03-07-2004, 00:34 | |
Phá sản!
|
Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc cần hỏi trước, xin cứ gọi điện cho tôi:
Nguyễn Quỳnh Trang - 8534224 - kishimoto_sensei@yahoo.com |
03-07-2004, 00:40 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Bạn Trang này có phải bạn Trang được giải go kô nhỉ Đúng thật thì bái phục
Mà có phải bạn này hồi cấp 2 học Bế Văn Đàn kô ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
03-07-2004, 01:10 | |
God Member
Join Date: 24-03-2003
Posts: 859
KL$:
194
Awarded 6 time(s) Sent 9 thank(s) Received 29 thank(s) Class: A1 (2009-2012) Location: Hakurei Shrine
|
Khiêm tốn thế hic mình chật vật thắng được 8 K
Hờ hờ, Vũ HỒng Phương ^^ trong team 2 thằng Minh 1 thằng Phương đây muh Chơi cờ vây Illi toàn chơi trên KGS bạn Trang có chơi trên đó kô nhey ------------------------------ May it be so that you are shattered. I welcome the defeated, the aged. Surrender to me, learn from me, obey me. May you be at rest. Do not forget the song, do not forget the prayer, do not forget myself. I relieve you of all burdens. |
06-07-2004, 04:49 | |
Phá sản!
|
Năm ngoái thì em chưa tham gia nên chưa biết, nhưng em tưởng năm ngoái anh Bách thì đại học thì phải nghỉ chứ? Vẫn tham gia à? Máu chiến vật!!
Còn năm nay đấu giải HN vòng II anh Bách vô địch. To ScorKL: Hồi đầu đọc Hikaru cũng có hỉu gì đâu? Đến lúc đi học thây những cái cơ bản của cờ vây ko phải quá khó hiểu, chỉ có điều càng lên càng khó chơi thôi. ^^ |
12-09-2004, 08:05 | |
Phá sản!
|
Đây là lịch sử của của cờ vây Vn :
+Vô địch năm 1999 và xếp hạng 28 của giải cờ Vây nghiệp dư thế giới cùng năm. Trần Trung Tín ~6d(tpHCM), anh từng là VĐV cờ Vua rất có triển vọng của tpHCM (trước 1990) nhưng đã không theo đuổi sự nghiệp thi đấu cờ Vua chuyên nghiệp. Hiện là kí sư Hoá dầu. Gia đình anh còn có 2 người anh nữa rất mạnh trong cờ Vây: anh Trần Chí Thành ~5d(có ai trong làng cờ Vua không biết huấn luyện viên trứ danh này? anh cũng là cao thủ cờ tướng) _Hạng 2 năm 2002 và xếp hạng 34 của giải cờ Vây nghiệp dư thế giới cùng năm. anh Trần Anh Tuấn ~5d_hạng 3 năm 2002. Nếu xếp hạng theo gia đình, anh em nhà Tuấn, Thành, Tín là gia đình chơi cờ Vây mạnh nhất Việt Nam, thứ 2 có lẽ đến anh em nhà Lâm quốc An, Lâm quốc Cường. +Vô địch năm 2000 và xếp hạng 17 của giải cờ Vây nghiệp dư thế giới cùng năm. Lê Mai Duy ~6d(tpHCM), anh vốn là chuẩn kiện tướng Cờ Vua, VĐV thi đấu cho tpHCM. Nhưng đã không theo đuổi cờ Vua từ khi biết đến và yêu thích cờ Vây. Hiện là cử nhân kinh tế. +Vô địch năm 2001 và xếp hạng 32 của giải cờ Vây nghiệp dư thế giới cùng năm. Hoàng Nam Thắng ~5d (tp Đà Nẵng) tên tuổi anh luôn ở hàng đầu trong làng cờ Vua VN, anh là con trai của cố huấn luyện viên Hoàng Mỹ Sinh. +Vô địch năm 2002, Lê Mai Duy ~6d + ...... +Vô địch năm 2004, Lê Mai Duy +Vô địch năm 2005, rất hy vọng được điền tên bạn nào trong box cờ này!!! taro chăng?? ------------------ KỲ ĐÀN NGŨ BÁ Khi CỜ VÂY mới trở lại Việt