Go Back   KLNetBB > DIỄN ĐÀN CÁC LĨNH VỰC > Góc học tập

 

Old 08-05-2004, 00:04  
Shephiroth

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Chào các bác , em xin mạn phép lập topic này sau những giờ phút hết sức bức xúc . Theo các bác , giáo dục ở VN hiện nay như thế nào ?
Trong khi các nước khác đổi mới số liệu , thay đổi phương pháp học thì ở nước ta vẫn đi theo lối học vẹt , số liệu thì có từ những năm 70 ( ví dụ môn Địa lý ) . Vậy học môn Địa làm cóc gì ? Còn các môn tự nhiên thì cũng ko hơn . Chương trình học tập quá nặng , thiên về lý thuyết . Có ai theo dõi kỳ thi APho 5th vừa rùi ở VN ko ? Cả 8 thí sinh đều đoạt giải , nhưng ... ko có HCV . CHỉ có 1 HCB và còn lại là đồng . Lại còn có 3 thí sinh VN ko biết sử dụng máy dao động ký điện tử ( trong khi máy đó theo chương trình thì được học ở lớp 12 ) . Các thí sinh giải thích nguyên nhân đó là vì :"Ko được nhìn thấy máy , chỉ được học về lý thuyết" .
Còn nhớ 2 năm trước , tôi ôm giấc mộng chuyên Lý , và đã học thêm ở đó . Thầy Lê Thanh Hoạch , trong 1 phút cao hứng đã kể về chuyện đi thi quốc tế của thí sinh VN . Thầy có kể việc thí sinh VN đã phá hỏng máy đo đạc số liệu chính xác của họ như thế nào :"Thấy cái mấy hay hay , cho tay vào ấn ấn thử mà ko biết là chỉ cần khối lượng >0,05 kg thì cái mấy đó toi" .
Lần trước , tôi đã đưa đề thi tốt nghiệp cấp III ( mượn của anh hàng xóm ) cho cậu bạn Singapore xem . Cậu ấy và tôi đều đã bị shock . Cậu ấy là vì :"Chưa từng thấy đề thi nào khó vậy" , còn tôi thì là vì ko ngờ ở 1 nước tiên tiến như Singapore , học sinh lại học hành kỳ lạ như vậy . Nhưng sau 1 hồi nói chuyện , tôi mới hiểu ra . Ở nước ngoài , họ chú trọng vào thí nghiệm và ứng dụng . Ví dụ như môn hoá , họ chỉ quan tâm đến ứng dụng của các chất đó vào đời sống như thế nào , chứ ko quan tâm đến những PTPƯ quá phức tạp . Mục tiêu giáo dục của họ là ứng dụng được vào đời sống . Còn ở VN thì sao ?
Tôi ko ngạc nhiên khi thằng hàng xóm của tôi học ở chuyên Lý lại ko thể giúp bố nó nâng cái tủ bằng phương pháp đòn bẩy , hay tìm chỗ hỏng của các dụng cụ điện trong gia đình trong khi bố nó có thể . Mà bố nó ngày trước có học chuyên Lý đâu ...
Ở nước ngoài , 3 cấp học đầu tiên là giáo dục phổ cập , mọi người đều cần phải có để xin được việc làm . Còn đại học là để dành cho những ai muốn làm nhà khoa học , giáo sư , tiến sĩ hay vào các viện nghiên cứu . Còn ở VN thì sao ? Hàng tá cử nhân đại học phải ra đứng đường ( làm cửu vạn ) , hoặc học xong để tiếp tục ăn bám bố mẹ . Đến bao giờ nền giáo dục ở VN mới khá lên nổi ?
Bố tôi bảo :"Con cứ học Nông nghiệp cũng được , học đấy dễ mà ra trường bố xin cho vào bên Cây xanh" .Vậy là sao ? Nếu như nước ngoài , người ta học để rồi tự phải kiếm việc bằng chính sức mình , thì ở VN , người ta học để có cái bằng trình ra khi đi xin việc , rôi quên đi . Ở chỗ bố tôi , có hàng tá người là cử nhân đại học hẳn hoi , hàng ngày đến cơ quan đánh máy từ sáng đến chiều (?) . Đến bây giờ tôi vẫn ko biết nên thì vào Nông nghiệp theo lời bố , hay thi vào Bách khoa theo sở thích của mình . Bố tôi vẫn bảo :"Mày mà thi vào Bách khoa thì ra trường chỉ có ra đứng đường" .
Các bạn có cùng quan điểm với tôi ko ? Nếu ko , hãy chỉ ra cho tôi là tôi quá bi quan đi !
 

