18-05-2005, 11:53 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
Một bài văn lạc đề đáng giá
Trích vnexpress Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3, có một bài văn "lạ" của một học sinh lớp 11. Em đã thẳng thắn bày tỏ chính kiến rằng mình không thích tác phẩm đó. Đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy và học văn trong nhà trường hiện nay. "... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này... Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ... Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích , chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số. Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một học sinh, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thày cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó". Bài văn đã được nhiều học sinh và thày cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều học sinh tán đồng với ý kiến này. Còn các thày cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề. Một phụ huynh cho biết tuần trước, con trai ông - đang học lớp 5 tiểu học - có bài tập làm văn về nhà "Tả bà em". Cháu viết một bài dài hai trang giấy, nào là "bà em rất vui tính, rất khoẻ mạnh, rất yêu lao động... Người bà cao, dáng bà bước đi khoẻ mạnh, nước da bà hồng hào... ". Đọc bài văn, vị phụ huynh ngạc nhiên và bảo con: "Đúng là bà con ngày xưa khỏe mạnh, vui tính, hồng hào thật... Nhưng bây giờ đâu có như thế nữa. Bà bị ốm, nằm viện đã mấy tháng nay, người gầy lắm, chẳng làm việc gì được... Tuần nào con cũng vào thăm bà mấy lần, con thương bà, sao con không thử tả bà như hàng ngày con vẫn gặp. Bà đau như thế nào, bàn tay bà gầy ra sao...". Nhưng cháu trả lời không thể làm như thế được, vì đã có... mẫu rồi. Rồi cháu giở cho xem quyển sách "Những bài văn mẫu", bài nào bài nấy giống hệt nhau, cứ tả người là phải tả từ xa tới gần, từ trên xuống dưới, rồi tính tình, công việc, cuối cùng là cảm nghĩ. Cháu bảo cả lớp ai cũng chép từ quyển sách này. Chỉ có chép thì mới được điểm cao. Vị phụ huynh thử cố thuyết phục cháu đừng làm vậy, nhưng cháu không dám nghe theo vì sợ bị điểm xấu... Có câu chuyện về một đề văn tả "Ngôi trường của em". Học sinh nào cũng tả "trường em ngói đỏ, vôi hồng..." (mặc dù thời đó, đất nước ta có chiến tranh, còn nghèo, các ngôi trường đa số là nhà tranh, vách đất chứ không khang trang "ngói đỏ, vôi hồng..."). Và với lối tả đúng mẫu như vậy, học sinh đều nhận điểm 9, 10. Duy nhất có một học sinh "không biết sợ" lại tả đúng thực tế rằng "trường em rất nghèo, cửa kính vỡ hết, nhưng em vẫn rất yêu quý trường em...". Nhiều năm sau, khi gặp lại trò cũ, người thày năm xưa mới ngậm ngùi ân hận lẽ ra không nên cho em học trò đó điểm kém vì một bài văn đầy tình cảm chân thật xúc động. Qua bài làm của học sinh, có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một học sinh có chính kiến, đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thày cô giáo nên trân trọng, khích lệ những học sinh này". "Lời phê" của thày Hà Bình Trị - chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT. Ý kiến của SC:SC rất đồng tình với bạn hs này,việc nhồi sọ hs trong môn Văn cũng như các môn khác đang là 1 thực trạng đáng lo ngại ở VN,1 bài văn dài hàng trang mà chỉ có 1 tiết dạy,thì có khi dạy đc tiểu dẫn thì hết giờ có nhiều người bào bài văn này chán nhưng theo tui đây là 1 bài văn hay đáng cho 15/15 |
18-05-2005, 11:57 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
Đây là phần phỏng vấn tác giả bài văn trên
