07-05-2005, 22:30 | |
Welcome to KLnet
Join Date: 23-05-2004
Posts: 695
KL$:
195
Awarded 38 time(s) Sent 79 thank(s) Received 171 thank(s) School: Kim Lien Hs
Class: A (1990-1993) Location: Hanoj
|
Bạn này chịu khó nhỉ nhưng 2 truyện đều rất hay . Có điều truyện thứ 2 : có vẻ như không phải giọng văn của PT Vàng Anh ?
Dù sao cũng cảm ơn bạn vì đã post bài này ------------------------------ Tạp chí Thời trang và Phong cách sống dành cho giới trẻ: [Runway] Devilicious Mag - www.songtremag.com [Realway] Sống Trẻ Mag is going "Say Hi!" at September 2009 Warm welcome to www.facebook.com/songtre |
20-05-2005, 10:43 | |
|
Sau đây là một truyện ngắn nữa cũng tên là CON RUỒI của một tác giả người Nhật :
CON RUỒI ( Yokomitsu Riichi ) 1 Trạm xe mùa hạ vắng ngắt. Duy, trong một góc chuồng lờ mờ tối, một con ruồi mắt thô lố vướng phải mạng nhện, tung hai chân sau vùng vẫy phá lưới. Tòn ten một lúc, nó rơi ngọt như một hạt đậu. Con ruồi lại bò từ một cọng rơm dựng nghiêng, cong vì đầu dính cứt ngựa, lên đậu trên lưng con ngựa đã được tháo khỏi xe. 2 Con ngựa ngậm yên một cọng cỏ khô mắc trong răng cấm, đưa mắt tìm lão đánh xe lưng khòm. Lão đang ngồi đánh cờ trước tiệm bánh bao bên hông trạm. Lão đang thua luôn ba ván. - Thôi, đừng có nói lộn xộn, chơi thêm một ván nữa đi. Nắng lọt khỏi mái hiên, rọi lên cái lưng khòm của lão trông như một bọc hành lý tròn. 3 Một bà nhà quê hớt hải bước vào trong sân trạm. Tờ mờ sáng hôm nay được điện tín của đứa con làm trên tỉnh đang bị bệnh sắp chết, bà hối hả vượt ba dặm đường núi hãy còn đẫm ướt sương. - Chưa có xe sao? Bà ta thò mặt vào phòng lão đánh xe hỏi, nhưng không có ai trả lời. - Chưa có xe sao? Một cái cốc nằm ngã trên tấm tatami (1) xiêu vẹo, một dòng nước trà nhợt như màu rượu sake (2) rướng chảy nhẹ từ miệng cốc. Bà nhà quê quanh quất trong sân rồi qua bên hông tiệm bánh, lại hỏi. - Chưa có xe hả? - Xe vừa mới chạy đó. Bà chủ tiệm bánh trả lời. Bà nhà quê mếu máo nói, nước mắt chảy quanh. - Chạy rồi à, xe chạy mất hồi nào? Thật khổ quá, tới sớm hơn một chút nữa thì có kịp xe được rồi không. Hết xe rồi hở bà? Bà nhà quê vừa khóc vừa nói. Rồi bà bật khóc thành tiếng nhưng bà chẳng buồn lau nước mắt, cứ đứng xững một hồi giữa đường quanh xe trong sân trạm, rồi bỗng bươn bã cất bước về hướng tỉnh. - Có chuyến tới đó. Lão đánh xe, mắt vẫn không rời bàn cờ, nói vói. Bà nhà quê dừng bước quay ngay lại. Nhướng cặp lông mày đã bạc, bà ta hỏi. - Có xe thiệt hả? Xe chạy ngay hả? Thằng con tôi bệnh sắp chết, làm ơn giúp tôi lên trên tỉnh cho kịp. - Tấn mã tới đó à? - Mừng quá à. Đây lên tỉnh mất bao lâu hở bác? Chừng nào thì bác cho xe chạy? - Sắp có chuyến tới. Lão đánh xe nói thế rồi đập chốt tới. - Xe có chạy liền không? Từ đây lên đến tỉnh có mất hết ba tiếng không? Có mất đến ba tiếng không hở bác? Thằng con tôi sắp chết, làm ơn cho xe chạy giúp tôi lên cho kịp có được không? 4 Từ phía cuối cánh đồng đằng xa nhờ nhờ hơi đất, có tiếng giã đậu vọng lại. Một cậu trai và một cô gái đang bước gấp về hướng trạm xe. Cô gái chợt đưa tay đỡ bọc hành lý trên vai người con trai. - Để em mang. - Hả? - Nặng lắm mà. Người con trai vẫn im lặng, giữ vẻ nhẹ nhàng, nhưng mồ hôi trán nhể xuống mặn. Người con gái than - Không biết xe đã chạy mất rồi chưa. . Người con trai nheo mắt ngoái nhìn mặt trời qua bọc hành lý. - Trời nắng quá! Chắc là chưa. Hai người thôi nói chuyện. Có tiếng bò rống. - Nếu mọi người biết thì làm sao hở Anh? Người con gái nói, mặt như muốn khóc. Tiếng giã đậu từ xa vọng lại nghe như tiếng chân ai đuổi dồn. Người con gái thoát ngoái nhìn lại đàng sau, rồi đưa tay đỡ bọc hành lý trên vai người con trai. - Để em mang cho. Vai em hết đau rồi mà. Nhưng người con trai vẫn im lặng dấn bước đều, đột nhiên nói. - Nếu thiên hạ biết thì tụi mình trốn nữa. 5 Một đứa bé mút một ngón tay, còn một tay khác được mẹ dắt vào trong sân trạm. - Má, ngựa ngựa. - Ừ, ngựa ngựa Đứa bé vùng khỏi tay mẹ, chạy băng về phía chuồng, dừng lại cách chuồng khoảng hai bước, nó đứng nhìn con ngựa, dậm chân la "Ê, ê ". Con ngựa nghểnh đầu, vênh vênh tai. Đứa bé bắt chước nghiêng đầu, nhưng tai nó chẳng rung rinh. Rồi đứa bé nhăn mặt nhíu mày với con ngưạ, chốc chốc lại dậm chân la " Ê, ê". Con ngựa miệng hất hất cái cán thùng cỏ rồi hục đầu vào ăn. - Má, ngựa ngựa. - Ừ, ngựa ngựa. 6 - Thôi, quên mua guốc geta (3) cho thằng nhỏ mất rồi. Nó thích dưa hấu, thôi thì mua dưa cho nó vậy. Nó thích mà mình cũng thích, như thế thì được cả hai đàng. Một người đàn ông vừa lẩm bẩm vừa vào trong sân trạm. Ông ta đã bốn mươi ba. Bỏ công vật lộn với cái nghèo trong suốt bốn mươi ba năm trời, đêm hôm qua ông mới trúng một mối tằm đầu mùa được 800 Yen. Bây giờ trong bụng chỉ toàn chuyện toan tính cho tương lai. Thế mà mới hồi hôm khi đi tắm ở nhà tắm công cộng Sento (4), ông bị thiên hạ cười chế riễu vì ông cứ đem cả cái hầu bao đựng 800 Yen đi luôn vào trong phòng tắm, nhưng chuyện ấy thì ông cũng đã quên mất biến rồi. Bà nhà quê đang ngồi trên chiếc sàn trong trạm, nhỏm dậy đến bên cạnh người đàn ông. - Không biết chừng nào người ta mới cho xe chạy. Thằng nhỏ tôi bệnh sắp chết, không lên nhanh thì chắc không giáp được mặt nó.. - Thế thì không được. - Chắc là xe cũng sắp chạy. Mới hồi nãy ông ta nói là xe sắp chạy. - Thế thì ông ta còn đợi gì đấy. Cậu trai và cô gái bước vào sân trạm. Bà nhà quê lân la về phía hai người. - Hai cô cậu định đi xe