16-04-2004, 13:25 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Con người khi đã vào cuộc sống để mưu sinh thì chẳng ai nghĩ đến chữ kiểu như là "làm đất nước tốt đẹp".
Chẳng ai trong chúng ta không yêu Vn cả, và em tin là chẳng ai trong chúng ta không muốn về Vn cả, để sống như đã từng sống,... nhưng,... tại sao mọi người đi du học,... phải chăng đấy đã là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi nước ngoài tốt hơn hay Vn tốt hơn . Và mình không chỉ sống cho mình, điều này em được biết từ khi đi du học,... lúc đầu em chỉ đơn giản nghĩ nó là cuộc sống tự do đang đợi chờ mình phía trước. Nhưng thật sự thì là gì , sang đây, không phải chỉ chữ muốn sang là được., sang đây đi du học, em mới thật sự hiểu mình nghèo thế nào, , mặc dù cực ghét nói về tiền nong, nhưng ngày nào cũng phải đối mặt với nó, ngày nào cũng phải nghĩ (sang đây thấy bạc cả đầu), sau đấy là cả trách nhiệm, nghĩa vụ nữa. Trước khi đi bố em có nói "Bố hy vọng vào con" ==> thấy bây giờ lúc nào cũng nặng trĩu trách nhiệm. Chuyện sang đây không về là tuỳ thuộc hoàn cảnh gia đình, bakground nữa, như em thì có muốn ở lại chắc cũng bị lôi về ... Hình như mình đi lạc đề , nói chung là nước mình ngày càng sâu mọt , hối lộ tham ô ngày càng nhiều,...bên này, lần trước chẳng nhớ con roomate nói gì với host mum, về chuyện hối lộ, mà bà ấy bảo là thế là xúc phạm nhân phẩm dân tộc, nói với 1 người Anh như thế thì là động đến lòng tự hào dân tộc. Bà ấy rất bức xúc,... mình thì thầm nghĩ, ở Vn, nói đến chuyện đấy thì như là chuyện đùa ấy,... Đi hay ở, công nhận là câu hỏi điên đầu của tất cả du học sinh, lập nghiệp ở đâu? Nếu không bị ép buộc bởi gia đình, em muốn lập nghiệp ở nước ngoài, mình bỏ ra bao công sức, bao khó khăn nhọc nhằn, bao money nữa, không phải về để làm công nhân viên chức nhà nước lương ba cọc ba đồng phải không? , em muốn lập nghiệp, nói chung là spend cái tuổi lao động ở nước ngoài, kiếm đủ xiền để trả bố mẹ, lo cho thế hệ sau, và đu xiền dưỡng già, rùi về Vn dưỡng già \/ thế là hay nhất P/S: Phụ thuộc vào gia đình lớn (gia đình có bố mẹ) và gia đình nhỏ (gia đình của mình :">) nữa thế nên là bi giờ cứ vui chơi đi đã, đừng nghĩ nhiều quá (ái, lại nhổ thêm được cái tóc bạc nữa này ) ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
16-04-2004, 21:40 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Tự hào vỗ ngực Ta yêu nước (not physically hì hì) nên tâm niệm trong đầu sẽ về, sẽ về! Nhưng đời đưa đẩy mình về đâu thì... chưa biết được...
Em còn bé (chết, 18 xừ nó rồi!) nên chẳng dám bàn đến chuyện đại sự, các bác tham ô tham nhũng thế nào. Em biết thân em bé nhỏ cũng chẳng đủ cao siêu để thay đổi các bác í. Em chẳng mơ. Em chỉ thấy người tài như em mà không về đóng góp cho nước nhà thì phí quá (!). Việt Nam nuôi em hơn 17 năm qua. Và ở trong tim em 17 năm sau, 17 năm sau nữa, so on.. Nếu không về em sẽ nhớ lắm không chịu được. Người ta bảo "quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không lớn nổi thành người!" Dù em cứ mãi trẻ con, không lớn thêm được, thì em vẫn muốn thành người chứ.. Chậc chậc chắc có người đang nghĩ thầm con bé này idealistic quá đây. Quay trở về khía cạnh realistic một chút vậy. Em Alex nói rồi. Em mất cả đống thời gian, công sức & tiền bạc đi cả vòng Trái Đất để học. Em không mong đợi lương nhà nước ba cọc ba đồng. Nhưng em tin là nếu em thực sự tài giỏi thì em sẽ làm được nhiều hơn thế (ít nhất là bốn cọc bốn đồng...) he he lại idealistic rồi. Hôm nay không có hứng post bài. Chỉ muốn nhấn mạnh: em sẽ về, sớm hay muộn gì em cũng sẽ về!!! (lần sau có hứng sẽ post thêm reasons ạ) ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
17-04-2004, 20:35 | |||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Các bác đã hỏng thì hỏng đứt đi rồi. Có thay đổi được sẽ mất thời gian & cũng đã quá muộn. Thay đổi các bác làm gì. Phải thay chân các bác. "Người tài" đầy rẫy thế kia mà không thay đổi được tương lai nước nhà thì... chẹp chẹp chẹp... Em ngu chính trị, chả hiểu gì mấy về đảng này đảng nọ. Em đang phải học Modern US History. Nước nó đa đảng hẳn hoi nhé. Một chiếc Dân chủ, Democratic... Đảng này là đảng bên "demand side", tương đối "do dân, vì dân", chăm lo cho phúc lợi xã hội các kiểu.. Chiếc còn lại, Cộng hoà, Republic... Chú này thuộc dạng "supply side"... ưu tiên phe businesses mà ít chăm lo cho người tiêu dùng hơn. Tuỳ hoàn cảnh đất nước (là em đang nói về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) mà người dân favor lý thuyết (philosophy) của đảng này hơn đảng kia... Tỉ dụ như hồi khủng hoảng (Great Depression), lòng dân lao đao, người ta cần 1 đồng chí tổng thống biết làm nhân dân an lòng, phe dân chủ có vẻ thắng thế. Ở bên Anh em nghe đâu có 1 chiếc Tự do với 1 chiếc Bảo thủ, chẳng khác thế là mấy. Thỉnh thoảng nhân dân không thích cả 2 bên (2 bên đều extreme quá) thì lại mọc ra 1 đảng mới, cũng cải cách được 1 số thứ nhưng không mấy khi thắng cử... Còn lại 2 đảng thay nhau nắm quyền. "Đa đảng" m@ như thế thì dân họ cũng có nhiều lựa chọn hơn dân mình là mấy? Khẳng định lại, em ngu chính trị, suy nghĩ đơn giản. Em chẳng quan tâm có mấy đảng, đảng nào. Vấn đề là đảng viên đảng ấy ra làm sao. Vấn đề nằm ở con người! Em tin vào thế hệ tài năng trẻ của nước nhà. Em tin vào bản thân. Em tin vào tương lai đất nước. Có ai tin không? PS: Em xin lỗi dùng tiếng Anh nhiều quá. Cái này không phải vì show off mà vì... bí từ. Em xin hứa sẽ sửa chữa. ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
||
17-04-2004, 23:46 | |
Phá sản!