Tác giả bài văn lạc đề: 'Chúng tôi đang phải học thụ động' Nguyễn Phi Thanh, học sinh lớp 11 Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) với bài thi học sinh giỏi văn lạc đề, đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Thanh đã có cuộc trò chuyện với báo chí quanh tác phẩm này. Tại sao Thanh lại viết bài văn đó? - Ngay khi đọc đề với yêu cầu “viết một bài nghị luận văn học giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tôi định không làm. Lý do vì sao thì tôi đã trình bày trong bài viết đó (cười). Nhưng rồi tôi quyết định viết ra suy nghĩ của mình về chuyện học hành. Những suy nghĩ đó không phải là nhất thời. Đó là những điều tôi từng suy nghĩ, trăn trở trong quá trình học tập. Chính vì vậy, có thể nói tôi đã viết những điều đó với tất cả tâm huyết. Viết xong thấy nhẹ nhõm cả người vì cuối cùng tôi cũng đã có một dịp “trút bầu tâm sự”, nói lên những suy nghĩ thật của mình... - Khi làm bài như thế, Thanh có nghĩ đến hậu quả? - Lúc đó tôi biết sẽ có hậu quả chắc chắn là không thể đạt điểm cao và đoạt giải học sinh giỏi. Tôi cũng nghĩ đến những chuyện khó xử khác... Nhưng quả thật, tôi chỉ muốn nói lên suy nghĩ thật của mình với mục đích tích cực, có tính xây dựng chứ không phải là phản ứng tiêu cực. Điều tôi nghĩ, tôi viết thể hiện mong muốn sẽ có những cải cách chương trình, thay đổi cách dạy và học, mong muốn thày cô, nhà trường có thể linh hoạt hơn trong cách ra đề, đánh giá... Còn bất ngờ, có lẽ là không vì tôi cũng biết mình đã làm một việc... không như bình thường. Khi về nhà, tôi có nói lại với ba mẹ. Tôi cảm thấy rất biết ơn khi ba mẹ đã hiểu những điều tôi suy nghĩ, không trách móc tôi. - Là người tiếp nhận chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, Thanh có nhận xét gì về chương trình và cách học của mình, không chỉ ở môn văn? - Chỉ còn một năm nữa là kết thúc chương trình phổ thông, tôi nhận thấy chương trình học hiện nay quá nặng, nhất là THPT. Chỉ ví dụ môn Văn, nhiều bài rất dài hoặc rất khó chỉ được học trong 1-2 tiết, thày cô cũng khó khăn mới có thể đảm bảo chương trình, không thể đủ thời gian cho chúng tôi tham gia phân tích, bình luận, thậm chí tranh luận, nói lên cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình. Cũng vì chương trình quá nặng, thời gian trên lớp chỉ đủ để học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” trong khi chúng tôi lại phải chịu sức ép thi cử nên mới phải đi học thêm. Vấn đề thứ hai tôi muốn nói là cách dạy và học trong nhà trường. Có thể do áp lực chương trình, thi cử... nên hầu hết các môn chúng tôi vẫn học theo kiểu thày cô đọc, trò chép cho kịp thời gian. Tôi tự nhận thấy hiện nay chúng tôi học theo kiểu thụ động, tiếp nhận kiến thức một chiều, hầu như là học thuộc. Thày cô phân tích theo cảm nhận, suy nghĩ của mình, sau này kiểm tra, thi cử chúng tôi cũng theo mẫu đó nếu muốn được điểm cao, không có chỗ cho chúng tôi tự nghĩ, trình bày những ý tưởng, cảm nhận riêng... Thêm nữa, tôi mong muốn cách ra đề thi, kiểm tra linh hoạt hơn, làm sao để kiểm tra kiến thức cùng sự sáng tạo, tạo điều kiện cho chúng tôi có thể thể hiện năng lực cá nhân chứ không phải rập khuôn theo “mẫu”... TS Lê Ngọc Trà (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM): "Đó là cách giảng dạy giáo điều" Tôi thấy Thanh có thể do non nớt nên đã lấy việc thích và không thích làm thước đo chung cho giá trị của tác phẩm văn học. Đây cũng là do lỗi của nhà trường. Việc thích hay không thích là quyền của mỗi người, với giá trị tác phẩm văn học cũng thế, có thể ở độ tuổi này em không thích nhưng ở độ tuổi khác có thể lại thích. Điều tôi quan tâm là em Thanh đã dũng cảm nói lên sự thật giảng dạy trong nhà trường hiện nay: giáo viên không tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ ý kiến, chỉ nói cái hay mà không nói cái dở của tác phẩm. Cách dạy văn khen một chiều đã không phát huy được sự sáng tạo và suy nghĩ độc lập của học sinh. Đây là căn bệnh phổ biến trong trường phổ thông hiện nay. Ngay cả đề thi “Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...” cũng hết sức khuôn sáo. Trong khi tác phẩm có rất nhiều cái đáng để nói như lòng dũng cảm yêu nước, lòng thương xót của đồng bào đối với những người đã hy sinh vì đất nước... thì đề bài không đề cập mà lại hỏi về “vẻ đẹp” - hết sức trừu tượng. Đằng sau bài viết của em Thanh, đằng sau sự mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình còn cho thấy sự bức xúc về cách giảng dạy giáo điều theo kiểu tư duy một chiều, kìm hãm sự sáng tạo. Đây là sự báo động không chỉ đối với ngành giáo dục mà toàn xã hội. |
18-05-2005, 12:04 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
khá khen choa bạn đoá, hình như dân VĐ thì phải, đã đám nói nên sự thật, 1 sự thật mà nhiều năm nay trong giới học sinh ai cũng biết, ai cũng nhận ra nhưng mà không phải ai cũng dám nói, vì biết nói với ai, ai dám nghe những câu nói ấy, chỉ có trong 1 cuộc thi như thế( vì không ảnh hưởng đến kết quả trên lớp, không dính đến hạn kiểm) mà HS mới dám viết như vậy. Có phần hơi quá là bạn ấy viết mà không lườngg trước mọi hậu quả. Đã có nhiều ý kiến tranh luận, và có những cuộc họp xung quanh bài viết này, nền giáo dục của VN chắc sẽ còn nhiều thay đổi nếu như có những người viết ra sự thật
------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
18-05-2005, 13:13 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Vớ vẩn thật, bọn báo chí nó khen "đáng giá" thì còn chấp nhận được, sao các em cũng vào "đáng giá" nốt thế này.
Bài văn của em PT này, thoạt tiên nhìn về tư tưởng, thì nó là một bài văn tốt, có tư tưởng tiến bộ, đáng khen. Tuy nhiên về sau, nhìn chung, đây là một bài văn tồi, viết rất trẻ con, chủ quan, cách viết như một đứa thiếu IQ nặng. Nguyên nhân chính của bài này, là do em ấy thiếu kiến thức, hiểu biết, cũng như tâm hồn khô cằn đến mức không thể cảm nhận được tác phẩm khi bị bất ngờ(hoặc do thầy cô em í dốt, cử đứa học sinh như thế này đi thi HSG). Nhưng từ đầu đến cuối, không thấy em ý thẳng thắn công nhận điều này, chỉ thấy ngồi nói về nền GD VN. Nếu cứ như em này, thì mấy đứa học dốt, mấy đứa vô giáo dục cũng chỉ do lỗi người khác, chả phải lỗi của nó lol ^^. Nền giáo dục của nước mình hiện nay, phải công nhận là không tốt. Không tốt cả về học sinh lẫn giáo viên. Lớp giáo viên thì có những giáo viên rất cá nhân, quá đề cao mình trong khi trình độ thực sự chưa đáng. Còn học sinh thì không cần nói, phần lớn (may là chỉ phần lớn thôi) là nhát, ỷ lại, chây lỳ coi lời thầy í cô là đúng, có thắc mắc cũng không dám cãi bao giờ. Cái này do nhiều lí do, do giáo viên, do đặc tính của người mình, do cơ sở vật chất, do sự nuôi dạy từ bé của gia đình, do thành tích... Giáo viên và học sinh như thế, hỏi sao nền giáo dục không như hôm nay? Hơi lạc đề về giáo dục rồi, bây giờ quay sang vấn đề em PT này. Thực chất bài này viết, do em PT không học từ trước => gặp bài này => không viết được. Từ chuyện đấy + tính trẻ con, PT đã viết ra một bài rất mang tính đổ tội, phiến diện, non trẻ. Càng viết càng thể hiện mình không đủ trình độ cũng như tài năng để viết và để học Văn. Học sinh như thế, liệu có thể khen được chăng? Một bài viết như vậy, chẳng lẽ lại là "đáng giá"? ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
18-05-2005, 14:00 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