phải không? Chắc không có xe đâu. Người con trai hỏi vặn. - Không có xe thật sao? Cô con gái hỏi gặn thêm. - Không có xe thật à? - Tôi đợi cả hai tiếng đồng hồ rồi mà chẳng có xe. Từ đây lên tới trên tỉnh cũng phải mất ba tiếng. Bây giờ đã mấy giờ rồi hả, thế này thì xe lên tới trên tỉnh thì cũng đứng bóng mất. - Ừ chắc cũng phải đứng bóng. Người đàn ông nhà quê nói xen. Bà nhà quê quay lại hỏi. - Ông có chắc vậy không? Giờ đó thì thằng con tôi chắc chết mất, ông có chắc là đứng bóng không? Bà ta nói vậy rồi lại sụt sịt khóc. Rồi bà vội qua ngay bên tiệm bánh. - Xe chưa chạy sao? Bác vẫn chưa chịu cho xe chạy sao? Lão đánh xe nằm ngửa lấy bàn cờ làm gối, đầu hướng về phía bà chủ tiệm đang rửa chiếc vỉ bánh. Lão vẫn nằm nguyên hỏi. - Nồi bánh chưa sôi sao hở bà? 7 Đến mấy giờì thì xe mới chịu chạy! Mấy người hành khách tụ tập trong sân đợi khô hết cả mồ hôi, nhưng không ai biết được mấy giờ thì xe mới chạy. Ví dù có ai biết thì chỉ không ngoài mấy chiếc bánh bao đang bắt đầu phồng lên trong nồi. Từ bao nhiêu năm tháng nay, trong suốt cả cuộc đời cô độc sống một mình của lão, lão chỉ có tuyệt mỗi một niềm an ủi lớn nhất là ngày nào cũng là người đầu tiên gắp được những chiếc bánh mới hấp xong, trước khi chưa một ai được đụng tay đến. 8 Đồng hồ trong trạm đổ mười tiếng. Nồi bánh bốc khói nghi ngút, nước réo trong nồi. Xạt, xạt, xạt, lão phu xe cắt cỏ cho ngựa ăn. Bên cạnh lão, con ngựa đang uống nước trữ bụng. Xạt, xạt, xạt. 9 Con ngựa đã được thắng vào xe. Bà nhà quê leo ngay lên ngồi trong xe, mắt đăm đăm về hướng tỉnh. Lão đánh xe lưng khòm nói. - Mời bạn hàng lên xe. Năm người hành khách ngó chừng bực thang nghiêng, lên ngồi chung với bà nhà quê. Lão đánh xe lưng khòm gắp mấy chiếc bánh nở no tròn như những lọn bông gòn bỏ vào trong bị, xong lão leo lên bục ngồi khòm lưng lại. Tiếng còi xe bóp bí bo. Tiếng roi đánh. Con ruồi mắt thô lố đậu trên đùm thịt thối dưới háng con ngựa, bỗng bay lên đậu nghỉ trên nóc xe. Nó ôn lại cảnh suýt chết trong mạng nhện, thân nó lắc lư theo xe. Chiếc xe ngựa dong ruổi dưới trời nắng gắt. Xe ra khỏi những hàng cây, chạy dọc theo những luống đậu, lắc lư trên con đường chạy giữa một bên là vườn trồng đay, một bên là những nương dâu rồi hút bóng trong khu rừng. Màu xanh của cây rừng rung rinh in ngược trong những giọt mồ hôi đọng trên trán con ngựa. 10 Trong xe người đàn ông huyên thuyên bắt chuyện với mọi người như đã hơn năm năm rồi mới tìm được tri kỷ. Chỉ riêng đứa bé một mình ôm cột xe, thao láo nhìn ra ngoài cánh đồng. - Má, lê lê. - Ừ, lê lê. Trên bục xe, cây roi ngựa nằm yên. Bà nhà quê chú ý nhìn giải thắt lưng buộc hầu bao của người đàn ông, cất tiếng hỏi. - Mấy giờ rồi hả? Đã mười hai giờ rồi chưa? Thế này thì phải đến xế mới lên tới trên tỉnh. Còi xe trên bục đã ngừng vang. Lão phu xe móc hết bánh trong bị ra, ngốn hết vô bao tử. Xong lão khòm lưng lại, ru dần vào giấc ngủ gật. Trong lúc đó con ruồi dương mắt thô lố, lặng ngắm những đồi lê hiện dần lên, nó nghiêng đầu nhìn vực dốc dựng đứng đang hứng nắng mặt trời giữa hạ, đất đỏ ửng, rồi nó cúi xuống nhìn dòng nước chảy siết vừa hiện ra. Và người ta nghe tiếng xe nghiến ọc ẹo, chạy lọc xọc gập gềnh trên con đường đèo, dốc cao lỏm chỏm gồ ghề. Ngoài con ruồi ra, hành khách không ai biết lão đánh xe đang ngủ gật. Con ruồi từ trên nóc xe, xà xuống mái tóc phân nửa đã bạc đang rũ xuống của lão, và đến đậu trên lưng con ngựa mướt mồ hôi, đưa vòi liếm láp. Chiếc xe lên đến đỉnh đèo. Con ngựa bắt đầu ôm khúc quanh hiện ra trước mạng che mắt. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, con ngựa không kịp nghĩ đến thân mình của chính nó với bề rộng của chiếc xe. Một bên bánh trật khỏi đường. Tức khắc con ngựa bị xe kéo khựng lại, hỏng vó. Chớp nhoáng con ruồi bay vút lên, cúi nhìn chiếc xe và bụng ngựa bật ngửa cùng rơi thỏng xuống vực. Người ta hét, con ngựa hí vang. Và trên triền sông lăn lóc người, ngựa, ván gẫy đè lên nhau không cử động. Hoàn toàn yên lặng. Chỉ có con ruồi sau khi được nghỉ cánh, bây giờ mặc sức vút lên cao, thật cao mất hút trong bầu trời xanh. Tokyo, Hino 11-2002 ( Dịch từ nguyên tác trong Iwanami Bunko do Iwanami Shoten ấn hành ) Chú thích (1) Tatami: Chiếu của Nhật Bản có cấu tạo 2 phẩn, phần lõi bên trong làm bằng rạ dầy khoảng 5 cm, ngoài mặt phủ một lớp chiếu mỏng như chiếu của ta, nhưng chỉ một màu nhạt, không dệt huê hòe như ta. Viền chiếu là một viền bố đơn giản một màu thật đậm, hay trang hoàng hoa văn sặc sở. Ngày xưa chỉ những người có quyền thế mới dùng được Tatami, đặt trên sàn nhà để làm chỗ ngồi. Đến thời đại Edo của Mạc phủ Tokugawa thì Tatami mới được phổ biến rộng rãi trong dân gian, được dùng để lót hết toàn bộ gian phòng như ta thấy ngày nay. (2) Sake: Rượu làm từ gạo trắng hấp nóng, trộn men xong để len men thành rượu. Nặng khoảng 14-16 độ. (3) Geta: Guốc gỗ có đai mắc vào giữa ngón chân cái và ngón chân chỉ. (4) Sento: Nhà tắm công cộng có bồn nước nóng khá rộng. Sau khi rửa sạch thân thể bên ngoài, người ta leo vào bồn nước ngồi chung nhau ngâm mình cho ấm toàn thân. |
05-10-2005, 14:49 | |
V.I.P
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.651
KL$:
556
Awarded 32 time(s) Sent 11 thank(s) Received 12 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008) Location: Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa :)
|
đóng góp 1 tản văn về thu HN nào............................