nam, ở mỗi miền của chúng ta chỉ có rất ít ngưòi ham thích luyện tập nó, và có thể đếm trên đầu ngón của 1 bàn tay: Miền nam_tpHCM: Duy, Thành, miền Trung_Đà năng: Thắng, Miền Bắc_Hà nội: Chung, Bảo. Khi đó hầu như không có phương tiện gì để có thể cọ sát với nhau thường xuyên. Sau đây là một số lần cọ sát hiếm hoi ấy: Lần 1: khoảng cuối năm 1995( tháng 9?), Lê mai Duy cùng Trương Đức Chiến ra Hà nội tham dự giải cờ vua cuối cùng của anh, ở đó Duy gặp Đoàn Vũ Chung lúc đó làm trọng tài cho giải cờ vua đó. Cuộc đấu đưọc chỉ định vào ngày chủ nhật gần nhất ở nhà riêng của Vũ Thiện Bảo (gọi là Vũ gia kỳ thất cho nó giống chưởng) sau khi đặt độ là 1 cuộc nhậu trưa, Duy và Bảo giao thủ 2 ván, thì Bảo thắng cả 2, nhưng trình độ cả 2 bên còn yếu (3k-7k) nên cũng nhiều nước sơ hở, không đáng bàn. Lần 2: Đầu năm 1996, Trần Chí Thành và thây Lê Hồng Đức lại dẫn đội tuyển cờ Vua TpHCM ra clb quân đội HN thi đấu. Chung và Bảo lại đến để lĩnh hội cao chiêu. Lần này, Thành đã được Kim tiên sinh hướng dẫn vài tháng, nước cờ sắc sảo lạ thường, chứng tỏ một đẳng cấp mới. Giao đấu với Thành, Bảo cầm trắng cũng bảo vệ được trận địa, giành ưu thế nhỏ, nhưng cuối cùng, thiếu kinh nghiệm thực tế, dẫn đến thua cờ. Lần 3: Sau khi tập luyện với Kim tiên sinh được khoảng nửa năm. Dịp 30/4/1996, tpHCM mở giải cờ vây mở rộng, mời cao thủ toàn cõi tham gia. Hà nội có Chung và Bảo đi phó hội, (vì Bảo lúc đó đang theo trường ĐH Kiến trúc đi tham quan nên hai thầy trò hẹn nhau ở Huế rồi cùng đi). Giải này có tới 38 người tham dự (trong đó có Mai Thanh Minh, Dương Thanh Danh là hai đại danh thủ cờ tướng) Đánh theo hệ thụy sỹ 7 ván, cố vấn kĩ thuật kiêm huấn luyện viên của đội quận 3 là Kim tiên sinh. Cuối cùng, thứ hạng như sau: Duy, Bảo, Thành,Thắng, Chung. tuy không giành được hạng đầu vì kém hệ số anh Duy (mặc dù thắng trong ván đối kháng), nhưng BẢO1KYU lúc đó đã không chịu thua bất kì đấu thủ nào ngoài thầy mình_Đoàn Vũ Chung. Đó là một bất ngờ cho Kim tiên sinh. Đến giờ, theo kỳ phong mà luận lại thì Kì Đàn Ngũ Bá lúc đó là : + Trung thần thông Đoàn Vũ Chung vì anh có kiến văn rất rộng rãi về cờ vây (cả cờ tướng) ra quân cũng như biện pháp chiến đấu rất là danh môn chính phái. + Nam đế Lê Mai Duy, sử dụng trận thức "vũ trụ lưu" khó có ai chịu nổi, anh hiện giờ có thể coi là vua cờ của Việt Nam, chỉ có Trần Trung Tín sau này có thể vượt qua nổi. + Bắc Cái Trần Chí Thành, giao du rộng rãi, cờ gì cũng giỏi, khai cuộc nào cũng biết. + Đông Tà Hoàng Nam Thắng, Thắng thì chẳng tà nhưng ở hẻo lánh phía cực đông tổ quốc, công lực cũng khủng khiếp, vì không mấy khi được xem cờ của Thắng nên Go_player coi võ công của anh là khá đặc dị. + Tây Độc Vũ Thiện Bảo, không chăm chỉ luyện tập theo võ công chính phái của sư phụ, chỉ chuyên luyện những công phu không mấy ai để ý, ý muốn nhất thủ kinh nhân, nếu bị phá mấy chiêu nhỏ nhặt ấy, thì thua chắc. -------------- Sau thời kì của ngũ bá, làng cờ vây Việt nam có những tiến