|
có nhiều người sẽ trở về nước và làm viẹc ở một công ty liên doanh
có người thì ở lại lun và công tác ở nước ngoài Vậy thì các bác du học klnet nè,các bác ahỹ thử trả lời xem sau khi kết thúc chuơng trình du học thì các bác sẽ làm gì tiếp theo Hãy thử nói với mọi người một chút cho tuơng lai sắp tới đi From Alex: Không nhìn thấy có topic tương tự rồi à |
18-04-2004, 00:25 | |
|
Chuyện này nói lại rồi lại nói lại nữa, nhưng ko thể nào hết đc. Buổi đầu tiên của các subjects, tutors nào cũng hỏi về vđề này.
Ở Aus cũng thế, n` đứa quan niệm, sang đến nơi rồi thì về làm gì (general, not VNese only). N` đứa thì lại bảo là học xong thì về nc', inherit their family co. N` đứa thì lại về join in army, police hay là fireman (như kiểu đi làm nghĩa vụ quân sự) i.e. HK, Korean. Còn bọn Indian hay Kenia,... thi` lại mong muốn n~ cái political hơn. Nói chung là tuỳ ng`, tuỳ cảnh mà thôi. ("cảnh", i mean their background, environment and family.) About kw, chẳng có mong muốn to tát như NA hay chi 10phẩy, về nc để vào Đảng, lên làm leader cho 1 party nào đấy. I know i dont have the capacity in this area, and more importantly, not my interest. Nhưng có 1 điều, kw xác định nhau từ đầu, và chắc chắn sẽ ko baoh thay đổi: I'LL LIVE IN VN FOR ALL MY LIFE (of coz, ko tính n~ năm bỏ nhà ra đi như bâyh :">). Future cũng tạm thời plan rồi. Học xong (Bachelor đegree) thì work for experience ở chỗ nào đấy, but VN, about 2, 3 yrs or st. Sau đấy thì về VN, làm việc ở VN, sống ở VN. Chả nhẽ sau bao nhiêu năm như thế, VN lại ko khá hơn? Cái câu của bạn chị 10phẩy cũng đúng, tuỳ cả vào thế hệ trẻ VN mà thôi (nói nghe thì to tát thế đấy ). Nhưng kw ko nghĩ như AL. Sẽ tự nguyện về VN chứ ko phải là bi bắt phải về. Về VN cũng sẽ ko làm công ăn lương 3 cọc 3 đồng. Như mọi ng` nói đấy, đi xa như thế rồi cơ mà. AL muốn lập nghiệp, VN cũng có thể là starting point mà. I'm proud of being a VNese. Love ya so much, my VN. PS: Bài viết này chỉ nói đến career, chứ ko mention gì đến chuyện gia đình, tình cảm, bạn bè . |
18-04-2004, 09:04 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Em không nói Vn thế này thế nọ, cũng chẳng dám nói, nhưng em realistic một cái là lương ở nước ngoài cao hơn :">, cái này chắc không ai phản đối. (Tuy nhiên mức ăn tiêu cũng cao hơn)
Nếu mọi người nghĩ là về đủ khả năng để trả lại cho bố mẹ thì ... cứ về còn em thì về Vn thì chắc là không biết đến mấy chục năm sau mới trả cho bố mẹ được. Có thể mọi người nói bố mẹ không yêu cầu trả thế này, thế nọ, nhưng em luôn xác định đi học như thế này là vay của bố mẹ, cái gì cho là cho, cái gì vay là vay. Anyway, phải trả xong cho bố mẹ rồi mới làm theo ý thích của mình được. Em chẳng cao cả đến mức, yêu nước, yêu các thứ, trên hết em, em yêu cái gia đình của em, và phục vụ nó đã. Ai chẳng muốn được sống với gia đình, sống nơi chôn rau cắt rốn, nhưng có được không? , nói chung là càng nói càng thấy luẩn quẩn , chỉ biết rằng em vẫn theo tư tưởng sống ở nước ngoài, trong độ tuổi lao động, tạo nên cái thành quả rồi mới quay lại Vn. ==> bị bắt là do bố em muốn về để theo sự nghiệp của bố, nhưng đấy không phải my target ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
18-04-2004, 09:53 | |
|
Hức , lại nói đến chuyện học xong way về hay ở lại roài , tèn tén ten ,vấn đề nóng hổi của các anh chị sắp tốt nghiệp ,vấn đề băn khoăn của các bạn đang học , vấn đề rồi sẽ phải nghĩ đến của các bạn sắp ra đi...