Em sinh ra trong những ngày mùa thu nên với em mùa thu là mùa đẹp nhất..Mùa mang đến những cảm xúc kỳ lạ Thu về trên Phố mang theo những cơn gió mùa đầu tiên. Đất trời dịu dàng hơn, và hẳn cũng sẽ làm chạnh lòng những tâm hồn đa cảm. Lang thang phố phường Hà Nội, gió heo may đã về, những chiếc áo cánh đã được khoác nhẹ nhàng lên phố, những hàng cây sấu bên đường đã xao xác lá, trải tấm thảm vàng gợi cảm trong khắc giao mùa ngọt ngào. Nhưng thu Hà Nội sẽ trở nên thiếu vắng nếu ta không nhắc tới hương hoa sữa. Vâng, đó là một điều vừa rất mơ hồ, nhưng lại thanh trong, tinh tế, lại gần gụi vô cùng mà nếu thiếu vắng đi điều đó thì dường như thu Hà Nội cũng ít quyến rũ hơn, ít làm nao lòng - cả với người ở gần và người đang xa Hà Nội... Có thể dễ dàng thưởng thức hương thơm ngọt ngào của hoa sữa trên khắp các nẻo đường của đất kinh kỳ Thăng Long, từ những tuyến phố mới như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng... đến những ngõ ngách thật sâu trong lòng phố cổ. Nhưng nhiều hơn, ấn tượng hơn cả là những phố trung tâm như phố Nguyễn Du, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... Thật không gì thú vị hơn là một đêm mùa thu, tản bộ trên phố Nguyễn Du, trong cái se se lạnh của heo may, tâm hồn ta cứ thảnh thơi mà quên hết những lấn chen, những ồn ào bụi phố. Thảnh thơi, hít căng lồng ngực cái mùi hương dịu dàng của hoa sữa. Để rồi biết đâu mỗi người lại tự tìm thấy cho mình một miền ký ức... Những ngày tháng mười, hoa sữa đang độ nở rộ, từng chùm nhỏ xinh xắn màu trắng sữa đang ướp lên những dãy phố dài, mà thu không phải là mùa dành cho các loại cây bên đường khác, một mùi hương nồng nàn, êm dịu. Loài hoa đã được nhiều người trên khắp mọi miền Tổ Quốc yêu thích, đem về trồng ở nơi quê nhà. Nhưng dáng xù xì, trầm mặc của những cây hoa sữa đã mấy chục năm tuổi trên khắp các nẻo phố Hà Nội thì chẳng phải nơi nào cũng có. Hương thơm dịu dàng của nó cũng vì thế mà thanh trong, mà riêng, mà trở thành cái hồn của phố. Và trong đậm sâu ký ức của mỗi người đi xa Hà Nội, từ bao giờ làn hương ấy đã trở thành miền xúc cảm bình yên không thể nào quên... Những cây hoa sữa có dáng đẹp, mùa về hoa nở đầy ăm ắp, lùm lùm trên những tầng gốc già nua, xù xì những mấu. Cả trên những tầng gốc cao nhất hoa cũng đang khoe mình đầy ấn tượng, thì thật không nhiều. Mọi người vẫn thường được chiêm ngưỡng những cây hoa như thế trên các đường phố Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bà Triệu... Nhưng có lẽ ít ai để ý đến một con phố nhỏ, nằm bình yên bên cạnh Nhà Thờ Lớn, có cái tên như một hoài niệm - phố Ấu Triệu. Nhịp sống ồn ã của đô thị nhiều khi đã cuốn em đi qua con phố ấy thật vội vã đến vô tình. Chỉ đến một ngày, sau khi kết thúc một tuần bộn bề công việc, em thèm được thư giãn với khí trời của đêm thu yên tĩnh, người bạn chở em đi dạo phố không theo lộ trình quen thuộc... Đêm không trăng... Những cây hoa sữa vẫn nhẹ nhàng dâng hương, đánh thức trong lòng người niềm tâm tư nhiều trắc ẩn. Trong bóng đêm, em không nhìn thấy rõ hình dáng cây và hoa bên góc phố khiêm nhường, nhưng em chắc gốc hoa này hẳn là to lắm vì hương thơm của nó bay xa đến tận cuối phố Lý Quốc Sư và lan toả ra mãi... Bây giờ em đã qua con phố ấy thường xuyên hơn, trong thâm tâm vẫn tự nhủ một điều, dưới ánh trăng thu hẳn hoa sẽ còn gợi cảm hơn nhiều lần như thế! Và em vẫn đợi chờ ------------------------------ Ta sẽ nhắn ngàn lau phơ phất trắng
Khe khẽ giùm kẻo gió cuốn em đi |
06-10-2005, 17:53 | |
V.I.P
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.651
KL$:
556
Awarded 32 time(s) Sent 11 thank(s) Received 12 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008) Location: Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa :)
|
Anh Chàng Có Bộ Mặt Hề