bộ rất khả quan. Sài gòn thì cao thủ người trong nước và nước ngoài nhiều như mây, luyện tập hàng ngày, đến nay không những giữ được phong trào mà anh tài nối nhau xuất hiện. Đà nẵng tuy xa, nhưng Đông tà Hoàng Nam Thắng căn cốt hơn người, lại thường qua lại Sài gòn giao thủ với đủ loại cao nhân dị khách, nên trình độ cũng không hề thua sút. Tại Hà nội, cờ vây được truyền dạy ở nhiều trường cấp 2, 3.. và cả ở trường năng khiếu 10-10 nữa, Năm 1998, qua liên hệ của Hà Nội Go club và NTT, giới cờ Vây việt nam được diện kiến nhiều vị Nhật bản Kì sĩ: Cửu đoạn Gia_Nạp Gia_Đức, Cửu đoạn Xuân_Sơn Dũng, ngũ đoạn Diệp_Tỉnh Thiên_Bình, tứ đoạn Giản_Tỉnh Thắng_mỹ..... May mắn, Chung và Bảo nhận được 2 tấm bằng 2d và 1d từ Nhật Bản kì viện (nihon_kiin) do chính tay 4 vị cao thủ đương đại kí tên. Cờ đã trao tay, trách nhiệm phải cố gắng. Nhưng trải qua 5 năm truyền bá (1994-1999), điều được nhận thấy là tình trạng cờ vây ở Hà Nội quả thực ảm đạm, học sinh thời nay bị quá nhiều áp lực từ việc học văn hoá, và cái chính là không thể tự chủ, huống chi.. cờ vây quá khó để học. Lãnh tụ ĐV Chung thoái xuất giang hồ, âm thầm đóng cửa luyện công. Còn lại 1 mình, Go_player vẫn lặn lội giang hồ, tìm người có căn cốt để truyền lại võ công sư môn. Tiếc thay, đến nay điều đó hầu như vẫn chưa thực hiện được. Người có căn cốt không ít, nhưng mấy ai quan tâm đến cờ vây, thảng có người quan tâm, lại mắc tật kiêu ngạo. Ngoài ra, có vị công tử từ báo Người Chơi Cờ hớn hở đến với cờ vây, thấy cũng mừng hoá ra đã không có căn cốt lại còn là chẳng chân thành. Thảm cảnh cờ vây ở Hà Nội, có ai động lòng mà chân thành tham gia cứu vãn? Nếu không, Hà Nội làm sao thực hiện vai trò thủ lãnh võ đại hội võ lâm được nữa??? thậm chí tham dự cũng thấy xấu hổ. -------------- Nói đến các cường quốc về cờ vây, người ta nghĩ ngay đến Trung, Nhật, Hàn. Vậy có lẽ làm 1 cuộc điểm tướng? Trung Quốc: là nơi phát sinh ra cờ vây, nhưng những cuộc chiến tranh liên miên cộng với kinh tế suy yếu, cộng với sự lấn át của các bộ môn văn hoá nghệ thuật khác, cờ vây có lúc đã không có đất phát triển, thua kém Nhật bản khá xa, đến mức, có vị vi kì đại sư phát biểu: Hậu sinh không thắng được người Nhật thì ta chết chẳng nhắm mắt. Lời nói có vẻ hơi nặng đó đã lớp kì thủ trẻ thức tỉnh tự ái dân tộc, sau này, mới sinh ra: Ngô Thanh Nguyên (Go Seigen), 13 tuổi đã độc bộ tại trung quốc kì đàn, là Quốc thủ duy nhất, về sau, ông sáng tạo ra hệ thống bố cục mới, khiến thể thức thi đấu phải điều chỉnh lại vì ưu thế rõ ràng của bên tiên (trước kia, đen không phải komi)- giới cờ suy tôn ông là KÌ TÔN. nhà văn Kim Dung chỉ phục có 2 người: cổ nhân Phạm Lãi, kim nhân (người thời nay) Ngô Thanh Nguyên. năm nay ông đã ngoài 80, vẫn cặm cụi hệ thông hoá bố cục của thế kỉ 20, và dự đoán bố cục thế kỉ 21. tham vọng giới thiệu sơ qua với mọi người về bối cảnh chung, các vị đại cao thủ_ những người có ảnh hưởng lớn tới thế giới cờ vây, của cờ vây trên thế