Old 08-05-2004, 00:59  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

thực ra nền GD ở nước mình có tốt hay ko tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người.
em cũng công nhận các môn học nặng và khó, và thiên về lý thuyết. nhưng bây giờ khi sgk được đổi mới thì nhiều người lại lên tiếng chê bai, chỉ trích, thậm chí có người chưa đọc sách mới cũng hùng hổ chê này chê nọ... mà chẳng đưa ra được ý kiến nào hay để hoàn thiện sách. thế thì ai dám sửa đổi nữa.
hơn nữa, nước ta còn nghèo, vật chất còn thiếu thốn, lấy đâu dụng cụ thí nghiệm cho hs học? Đến máy vi tính mà chỉ những gia đình khá giả mới dám mua, chưa dám nói đến chuyện kết nối internet. mà có khi như thế hs Vn mới có chí mà học.
còn cái việc bao cử nhân ĐH xếp xó thì em ko có ý kiến vì nó... đúng quá. nhất là việc ai cũng cho rẳng: phải đỗ ĐH nên sức ép rất lớn. nhưng theo em anh cứ thi vào trường mình thích, ý kiến bố mẹ chỉ để tham khảo (em cũng bị bố mẹ bắt thi ngoại thương với kinh tế dù ghét cay ghét đắng 2 trường ấy). vả lại, khi ra trường, ít ra mình cũng đã hơn 20 tuổi mà còn phải fụ thuộc bố mẹ thì chán lắm. mà nếu học ngành mình ko có hứng thú gì thì chắc cũng ko hiệu quả.
đâu phải ai ra trường cũng xin được việc ngay đâu anh ạ, nếu dễ thế thì mình chẳng buồn cố gắng nữa.



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 08-05-2004, 12:46  

Phá sản!
 
Join Date: 24-05-2003
Posts: 133
KL$: 0

Quote:
Bố tôi vẫn bảo :"Mày mà thi vào Bách khoa thì ra trường chỉ có ra đứng đường" .
Thế tình hình này là mình chết chắc rồi !

Ý kiến các bạn đều có cái đúng cả, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là điều kiện kinh tế của chúng ta quá thấp không thể trang bị được những thiết bị thí nghiệm tốt và nếu có thì còn vấn đề giữ gìn nữa.

Nhưng theo mình thì chúng ta cứ hãy tin tưởng vào tương lai cũng như bản thân. Nếu học giỏi đại học ở Việt Nam chúng ta cũng có cơ hội sang nước ngoài tu nghiệp. Thực tế là sinh viên giỏi của chúng ta được học bổng sang đó đều học tốt mà. Hiện mình đang học BK phải nói là nhiều môn học đúng là không tác dụng gì nhiều, nhưng không thể thay đổi nó ngày một ngày hai được. Tuy nhiên nếu học xong 2 năm đại cương ở BK thì ngoài các trường về nghệ thuật ra thì bạn có thể học được hầu hết các trường đại học khác. Cứ tự tin và vui vẻ lên bà con !
makilen is offline  

Old 09-05-2004, 02:14  
Xit Male

God Member
 
Join Date: 19-08-2002
Posts: 674
KL$ (TOP! 15): 6.743
Awarded 6 time(s)
Sent 11 thank(s)
Received 53 thank(s)
School: Kimlien Highschool
Class: M (1997-2000)
Location: Hanoi

Chọn trường nào cũng được vì hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam nó cũng na ná nhau ý mà , dù chú có học Nông Nghiệp hay Bách Khoa thì cũng vẫn phải ngồi nhai CNXH Khoa học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng HCM, Triết học..

Anh khuyên các chú đang chọn trường là nên chọn trường theo giới tính. Nếu các chú là nam thì nên chọn trường nhiều con gái, vdụ Ngoại thương, Ngoại giao (Hviện Qhệ Qtế), Ngoại ngữ hay thậm chí là Sư Mẫu (Sư phạm Mẫu giáo trung ương). Nếu là nữ thì nên chọn trường nhiều con trai, vdụ Bách Khoa, Xây Dựng, Kiến Trúc, Giao thông.. để dễ kiếm người yêu. Anh là anh thấy gì thì gì cứ vợ con đề huề, gia đình êm ấm là xã hội mừng rồi (gia đình là tế bào xã hội mà lị).. Nhở?