Cái thời buổi yêu nước mà SEAGAME cả nước đổ ra đường này thì chắc chẳng còn ai có cái tư tưởng là học xong thì sẽ tìm cách để ở lại hẳn nữa rồi :-> , mọi người iu nước thế cơ mà nhểy ? Nhưng mà nói như AL cũng đúng , phải nghĩ thực tế hơn 1 tẹo , em ko tính những ai ra đi = học bổng ,rồi tự mình kiếm sống ăn học , phần lớn bà kon đây vẫn còn phải xin trợ cấp của bố mẹ rất nhiều , mà mức sống ở đâu thì nó cũng đắt hơn Vn rất nhiều , cứ đổi tiền 1 bát phở ở nhà 5k , với 1 bát phở ở đây tính ra cũng 90k thì rùng cả mình đấy . Nói như bố mẹ em ý , ko cần bọn em học xong phải cầy cối ở bên này để trả tiền lại cho bố mẹ ( dù chẳng dư dật gì ) , mà chỉ cần bọn em có đủ kiến thức đi làm tự nuôi sống bản thân rồi giúp bố mẹ , chị học xong trước thì giúp đỡ em... ,việc ở lại hay ko là tuỳ thuộc ở bọn em suy nghĩ thế nào, em lại có chí hướng sống ko tham vọng wá mức , hài lòng với những gì mình có :"> , bây h thì chưa thể nói trước đc điều gì , học xong mà kiếm đc việc VN lương đủ nuôi mình giúp đỡ bố mẹ em cũng về luôn , chính vì mục tiêu về sau sống ở VN lâu dài mà em đổi cả ngành học em quyết định từ nhỏ :p Cuộc sống lâu dài ở xa nhà cũng ko thích hợp với em , đi học mấy năm còn chịu đc , chứ bảo em ở đây chục năm thì chắc chết luôn đi . Với lại là em nghĩ bố mẹ chắc cũng ko muốn bỏ 1 đống tiền ra cho con cái đi học ,học xong bọn nó lại ở lại làm bên đấy đến khi nào thành đạt thực sự ( mất đến gần 1 chục năm mất) rồi mới way về ở bên mình đâu , dù có gửi trả tiền về nhưng ko rì bù lấp đc tình cảm đâu , thời gian thì nó cứ chạy vèo vèo đấy , ko ai nói truớc đc điều gì đâu. Nhân tiện kể chuyện hôm nay của em với Kw luôn , tối nay lúc bọn em xuống khu người Việt ăn rồi vào 1 hàng đồ ăn đi chợ , đang ăn nói luyên thuyên gì trong đấy thì tự nhiên có 1 bác ra hỏi bọn em người Việt à , rồi bảo là " nghe giọng người Việt sao ấm cúng wá " , bác này cũng người Hn . Lúc đầu thì ko vấn đề gì đâu , chỉ hỏi thăm mấy câu thế thôi , bọn em nghe cũng vui , tại ở đây kiếm người Hn khó lắm ,nhất lại là ở đấy cả mấy chục năm như thế . Vấn đề ở chỗ là bác này cứ đứng nói chuyện với bọn em về vấn đề " học xong tìm cách mà ở lại đây , tôi nói thật cho cô biết , ở đây là thiên đường, về Vn nhìn mấy cái vụ bán con gái sang Đài Loan... " rồi lại nói nhiều đứa way về VN xong lại phải way sang bên này đi làm vì lương bên này cao hơn nhiều ,vvv... ,bác ý nói rất nhiều, còn đưa cả card visit bảo cần giúp đỡ rì thì liên hệ các loại ,cứ thì thầm khuyên nhủ là tìm cách ở lại các loại .2 con huých nhau mãi ,chẳng lẽ em lại cười ầm lên , may mà cuối cùng thì cũng xong ,phù [-o< . Theo như em tiếp xúc với mấy người lớn ở đây >= 20 năm , đều có tư tưởng chính trị khủng khiếp , em ko biết phải gọi đấy là tư tưởng gì , phản động cũng ko chính xác lắm , họ phê phán chính phủ của VN bây h , nhưng ko hẳn là ghét Vn , chẳng ai ghét nơi mình sinh ra bao h cả, nhưng mà càng ở lâu bên này thì chắc tư tưởng cũng thay đổi theo.Nếu ở lại đây lâu biết đâu mình cũng sẽ như thế , ai nói trước đc cái gì .Cuộc sống của người Việt ở bên này phức tạp lắm , em cứ nhìn mấy cái gương đấy mà sợ , chỉ nghĩ đc đúng 1 điều là ko đâu = ở nhà . |
18-04-2004, 11:59 | |||
|
Quote:
Quote:
bên này mình ở CA, mà ở với bác, nên người Việt đi đâu cũng thấy, người HN thì thỉnh thoảng cũng gặp, nhưng có điều là càng là người HN thi càng ghét hệ thống chính trị ở VN . Phần lớn người ta ko nói ra, nhưng thái độ của người ta thì rõ lắm :-s ... Có lần có người hỏi religion của mình là gì, mình bảo là none (thì đúng thế thật :">) thế là người đấy bảo là chắc mình là cộng sản (communist) vì theo họ được biết thì CS ko có tôn giáo. :O oan cho em quá em có biết gì đâu... Ở nước ngoài người Vn đâm ra như thế một phần cũng là do misconception nữa. Nói chung là đúng như B_Cool nói, xã hội bên này phức tạp lắm, ở đây đi học thì được, chứ ở lâu dài thực sự ko sung sướng gì cả. |
||
19-04-2004, 19:08 | |||
Phá sản!
|
Câu hỏi lớn nhất của những thằng vác vali đổ tiền ra nước ngoài học là học xong rồi đi đâu làm gì?