giới, nhưng có lẽ lực bất tòng tâm, còn phải hệ thống lại chút, nhờ mọi người cùng tham gia -------------- Đành tạm gác ý định giới thiệu tổng thể về cờ vây trên thế giới, bởi Go_player cũng chưa có hiểu biết về nó một cách rõ ràng, rành mạch. Tạm nói về quốc gia có nền cờ Vây đứng đầu trên thế gới: Hàn quốc. Thực ra "korea style" (Hàn lưu) mới nổi bật trên kì đàn đầu những năm 80 của thế kỉ trước, nhưng từ đó đến nay vẫn độc chiếm đỉnh cao. Người mở đầu cho Hàn lưu là nhà tư bản ngân hàng, kì thủ chuyên nghiệp Triệu Nam Triết, khi mới tiến hành cuộc chấn hưng cờ vây, ông chỉ có đẳng cấp là 5d. Bắt đầu bằng việc gửi cậu quý tử Triệu Trị Huân (Cho Chi Kun) sang Nhật học trong trường dạy cờ của Mộc Cốc Thực (Mộc Cốc Thực đạo trường). Mặc dù có thiên tư xuất chúng, nhưng những khó khăn trong cuộc sống xa nhà (khi mới lên 7) khiến Triệu công tử chẳng đạt được mấy thành công, sau 2 năm học nghệ, Triệu Trị Huân suýt bị Mộc Cốc phu nhân 8p gửi trả về gia đình ví thành tich quá khiêm tốn, không đậu trong 2 kì thi vào chuyên nghiệp , trong khi cậu bạn đồng song, Tào Huân Huyền (sau này được gọi là Hàn Quốc lão thương_sư phụ của Đệ nhất thiên hạ Lí xương Cảo) đã nhập đoạn (1d pro) và về nước từ lâu. Triệu trị Huân vì việc đó mà có ý định tự sát lúc 9 tuổi. Đến cuộc thi chuyên nghiệp thứ 3, Triệu Trị Huân đã bộc lộ tài năng với thành tích bất bại trong toàn giải, khiến cho mọi người trong trường phải thay đổi cách nhìn, đó là năm 1967. Sau đó, vẫn là con đường vất vả để đạt đến đinh cao, 9d. Năm 1982, Triệu thâu tóm hầu hết các danh hiệu cao quý của Nhật bản kì giới vào 1 tay : Danh Nhân, kì Thánh, Vương toà. Gần đây, Triệu tỏ ra cực kì mãnh liệt trong quyết đấu 7 ván, 3 lần lội ngược dòng sau khi thua 3-0, mà đã 3 lần, hẳn không phải ngẫu nhiên, người ta cho rằng Triệu có ý biểu diễn công lực. :-o Sau thành công ở Nhật của Triệu Trị Huân , tại Hàn Quốc, cờ vây mới thật sự được yêu thích, phong trào học cờ như nấm sau mưa, bùng phát mạnh mẽ. Tào Huân Huyền thu nhận người đệ tử đắc ý nhất_Lí Xương Cảo. Vốn là con trai của một nhà kinh doanh đồng hồ, Lí Xương Cảo (Lee Chang Ho) tỏ ra cực kì mẫn tiệp có những bưóc nhảy khủng khiếp trong kì nghiệp (có lần 1 năm thăng 2 đoạn, trong khi các bậc tiền bối, vị nào xuất chúng lắm, cũng chỉ là 1 năm 1 đoạn). 15 tuổi (1990) đã đạp đổ thần tượng cờ vây của chính cậu và của làng cờ Vây thế giới: Chiến thắng Triệu Trị Huân trong fujitsu cup_ Phú _Sĩ Thông bôi. Từ đó, tên tuổi Lí nổi lên như cồn, cùng với Hàn quốc lão thương ra vào các giải đấu quốc tế quan trọng như cơm bữa, nhiều lần thày trò họ biến quốc tế đấu trường thành nơi luyện tập ở nhà_cả hai thày trò vào chung kết, Từ 1994 trở lại đây, không có ai là đối thủ của Lí. Khiến người ta phải nói: ai thắng Lí Xương Cảo, kẻ đó có thiên hạ, rồi gọi Lí là "Thạch diện phật", "Thiên hạ đệ nhất nhân", "Kì Vương của thế kỉ 21". ngoài ra, còn Lưu Xương Hách 9d, xuất thân từ kì thủ nghiệp dư, Lưu cũng góp phần