đúng là con bé này viết hơi trẻ con nhưng những điều nó nói đâu phải kô đúng,việc dạy văn kiểu cá chép và khuôn mẫu đã gần như thành truyền thống trong việc dạy văn ở trường THCS,nó làm thui chột gần như hoàn toàn khả năng cũng như cảm hứng của hs,như ở cấp II cứ trước khi KT là các thầy cô cho hs 1 bài văn mẫu về học và chép nguyên văn lại,làm khác thì bị cho điểm kém,làm như vậy thì làm sao pt đc khả năng cảm thụ của hs
|
18-05-2005, 14:37 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Thực tế là như thế. Nhưng nếu nhìn sự việc ấy qua góc nhìn em PT, sẽ là sai lầm. Việc chép văn đem nộp, lấy điểm đẹp ở trường đúng là rất phổ biến. Nhưng không thể chỉ đổ do giáo dục. Ở đây, ngoài lỗi của giáo viên (bảo thủ, tự đề cao ý kiến mình...) còn là lỗi của chính học sinh Việt Nam mình, là do sự nhát, ỷ lại, chây lỳ như anh đã nói ở bài trên. Thầy cô đã có lỗi, học sinh lại chạy theo thành tích, thích điểm đẹp nên tình trạng học Văn mới như hiện nay. Đây là lỗi của cả 2, giáo viên không chịu thay đổi thì học sinh phải nhìn nhận nó thay vì đổ tội cho người này người khác và blah blah... Hỏi 10 người: nếu nêu ý kiến mà bị trù dập thì có nêu không, anh tin là 8 người sẽ bảo "không" và một chần chừ, hoạ may mới một người "có". Đấy là sự nhút nhát, cái này đã ăn sâu vào bản chất dân mình rồi. Muốn thay đổi cần thời gian, trình độ và quyết tâm. Tiếc thay, những người đủ các yếu tố ấy, thực sự còn quá ít.
Thế nên, theo anh, muốn đổi mới, thay vì phản ứng như em này, còn rất nhiều cách. đầu tiên cứ đổi mới mình đi đã ^^ ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
18-05-2005, 20:57 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
đổi mới mình và nhận vài con vịt và ngỗng vào sổ,rồi bị hs tb,em hỏi anh có ai dám chứ!Một chế độ giáo dục kiểu quân phiệt vậy thi có ai dám tự nêu quan điểm của mình,chính kiến của mình
theo em con bé này 1 phần quá bức xúc nên mới phải thốt ra như vậy |
18-05-2005, 23:19 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Đấy, vấn đề là ở đấy. Ngoài lỗi của giáo viên, còn là lỗi của học sinh VN mình. Đây không là coi trọng thành tích, sợ điểm xấu thì là gì? Tiên trách kỉ, hậu trách nhân.
Công nhận nền giáo dục của mình chưa tốt. Nhưng em PT kia cũng chả phải đáng khen gì. Càng ngày càng thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết + nhận thức, trẻ con cùng bản chất thật của mình. Tựu lại một chữ "dốt". Cứ đợi xem, mấy ngày nữa, bọn báo chí lại cho một bài "Những thiển cận của một học sinh thời nay" cho mà xem. ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
18-05-2005, 23:37 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
thêm bài nữa sau 2 bài trên,thể theo yêu cầu của anh Illi
'Sự rung cảm và sáng tạo của học sinh có nguy cơ bào mòn' Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã nhận xét như vậy trong cuộc trao đổi với VnExpress về sự kiện bài văn lạc đề của học sinh Nguyễn Phi Thanh đang gây xôn xao dư luận, và về thực trạng giảng dạy văn học trong nền giáo dục VN hiện nay. - Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về bài văn gây sốc của học sinh Nguyễn Phi Thanh. Là một người hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục và là một giáo sư văn học, ông có ý kiến gì? - Tôi đã đọc rất kỹ phần bài làm của học sinh Nguyễn Phi Thanh. Ấn tượng đầu tiên của tôi là em ấy rất dũng cảm, đã dám nói lên những điều nhức nhối nhất trong việc dạy và học văn trong nhà trường hiện nay. Gần 60 năm đi dạy và nghiên cứu văn học tôi chưa từng thấy một phản ứng mạnh mẽ tương tự nào như thế từ phía học sinh và nhất là lại trong một