Hỏi mười thằng thì không khéo chín chấm mấy thằng bảo, tao học xong rồi, kiếm việc làm ở đây làm lấy kinh nghiệm rồi có khi lên học Graduate, kiếm cái MBA hay mạt sờ tơ trong ngành nào đấy, rồi có khi lại làm lên Dr, kinh điển hơn những anh thích làm nghiên cứu thì làm hẳn quả Phd luôn , sau đó tương một câu rồi tao về việt nam đóng góp cho tổ quốc( , cái này ta đây cười vào mặt) Có lẽ cái routine đấy gần giống như Kawaii nghĩ, nhưng mà ở cái cuộc đời này thì làm gì có ai biết đâu cái chữ ngờ. Bây giờ KW nghĩ thế, khi có việc rồi , lương lậu khoảng 40000$ thì liệu có bỏ để mang cái kinh nghiệm mà papa và mama giúp đỡ bằng tiền, mồ hôi nước mắt của cụ để về mà làm việc cho công ti nước nhà với lương lậu cứ cho là xông xênh khoảng 12000/năm không?? Đấy là chưa nói đến những vấn đề xã hội khác như là yêu đương rồi vân vân( real estate bên úc hay ở nước nào đấy chẳng hạn). Cộng với căn bản của con người là được voi đòi tiên, cái này tiếng anh nó nói là ambition. Thế thì tỉ lệ sau đó đi về là bao nhiêu? Còn nếu Kw là người đủ mạnh mẽ không bị những cám dỗ của đồng tiền nó thu hút thì cho nước nhà có một người tài nữa trở về. Tiếp đến Răng: Quote:
Nếu mà mọi người tin vào quality hơn là quantity thì tôi đây xin nói rằng thế này: Cứ cho là các anh chị các em gì gì đi được 10 năm về, khó mà tìm bụp một phát được cái việc làm ngon mà đóng góp những cái gì gọi là quality nhé. Đến lúc đấy thì đừng thất vọng. Hehe, từ đâu thấy mỗi B-cool là nghĩ giống mình, có lẽ là tình cảm gia đình chính là sự níu kéo duy nhất để những người đi xa trở về. Thật ra những thằng mà ra đi vào sứ quán Mỹ nó denied vì không chứng minh được lí do về, mang một đống tiên quay lại Xứ quán bảo tao có tiền ở nhà tao sẽ về, nghe thế mấy lão lãnh sự đã cươì vào mặt rồi, chúng nó biết thừa nếu học xong thì ở lại Mẽo nếu giỏi có thể kiêm đưọc gấp mấy lần thế trong vòng 5 năm. Thế nên càng ngày chúng nó càng khó, không chỉ bởi terrorism mà còn bởi những thằng ra đi mà không về. Tiếp, về vấn đề chính trị. Các bác bảo các bác không vào đảng, có lẽ không ổn. Thứ nhất, ở vn, bác nào muôn làm cao trong nhà nước thì phải vào Đảng- đấy là requirement mà. Đấy đảng bầy giờ thì có ai gọi là yêu đảng đâu, vào đảng chỉ là trách nhiệm đóng đảng phí và cũng là công cụ để cho các bác các cô tiên thân thôi. Quote:
Nói đến thời Great depression, ông FDR lên không phải vì ông ấy là (D) mà vì ông ấy giỏi thôi. Có lẽ lúc đấy mà ông FDR là ® thì chắc ông ấy cũng lên. Tóm lại thế này, ở đâu, đa đảng hay đơn đảng các bác ạ, thì việc dân lựa chọn không phải là đảng mà là Người thôi. Chết nói hơi xa chủ đề, quay lại cái vấn đề về hay ở. RE tôi xin chung quy lại một cái này, nếu bác nào định về thì về càng sớm càng tốt, ở càng lâu thì cái desire muốn về càng ít. Về nhà mà xây dựng cái đất nước nhỏ bé ở Châu á kia. Đấy quan điểm của RE tôi là thế. |
||
20-04-2004, 02:08 | |
|
Có lẽ bài này là để trả lời riêng RE mất .