------------------------------
Cấm cho trai tựa gái kề
Cấm cho người cũ trở về duyên xưa
Xit is offline  

Old 11-05-2004, 05:39  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Dù sao đi nữa, chúng ta cũng vẫn phải học những thứ awful này đúng không? Ok, bạn muốn thay đổi hả, hãy đi mà yêu cầu vị lãnh đạo ngành giáo dục đáng kính của chúng ta: Mr.Nguyễn Minh Hiển nhưng xin nhắc rằng ông ấy sẽ chẳng làm được trò gì đâu. Vì khi bị đại biểu chất vấn về chất lượng GD nước nhà, Bộ Trưởng đáng kính đã cầu cứu đến Nhà Nước kia mà. Chả trách học sinh giỏi nước ta cứ muốn ra nước ngoài học để có thể mở mang kiến thức và có 1 bằng cấp được chấp nhận khắp nơi trênj Thế giới. Và đương nhiên, họ cũng chẳng buồn về nước làm chi cho thêm thất vọng...^_^
 

Old 27-05-2004, 14:26  

Phá sản!
 
Join Date: 22-07-2003
Posts: 107
KL$: 0

Quote:
Anh khuyên các chú đang chọn trường là nên chọn trường theo giới tính. Nếu các chú là nam thì nên chọn trường nhiều con gái, vdụ Ngoại thương, Ngoại giao (Hviện Qhệ Qtế), Ngoại ngữ hay thậm chí là Sư Mẫu (Sư phạm Mẫu giáo trung ương). Nếu là nữ thì nên chọn trường nhiều con trai, vdụ Bách Khoa, Xây Dựng, Kiến Trúc, Giao thông.. để dễ kiếm người yêu. Anh là anh thấy gì thì gì cứ vợ con đề huề, gia đình êm ấm là xã hội mừng rồi (gia đình là tế bào xã hội mà lị).. Nhở?
Thảo nào anh thi Kinh tế, nhưng mà trường đấy "trung tính" ==> .............. :p
je_taime is offline  

Old 27-05-2004, 18:01  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Nói như Nhat RSX cũng ko đúng lắm ..bao nhiêu học sinh giỏi họ vẫn học đại học ở nhà đấy thôi ..có baonhiêu bạn có cơ hội du học mà vẫn quyết tâm thi đại học ở nhà đấy thôi ...và dả dụ có đi ra nước ngoài học đi chăng nữa thì chẳng phải ai cũng ko muốn về đâu ..Nói thật đi du học về .kiếm dc việc làm khá khá ..thì ai cũng muốn ở nhà thôi...Nói gì thì nói sống trên nước mình mà có tiền là sướng nhất...ở ngoài mà kiếm dc nhìu tiền hơn em cũng chẳng dám ..
Kinh tế trung tính hả ???hình như là gái nhiều hơn mà ....mà công nhận sao anh Xit ko tìm cô nào cùng trường nhẩy ..con gái kinh tế cũng xinh và vui tính chứ bộ ..(điển hình là con bạn em đây này...:p)



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 27-05-2004, 21:54  
funpool

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

tình hình giáo dục ở vn mình kém thật đấy, chẳng hiểu cải cách rồi có hơn ko?
 

Old 28-05-2004, 00:09  

Member
 
Join Date: 04-12-2003
Posts: 118
KL$: 155
Awarded 1 time(s)
Location: somewhere I want to die

Quote:
Originally posted by Xit@08-05-2004 @ 14:14
Nếu là nữ thì nên chọn trường nhiều con trai, vdụ Bách Khoa, Xây Dựng, Kiến Trúc, Giao thông.. để dễ kiếm người yêu.
hix, nhưng em nghe nói con gái vào mấy trường đấy toàn chìm lỉm đi (anh em học ở BK còn bảo: trường tao làm gì có con gái. Cú!)



------------------------------
Welcome to KLNet 6!
libra88 is offline  

Old 28-05-2004, 00:37  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Chừng nào hả, không bít nữa lúc đó chắc là ta đây đã thành người thiên cổ là lá la
 

Old 28-05-2004, 00:55  
igo_ichiwa

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ba vụ này thì khỏi nói, tui wen wá zdồi nên ko mún nói làm gì.Nhưng mừ tui thấy có chuyện này ko nói ko được.
Tại sao bằng cấp của chung ta ko được công nhận ở nước ngoài ma trong khi đó chúng ta phải học nhiều hơn họ rất nhiều.Còn có một nghịch lí nũa là học sinh mình thường mún giỏi phải bò ra mà học thêm con họ thì học sinh yếu cùng lắm là có thầy cô kèm.
Tui đã thử so sánh số thời gian học của mình với của họ rồi và thấy là họ học còn ít hơn mìmh nữa.Chúng mình học một buổi và được nghỉ ngày chủ nhật, các ngày lễ lớn thì được nghỉ 1 ngày.
Còn họ thì học hai buổi nhưng được nghỉ thứ bảy và chủ nhật. mấy ngày lễ thi khỏi nói, nghỉ 1 đến 2 tuần. Lâu lâu còn dược nghỉ thêm 1 tuần mà lí do chỉ đơn giản là ko nên học nhiều wá...... bó tay.
 

