Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Kimlien Clubs > KGC Area

 

Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:06  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Có những thể loại âm nhạc nào, ta đã hiểu hết chưa
về guitar thì guitar cổ điển là gì điều này đến giờ em vẫn băn khoăn chưa hiểu rõ lắm
cùng nhau bàn luận nào, cùng cho ý kiến nhé
nhha224 is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:25  

Member
 
Join Date: 02-08-2007
Posts: 88
KL$: 81
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)
Location: ở nhà chứ ở đâu :D

1.Âm nhạc Giao hưởng

(Giáo dục và Thời đại số 41/1998)
---------------------------------------------------------------------- ----------

ý nghĩa của ngôn từ "giao hưởng" (symphonie) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (viôlông, viôlôngxen, viôla, côngtrơbas), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (fluýt, oboa, claninet, fagốt), kèn đồng (trompét, trombôn, cor, tube) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.

Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần, qua quá trình phát triển, trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng balê, giao hưởng thanh xướng kịch v.v... Điều quan trọng nhất trong giao hưởng, đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.

Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Aáo Hayđơn, chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói, nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Hayđơn, Mozart, Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert, Traicovsky, Berlioz, List, Debbussy, Maler, Prokofiev và Soxtakovic v.v...

Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta, nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt), "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v... mong rằng nghệ thuật giao hưởng của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp âm nhạc và văn hóa của dân tộc.



------------------------------
Muốn tìm thì ko thấy. Ko muốn tìm thì lại thấy.
ZZzzzzZZ is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:27  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

2. Âm nhạc Thính phòng

(Theo GD - TĐ chủ nhật số 44/1998)

ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" (ÂNTP) có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (camera) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn. Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia, ÂNTP theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng. Khi sáng tác cho ÂNTP, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của ÂNTP biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cô đọng, tinh tế trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm. Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật, ÂNTP có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
Giữa thế kỷ XVI, hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của ÂNTP phải kể đến "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555). Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, ÂNTP bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ơở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật. Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "ÂNTP đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của ÂNTP dành cho khí nhạc thời kỳ này là tổ khúc sonate (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu. Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Hayđơn, Mozart, Betthoven đã hình thành các thể loại ÂNTP cổ điển - độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu..v...v.. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông, viola, viôlôngxen). Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại, ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs, Dvozak, Smetana, Grieg, Frank, Borodin, Rachmaninov (thế kỷ XIX), Debussy, Ravel, Reger, Bartok, Prokofive, Soxtakovich.v.v.v (thế kỷ XX).

Quá trình phát triển của phong cách ÂNTP đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa ÂNTP và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm ÂNTP mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven, sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của ÂNTP (như giao hưởng số 14 của Soxtakovich). Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong ÂNTP phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse, nocturne, prelude.v.v.. của Schubert, Schuman, Sopanh, Skryabin, Rachmaninov, Prokofie.v.v.. Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Tấn..v..v... góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
nhha224 is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:29  

Member
 
Join Date: 02-08-2007
Posts: 88
KL$: 81
Received 2 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)
Location: ở nhà chứ ở đâu :D

định nghĩa về guitar cổ điển thì em ko rõ lắm
như đọc bên viet-guitar thì em thích cái kiểu như những tác phẩm cổ mà kinh điển



------------------------------
Muốn tìm thì ko thấy. Ko muốn tìm thì lại thấy.
ZZzzzzZZ is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:30  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIENNA




Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc châu Âu, sự xuất hiện “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” không ngẫu nhiên, nó trực tiếp kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc ý, Pháp, Đức thế kỷ XVII – XVIII lại được ánh sáng của cuộc đại cách mạng tư sản rọi chiếu - bởi thế nó đã mở ra một trang sử mới của nghệ thuật âm nhạc.