Trc' tiên, kw muốn highlight cái edu levels trc (tại đọc đoạn đầu ở bài của RE, thấy hơi confusing). ... Highskul --->Foundation (certificate, & for overseas stu only)/ College ot TAFE (Diploma)---> Under Graduate (Bachelor degree) ---> Post Graduate (include: Master & PhD). Nếu như học xong PhD_highest level of edu thi` sẽ lấy đc bằng Dr. Bằng này là có tính chất nghiên cứu. Rồi, RE nói cái plan của kw là cùng routine với theo kiểu đi làm rồi học cao hơn, miệng lẩm bẩm cái câu "Học vào lao động, đóng góp cho Nc' nhà". Thứ nhất, kw là đứa thích học. Nhưng đã xác đinh rồi, sẽ học hết Bachelor, ko mơ ước leo lên MBA hay PhD. Lí do? Nói trắng ra thì các công ty, khi tuyển ng`, sẽ ko chỉ nhìn vào cái tấm bằng mà bạn có. Họ nhìn vào cái skills của bạn, cái mà bạn thực sự có trong đầu kìa. Trích nguyên văn câu của cậu kw (đang làm PhD, năm cuối): " N~ thằng học cao, nghĩ m` biết n`, thế nên vào các cty, đòi hỏi n`, ko phải chỗ nào cũng có thể đáp ứng đc. Hơn nữa, PhD is wasting money experiments. Studying is my (my uncle) interest, and PhD is for fun." (Hix, có scholarship từ hồi học foundation đến h, fun fun fun :p.) (Cứ tuần nào cũng đi làm experiment, hết xin tiền ở department, lại xin ở lab, rồi lại còn phải reward cho mấy thằng làm cùng nữa chứ.) Thứ 2, anh RE đọc lại bài của em cái. Em chưa baoh nói là em về VN và làm việc trong cơ quan Nhà nc'. Em chỉ nói là sẽ về VN, làm việc ở VN. Hay anh RE cho rằng nếu làm việc ở VN nghĩa là làm cho Nhà nc'? Em về VN, xác định là sẽ ko làm cho Nhà nc'. Với cả Marketing của em, Nhà nc' m` chưa coi trọng lắm anh ạ. Sớm muộn gì thì mọi ng` sẽ nhận ra cái phần rất qtrọng của Ma trong cty (Gov, private and foreign investment). Sẽ có ai lại hỏi, nếu ko làm cho Nhà nc' thì đóng góp cái gì? 1 khi bạn có việc làm, bạn phải pay tax. Tax đấy chính là phần bạn đóng góp cho Nhà nc' nơi bạn làm việc. Anh RE có nói đến cám dỗ của $$$. Như bài đầu tiên của Micro eco, hs luôn phải nhớ trong đầu, capital ko phải là $$$. $ chỉ là input, material mà thôi. Nó ko phải là biggest target. Thứ 3, anh RE có nói đến tiền lương (tính theo năm). Ở nc' ngoài, bạn đi làm, dù bất kì công việc gì, cũng kiếm n` hơn làm việc ở VN (Cái này chắc ko ai phủ nhận chứ ạ? ). Đây là income. Bâyh đến expenses. Mọi ng` cũng thừa biết là cuộc sống ở nc' ngoài đắt hơn ở VN. Cộng trừ nhân chia 1 lúc, bạn tính xem, bạn xông xênh đến mức nào. Kw xác định, bố mẹ bỏ tiền cho đi học như thế này để mai sau có cuộc sống khá hơn. Cũng luôn nghĩ trong đầu là m` nợ bố mẹ. Ko dám hứa là sẽ trả lại số tiền mà bố mẹ đổ cho m`(bố mẹ cũng đâu cần thế), nhưng luôn tự nhủ sẽ giúp mấy thằng em trong nhà, giúp bố mẹ phần nào. Ốc còn chưa mang nổi m` ốc, nên ko dám nói n` về vđề này. Anh RE có nói đến các vđề khác, như yêu đương, em ko hiểu lắm. Anh nói rõ hơn đc ko ạ? |
20-04-2004, 02:12 | |
|
Phần cuối bài của anh RE có nói đến politic. Em interest với cái này lắm, cũng ko biết n`. Nhưng có đọc báo, xem tv, nên cũng xin có ý kiến (:p).
Trong topic này, n~ ai post bài đểu ko có ý định về nc' để làm cho cty Nhà nc' đúng ko ạ? Thiết nghĩ, cũng đúng như thế thôi, với n~ gì gò bó và hạn chế. Chằng nói đâu xa, riêng cái chuyện học xong, nhỡ may có xin đc việc, thì vào cơ quan, việc của bạn là quét nhà, pha nc'. Cũng phải mất 1 time đề làm quen chứ, đấy, ng` ta nói thế đấy. Oạch, lạc đề rồi. Tóm lại là bác nào có máu chtrị, có máu làm leader thì sẽ vào Đảng (bắt buộc thì đúng hơn). Còn ko thì, up to u. Anh RE với Răng nói chuyện politic ở US, kw nói chuyện ở Aus 1 tẹo vậy. Thế này nhé, ông John Howart _ Mr. (Current) Aus President là anti_ immi. Trc đây, xin visa đi Aus rất dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng bâyh thì sao? No way u can get the visa to here in 2 mths, even u have scholarship. Như bạn em, xin visa đi Aus 1/2 năm, nản quá, phải quay sang làm hồ sơ đi UK. Aus là multi culture country, chắc ai cũng biết điều này. Nghe thế thì tường là sẽ ko có discrimination. Nhưng bạn nhầm rồi. Đi đến đâu bạn cũng thay sự phân biệt đối xử. Nói về ng` Việt ở đây, direct quote from my Comm tutor: " The only thing in my mind about VNese is drugs and criminal." Nghe mà xót xa. Chủ yếu ng` Việt criminal and drugs ở đây là local, gđ họ di cư, vượt biên các đây khoang 20 năm (or may be more). Khoảng sau 10pm, nếu bạn gọi 1 cái cab xuống Footscray (khu đông ng` Việt nhất ở Melb) thì sẽ ko có 1driver nào đồng ý cả. Hay như 1 thằng classmate, nó hỏi kw đã xuống Springvale (1 khu đông ng` Việt nữa ở đây) chưa, rồi dặn kw ko nên xuống đầy vào buổi tối. Nó còn kể, bạn nó bị mấy ng` Việt dưới đấy đánh cách đấy 1 tháng. Hay như cái ông sửa washing machine kể là his pama đến VN 1,2 năm trc, rất thích. Nhưng khi xuống mấy khu ng` Việt đi ăn uống, hang out thi` thấy nó khác hẳn nhau, hell and heaven. Đấy, tất cả n~ ng` có thể nghe về ng` Việt ở đây như thế đấy.Chuyện Kun kể ở bài trc', còn n` chi tiết nữa, nghĩ mà xót xa. Kw có thể học ở đây 5 năm, nhưng ko muốn sống lâu dài, cả cuộc đời ở đây, cái nơi có n~ ng` Việt như thế. Đúng là ko đâu bằng ở nhà. Nơi có gia đình, bạn bè và ng` thân. |
