sao ?

4. Cách phác hoạ bước tiến và bước lui trong tiết tấu đơn giản nhất : Có phù hợp với tự nhiên không ?

5. Tiết tấu khoáng đạt là gì ?

6. Tiết tấu đều đặn (chia đều) là gì ? Có mấy loại ?

7. Tiết tấu bất thường là gì ? Có mấy loại chính ?

8. Tiết tấu bất thường đặc biệt thường gặp trong Dân ca Việt Nam gồm những hình thức nào ?

9. Tại sao gọi “tiết tấu là linh hồn đem lại sức sống cho giai điệu” ?

10. Tiết nhịp là gì ? Số loại nhịp là gì ?

11. Có mấy loại nhịp chính ?

12. Vẽ sơ đồ các loại nhịp chính và nêu ra những loại nhịp thông dụng.

13. Loại nhịp hỗn hợp là gì ? 5/4, 7/4, 5/8, 7/8 được ghi thành dấu nhạc như thế nào ?

14. Cách gõ phách trong xướng âm ?

15. Khi điều khiển việc trình tấu, ca nhạc trưởng dùng tay làm gì ? Với những công dụng gì ?

16. Vẽ sơ đồ của loại nhịp 2/4 và 3/4 : tay phải đánh liền tiếng.

17. Tiết điệu là gì ? Công dụng gì ?

18. Có nên dùng tiết điệu đệm cho mọi loại nhạc không ? Tại sao ?


(Nguồn từ http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm)
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 27-07-2007, 08:32  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Kinh nghiệm tự học của anh cho thấy là càng có nhiều hình minh họa thì càng dễ hiểu, chứ chú 9x cứ nói suông thế này khó cho trí tưởng tượng của anh em lắm.

có cái trang này hay hay này ( cũng nguồn từ vietguitar ), nếu em nào thích thì vào mà download về, toàn file video xem sẽ dễ hiểu hơn : http://herso.freeservers.com/mv-lessons.html



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 10:06  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

trang đấy hình như dạy đánh flamenco hả anh em vào toàn cách video dạy kĩ thuật
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 10:33  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Anh ơi mấy bài của em bài nào cũng có minh họa mờh,với cả mấy bài gần đây là nhha chứ có phải em poz đâu



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 11:10  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

bây giờ là 1 vài tiết điệu mọi người xem và bổ sung nhé:
(Sưu tầm)

1



2



3


4


5


6


7


8


9


10
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 11:11  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

11


12


13


- Tốc độ vừa phải, tính chất trang trọng hoặc ca ngợi, có thể chọn âm hình 1 hoặc 4
- Tốc độ vừa phải, tính chất hùng mạnh, cũng chọn âm hình 1 nhưng đánh ngắt tiếng. Đây là nhịp điệu hành khúc
- Tính chất tươi trẻ, vui nhôn, chọn âm hình 2, đánh nhanh, ngắt tiếng ở phần chồng âm. Đây là nhịp điệu Fox
- Tốc độ vừa phải, tính chất dìu dặt, tình cảm, chọn âm hình 6. Đây là nhịp điệu Tange Habanera
- Tốc độ vừa phải, giai điệu lưu loát, giàu phong vị miêu ta, chọn âm hình 7. Đây là nhịp điệu chèo thuyền (Barcaolle)
- Tốc độ nhanh, tính chất nhẹ ngàng, chọn âm hình 3. Đây là nhịp điệu Valse
- Tốc độ khoan thai, cũng chọn âm hình 3 nhưng đánh chậm hoặc chọn âm hình 12. Đây là nhịp điệu Boston
- Ở nhịp 6/8 Tính chất êm ái, trữ tình, chọn âm hình 10 hoặc 13. Đây là nhịp điệu Slow Rock
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 15:18  

Manager
 
Join Date: 03-05-2007
Posts: 1.217
KL$ (TOP! 3): 14.166
Awarded 94 time(s)
Sent 119 thank(s)
Received 214 thank(s)
School: School of Rock
Class: A3 (2004-2007)
Location: Nirvana

Quote:
Originally Posted by nhha224 View Post
trang đấy hình như dạy đánh flamenco hả anh em vào toàn cách video dạy kĩ thuật

ừ, dạy đánh Flamenco, nhưng với newbie thì nó vẫn có ích, cho dễ hình dung

@boy9x : ôi thôi chết, anh xin lỗi, anh nhầm T__T



------------------------------
Shiho is offline  

Re: Nhạc Lý Căn Bản
Old 28-07-2007, 20:55  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Những cái này hoàn toàn chỉ là những cơ bản siêu cơ bản ban đầu,hay có thể nói là những bước đầu tiên trong tập đệm.Về sau,khi đã thuần tay,ta có thể thêm 1 số đoạn luyến láy,hay chạy ngón xen giữa ngay các gam,tránh cho bản đệm bị nhàm chán.Ngoài ra,kĩ thuật đệm còn có những kĩ thuật rất quan trọng,ví dụ như "quạt chả"-acord.Kĩ thuật này rất đa dạng,và sẽ được update sau này