kỳ thi giỏi văn. Bài làm này gây sốc nhưng chẳng phải là bài văn lạ. Mặt tích cực, đáng khen nhất của "bài làm lạc đề" là đã xới lại một thực trạng vốn đã tồn đọng quá lâu trong nền giáo dục của chúng ta. - Từng là Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM, giáo sư thấy giáo dục văn học trong nhà trường của chúng ta hiện nay có gì không ổn? - Cách dạy giáo điều, giáo dục một chiều, dập khuôn theo giáo án, chương trình học nặng nề, chưa mang tính khoa học cao, phân bổ giáo trình chưa hợp lý là những vấn đề mà giáo dục chúng ta đang đối mặt. Riêng về dạy và học văn. Đáng lý ra nhà trường phải là nơi khơi dậy sức sáng tạo, khả năng cảm thụ văn chương trong mỗi học sinh nhưng hiện nay hình như kết quả mà chúng ta thu được hoàn toàn ngược lại. Dư luận phàn nàn: khả năng cảm thụ của học sinh ngày càng kém, năng lực đọc hiểu của giới trẻ ngày càng yếu, sức rung cảm của tâm và tinh thần sáng tạo có nguy cơ bị bào mòn. - Quả thật là quá xót xa khi một học sinh lại than không thể rung cảm và hiểu được bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc. Nhưng em đó không có lỗi. Người học phải luôn chủ động tìm tòi học hỏi cái hay cái đẹp của kiến thức, của văn chương là một lẽ rồi nhưng trách nhiệm chính và lớn nhất thuộc về những người đứng trên bục giảng và những người đưa ra những chính sách, chiến lược giáo dục. Dạy văn rất khó, dạy văn học cổ lại càng khó, dạy làm sao để học sinh hiểu và rung cảm thì khó vô cùng. Vấn đề vướng mắc của chúng ta hiện nay là dạy ngữ và dạy văn chưa tương xứng với nhau.Ví dụ như chúng ta bắt các em phải học thuộc lòng, phải phân tích những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm của các bậc tiền nhân nhưng bản thân các em chưa được học, được hiểu, chưa thấm nhuần được cái đẹp, cái tinh túy sâu xa của chữ Hán, chữ Nôm thì làm sao các em rung cảm được. - Từng tham gia ra đề thi văn cho học sinh các cấp lớp, đề thi học sinh giỏi, giáo sư thấy cách ra đề hiện nay như thế nào? - Thời tôi còn làm việc ở Bộ Giáo dục & Đào tạo, tôi có nhiều dịp tiếp xúc và trao đổi với Bộ trưởng Tạ Quang Bửu. Điều mà bộ trưởng quan tâm nhất là phải ra đề văn làm sao để các em nói đúng, nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm, suy nghĩ sáng tạo riêng của mình. Vai trò của người ra đề rất quan trọng, phải ra làm sao để cho người làm bài được tự do viết nhưng không phải muốn viết gì là viết. Cách ra đề các kỳ thi văn của chúng ta hiện nay còn khá khô cứng, những nhân vật và vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong đề thi thường trùng lặp nhau quá nhiều. Một mảnh đất dù tốt đến đâu cày xới mãi rồi cũng xơ cằn. Cứ một vấn đề, một tác giả mà trở đi trở lại mãi mà không đổi mới cách tiếp cận thì làm sao mà mang đến cho người học sự rung cảm mới mẻ, tinh tế được. Tôi nhớ thời tôi đi học có những đề bài rất hay, đọc vào là thấy háo hức muốn làm bài ngay, kiểu như: "Có người nói buổi chiều ngày thứ bảy mới thật sự là ngày chủ nhật, bạn có đồng ý hay không?". Ra đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời phải rèn cho học sinh óc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt. Cần tránh kiểu ra đề "suôn sẻ", dạng "thỏa hiệp", một chiều. - Có ý kiến cho rằng, đã qua rồi cái thời có những người tâm huyết với giảng dạy văn học, như nhà giáo Lê Trí Viễn giảng đến Kiều thì rơi nước mắt; nhà thơ, nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang say sưa giảng bài cho sinh viên... Giáo sư nghĩ gì về điều này? - Chúng ta không thiếu những nhà giáo dạy văn tâm huyết. Những người đã chấp nhận đi theo con đường giảng dạy văn chương thì