Từ nhỏ đến bây giờ tôi vẫn thích xem những bộ phim của vua hề Charlot, dù là phim đen trắng. Tôi đã học được ở ông cách “tếu tếu” nghiêm trang khi viết truyện. Chỉ tiếc một điều tôi chưa học được cách im lặng mà vẫn khiến người ta bật cười như trong những bộ phim câm của ông. Truyện của tôi còn nhiều đối thoại, còn “nói” quá nhiều . Đấy là một khuyết điểm tôi chưa sửa chữa được. * * * Tôi đang cắm cúi đánh máy bảng kết toán cuối năm để trình giám đốc ký. Chợt có tiếng cười vang của các bạn trong phòng, khiến tôi phải ngẩng mặt nhìn lên. Một thanh niên lạ mặt đứng ngơ ngác ở giữa phòng, tay đang mân mê chiếc mũ nỉ màu nâu đỏ. Khuôn mặt anh có vẻ gì đó tếu tếu khó diễn tả. Bộ râu mép của anh đã cạo sạch, vẫn nổi lên một vệt đen ở dưới mũi trông như râu vua hề Sạclô . Có lẽ thấy tôi nghiêm mặt không cười (tôi vẫn mang tiếng là "bà cụ non"), anh rụt rè bước đến hỏi: - Xin lỗi, đây có phải là phòng kế toán tổng hợp? - Đúng vậy ạ. Tôi chưa kịp mở miệng, ba cô bạn đã đồng thanh trả lời rồi cười vang. Bây giờ tôi mới biết họ cười vì anh đi hai chân "chàng hảng" chữ bát. Tôi hỏi: - Anh cần gặp ai ? - Tôi muốn gặp trưởng phòng. Anh móc túi đưa tôi giấy quyết định bổ nhiệm có chữ ký của giám đốc. Tên anh là Lê Hữu Nghiêm. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử. Chức vụ: Phó phòng kế toán. Chị trưởng phòng của chúng tôi đi vắng. Tôi mời anh đến ngồi đợi ở chiếc bàn của chị. Tôi vẫy tay gọi cô bạn đến cuối phòng, nói nhỏ: - Phó phòng của tụi mình đó. Lan trợn mắt hỏi: - Mi định "hù" tụi tao hả? Tôi lắc đầu . Nguyệt hỏi: - Chắc anh ta thuộc loại COCC (*) gốc bự, chứ tướng đó xin vào làm nhân viên hợp đồng giám đốc cũng không nhận. - Đừng coi thường. - Tôi nói - Ông ấy tốt nghiệp kỹ sư điện tử đó. Hương bĩu môi: - Bằng "dỏm". Tao nghĩ ông ấy đã tốt nghiệp lớp diễn viên hề. Ba cô bạn lại che miệng cười khúc khích rồi nhỏ to nói chuyện. Tôi trở về bàn ngồi đánh máy tiếp. Thỉnh thoảng nhìn lên, tôi thấy anh vẫn ngồi im như pho tượng ở bàn trưởng phòng. Anh ngồi rất nghiêm trang nhưng trông cũng buồn cười . Một lúc sau, chị Tâm, trưởng phòng đi công tác về. Ba cô bạn vội ngồi vào bàn chăm chỉ làm việc. Hai người trao đổi với nhau điều gì đó, rồi chị Tâm gọi chúng tôi đến giới thiệu với anh chàng có bộ mặt hề. Anh đứng dậy, lễ phép cúi chào từng người khiến ba cô bạn của tôi lại được dịp cười . Chị Tâm nói: - Các em hãy làm quen với anh Nghiêm, phó phòng của chúng ta . Anh tuy biên chế ở phòng, nhưng lại làm việc bên giám đốc. Anh coi máy vi tính của xí nghiệp. Thôi các em về chỗ làm việc. Chị đưa anh Nghiêm đi giới thiệu với các phòng ban khác. Đúng như lời chị Tâm nói . Hằng ngày anh Nghiêm chỉ tạt qua phòng một chút, để chị Tâm thấy mặt chấm công. Sau đó, anh đi đâu mất. Có lần tôi lên phòng giám đốc để trình lý báo cáo sử dụng vật tư trong tháng nhưng không gặp ông. Tôi ngó qua phòng bên cạnh để tìm ông. Trong căn phòng lắp kính, chạy máy lạnh, anh Nghiêm đang ngồi trước một dàn máy có màn hình nổi lên những con số như tivi . Tôi tò mò đứng xem. Anh Nghiêm thấy tôi, vội chạy ra mở cửa, mời vào . - Tuyết muốn hỏi chuyện gì? - Cái máy này là "bộ óc" của xí nghiệp phải không anh? - Đúng vậy . Tuyết thắc mắc điều gì nó sẽ giải đáp ngay . Tôi cười nói, tôi muốn biết tại sao lương của tôi thấp quá vậy ? Anh Nghiêm hỏi tôi vào làm ở xí nghiệp được bao lâu, bậc lương mấy . Anh ngồi xuống máy nhấn nút, những con số hiện ra . Anh trả lời tại cơ chế quan liêu bao cấp cần tinh giảm biên chế mới được hưởng lương cao . Tôi nói như vậy chẳng cần máy tính tôi cũng biết, và để trêu anh, tôi hỏi: - Về chuyện tình yêu, máy có giải đáp được không? - Được chứ. Nếu Tuyết cung cấp đầy đủ dữ kiện về người Tuyết yêu, tôi sẽ cho biết chính xác lương hai người cộng lại đủ nuôi dưỡng tình yêu trong bao lâu . Không biết anh nói đùa hay thật, tôi bỏ đi về phòng. Tôi kể cho ba cô bạn nghe về sự kỳ lạ của máy vi tính. Lan cười nói: - Được rồi, tao sẽ nhờ ông ấy dùng máy vi tính tìm giúp tao một người chồng đúng "kích cỡ". Chiều đó, khi ra về tôi thấy anh Nghiêm đứng lóng ngóng đợi ai ở góc đường. Tôi vừa đi ngang, anh nói: - Tôi muốn thông báo với Tuyết, tôi đã tìm ra người yêu của Tuyết. Tôi chưng hửng: - Ai vậy ? - Qua máy vi tính tôi được biết lương của tôi cộng với lương của Tuyết đủ nuôi dưỡng tình yêu trong một tháng. Tôi phì cười vì anh chàng "mát" này . Nhưng không hiểu sao vẫn nhận lời đi uống nước với anh. Tôi ngượng đỏ mặt khi đi bên anh vào quán đông