20-04-2004, 15:33 | ||
|
Quote:
Nhưng thực tế chứng minh ngược lại. 10,TD kể lần trước về những người ở đây, họ ghét chính phủ VN thế nào. But when really look into it, thì cái tension đấy exist ở những lớp người khác nhau cũng khác nhau. Những người lao động, nói trắng ra là ít học, họ ghét Vn và ca ngợi Mỹ hết mình, gần như là tuyệt đối. Người ở tầng lớp cao hơn một chút, có học, kiếm được, nhưng không thành công như người ta mong muốn, thì nhìn về VN có một chút nuối tiếc vì đã bỏ nước ra đi (tuy họ vẫn thích ở Mỹ). Còn lớp người, chủ yếu là business, thành đạt, thì chính là những người đầu tiên về nước invest and employ. Tất nhiên họ ko có ý định về VN định cư--tại sao? một lý do ko thể chối cãi được là VN gov miệng thì nói là thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng khi có người muốn đầu tư thì lại làm khó dễ trăm đường, chủ yếu là bộ máy hành chính ko nhất quán, để ăn cho nó dễ. Không chối được là có một bộ phận lớn hs du học, bị cuốn theo cuộc sống ở nước ngoài mà cứ học và làm việc, cứ nói là sẽ về, nhưng rồi end up ở lại nước ngoài. Không phải họ thực sự muốn như vậy, nhưng cuộc sống đưa đẩy, ko ai nói trước được điều gì. (chết thật, I'm confused now :">) anyway, my point is cho dù học lên cao đến đâu, ước muốn trở về nước để làm việc và làm cho nước mình better vẫn luôn tồn tại đâu đó trong ý nghĩ của hs du học (tất nhiên nó ko phải là primary ). Và đóng góp cho đất nước cũng ko cần thiết phải định cư ở trong nước. |
|
20-04-2004, 15:41 | ||
|
Quote:
Chuyện kiểu này có lẽ cũng hay xảy ra, nhất là ở CA chỗ comm người Viet đông nhất nước Mỹ, ko tránh khỏi. Còn những đứa nói là sẽ lấy vợ/chồng nước ngoài hehe thì probability chuyện kiểu này xảy ra còn lớn hơn nữa. |
|
20-04-2004, 16:35 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Đầu tiên cho em xin phép là chị Kun với chị Kw, bỏ hộ em cái kiểu font chữ nhức mắt này đi được không ạ, đọc bài các chị xong em hoa hết cả mắt, nhức cả đầu
Em xin bắt đầu với việc , làm việc ở Nhà nước, thứ nhất em nhắc đến chỉ là để đùa thôi, chứ em tin chẳng ai có nhã hứng đấy cả, mà trong mấy người đang tranh luận ở đây, em thấy mỗi anh RE là có thể xin việc nhà nước, vì anh ấy TỐT NGHIỆP cấp 3 rồi, chứ còn chị em mình đều chưa có bằng cấp 3 , mà hình như thế thì có là học cao học, master nước ngoài thì cũng, makema (mặc kệ mày ) thế nên chuyện đi làm Nhà nước dừng được rồi :lol: Em không biết nhiều về chính trị vì em không có thói quen ôm TV, sách báo :">, nhưng mà có 1 cái em có lẽ biết hơn là chính em đã sống trong xã hội người Việt ở nước ngoài, đúng hơn là ở Nga, em cũng đủ hiểu là nó rắc rối thế nào , nhân đây em xin mạo phép nói cái mà chắc ai cũng biết, "mình là du học sinh, đừng quan hệ nhiều với người dân định cư bên này (người Việt ấy ạ)" Xã hội dân bên này rất phức tạp, đúng như vị nào đã nói, toàn drugs với cri :">, thế nên là, chắc chẳng ai muôn sống trong cái xã hội như thế, để đi đến đâu cũng bị nghe 1 câu khinh UK là một nước khá hoà bình và không bị tạp như Mỹ và Aus (ấy đừng giận vội, ý em là mix trong các chủng tộc người , chẳng biết nói thế nào nữa, nói chung là có nhiều dân định cư, không nhiều native) ở UK thì khác, native nhiều, nên về mặt xã hội, thì chỉ có 1 số thành phố là loạn thôi, còn bình thường thì đều là người bản xứ sống (vd như nơi em ở :">), nhưng mà lần trước lên LD, em có đến nhà bạn, và ở đấy vào ngày thì cũng học được nhiều lắm . Anh ấy sang đây theo diện, xin nhập cư, không có entrance clearance. Nên sống chủ yếu với xã hội người định cư. Anh ấy có kể em nghe mấy vụ mới mà người Việt gây ra ở đấy, như giết người, sòng bạc rồi drugs các kiểu, em thật sự chẳng thể tưởng tượng nổi, đất nước như UK, mà còn thế thì ở những nước như US và Aus thì như thế nào nữa (ấy chết hình như mình loạn rồi ) Anyway, nhìn bề mặt thì anh chị em mình ai cũng về cả , thế là tốt rồi , đợi đến khi học xong hẹn nhau ở nhà phát, hy vọng là đông đủ PS: He he, đúng là UK vẫn nhất , nghe chị Kw bảo là sang UK, visa dễ nhất , nghe sướng sướng ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
21-04-2004, 19:19 | |
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Nhắn các bác, đầu tiên em đi lạc đề trước. Âu cũng mong giúp mọi người calm down, chứ tình hình thế này căng thẳng quá!!!