phần lớn đã nuôi trong lòng tình yêu với văn chương rồi. Cái chúng ta thiếu là sự cương quyết, sự mạnh dạn, chúng ta dễ dàng "thỏa hiệp" với nhau, "cả nể" nhau dẫn đến bị phụ thuộc vào nhau. Giả sử một người thầy rất muốn giảm bớt chương trình, đổi mới cách dạy văn nhẹ nhàng hơn, linh động hơn thì lại không được vì thầy còn bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, vào số tiết dạy hay vào thành tích thi đua, chỉ tiêu đặt ra của trường, của ngành... - Theo giáo sư giáo dục văn học nói riêng và nền giáo dục nói chung cần phải làm gì để cải thiện triệt để tình hình hiện nay? - Thật ra, chúng ta đã và đang làm được những chuyển đổi lớn lao trong giáo dục nước nhà và xã hội đang rất quan tâm, chăm lo đầu tư cho giáo dục. Tôi tự tin là nền giáo dục của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Riêng về tình hình dạy và học văn. Để giải quyết cần nhất là đi từ cái gốc của vấn đề. Đừng hiểu lờ mờ mục đích của việc dạy văn và học văn. Khi chúng ta hiểu dạy và học văn để đậu được một kỳ thi, lấy được một tấm bằng cho xong thì sẽ dạy và học theo cách khác. Nhưng khi chúng ta hiểu dạy và học văn còn là dạy và học để làm người thì chúng ta sẽ có những con đường đi khác. Đừng để rồi có em lại than không hiểu nổi Kiều, không hiểu nổi Bình Ngô Đại Cáo thì nguy to. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai sinh năm 1919 tại Thanh Trì, Hà Nội. Từng là Tổng thư ký Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Hưng Yên (1947). Từ năm 1949 đến nay công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện là Giáo sư Văn học, Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM. Hiệu trưởng trường PTTH tư thục Trương Vĩnh Ký (TP HCM). |
19-05-2005, 12:28 | |
Manager
Join Date: 09-01-2004
Posts: 840
KL$:
556
Awarded 17 time(s) Sent 4 thank(s) Received 32 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2003-2006)
|
theo ý hiểu của tui thì phải chăng đây là 1 cách tự lăng xê bản thân của PT.1 cách gây sự chú ý đến độc đáo mà không phải học sinh nào cũng dám làm.
1 khi bài viết đó đã viết ra rồi thì mới có nhiều ý kiến đánh giá xung quanh vấn đề này , cho là 1 học sinh như thế là không được, nhưng thứ hỏi, nếu không có người viết ra bài viết trên thì có những ý kiến như thế không. Không phải là bênh vực bài viết của PT, nhưng em không đòng tình với ý kiến đánh giá của anh Illidan về nó. Công nhận là đây là 1 hành động được gọi là nông nổi, mang tính chất bộc phát, kô có động cơ sẵn của 1 học sinh, nhưng bạn ấy cũng không đáng bị nên án đến thế, Theo quan điểm của em đây được gọi là giải pháp tình thế khi không làm được bài+1 số ý tưởng điên rồ thoáng qua mà có 1 bài viết như thế. Vấn đề mà bài viết đề cập đến không phải là đề ra khó, hay lý do nào kách mà là nến GD của VN không phù hợp với học sinh,các ý kiến bình luận cũng không xoay quyanh vấn đề đề thi mà là vấn đề chất lượng gíao dục mà đặc biệt là môn Văn. 1 học sinh học giỏi văn mà cảm nhận như vậy về đề thi thì không biết 1 học sinh khối A sẽ nghĩ gì về cái đề ấy Nói chung là bất cập thì còn nhiều lắm, ngồi kể ra thì không hết được, chúng ta là dân đen, chỉ có thể biết tuân lệnh mà thôi. Đã chịu đựng được cái nền GD này trong suốt 11 năm rồi thì còn 1 năm nữa thì cố mà chịu nốt thôi, đợi đến khi nó thay đổi thì mình chắc cũng đã... ------------------------------ ........../''' ) Chi? .........,/¯../ Tay ........./..../ Lên ......../..../ Tro*`i .../´¯/'...'/´¯¯`·¸ Hâ.n ./'/.../..../...../¨¯\ Ðo*`i ('(...´...´.. ¯~/'...') Vô .\...................../ Ðô'i ..'\'...\........ _.·´ Giang Hồ Quy Ẩn |