người . Có người tế nhị che miệng cười nhưng cũng có người cười hô hố nói: - Vua hề Sạclô tái xuất giang hồ. Người ta thường nghĩ vượt qua những giọt nước mắt thật khó khăn, nhưng tôi lại nghĩ vượt qua những nụ cười diễu cợt còn khó khăn hơn. Người ta rất dễ yêu mến một anh hề trên sân khấu, nhưng một anh hề ngoài đời lại bị diễu cợt. Phải chăng vì đời sống đã có quá nhiều trò hề, nên người ta chán một anh chàng có bộ mặt hề? Bây giờ tôi mới hiểu và thông cảm với anh Nghiêm. Anh đã phải chịu đựng nhiều vì bộ mặt hề của mình. Anh cho biết năm nay anh 38 tuổi, vẫn chưa lập gia đình. Vì cô nào nghe anh tỏ tình cũng phì cười, cho anh nói giễu chơi . Người ta khó mà tin được lời nói đứng đắn ở một bộ mặt hề. Tôi nói: - Anh hãy thay đổi cách diễn tả để họ không buồn cười, như viết thư chẳng hạn. - Không phải tại cách diễn tả mà tại quan niệm của tôi về tình yêu . Tôi nghĩ yêu nhau không phải là ngồi dựa lưng vào nhau rồi bốn mắt nhìn về bốn hướng. Yêu nhau là nhìn thẳng vào mắt nhau để giúp nhau lấy những hạt bụi trong mắt. Thú thật, tôi đã phải bậm chặt môi để khỏi bật cười . Không biết có phải máy vi tính đã giúp anh có quan niệm đó? Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã quyết định nhận lễ hỏi của anh Nghiêm. Mặc cho ba cô bạn cùng phòng khuyên ngăn. Lan nói: - Nhìn bộ mặt ông ấy mà mi tin ông ấy nói thật à? Ông ấy giễu mi đó. Hương nói: - Trên đời này chỉ có tình yêu đứng đắn chứ làm chi có "tình hề". Nguyệt nói: - Hay mi "yêu" chức phó phòng? Tôi đều lắc đầu không trả lời . Con tim có lý lẽ của nó mà tôi không giải thích được. Nhưng anh Nghiêm hỏi tôi, tại sao không từ chối tình yêu của anh. Tôi nói: - Anh có bộ mặt "hề". Em có bộ mặt "bà cụ non". Chúng ta sẽ bổ sung cho nhau . Con cái chúng ta vừa giống cha vừa giống mẹ, chúng sẽ có bộ mặt bình thường. Anh Nghiêm xiết chặt tay tôi, sung sướng mỉm cười . Lần đầu tiên tôi thấy anh cười . Nụ cười trông thật thảm thương. Tôi thầm nghĩ thà anh đừng cười, như vậy còn hay hơn. (*) COCC = con ông cháu cha Đoàn Thạch Biền ------------------------------ Ta sẽ nhắn ngàn lau phơ phất trắng
Khe khẽ giùm kẻo gió cuốn em đi |
06-10-2005, 17:54 | |
V.I.P
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.651
KL$:
556
Awarded 32 time(s) Sent 11 thank(s) Received 12 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008) Location: Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa :)
|
Ðiều Ước
Giờ ra chơi, tôi và lũ bạn tán gẫu với nhau xem: nếu có một điều ước thì sẽ làm gì. Nhỏ Giang ước thi đậu vào năm tới. Nhỏ Lan ước mẹ nó mau hết bệnh. Trân lớp trưởng thì tham lam hơn, nói bô bô trước lớp: - Tớ ước tớ sẽ có thêm một triệu điều ước nữa ! Cả lũ bật cười, chê nhỏ Trân có mơ ước cũ rích. Cái kiểu câu “Ước một ra mười” chẳng có gì mới lạ cả. Nhóm bạn quay sang hỏi tôi, tôi tỉnh queo “Tớ sẽ ước được trở về quá khứ, lúc đó tớ có thể tránh không phạm lỗi lầm nữa”. Tôi vừa dứt lời, bọn bạn đã vỗ tay bôm bốp. Mặc cho chuông vào lớp reo vang, nhỏ Trân cứ luôn miệng khen “Hay ! Hay! Tớ tuyên bố điều ước của cậu hay nhất!”. Đêm trăng sáng, tôi ngồi bên cạnh ông nội ngắm trăng. Nhớ lại những điều ước mấy ngày trước, tôi hỏi ông: - Ông ơi ! Nếu như ông có một điều ước, ông sẽ ước gì ạ ! Ông nhìn tôi, mỉm cười: - Thế cháu sẽ ước gì nào? Không chần chừ, tôi kể cho ông chuyện về những điều ước của nhóm bạn. Nghe xong ông chậm rãi nói: - Nếu có một điều ước, ông sẽ ước mọi người trên thế gian này đều có một điều ước như ông. Nhưng trên thực tế điều ước của ông đã được hiện thức, đó là tất cả những gì mà ông đã làm cháu ạ ! Tôi im lặng, ngước nhìn lên bầu trời sáng trăng. Bất giác, tôi hiểu được lời ông nói “ Điều ước hay nhất là điều ước mà ta có thể thực hiện được.” ------------------------------ Ta sẽ nhắn ngàn lau phơ phất trắng
Khe khẽ giùm kẻo gió cuốn em đi |
06-10-2005, 17:54 | |
V.I.P
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.651
KL$:
556
Awarded 32 time(s) Sent 11 thank(s) Received 12 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008) Location: Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa :)
|
Ứ ư ừ ứ ư...