Em repeat bé Alex nhắc đểu 2 đứa Kun với Hót . Gớm dạo này tự nhiên màu mè hoa lá cành thế. Bài thì đã dài. Bùm một phát chuyển từ mảng sáng sang mảng tối. Đến sợ. Mà mảng tối còn đỡ, mảng sáng thì cứ gọi là hoa hết mắt. Có ai nhìn lên mặt trời mà đọc báo được bao giờ. Ở đây "đa sắc" kiểu rainbow thế là symbol của hội gay/lesbian/bi... Các đồng chí không "bi" thì chớ lạm dụng signal của người ta thế mà hoa mắt mọi người. Xin cám ơn. Bà chị 10,TD khơi mào một topic HOT không còn gì HOT hơn. Reply của mọi người đang càng ngày càng dài hơn thì bùm một cái chị post cho 1 bài 1 dòng (3 dòng nhưng 2 dòng là quote). Bà liệu hồn, trong này toàn mod đấy X-( Mấy ngày em không vào đây. Hôm nay mới phát hiện topic bị đổi tên không thương tiếc. Tên cũ chủ trương phản động nhưng nghe nghệ thuật hơn, nên em tiếc. Nhưng em cũng chẳng phản đối Red Eye với Alex làm rì (họ toàn mod cả). Bài Red Eye phải nói là bài Răng thích nhất trong cả cái thread dài dằng dặc này! (vỗ tay) Các bác hoa lá cành riêng Red Eye là em thấy thực tế, realistic nhất! Bác í nói hộ em tất cả những gì real nhất em đã nghĩ đến. Nghiêng mình cám ơn Red Eye vì bài viết đấy (từ hồi sang đây quen thói lịch sự). Em thấy các bác từ dân lành 10phẩyTD đến mod Red Eye đến supermod kawaii đều "xé nhỏ bài". Nên bi giờ em bắt chước, em cũng xé bài em từ đây. Post sau xin hứa cố gắng không lạc đề. Kính PS: Đến đây thì 1..2..3..4...5..6 cái cửa sổ YM với AIM mở ra. Mải hầu chuyện mọi người mất hết cả hứng. Xin hẹn dịp khác cãi vã. Bài này ai thấy ngứa mắt cứ xoá, không có nội dung gì cả. Xin lỗi mọi người! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
30-04-2004, 06:31 | |
|
Em nói thật là em không đủ kiên nhẫn đọc hết bài của các bác. vừa dài vừa confused Mới đọc mấy bài đầu mà nhức hết cả mắt
Em cũng là đứa bỏ nhà bỏ cửa, bỏ gia đình, bạn bè và ...cả người yêu :p để đi sang cái nơi khỉ gió này, buồn nhiều nhưng nghĩ đây là bố mẹ mong và muốn tốt cho tương lai của mình nên cảm ơn cha mẹ và ..học! KHông hiểu các bác thế nào chứ cái đời học của em chắc fải kéo dài 7 năm nữa 2 năm trung học, 3.5 đến 4 năm đại học, rồi ngó trước ngó sau làm cái bằng master Rồi học xong đi lấy chồng là vừa Nhưng con iem nghĩ là đi du học rồi, về Vn làm thì không sống nổi. Gia đình em là gương cho em về vấn đề này. Ý em nói không sống được nghĩa là sao? Nghĩa là khi em đi 7, 8 năm trời, rồi về lại VN, liệu em có thể thích nghi với kiểu sống và làm việc đó được không? Đi làm là để có tiền. Nhưng nói thật, đi làm ở VN, nhiều khi nó ghét người lắm chữ. Như bác ruột em, đi khỏi VN cũng gần chục năm, làm ở nước ngoài tiền nhiều nhưng thiều tình cảm gia đình. Nhưng về Vn cũng không sống được khi tiền lương tháng chỉ 1,2 triệu. Đó chỉ là ví dụ thôi, và ngay cả bản thân em, em cũng mong muốn khi học xong sẽ có cuộc sống ổn định ở Vn vì nơi đó có gia đình và bạn bè em. Con gái thì gia đình là quan trọng lắm. Nhưng liệu khi ta bỏ công, sức và tiền bạc ra học xong rồi về nhà. Nếu may mắn có việc tử tế thì còn đỡ. Chứ nếu về, không hợp cách sống bon chen và nhiều mánh như ở Vn thì sao? Chắc chắn những người đi du học ai cũng muốn học xong sẽ làm thử 1,2 hoặc 3 năm. Rồi với mức sống đó, điều kiện làm việc tốt và môi truờng tốt để fát triển những kiến thức mình đã học được đó, liệu chúng ta có dễ dàng bỏ nó không? Cái này tuỳ từng người, tuỳ ý thức và cả điều kiên của từng người. Em chỉ có ý kiến thể thôi, ko dám bàn nhiều |
05-05-2004, 18:13 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Vấn đề nhạy cảm là ở chỗ, đang bàn là về hay không , nghe câu hỏi đã confused rồi mùh