19-05-2005, 12:38 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Anh bảo rồi mà. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Công nhận nền GD VN cũng vớ vẩn, nhưng mà học sinh mình cũng chán chẳng kém T_T
Mới lại anh công bằng mà. Cái gì của em í đáng khen thì anh khen, nhưng cái gì đáng chê thì không khen nổi. ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
19-05-2005, 14:31 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
hs vn chán?Chán ở chỗ nào vậy anh?Có chán cũng xuất phát từ chính nên GD chứ kô phải bản thân hs,chính nền GD đã làm mất đi sự năng động,sự ham tìm tòi,hiểu biết của hs
|
20-05-2005, 12:28 | ||
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Quote:
Học sinh mình, đầu tiên là nhát, tham thành tích. Không nhát, tham thành tích, thì việc trù dập hay điểm số có gì quan trọng đâu? Vấn đề là dân mình phần lớn trọng thành tích, nhìn điểm 9 10 trên một bản sao vẫn thấy khá hơn điểm 6 7 trên sự sáng tạo. Rồi từ nhát + thành tích dần chuyển sang chây ỳ, ỷ lại, coi lời thầy cô là luôn đúng. Như thế chẳng lẽ không chán? Trong nền GD như thế này, đáng lẽ học sinh mình phải cố gắng, nhưng... ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
|
20-05-2005, 14:46 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
em đồng ý với chị taime,mấy vấn đề này có nói nữa nói mãi cũng thế,trình độ của những người lãnh đạo nền GDVn hình như quá "khiêm tốn"
Như trong chữ viết cũng vậy,trước cải cách bắt phải viết chữ đứng,bi giờ lại bắt viết chữ nghiêng----->làm vậy là "cải" gì vậy? |
20-05-2005, 18:09 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
sozy!Tại viết nhầm cái topic,lẽ ra phải là "đáng giá" chứ kô phải "đánh giá"
Nhưng trong số hsvn có đứa nào dám thẳng thắn nêu ý kiến của mình đâu |
22-05-2005, 23:41 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
thì sự thật là như vậy!Đâu phải do cách nhìn hả bạn!Nền GDVN đã quá tệ hại,và là thế hệ đi sau,theo tui chúng ta phải cố gắng cải tạo nó tốt hơn
|
23-05-2005, 15:07 | |
Phá sản!
Join Date: 23-11-2003
Posts: 293
KL$:
35
Received 1 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2003-2006) Location: Hà Nội
|
Tôi đã đọc toàn bộ bài thi Văn của Phi Thanh.Tôi công nhận nó là một bài văn rất thẳng thắn.Tuy nhiên vó một số điểm trong bài đó làm tôi ko đồng ý
-Thứ nhất:Bạn ý đã nói là ".....chúng em ko thể hiểu được một cuộc chiến đã cách xa hàng thế kỉ..."(ý tứ đại loại là vậy) và bạn ý có nói là vi` sao hs hiện nay lại fải đọc các tphẩm về chiến tranh .Theo tôi ý nghĩ này là sai lầm.Bởi vì chúng ta sinh ra trong thời bình thi` chúng ta càng cần và thậm chí là có nghĩa vụ phải học ,phải hiểu về quá khứ đau thương của dân tộc,để hiểu giá trị của hoà bình. -Thứ haiT có nói là chúng ta ko nó nhưng tphẩm gây xúc động lòng ng` như là truyện "Chiếc lá cuối cùng " của O'Henry và có nói là vì sao học sinh vẫn phải học nhưng thứ cũ kĩ như là Thơ Mới.Thế còn "Truyện Kiều"?Tác phẩm ấy ra đời từ thế kỉ XVIII vậy mà sao ngay cả thế giới cũng vẫn và sẽ nâng niu trân trọng?Tôi nghĩ rằng có thể có điểm chúng ta thua phương tây nhưng điểm đó chắc chắn ko fải là VHOá |
23-05-2005, 17:47 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Bài văn đó hay?
Chịu khó đọc lại ý kiến của anh ở trang trước ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
23-05-2005, 18:36 | |
Phá sản!
Join Date: 16-03-2005
Posts: 326
KL$:
130
Awarded 1 time(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2004-2007) Location: York, UK
|
bài viết của PT có thể là kết quả của 1 sự bức xúc đã bị dồn nén quá lâu mà thui!Hình như kô còn gì để nói nữa thì phải?Nhờ mod lock topic!!!
|