Bạn bè năm sáu đứa vây quanh tôi. Ðứa vén tóc, đứa cài khuy áo, đứa xỏ găng tay... Thậm chí nhỏ Tuyết nổi tiếng “kẹo bạch nha” mà còn hứng chí xách nguyên “bộ đồ phụ tùng” gia bảo của nó đến để trang điểm cho tôi. Nhà nhỏ Tuyết là tiệm trang điểm cô dâu mà. Tôi thực sự cảm động khi thấy Tuyết chăm chút cho tôi rất kỹ lưỡng với đầy đủ các thao tác: “bôi, trét, quét, xoa...” - Nói thiệt với mi nha Hạc, từ trước đến nay chưa có cô dâu nào được tao chiếu cố bằng mi đâu! Tôi bẹo má Tuyết: - Cám ơn và... yên chí ! Lần sau có làm cô dâu tao cũng sẽ nhờ mi! - Thiệt không? Tính lẹ đi! Cô Tuyến thò đầu vào cửa phòng: - Chú rể đâu rồi? À... đây, chà “đẹp chai” ác! Hạc xong chưa? Lẹ lên! Ðến phiên rồi... Tôi nhìn vào góc phòng và bắt gặp Khánh cũng đang... nhìn trộm tôi. Chú rể đấy! Khác với mọi ngày: sơ mi trắng, quần tây. Hôm nay Khánh “diện” áo thụng, khăn đóng cùng màu xanh in chữ thọ. Trong bộ đồ “mô đen” của năm “một-ngàn-mấy-trăm-về-trước” trông Khánh có vẻ ngượng nghịu, lúng túng thấy rõ, không còn là anh chàng Khánh lém lỉnh của mọi ngày. Tôi thì khác, mọi ngày tôi vẫn mặc áo dài trắng đi học, hôm nay đổi áo dài trắng sang áo gấm đỏ. Thường khi tôi vẫn đội mũ, giờ “đóng” lên đầu cái khăn viền rây. Mọi bữa tôi xỏ guốc, chừ “chơi” đôi hài. Nghe vẫn quen... Khi người xướng ngôn viên trịnh trọng tuyên bố: “Sau đây là tiết mục hoạt cảnh Lý ngựa ô do lớp 12A4 trình diễn” thì tôi... run! Cô Tuyến dặn dò lần cuối: - Bình tĩnh! Nhớ các động tác nghe Hạc! Ừ, thì... nhớ! Bắt đầu - kéo màn: Khớp con ngựa ô – Giơ chân phải lên, quay cổ chân đủ ba vòng rồi bước tới - Ngựa ô anh khớp – Giơ chân trái lên, “huơ” đủ ba vòng rồi... đặt xuống! Vậy thôi, và cứ thế. Hoạt cảnh chứ đâu phải múa! - Ú ư ừ ứ ư: liếc chú rể rồi.. cười! Dễ ợt, những động tác ấy tôi thực hiện vượt mức yêu cầu. Hai chiếc lọng có tán tua rua do hai “lính lệ” cầm che cho cô dâu, chú rể. Theo sau là một bầu đoàn thê tử “ăn theo”, thể hiện đâỳ đủ cảnh “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Chú rể dĩ nhiên cũng phải “huơ huơ” cẳng theo làn điệu dân ca làm mâm cau trầu đang ôm trước bụng cũng “huơ huơ” nẩy lửa. Lễ gia tiên. Cô dâu chú rể quỳ lạy trước bàn thờ và cầm tay nhau nói lên sự ưng thuận của đôi bên trước vong linh tổ tiên. Bái nhang xong, dĩ nhiên là Khánh nói trước. Không ngờ Khánh đã lấy lại cái lém lỉnh thường ngày nên “coi xoàng” luôn bài bản của đạo diễn. Tôi cứng người khi nghe hắn nói: - Hạc ạ! Anh mong rằng em cũng sẽ làm cô dâu để anh làm chú rể trong thực tế ngoài đời. Giận đẽ sợ! Giá không phải đang ở trên sân khấu thì tôi đã “huơ huơ” cẳng để... đạp cho hắn một cái. Ðây chỉ là một tiết mục văn nghệ trong buổi liên hoan tất niên của trường. Khánh và tôi được chọn làm nhân vật chính chẳng qua do cái bề ngoài “Bô-ê-Ben”. Ở trong lớp, tôi vốn có tiếng là “con nhỏ khó chơi”. Tôi sẵn sàng đốp chát, nện lại những tên con trai ưa chọc ghẹo. Vậy mà, giờ đây Khánh dám... giỡn mặt. Ðến lượt tôi, đáng lẽ phải cầm tay Khánh, tôi bèn “cầm nhầm” ngay mạng mỡ của hắn để “vặn... suyệc-vôn-tơ” đúng năm nấc theo nhịp “ứ ư ừ ứ ư” trong bài hát. Khánh oằn người chịu đau, không dám rên một tiếng làm nhỏ Tuyết đang sắm vai bà già cứ bụm miệng cười rúc rích. Khớp con ngựa ngựa ô... đám rước đi xuống khỏi sân khấu, chú rể mâm cau, cô dâu chai rượu đi mời lần lượt từng quang khách. Thầy hiệu trưởng cười rung cả mớ tóc bạc, luôn mồm: “Khá lắm! Khá lắm... Có dậy chớ” - Mời trầu rượu xong lại tiếp tục co cẳng đi... cà nhắc vào hậu trường. Khánh cởi áo ngay trước mặt tôi. Lịch sự có thừa – Tôi thầm nghĩ nhưng vội trố mắt ngó hắn đang đứng trước gương vừa mân mê vừa... chiêm ngưỡng cái “núm” suyệc-vôn-tơ màu... tím nơi mạng mỡ... - Hạc “ác” ghê! Kệ hắn, tôi ghé tai nhỏ Tuyết thầm thì: - Tao vặn đúng năm tấc: Ứ ư ừ ứ ư... Nhỏ Tuyết bò lăn ra nền nhà cười đến chảy nước mắt. Khánh “quê” quá, lỉnh mất. Tiếng cười của chúng tôi chìm lỉm giữa muôn ngàn âm thanh huyên náo. Tiếng rộn rã ngoài sân trường. Giọng một tên con trai nào đó đang lè nhè đọc sớ táo quân trên loa phóng thanh ngoài sân khấu... Cô Tuyến ập vào hậu trường với nét hoảng hốt còn đọng tên khuôn mặt: - Em có sao không Hạc? Tôi ngơ ngác: - Có gì vậy cô? - Trời đất! Vậy mà thằng Khánh chạy lên báo với Ban giám hiệu là em bị xỉu rồi lên cơn động kinh, đang... co giật trong hậu trường. Nhỏ Tuyết lại được dịp cười lăn. Cú “đá giò lái” của Khánh kể ra cũng thâm hậu bởi theo cô Tuyến thì thầy hiệu trưởng đang cuống cuồng điều xe để chở tôi đi cấp cứu. Giỡn mặt với... bố già kiểu này, tôi sợ Khánh sẽ bị kỷ luật (...ơ mà hắn vừa “khều nhẹ” tôi. Việc gì tôi phải lo cho hắn nhỉ?!). Tự nhiên tôi bật hát như bị... “chập điện”: "...Anh khớp ta hẹn nhau... Ứ ư ừ ư ứ ư. Ði qua suối đợi – Trở lại đồi mơ... Ứ ư ừ ứ ư..." Hà Ðình Nguyên ------------------------------ Ta sẽ nhắn ngàn lau phơ phất trắng
Khe khẽ giùm kẻo gió cuốn em đi |