Old 28-05-2004, 03:33  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ậy, vậy thì mới gọi là Việt Nam chứ! Tôi nghĩ rằng nếu hy vọng, chúng ta đừng hy vọng gì cả về thời đại hiện nay, tốt hơn hết là nếu chúng ta có tư tưởng muốn thay đổi, chừng nào bạn là Đại Biểu Quốc Hội hẵng hay, nhưng không biết lúc đó thấp cổ bé họng bạn có nói được hay không?
 

Old 28-05-2004, 05:23  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Đại biểu quốc hội chắc cũng bó tay thôi ...may ra chỉ có Bác Hồ mới lay chuyển dc tình thế ..
Lại chuyện bằng cấp ..giáo dục chúng ta lạc hậu như thế ...cách dạy va cách học khác hẳn so với các nước khác thì ko công nhận cũng đúng ...
Mà thắc mắc sao bác Hiển ko triệt để bỏ học thêm đi nhở ...rồi chỉnh đốn lại toàn bộ giáo viên ..còn giáo trình cứ lấy của một nước nào đấy đã phát triển là dc. lấy y nguyên đê...cần giề các bậc tiền bối phải đi dịch sách nọ sách kia ...chọn lây cái này cái kia ..mà phần lớn là bê nhiều vào từ các nguồn ...làm cho học trò phải căng ra mà học ...dc cái giề ..???



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 29-05-2004, 23:28  
igo_ichiwa

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Mấy vị bàn về ông Hỉn làm gì.Ông ấy có là thánh sống đi chăng nữa cũng ko thể thay đổi được đâu, bét nhất là 20 năm nữa
 

Old 29-05-2004, 23:46  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ậy! Giáo viên của ta ai mà không muốn thay đổi chương trình cơ chứ, nhưng Bộ không chịu thì biết làm sao được kia chứ? Bộ Giáo Đào (bộ GD & ĐT) sẽ viện cớ là không đủ kinh phí rồi nào là chưa thay đổi kịp vì sẽ làm xáo trộn nền GD nước ta, rồi chỉ đưa vài trường thí điểm thôi. Nhưng tui nghe nói mấy cháu ở trường thí điểm kêi dữ quá: chương trình thí điểm, giảm tải gì mà tui thấy nó tăng mà còn tăng cao lắm đó nghen. Nhưng học sinh kêu thì kêu, Bộ Giáo Đào có thèm nghe đâu, cũng tiếp thu ý kiến, nhận khuyết điểm, xử lý "nội bộ"...rồi thôi. Mấy vị ấy có khi nào buồn bước ra khỏi chiếc ghế thân yêu để "thị sát dân tình" đâu? Hay chí ít là "vi hành" (Nguyễn Ái Quốc)>_<
 

Old 30-05-2004, 02:28  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Hehe thế mà ngân sách dành cho giáo dục ko phải là ít đâu đấy ...thế nó vào đâu nhỉ ???? trong khi công cụ giảng dạy nhiều nơi vẫn còn thiếu ...hoi vi tính ko khéo bây giờ có bạn miền núi còn chưa dc động đến ...Ôi ông Hiển sao ko về vườn sớm đi ..



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 30-05-2004, 05:01  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ngân sách hả, chắc là dzô túi bác Hỉn rùi. Bộ Giáo Đào hô hào nào là vi tính hóa trường học, VNPT cũng hùa theo, nói là sẽ cung cấp divu (dịch vụ) Internet cho các trường để phục vụ việc truy cập nhằm nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy...nhưng theo tui thấy thì trường tui mấy cái máy komputer cổ lổ sỉ (có lẽ từ hồi Bonsevich tới giờ) vẫn cứ nằm yên đó. Nói thực chứ tui chán ông nội Hỉn lắm rùi đó!
 