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Nhạc Lỹ Căn Bản
Old 13-10-2007, 21:48  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

Từ bi giờ hàng tuần mình sẽ poz các lý thuyết căn bản về nhạc lý,mọi người tìm hiểu nhé,rất có ích đấy!!!,)



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 18-10-2007, 11:50  

Member
 
Join Date: 10-10-2007
Posts: 169
KL$: 1.158
Awarded 9 time(s)
Sent 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A1 (2007-2010)

Các anh ơi , em mù nhạc lý.
Mấy năm trước ,học dễ hiểu cực , sau này học nhạc chỉ coi là môn phụ , không học bài bản nên bây giờ quên hết trơn rồi !
Rắc rối quá !!!!!
TT________________TT
wimun is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 18-10-2007, 17:51  

Member
 
Join Date: 02-08-2007
Posts: 88
KL$: 81
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)
Location: ở nhà chứ ở đâu :D

đọc 1 lúc hết đống nhạc lí ở trên thì ai chịu nổi



------------------------------
Muốn tìm thì ko thấy. Ko muốn tìm thì lại thấy.
ZZzzzzZZ is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 18-10-2007, 22:31  

New Member
 
Join Date: 22-06-2007
Posts: 31
KL$: 701
Sent 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2006-2009)
Location: Hà Nội

2 cựu phó chủ nhiêm chịu khó sưu tầm nhạc lý nhỉ.
À, Anh Phương có kĩ thuật solo nhạc Jazz không post lên cho e với!!



------------------------------
Rút dao chém xuống nước,
Nước ... bắn lên mặt
skaterboy157 is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 19-10-2007, 11:43  

Phá sản!
 
Join Date: 19-10-2007
Posts: 2
KL$: 0
School: XXX
Class: A (2006-2009)

đọc xong nhạc lý lại nhớ hồi học đàn ,thế là cả sáng mày mò lại ,ôm cái đàn mấy tiếng không biết chán điên rồi giờ hoàn cảnh xô bồ học văn hóa như "..." không đc học đàn nữa ,đành tự sướng để an ủi vậy
1 tuần kể từ bài post trc chưa ai post tiếp à hoho w8ting...................
buf274 is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 19-10-2007, 20:05  

Senior Member
 
Join Date: 07-09-2005
Posts: 233
KL$: 305
School: PTTH Kim Liên
Class: A3 (2005-2008)

:">CLB hiện nay có rất ít mem có điều kiện online thường xuyên cũng như tham gia KLnet,vì vậy rất mong sự ủng hộ của các thành viên khác trên diễn đàn!!!



------------------------------
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
A. Manzoni
boy9X is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 19-10-2007, 22:41  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

xì pam nè
thằng Phương hết làm manager nên lâu lâu mới gặp nhỉ
Quote:
rất ít mem có điều kiện online thường xuyên
nhiều nhưng ít đứa lên có mỗi tao chăm thôi
nhha224 is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 20-10-2007, 15:26  

Phá sản!
 
Join Date: 19-10-2007
Posts: 2
KL$: 0
School: XXX
Class: A (2006-2009)

Em sưu tầm được cái này trên yeuamnhac.com (cho piano nhưng ghita chắc cũng chẳng sao , cái này khá dễ hiểu ,có công thức rõ ràng, newbie chắc chỉ cần học khoảng 1 ngày ( liên tục không nghỉ ngơ , +thực hành tẩu hòa nhập ma -hơi wá T_T) là ổn .
buf274 is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 20-10-2007, 17:22  

God Member
 
Join Date: 21-06-2007
Posts: 725
KL$ (TOP! 42): 3.077
Awarded 29 time(s)
Sent 61 thank(s)
Received 56 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A13 (2006-2009)
Location: 11A13

Quote:
nhiều nhưng ít đứa lên có mỗi tao chăm thôi
Cà em nữa chứ anh ơi
linh_bebu is offline  

Re: Nhạc Lý
Old 20-10-2007, 19:39  

Member
 
Join Date: 02-08-2007
Posts: 88
KL$: 81
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)
Location: ở nhà chứ ở đâu :D

Quote:
Cà em nữa chứ anh ơi
um` đúng có môi anh em mình



------------------------------
Muốn tìm thì ko thấy. Ko muốn tìm thì lại thấy.
ZZzzzzZZ is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.