06-10-2005, 17:55 | |
V.I.P
Join Date: 10-09-2005
Posts: 1.651
KL$:
556
Awarded 32 time(s) Sent 11 thank(s) Received 12 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A14 (2005-2008) Location: Một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa :)
|
Bà Nội
Cũng như bao đứa trẻ khác cùng làng, tôi lớn lên với hương lúa chín của làng quê nhỏ bé miền trung du. Tuổi thơ của tôi là bà nội, là những bông hoa gạo rực lửa đốt cháy cả dòng sông lạnh ngắt. Những đêm đông, tôi thiếp đi trong hương trầu thơm nồng, trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa bà kể. Những tối hè nằm trên chiếc chõng tre, tiếng ru của bà cùng tiếng gió từ chiếc quạt nan đưa tôi vào giấc ngủ. Tất cả cứ thế bình lặng và yên ả trôi theo tiếng thở của thời gian. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong trí óc non nớt của tôi, bà là tất cả. Tôi không có mẹ - hay nói đúng hơn - mẹ đã ra khỏi cuộc đời tôi từ khi tôi mới là đứa bé hai tuổi. Còn cha – tôi chỉ nhớ đó là người đàn ông dong dỏng cao. Mỗi khi tết đến, người đàn ông đó lại về thăm bà và tôi, đi cùng một người đàn bà và hai đứa trẻ. Mọi người bảo đấy là cha và dì của tôi. Nhưng thường thì tôi chẳng quan tâm lắm đến họ, tôi chỉ thích chơi với hai đứa bé thôi. Đứa bé gái mặc chiếc váy trắng viền đăng ten - chiếc váy mà cả trong giấc mơ, tôi cũng chưa bao giờ mơ được mặc. Thằng con trai mặc áo trắng bỏ thùng. Lúc ấy trong đôi mắt của tôi, chúng là thiên thần, còn tôi chỉ là một con nhóc xấu xí. Hơn thế chúng lại có rất nhiều kẹo. Những chiếc kẹo xanh đỏ thật hấp dẫn khác hẳn với thanh chè lam bà thường cho tôi ăn. Thế nhưng tôi chỉ dám đứng nhìn mà thôi. Tôi không dám xin vì chúng như hoàng tử với công chúa, còn tôi chỉ là người hầu hạ mà người hầu thì chẳng bao giờ được ăn kẹo cùng hoàng tử, công chúa cả. Những lúc ấy, bà thường gọi tôi vào bếp, dúi cho một thứ gì đó như nắm xôi hay quả ổi rồi bà bảo: “Ăn kẹo vào là đau bụng đấy”. Chỉ cần bà nói thế là tôi đã chẳng còn thích những chiếc kẹo ấy nữa, nhưng tôi vẫn luôn có những câu thắc mắc “chẳng hiểu sao hai đứa kia ăn nhiều kẹo thế mà không đau bụng”. Và cuối cùng thì tôi cũng tìm được câu trả lời và cứ thế ngốc nghếch tin rằng mình đúng “chắc ông thần kẹo chẳng thích mình”. Theo thời gian trôi, tôi không còn là đứa bé chỉ biết quẩn quanh bên chân bà nữa. Tôi đã đến tuổi đi học. Ngày đầu tiên được cắp sách đến trường quả là một ngày vô cùng trọng đại đối với tôi. Sáng hôm ấy, bà gọi tôi dậy từ sớm. mặc cho tôi bộ quần áo đẹp nhất rồi bà đưa tôi đến trường. Có lẽ lúc ấy tôi đã nín thở để chặn sự hồi hộp đang òa vỡ trong lòng. Tôi se sẽ nắm lấy tay bà – bàn tay nhỏ bé nằm gọn trong bàn tay với những đường gân xanh nổi lên làn da nhăn nheo - khẽ khàng từng bước đi theo bà. Đến trước cổng trường tôi ngơ ngác trước sự tưng bừng, náo nhiệt mà tôi chỉ thấy vào những ngày lễ hội. Bọn bạn tôi đứa nào cũng được bố mẹ dắt đến, chúng ăn mặc đẹp và vui cười hớn hở. Tự nhiên tôi cảm thấy mình buồn lạ lùng khi hôm nay bố không đi cùng tôi. Tôi lặng lẽ nấp sau lưng bà - chẳng hiểu sao tôi muốn bỏ về quá. Và hình như bà cũng nhận thấy sự thay đổi của tôi nên bà cúi xuống cài lại cúc áo cho tôi, rồi bà bảo: - Bà biết cháu buồn nhưng cháu không thích bà đi cùng hay sao? - Không, cháu thích đi với bà lắm nhưng nhìn thấy bố mẹ chúng nó thì cháu nhớ bố cháu thôi. Bà cười rồi bà đẩy tôi lên phía trước: - Hãy dũng cảm lên cháu của bà. - Tan học, tôi là người chạy ra khỏi lớp đầu tiên. Tôi muốn viết cho bà xem chữ “O” đi liền với câu nói quen thuộc của bà “O tròn như quả trứng gà” và thật ngạc nhiên khi tôi thấy bà đang ngồi dưới gốc cây đa, tay bà cầm chiếc nón phe phẩy quạt. Bà đến đón tôi. Tôi nhón chân nhẹ nhàng vòng ra sau lưng bà rồi ghé mặt thơm môi một cái rõ to. Bà giật mình nhìn tôi rồi bà cười: - Cha cô, định trêu bà hả? Nhanh thật là nhanh, thế là đã 9 năm trôi qua từ sau buổi học đầu tiên đáng ghi nhớ ấy. Bây giờ tôi đã là nữ sinh lớp 9 – tôi đã lớn – không còn buồn vì không có bố đưa đi học như ngày xưa. Thế nhưng với bà, tôi vẫn luôn là con bé chíp hôi như ngày nào. Còn với tôi, bà là tất cả những gì mà tôi có. Bà là bà tiên ban phép lành trong câu chuyện cổ tích. Cha mẹ và dì chỉ còn là những cái bóng rất mờ nhạt trong tiềm thức tôi. Cũng có đôi lần bà hỏi “Cháu có nhớ mẹ không?”