Old 30-05-2004, 22:46  
BlueMt

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Đây là vấn để rất khó có thể giải quyết ngày một ngày hai. Cái khó ở đây chắc ai cũng biết, nguyên nhân khách quan thì là đất nước còn nghèo, chủ quan ở đây nằm ở các vị chức sắc tư tưởng cũ thích đổi mới nên mới có câu nghèo mà đú. Đổi mới thì ko triệt để, cải cách thì manh mún, có cải cách thì cũng chẳng hơn gì trước cả. Chúng ta chỉ có thể kêu mà ko làm gì ư? Giáo dục là cả một quá trình dài, và tất nhiên để thay đổi nó còn mất nhiều thời gian hơn.
Nếu chúng ta muốn thay đổi, trước hết hay thay đổi mình và nhận thức của những người xung quanh, cho họ hiểu thế nào là giáo dục hiện đại, thế nào là giáo dục 1 con người theo đúng nghĩa. Nhiều người hiểu thì việc đổi mới mới có hiệu quả.
Chẳng hạn nếu bạn kêu gọi mọi người phải xác định cho con em họ học theo khả năng và trình độ --> nếu ai học lực TB thì nên học nghề thì tốt hơn nhưng mọi người không hiểu thì cải cách thế quái nào được.
Tôi nghĩ hãy bắt đầu cải cách từ chính bản thân minh, rồi người xung quanh, và kết hợp lại với nhau tạo thành sức manh
Nghe có vẻ hơi xa vời, nhưng cứ làm chứ ko nên đừng nhìn rồi than thở phải ko ??
 

Old 30-05-2004, 23:02  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

BlueMT nói ko sai, thay đổi trước tiên là thay đổi mình. Nhưng mọi người (hiện nay) có ai chịu sửa đổi, những người trí thức nước ta ko ít, nhưng người vô văn hóa thì nhiều cực! Ví dụ đơn giản, tới đèn đỏ, nếu có CSGT thì ai cũng dừng lại, còn nếu không có, thường thì tui là người đứng nhìn mọi người chạy và đôi khi, tui còn fải sửa cái đèn ở đuôi xe vì bị mấy cha nội lao dzô làm bể, kèm theo lời "nhắn nhủ dễ...xương": "Đ.M. biết chạy xe hông mậy?" dzậy đó!
Còn về vấn đề kinh phí? bảo là ko có ư? Chuyện phi lý! Tiền vô túi mấy ông nội lãnh đạo thì nhiều, còn tiền nhà nước đầu tư chỉ còn 1 số nhỏ thì lấy cái đếch gì mà đổi với chả mới? Mấy ổng nói rằng: Tất cả vì sự nghiệp Giáo Dục... nhưng...trước tiên là tiền fải dzô túi ta cái đã rồi tính sao thì tính.
Cách đây mấy bữa, báo Tuổi Trẻ TPHCM mới đăng bài có nội dung về việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Nếu mà nước ngoài nó xây thì mình fải chịu tốn bộn tiền, còn để mấy cha nội của Bộ Xây Dựng xây hả? Tui vái trời cho mấy ổng xây ở đâu xa xa 1 chút dùm cái, chứ cái kiểu "ăn" vật liệu như hiện nay, nhà máy chưa hoạt động đã nổ thì...ăn cho hết luôn!
 

Old 31-05-2004, 09:53  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Lại nói đến vấn đề muôn thuở, ngành GD của VN. Chán chẳng muốn nói luôn.
Thứ nhất, như mọi người nói, cái chuyện thiếu kinh phí là chuyện vớ vẩn. Mấy ông lãnh đạo nước mình chẳng thiết thực gì hết, đúng là nghèo mà đú, toàn đi xây dựng những công trình để đời to tát, cầu Mỹ Thuận rồi đường mòn xuyên qua dải Trường Sơn, rồi đường dây điện 500kV nối MBắc với MNam, những thứ này thử hỏi có phải là cần thiết lắm không? Trong khi ngành GD cần được đầu tư đến như thế thì chẳng thấy ai ngó ngàng tới.
Thứ hai, nước mình đông dân quá, để tất cả mọi người đều được giáo dục thì khó lắm. Mang tiếng là Phổ cập tiểu học (tức là hs tiểu học được học free), nhưng mà thực ra vẫn phải đóng tiền, không đóng tiền lớp học chính thì đóng tiền học thêm. Nói thật tớ thấy bức xúc lắm khi có nhiều người chỉ biết nghĩ đến cái lợi của riêng mình, mánh khoé và nhỏ nhặt lắm. Từ những cái chuyện như xả rác bừa bãi, rác nhà mình để sang sân nhà hàng xóm, vượt đèn đỏ, thật chẳng ra đâu vào đâu cả.
Thứ ba là mấy bác lãnh đạo nắm quyền sinh sát trong tay, tư tưởng cổ hủ không chịu đổi mới. Tại vì lo là đổi mới thì nhỡ mình mất ghế lãnh đạo thì chết, nên cứ ngồi yên ngoan ngoãn là tốt nhất.