I. Vài nét về sự hình thành “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna”

Thế kỷ XVIII là thế kỷ “ánh sáng” như người ta thường gọi. Đó là một thời đại có nhiều sự kiện nổi bật về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học và văn nghệ. Sự xuất hiện của phái “Bách khoa” và tư tưởng triết học duy vật của Didoro, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử đấu tranh chính trị ở châu Âu.

Sự phân định nghệ thuật âm nhạc giai đoạn này gồm hai thời kỳ. Nửa đầu thế kỷ là thời đại nghệ thuật Baroc với các nhà soạn nhạc lừng danh như A.Scarlatti ( 1685 – 1757 ), J.Lully (1632- 1687 ), F.Handel ( 1685 – 1759), J.S.Bach ( 1685 – 1750 ) … Những tác phẩm của họ thường thiên về tính chất bi tráng. Phong cách biểu hiện tinh tế có mỹ cảm, gần gũi với hội hoạ và kiến trúc thời phục hưng. Cuộc đời các nhạc sĩ trên, mỗi người một vẻ. Nếu phần lớn cuộc đời của Lully, Handel sống lưu vong ở nước ngoài thì Bach lại chưa hề bước chân ra khỏi biên giới. Nếu nhạc Bach triết lý suy tưởng thì nhạc của Handel lại thiên về hành động, chiến đấu. Nhưng tất cả đều bộc lộ một tinh thần nghiêm túc kế thừa, học hỏi truyền thống, say sưa sáng tạo cái mới, gợi mở cho thế hệ sau, vì vậy, còn gọi họ là các nhạc sĩ “tiền cổ điển”.

“Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” hình thành nửa sau thế kỷ XVIII. Khi ấy, nước áo là một nước quân chủ chuyên chế bao gồm nhiều vùng đất đai rộng lớn. Thủ đô Vienna – nơi hội tụ của nhiều người đến làm ăn sinh sống, có các quốc tịch khác nhau như: áo, Tiệp, Hungary, Đan Mạch và Slaver… Thành phố mở rộng, thị dân đông đúc, sự khát khao được thưởng thức âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, thôi thúc những hoạt động âm nhạc từ khắp nơi đổ về. Những điệu serenade, valse có nguồn gốc từ dân ca dân vũ được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, nơi phòng trà quán chợ. Những vở nhạc kịch được công diễn lần đầu của Kanda, Lotti, Bonontorini… thu hút đông đảo người đến nhà hát. Những bản nhạc thính phòng do các nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn trong các lâu đài, dinh thự. Những bản thánh ca mang âm hưởng thế tục, dân dã. Tất cả dấy lên không khí sinh hoạt âm nhạc sôi động với nhiều đề tài phong phú, nội dung và hình thức mới mẻ khiến cho thành phố Vienna trở thành một trung tâm âm nhạc của châu Âu, nơi sinh thành của một trường phái âm nhạc nổi tiếng.

Người mở đầu “Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” là nhạc sĩ Đức C.W.Gluck (1714 – 1787). Những vở nhạc kịch cải cách của ông đã góp phần giải quyết cơn khủng hoảng nhạc kịch từ đầu thế kỷ. Nhạc sĩ áo J.Haydn ( 1732 – 1802 ), nhà sáng lập trường phái này, “cha đẻ” của thể loại giao hưởng và tứ tấu. Nhạc sĩ “thần đồng” áo W.A.Mozart ( 1756 – 1791 ), tác giả của hầu hết các thể loại âm nhạc: nhạc kịch, giao hưởng, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc… người đã để lại biết bao giai thoại kỳ bí về thiên hướng âm nhạc từ lúc tuổi thơ. Đặc biệt là L.V.Beethoven – nhạc sĩ vĩ đại người Đức (1770 – 1827 ) - nhà văn hoá tư tưởng lớn của thời đại Cách mạng tư sản, người đã kiến tạo chủ đề “Đấu tranh – Anh hùng – Chiến thắng” xuyên suốt toàn bộ ác phẩm chính của đời mình. Những bản giao hưởng, sonate của ông có nghệ thuật cao siêu, giàu kịchtính, tính triết lý,góp phần động viên quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống cường quyền, chống định mệnh, giảiphóng tư tưởng, giải phóng con người đi đến một chân trời sán lạn.

II. Nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Sống vào thời kỳ giai cấp phong kiến suy tàn, giai cấp tư sản đang phát triển, các nhạc sĩ trường phái cổ điển Vienna đã soạn ra những tác phẩm phản ánh không khí sinh hoạt của nhân dân áo lúc đương thời. Phần đông họ phải nương nhờ trong vòng tay của các nhà bảo trợ nghệ thuật để có những điều kiện sáng tác và biểu diễn thuận lợi. Gluck đến với bá tước Lopkovich, bá tước Melzi, Haydn phục vụ cho gia đình hầu tước Esterházy đến lúc 59 tuổi. Cả gia đình Mozart sống lệ thuộc vào giáo chủ Salzburg và ngay cả Beethoven cũng có một quãng đời bên công tước Linovsky. Nhưng khát vọng tự do và tình yêu âm nhạc đã chắp cánh cho họ bay tới đỉnh cao của nghệ thuật. Trừmột số ít những bản nhạc bi thương phản ánh tâm trạng của một nhạc sĩ hầu cận, nghèo, không được tự do sáng tác, bị xã hội bạc đãi như các bản giao hưởng giọng thứ của Haydn, khúc cầu hồn của Mozart, bản messa trang trọng của Beethoven, còn phần lớn là những bản nhạc vui lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của lý trí. Trong nhạc kịch của Mozart toát lên tinh thần phê phán những thói hư tật xấu, sự hợm hĩnh đểu cáng của bọn quý tộc, đề cao tình yêu chung thuỷ, ca ngợi chân lý chính nghĩa. Trong những bản giao hưởng và sonate piano của Beethoven, ta nghe thấy tiếng thét lẫn sự phẫn nộ hào cùng tiếng gọi người người lớp lớp vượt lên khỏi định mệnh, qua khỏi cường quyền, đó là những hồi chuông thức tỉnh triệu người vùng lên tranh đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì tính hiện thực nóng bỏng của các tác phẩm ấy, cho đến nay và ngày mai nó vẫn có một sức sống vĩnh cửu.

III. Thành tựu và đặc điểm âm nhạc

Tất nhiên, với sự vận dụng các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ âm nhạc khác nhau cũng có thể cho kết quả không phải như vậy. Song những kinh nghiệm trên cũng là những ước lệ quý báu cho sự tưởng tượng khi nghe nhạc của quần chúng dễ dàng hơn. Những điệu thức trưởng tự nhiên, thứ hoà âm dần thay thế cho các điệu thức trungcổ (dori, phoridi, lydi… ). Hình thức sonate, liên khúc sonate được hoàn thiện giúp cho việc soạn các tác phẩm khí nhạc có kịch tính cao, nhiều chủ đề có thể diễn đạt những nội dung phức tạp tưởng như khí nhạc phải bó tay. Nhạc kịch các loại phát triển cả bi và hài. Sự ra đời của thể loại giao hưởng bốn chương cùng với các bản nhạc thính phòng: tam tấu, tứ tấu… đã làm cho đời sống âm nhạc muôn hình muôn vẻ. Những chủ đề âm nhạc giản dị có tính khái quát cao đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người.

Nói chung những bản nhạc của các nhạc sĩ Vienna thường mạch lạc, sự phân câu phân đoạn rõ ràng. Sự hài hoà và tính cân đối được thể hiệntrong cấu trúc.

Dân ca và ca khúc cách mạng được vận dụng vào các tác phẩm, tạo cho nó một khí sắc sống động.

Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc châu Âu, sự xuất hiện “trường phái âm nhạc cổ điển Vienna” không ngẫu nhiên, nó trực tiếp kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc ý, Pháp, Đức thế kỷ XVII – XVIII lại được ánh sáng của cuộc đại cách mạng tư sản dọi chiếu -bởi thế nó đã mở ra một trang sử mới của nghệ thuật âm nhạc.