. Lầo nào tôi cũng dựa vào lưng bà rồi khẽ lắc đầu "Cháu có bà rồi, cháu chẳng cần mẹ nữa, nhưng mẹ cháu là ai hả bà?". Bà ôm tôi vào lòng, bà cười nhưng giọng nói của bà lại nghẹo ngào. Dường như chúng vương cả vị mặn của nước mắt: “Cháu tôi tội quá!”, Và bà chỉ nói một câu duy nhất ấy thôi, chẳng bao giờ bà trả lời câu hỏi của tôi cả. Tôi cũng chẳng thắc mắc nhiều về mẹ. Đối với tôi, từ “mẹ” sao quá mơ hồ, như một điều không có thực trên đời, lại cao xa. Tôi luôn luôn được nghe người khác gọi mẹ, nhưng có lẽ cả cuộc đời không bao giờ tôi được thốt ra lời gọi mẹ ngọt ngào âu yếm ấy. Vì thế, tôi bằng lòng với tất cả những gì tôi hiện có. Tôi cần bà và tôi đã có bà, vậy là đủ. … Cầm sắc đỏ hoa gạo, tôi đặt lên mộ bà. Hôm nay tôi đến chào tạm biệt bà vì ngày mai tôi sẽ ra thành phố ở cùng bố và dì. Thế là bà xa tôi gần hai tháng rồi, nhưng tôi vẫn không thể nào quen được với sự thật. Tôi luôn nghĩ rằng bà đi đâu đấy rồi một lát nữa bà sẽ về. Những lần đi học chẳng ai nhắc tôi đội mũ, mang áo mưa và đi học cùng tôi, bởi thật đơn giản: bà đã mãi mãi đi xa chỉ vì một căn bệnh rất đỗi kỳ quặc - bệnh tuổi già. Ngày bà mất, tôi chẳng còn biểt mình đã nghĩ gì, làm những gì, nhưng duy nhất một điều mà tôi biết là tâm hồn tôi trống vắng, hoang vu. Mất bà cũng gần như tôi đã mất tất cả. Tôi lặng lẽ ngồi bên mộ bà mặc cho làn gió khẽ mơn trớn lam tung bay mái tóc rối. Mái tóc mà ngày trước mỗi lần gội xong, bà lại chải cho tôi “Tóc cháu bà đẹp lắm, nhưng phải chăm gội bồ kết đấy nhé”. Thế mà ngày mai tôi đã phải xa bà rồi, phải xa miền quê nhỏ bé mà tôi đã gắn bó, miền quê đã ban tặng cho tôi một người bà, tôi đã qua những tháng năm ngây thơ chạy nhảy chẳng biết phải chịu đựng những ánh mắt không mấy thiện cảm của dì và tiếng thở dài của cha, nhưng chắc chắn tôi sẽ vượt qua được tất cả vì bà luôn ở bên tôi. Bà sẽ giúp đỡ tôi, bà sẽ truyền cho tôi nghị lực để tôi vững bước bởi vì trong trái tim tôi – bà là tất cả. Mặt trời đang từ từ xuống sau dãy núi phía xa. Từng ánh nắng vàng đục vương len mộ bà cứ nhạt dần, nhạt dần rồi mất hẳn. Mùi nhang thoảng bay trong gió làm sống mũi tôi cay cay. Hoàng hôn bao trùm mọi cảnh vật, tất cả thật yên ắng, chỉ còn lại khúc đồng ca xào xạc của rừng lau. Một ngày đã trôi qua. Lê Xuân Hoa ------------------------------ Ta sẽ nhắn ngàn lau phơ phất trắng
Khe khẽ giùm kẻo gió cuốn em đi |
18-12-2009, 09:50 | |
God Member
Join Date: 07-09-2009
Posts: 618
KL$ (TOP! 21):
5.040
Awarded 18 time(s) Sent 14 thank(s) Received 29 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A2 (2009-2012)
|
truyện thật có ý nghĩa ((((((((((((((
------------------------------ e là thằng vô danh tiểu tốt |
04-01-2010, 10:31 | |
V.I.P
Join Date: 03-01-2010
Posts: 1.293
KL$ (TOP! 13):
7.106
Awarded 21 time(s) Sent 93 thank(s) Received 55 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A7 (2009-2012) Location: Paradise o:-)
|
Đôi Tay Đẹp Nhất ! Mấy cô gái đang chuyện trò với nhau bên con suối và khoe nhau những bàn tay đẹp. Một cô nhúng đôi tay mình xuống làn nước lấp lánh và nhỏ những giọt nước trông như những viên kim cương rơi xuống từ lòng bàn tay cô. Cô lên tiếng : - Này các bạn ơi , trông đôi tay mình đẹp biết bao ! Nước lăn từ bàn tay này qua tay kia trông như nhũng viên ngọc quý . Và cô đưa đôi bàn tay cho các bạn ngắm . Đôi bàn tay mềm mại và trắng muốt , vì cô chưa phải làm gì bao giờ , mà suốt ngày chỉ lo rửa chúng trong dòng nước mát. Một cô khác chạy đi hái những quả dâu tây và bóp nát nó trong lòng bàn tay , nước dâu chảy qua các ngón tay như rượu nho chảy từ máy ép cho đến khi các ngón tay cô ửng hồng như ánh bình minh buổi sớm mai. - Nhìn này, bàn tay mình đẹp quá chừng ! Nước dâu tây chảy ra trông như rượu nho. Cô ta vừa nói vừa giơ tay ra cho những người khác ngắm . Đôi bàn tay hồng và mềm , vì cô ta chẳng làm gì ngoài việc rửa chúng bằng nước dâu tây mỗi sáng. Một cô khác thu lượm những cánh hoa tím và vò nát chúng trong đôi bàn tay cho đến khi chúng tỏa ra hương thơm - Coi này , bàn tay mình đẹp chưa ! Chúng có mùi thơm của những cánh hoa tím trong khu rừng sâu đang độ xuân sang. Cô nói và giơ tay ra cho các bạn xem . Đôi bàn tay mềm mại và trắng muốt , vì cô có làm gì đâu , mà chỉ lo rửa chúng trong hương thơm của những cánh hoa tím. Còn cô thứ tư không đưa tay mình ra mà giấu trong vạt áo . Một bà lão bước xuống , ngừng trước các cô , các cô thi nhau đưa tay ra hỏi xem đôi tay nào đẹp nhất . Bà ta xoa đầu từng đứa , đoạn muốn xem bàn tay của cô cuối cùng vẫn đang giấu trong vạt áo . Cô gái rụt rè d8ua bàn tay cho bà lão xem . - Ồ , đây mới thực sự là đôi bàn tay đẹp - bà lão nói: Dù chúng thô cứng vì vất vả . Đôi bàn tay này đã luôn giúp mẹ cha bao việc , từ rửa chén bát đến quét nhà , nhổ cỏ vườn . Đôi tay này trông nom các em , mang nước cho bà , và hướng dẫn các em chơi vui , đắp nhà , thả diêù . Đúng vậy , đây là đôi tay biến căn nhà thành một gia đình hạnh phúc , ắp đầy tình yêu thương và đỡ nâng . Rồi bà lão sờ soạng trong túi lấy ra một chiếc nhẫn cẩn kim cương , hồng ngọc , thắm màu hơn cả những trái dâu tây và màu xanh ngọc lam , xanh hơn những cánh hoa tím . Đây , con hãy đeo chiếc nhẫn này . Con xứng đáng được phần thưởng cho đôi tay đẹp nhất , vì chúng là đôi tay hữu ích nhất . Nói rồi bà lão biến mất , bỏ lại bốn cô gái còn ngơ ngẩn bên bờ suối ------------------------------ Ta là người tốt ! |