Tớ rất rất hy vọng đến lúc lứa học sinh sinh viên mình lên làm lãnh đạo thì nó sẽ thay đổi, dù là lâu, nhưng có còn hơn không, chứ muốn đổi mới tư tưởng mấy ông lãnh đạo bây giờ thì quá muộn rồi.
 

Old 01-06-2004, 23:26  
Shephiroth

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Quote:
Originally posted by muoiphaytheduc@30-05-2004 @ 21:53
Mấy ông lãnh đạo nước mình chẳng thiết thực gì hết, đúng là nghèo mà đú, toàn đi xây dựng những công trình để đời to tát, cầu Mỹ Thuận rồi đường mòn xuyên qua dải Trường Sơn, rồi đường dây điện 500kV nối MBắc với MNam, những thứ này thử hỏi có phải là cần thiết lắm không? Trong khi ngành GD cần được đầu tư đến như thế thì chẳng thấy ai ngó ngàng tới.
Tôi ko đồng ý với muoiphaytheduc , nói như thế quá mang tính tiêu cực . Người ta bảo "Có thực mới vực được đạo" , chẳng lẽ bác vẫn muốn hs VN đi đò qua sông để đi học ( hay là bơi qua sông cho khoẻ -> để còn được 10,0 thể dục ), ngồi học trong ánh đèn dầu ... Bác xem , cái hồi mới giải phóng , Bác việc gì đã được làm đầu tiên ? Lo xây dựng trường mới hay kiếm cho dân cái nhét vào mồm ?
 

Old 02-06-2004, 04:45  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Thật ra, từ kỳ họp Quốc Hội lần 4, khoá VII(theo báo Tuổi Trẻ TPHCM), vấn đề đổi mới, cải cách GD ở nước ta đã là 1 vấn đề rất bức xúc và được các Đại Biểu Quốc Hội đưa ra trong hội nghị. Vấn đề chính là nằm ở Bộ Giáo Đào, Bộ cũng hô là đổi mới, cải cách nhưng theo tui thì đâu lại vào đấy, mèo lại hoàn mèo mà thôi. Chúng ta vẫn còn trẻ và tôi hiểu nhiệt tình và nhiệt huyết của các bạn, ai mà không muốn tốt, muốn cống hiến? Nhưng tình hình hiện nay thì không được, chúng ta chỉ có thể giới hạn ở trong tầm là: Giáo dục thế hệ sau của chúng ta thật tốt mà thôi.
 

Old 03-06-2004, 05:22  
BlueMt

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của RSX, việc cải cách của chúng ta sở dĩ ko thành công là do sức ì đổi mới của xã hội, ai cũng hô hào đổi mới nhưng có phải ai dám xông pha đâu. Việc cải cách này ngày một ngày hai chằng thể thay đổi được cho dù tốn cả một biển nước bọt hô hào, tuyên truyền. Phải từ từ thôi, tiến chậm nhưng chắc, chúng ta ko nên vì thấy người khác ko làm mà cho rằng mình cũng ko nhất thiết phải làm.
Tuy nhiên theo tôi, đã hạ bớt nhiệt của những người đang bức xúc hiện nay, bác Hiền nên về quê.
 

Old 04-06-2004, 04:07  

Phá sản!
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 293
KL$: 35
Received 1 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2003-2006)
Location: Hà Nội

Không nên phàn nàn về GD khi mà chúng ta chưa làm được gì đẻ cải thiện nó.Như kì thi tốt nghiệp THPT chẳng hạn Nhà nước bỏ ra bao nhiêu tỉ để rồi vẫn có tiêu cực.
van_roma is offline  

Old 04-06-2004, 04:32  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Hôm nay tui mới thi TN xong nè (môn thứ 4) báo Tuổi Trẻ TPHCM mới đăng vụ ở Đồng Nai gì đó, rùi cũng quăng phao...
 