(Nguồn: CLB guitar Việt Nam)
nhha224 is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 21-08-2007, 22:32  

Senior Member
 
Join Date: 12-12-2005
Posts: 230
KL$: 612
Awarded 5 time(s)
Sent 17 thank(s)
Received 9 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A9 (2005-2008)

Nhạc Jazz

(sưu tầm)
---------------------------------------------------------------------- ----------

Nhạc jazz được khởi nguồn từ đâu ? Nhạc sỹ nào, xã hội nào, nền văn hoá nào đã tạo nên jazz ?

Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz, nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học.

Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ, chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây, cùng lúc đó, âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu.

Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ.

Hơn nữa, một số những người Mỹ da đen mới cũng thể hiện mình thông qua nét âm nhạc truyền thống của họ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do, ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Chúng ta có thể hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sỹ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được sử dụng bất cứ một cây guitar điện, một dàn trống… Tuy vậy, ban nhạc này vẫn đủ nội lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ.
Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới, các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ, giai điệu, nhịp điệu, và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên, các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.

Ngày nay, ở đâu đấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ xưa của Phi châu trong Rock và Jazz. Ví dụ, chúng ta có thể thấy phương pháp “gọi và trả lời” được biến tấu khi ca sỹ hát chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả nhóm đồng ca hát phụ hoạ lại (giống như những câu hỏi và trả lời).

Một ví dụ khác là “pitch-bending”. Trong suốt những năm ra đời của Jazz, các nhạc sỹ đã uốn cong cao độ trong bài hát của mình tuỳ theo những yêu cầu khác nhau. Hiệu ứng này tạo ra một sự ngạc nhiên cho tai của chúng ta vì không biết thực sự nốt nhạc kết thúc ở đâu. Một số ít các nhạc sỹ Rock và Jazz hiện nay vẫn sử dụng phương pháp này, hãy lắng nghe một đoạn guitar solo trong một bản Rock mà xem. Hầu hết các nhạc cụ tổng hợp(ví dụ Organ) đều có các thiết bị pitch-bend tích hợp bên trong.

Khi nhạc Jazz phát triển, có rất nhiều các loại nhạc khác đã ra đời dựa trên jazz, Rhythm & Blue, Soul,Funk,Rap và Rock ‘n’ Roll đều đã thừa hưởng rất nhiều từ Jazz.

Có thể phân loại kỹ thuật nhạc Jazz thành 3 loại chính là :
1 - Jazz giai điệu :
- Kỹ thuật kéo dài giai điệu ca khúc
- Thêm lời ( Vào đầu, Giữa, hoặc cuối ca khúc.)
- Thay đổi Giai điệu
- Thêm những nốt luyến láy
2 - Jazz hoà âm.
- Thay đổi hoà âm của một số nhạc cụ.
- Thay đổi hoà âm của cả dàn nhạc.
- Thay đổi hợp âm Trưởng thành thứ
- Thay đổi hợp âm Thứ thành Trưởng.
3 - Jazz kiểu phát triển hoặc sáng tác mới.
- ReCover những bài nhạc cũ.
- Dịch giọng các bài nhạc cũ.
- Đảo phách.
- Thêm nốt nhạc ( cao hoạc thấp )
nhha224 is offline  

Re: Các thể loại âm nhạc
Old 16-10-2008, 09:24  

V.I.P
 
Join Date: 14-08-2008
Posts: 1.714
KL$ (TOP! 7): 9.386
Awarded 74 time(s)
Sent 342 thank(s)
Received 245 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A15 (2007-2010)
Location: Neverland

^^" thanks bạn nhiều. Mình cũng thích guitar lắm ^^"



------------------------------
With a cup of coffee,a book and a pair of green shoes.
Trang is offline  
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.