khẳng định cờ Vây của Hàn Quốc, hiện đứng trong Hàn quốc tứ hổ. Gần đây, lại nảy ra một anh tài_Lí Thế Thạch (lee seh dok) mới 19 tuổi, nhưng đã chỉ nhìn thiên hạ vào 1 người_Lí xương Cảo, và quyết tâm chiếm đoạt. Đối với cậu ta, "thi đấu ở đấu trường Quốc tế, chẳng giúp gì cho việc lên cờ, chẳng thà về nhà tự luyện" Chính vì Hàn lưu dữ dội như vậy, mà gần đây, người ta không còn có mỗi Nhật bản kì viện để đến học cờ, mà đến Hàn quốc kì viện nhiều hơn. Có người nói, cờ vây Việt nam chắc chắn sẽ là đỉnh cao, vì cờ Vua chỉ cần có hơn chục năm thôi. Họ biết đâu, trước cái 1 chục năm đó, bao nhiêu sinh viên Việt nam đã say mê luyện chess đến độ trở thành kiện tướng, VĐV cấp 1 pro về chess ở Nga, Hung, Bun, Tiệp....như Đặng tất Thắng, Lê Hống Đức, Trương Xuân Vũ, Lương Trọng Minh...... bao giờ VN mới lại có những người chơi cờ Vây như thế? Khó lắm thay.... Năm 1996,nhờ người quen giới thiệu, Go_player đã có cơ hội để trở thành "kì viện sinh" trong 1 kì viện ở Seul. Nhưng đã không dám đổi... Trích : từ ttvonline |
12-09-2004, 09:08 | |
Phá sản!
|
Tiếp theo :
Nhân tài khó kiếm...lại say mê thực sự quả là ít, nhưng không phải không có . Đầu tiên phải kể đến Tây Độc đệ tử . Kẻ tên Bách, 18 tuổi vô địch giải trẻ HN <phong trào> năm 2002. Căn cốt hơn người lại đưọc Tây Độc dẫn dắt .Có thể nói hồi đó các cao thủ trẻ HN không ai là đối thủ cả. Tât nhiên trình độ chưa thể so sánh với các miền Nam nhưng tiềm năng thì rất lớn. Đây là niềm hi vọng. Kế đó , người mà VN đánh giá rất cao là một thiếu niên lớp 10, tên Quang < khả năng không kém Tạ Quang trong vua cờ > . Một tài năng chơi cờ. Hiện là đệ tử của Trung Thần Thông . Tài năng và niềm đam mê sẽ sinh ra một kỳ thủ ? Cùng là đệ tử của Trung Thần Thông. Một ngưòi khác, 22 tuổi , tên Tùng. Có sở trường riêng . cùng sư phụ nhưng cách đánh khác hẳn với Quang. Tin rằng cũng sẽ tiến xa. Trung Thần Thông còn có một nam để tử nữa . VN không biết rõ về công lực người này. Nhưng tất nghĩ : đã là đệ tử của T.T.T chắc hẳn không kém. Còn công tử từ báo Người Chơi Cờ . có nhiều tiếp xúc với giới cờ. Hiện là quản lý CLB Cờ vây tại cung Thiếu Nhi. Không phải không có tài năng. Nhưng vì nhiều lý do ..nên chưa rèn luyện thực sự. Nếu cố gắng cũng sẽ là một đối thủ đáng gờm Ngoài ra còn rất nhiều thiếu niên khác...căn cơ không kém .đang ngay đêm luyện tập. Có thể kể đến những Vũ, Dũng, Duy, Đức..v..v... Trong số đó VN chú ý tới một người . Đó Nhật Anh, lớp 9...tuy gặp gỡ không nhiều nhưng VN nhận thấy đâu thực sự là một nhân tài . Còn một ngưòi nữa . Là đệ tử của Tây Độc. lại được Trung Thần Thông hướng dẫn . Vốn được Tây Độc kỳ vọng nhiều. Nhưng ỷ thông minh , đang sa dần vào ma đạo, thời gian gần đây có lẽ làm sư phụ thất vọng nhiều. Trên đây chỉ là nhưng người mà VANNAM biết và đã từng giao thủ. Tất nhiên còn rất nhiêu cao thủ khác ẩn cư nơi rừng sâu đang âm thầm tập luyện. Chờ ngày Lập địa Thành nhân. Thiển ý. ...xin chỉ giáo nhiều !!! Trích từ ttvonline |