Old 04-06-2004, 04:33  
igo_ichiwa

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Nhưng tui vẫn ko hiểu nước ta làm gì mà sao người lớn nói là nền giáo dục của ta trước đây tốt hơn nhiều. Như vậy chẳng hoá ra là nền giáo dục của ta đi xuống àh.
Rồi bây giờ lại ngồi nghĩ cách vực nó lên, pó tay
@[smiley: Congratulations On Your New Job: [13/13_1_204]]
 

Old 07-06-2004, 21:30  

Phá sản!
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 293
KL$: 35
Received 1 thank(s)
School: PTTH Kim Liên
Class: A4 (2003-2006)
Location: Hà Nội

theo lời bố mẹ mình thì trước đây thi cử không có tiêu cực.Thế là tiến bộ hơn rồi.Thi thế này nhiều khi rất thiệt cho các bạn gia đình ko quen biết ai
van_roma is offline  

Old 08-06-2004, 21:30  
Shephiroth

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Các bác còn nhớ hồi thi tốt nghiệp cấp II ko ? Quay như điên , giám thị nhắc bài thí sinh như điên ( đấy là chỗ tui thi và chỗ mấy thằng bạn tui thi nó như thế ) . Có thể do kỳ thi đó ko quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp cấp III ( vì tốt nghiệp cấp III còn xét cộng điểm ĐH ) nên các thầy cô cũng muỗn chứng tỏ sự thương yêu học sinh của mình (?). Ko biết thi tốt nghiệp cấp III có thể ko ? Bác nào thi rùi cho ý kiến thử coi !
 

Old 09-06-2004, 11:48  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Quote:
Originally posted by Shephiroth@01-06-2004 @ 11:26
Tôi ko đồng ý với muoiphaytheduc , nói như thế quá mang tính tiêu cực . Người ta bảo "Có thực mới vực được đạo" , chẳng lẽ bác vẫn muốn hs VN đi đò qua sông để đi học ( hay là bơi qua sông cho khoẻ -> để còn được 10,0 thể dục ), ngồi học trong ánh đèn dầu ... Bác xem , cái hồi mới giải phóng , Bác việc gì đã được làm đầu tiên ? Lo xây dựng trường mới hay kiếm cho dân cái nhét vào mồm ?
Đành rằng là như thế, nhưng thử hỏi có cần thiết phải làm những công trình to tát như thế không. Bắc cái cầu qua sông cũng không cần thiết phải làm hẳn cái cầu treo dài nhất ĐNA . Tôi cho là phí.

Nhưng nghĩ cho cùng, cho dù có tiền thừa, chắc gì đã được dùng vào việc đổi mới ngành giáo dục. Có khi lại vào hết túi các ông.
 

Old 09-06-2004, 15:00  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

ôi ngoài thi đại học ra thì chẳng có kì thi tốt nghiệp nào dc gọi là nghiêm túc cả ..học sinh cũng muốn ,giáo viên cũng muốn ,giám thị cũng muốn ,hội đồng thi cũng muốn ,sở cũng muốn ,phòng cũng muốn ,bộ cũng muốn ,nhà nước chính phủ cũng muốn ...thế là ai cũng muốn thành tích cao..mà có bao nhiêu % là cao thật ...chắc ai cũng biết nhẩy ??hik hik



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 11-06-2004, 05:56  
igo_ichiwa

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Theo tui không nên có kì thi đại học. Tại sao lại bắt học sinh qua một kì thi khó như vậy để rồi học một chương trình đại học chả giống ai, vừa lạc hậu vừa nặng nề ko đáng.
Tại sao chúng ta ko làm theo mô hình của nước ngoài nhỉ.Tất nhiên là sẽ sửa đổi sao cho phù hợp với chúng ta.Lúc nào mấy vị cũng hô là khó, phải từ từ, là trường hợp của nưóc ta ko giống họ.
Ko thay đổi làm sao biết, phải làm lại hết.Rõ là mấy ông bụng phệ
 

Old 11-06-2004, 09:59  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Ồ thi thì vẫn phải thi chớ ...mỗi tội là lam` theo mô hình này hay hơn
Những ai thi đỗ dc thì dc miễn học phí ...qua kì thi để chọn những người dc miễn tiền học phí ..những ai ko qua dc thì có thể học theo diện hợp đồng
Ko cần phải lo về chất lượng ,bởi sau khi vào những ai ko học dc sẽ bị loại ngay bằng kỉ luật nghiêm ngặt..thế thì ko còn phải lo về trình độ sinh viên nữa nhé ...mà mọi người sẽ có nhiều cơ hội hơn
đúng ko ????



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 14-06-2004, 22:58  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Ậy, phải thi chớ, nếu không thi thì Bộ Giáo Đào cạp đất mà ăn à?
 

Old 26-06-2004, 04:24  
Shephiroth

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Hôm trước , đến nhà bác tui chơi , hỏi chuyện bác gái về tình củm 2 người ngày trước . Bác gái tui đã trả lời câu hỏi :"Tại sao bác lại thích bác trai chứ ko fải ai khác ?" rất đơn giản :"Vì bác ấy là người giỏi nhất ! " . Bác tôi có thể làm được cái đài khi còn học lớp 9 ( hồi đó là chỉ học đến lớp 10 là hết cấp III ) , và đó là cái đài duy nhất ở làng . Và bác gái tôi đã mê tít .
Tôi tự hỏi , nếu báo chí cứ nói rùm beng lên rằng :"Giáo dục càng ngày càng khó" thì tại sao bây giờ tôi ko thể làm được 1 cái đài như bác tôi ngày trước ? ( Lẽ ra , có khi học sinh giỏi còn có thể chế tạo được cái gì đó cao siêu hơn chứ , như TV , computer chằng hạn )
 

Old 30-06-2004, 05:55  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Seth ạ! Nếu ta mà tạo PC hay TV thì xưa như trái đất, phải "khơi những nguồn chưa ai khơi" (Nam Cao), làm cái gì chưa ai làm ví dụ chế tạo dĩa bay chẳng hạn!
Còn vì sao bạn ko thể làm như bác trai của bạn ko fải vì bạn dở hay thiếu sáng tạo mà do nền GD nước ta quá thiên về lý thuyết trong khi đó thì việc thực hành chỉ là thứ yếu nên khả năng tư duy sáng tạo bị quá hạn chế. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân mà nền giáo dục của ta không được công nhận trên toàn TG.
 

Old 30-06-2004, 15:40  

God Member
 
Join Date: 23-11-2003
Posts: 734
KL$: 145
Location: ПГС-II,гр.11

Quote:
Originally posted by Nhat_RSX@29-06-2004 @ 17:55
Seth ạ! Nếu ta mà tạo PC hay TV thì xưa như trái đất, toàn TG.
em ạ hãy bắt đầu từ những cái nhỏ sau đó hẵng đến những cái to (ko phải ai cũng là thiên tài đâu )



------------------------------
Lãng du ...
giantlove is offline  

Old 30-06-2004, 19:35  
muoiphaytheduc

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Theo 10'TD nghĩ thì nên thi, nhưng đề thi không nên khó như bây giờ. Và cũng không nên chỉ có một kì thi ĐH duy nhất, cả nước thi vào 1 ngày như thế. Vừa tốn kém, vừa đặt nhiều áp lực vào học sinh, vừa quá nhiều tiêu cực. Nếu đề thi dễ hơn thì sẽ ít tài liệu đi (hi vọng là thế ). Đề thi dễ hơn thi chắc cũng dễ làm hơn, nên các thầy làm đề thi sẽ làm có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn, tức là sẽ ko đến nỗi thiếu đề và kq là tổ chức thi có đúng 1 lần. Có thể có vài lần thi trong năm, học sinh sẽ bớt đi áp lực. Đề thi không cần thiết phải là chương trình lớp 12, mà sẽ là kiến thức chung và toàn diện.
Đầu vào Đh như thế sẽ dễ hơn, nhưng lúc vào học ĐH rồi sẽ khó, và đầu ra sẽ phải chọn lựa cẩn thận, chứ không như bây giờ, nhiều ng có quan niệm là chỉ cần thi vào được ĐH là xong, ko cần phải học nữa, thế nào chẳng tốt nghiệp.
 

Old 01-07-2004, 21:26  
bach_idust

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

mấy cô mấy cậu cứ ở đây mà cá chê nền giáo dục...chả thay dổi gì được,chỉ tổ thêm khổ thôi......
 

Old 06-07-2004, 20:42  
Nhat_RSX

 
Posts: n/a
KL$: 0.00

Chí lý chí lý! Có nói khản cả giọng, gõ chữ mòn cả móng tay thì mấy ông lớn cũng chả nghe làm quái gì đâu, mấy ổng chỉ ăn cho đủ hầu bao rồi ôm tiền về hưu là đủ, cần quái gì phải cải tổ vì con cháu ổng đã qua Mỹ cả rồi. Cải tổ để Vn bằng Mỹ ah?
 
 

KLNetBB - Member of Kimlien Network
Copyright © 2002-2009 by dcuongtran
Skin designed by Kusanagi - Banner designed by FunkyJan
Powered by vBulletin® Version 3.6.8
Copyright ©2000 - 2016, Jelsoft Enterprises Ltd.