Nói chung là đi hay ở thì đều không thể nói trước được, dù có nói nhiều đến đâu thì sự thật mới là quan trọng. Thân phận bé nhỏ không dám bàn nhiều chỉ dám kể ra đây, mấy cái exp mà em thấy thôi. Hôm nọ gặp mấy người Việt, làm ăn bên này, chờ ngày được nhập quốc tịch, cấp bát xanh bát đỏ. Toàn những người bỏ rất nhiều tiền, sang đây làm lụng vất vả mà không mong có ngày về, em thấy đi thế được nhiều tiền, gửi về gia đình nhưng tương lai lại quá mù mịt. 1 ngày đi làm từ sáng, đến chiều về, tiếng không biết, ăn cơm xong rồi nghe nhạc rồi ngủ, toàn nhạc về quê hương đất nước nữa. Các anh chị ấy cũng tâm sự, nếu không vì hoàn cảnh gia đình thì cũng chẳng bỏ nước mà đi làm gì, đi, làm lụng mà chẳng biết đến khi nào được về để thấy mẹ cha, thấy vợ con, chẳng biết tương lai mình thế nào, tiếng thì không biết. Trông toàn 25-30 tuổi mà trông như 40-50 tuổi. Tâm sự với mấy đứa du học sinh mà các anh (chứ chưa nói đến các chị) không cầm được nước mắt, đều bảo, các em sướng lắm thì cố gắng mà sướng, đi học thì học cho hẳn hoi rồi về nước mình. Ở cái xứ này thì dù sao vẫn không phải là nhà mình, có tốt hơn thật thì cũng không bằng nhà mình,.... Nghe tâm sự mà mình cũng thấy thương họ, chẳng biết đến ngày nào mới gặp lại được gia đình,..... Hôm nọ, ngồi nghe mấy bài nhạc về VN về HN và về cha mẹ, mà nước mắt cứ thế rơi,... mình đi, mình biết là ngày này, tháng này sẽ được về mà còn không cầm lòng được,.... nghĩ đến người ta ở bên này, chẳng biết tương lai thế nào, .... có đúng 1 chữ sợ. Tưởng tượng như cậu mình, đi 1 mạch 15 năm mới quay trở lại VN mà thấy phục,.... giờ đi được đúng 4 tháng, mà lúc nào cũng đếm ngược đến ngày về, được sà vào lòng mẹ, được bố xoa đấu, được ôm chị khóc, được cười đùa với bạn bè. Tự nhiên thấy mình đúng là yếu đuối ,.... dù thế nào, thì cũng không thể bỏ được quê hương đất nước. Cái tình nè còn nặng lắm , mami ơi, nhớ mami quá, nhớ papa quá Hiz còn 54 ngày nữa là đến ngày về mà lắm lúc chỉ muốn vứt đấy lao về . Thôi cứng cỏi lên, vì ta CHẮC CHẮN sẽ về, nên không cần nóng vội . Lo thi cho xong đã. Câu cuối Mình đi làm ở nước ngoài thì cả đời khó ngoi lên làm chủ lắm, mà mình đi học, chịu khổ xong, không phải để đi hầu người khác được. Mình phải hơn người khác ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
05-05-2004, 22:25 | ||
|
Quote:
|
|
21-05-2004, 11:14 | ||
|
anh ChinhQuai cày cấy tức là thế nào, cày cấy ở Miami beach à
Quote:
nhưng mà như thế thì càng quyết tâm về |
|
21-05-2004, 20:16 | |
|
Hi', hôm nay thằng bạn em, tự dưng nó hỏi xem aft study, plan của em là làm gì. Em bảo work, of coz. Nó bảo nó có advice cho em và cả bọn con gái, học xong thi` get married, dun work but do the housework. Cười chết mất. Thế là bà tutor bảo là thế thì thành country girls hết cả. Bà ý kêu là sẽ tìm 1 country girl phù hợp với yêu cầu của nó.
Mà xét qua xét lại, ý kiến của đồng chí này có đáng xem xét ko nhỉ? Chứ em thấy n` anh chị em ở đây, tìm đc honnie rồi thi` tự dưng lại muốn ở lại. Chả hiểu sao nữa . Hix, chúng nó lại rục rịch về nc' rồi. Em ở lại này . |
22-05-2004, 06:03 | |
|
CH sao mày làm lung lạc anh em thế. Đã có người có ý định về rồi thì mày lại đem toàn mang chuyện yêu đương để dụ dỗ anh em ở lại đất khách quê người, phản bội tổ quốc phản bội giống nòi. Đúng là đồ phản quốc.
Theo ý em thì thế này các bác ạ. Đồng tiền VN ko có giá trị bằng các đồng tiền khác trên thế giới như các nước phát triển. Vì vậy mà sau khi kết thúc college mà được 1 công ti nào đó nhận làm, công việc khá ổn định, lương cũng tàm tạm thì mình đành phải chịu khó đi cầy 2, 3 năm gì đó rồi có vốn về VN làm ăn. Công ti mà đã nhận mình thì có thể sẽ cho giấy tờ hợp pháp để ở lại. Mình ở VN 6 tháng ăn chơi phè phỡn, làm real estate ở VN còn 6 tháng sau thì sang bên này đi cày lấy tiền. Các bác thấy ý em thế nào có ổn ko??? |
19-04-2005, 00:38 | |
Phá sản!
|
Vấn đề ở lại hay về thì cũng chẳng khác nhau la mấy. Nếu kiếm được 1 anh chàng nước ngoài trông được được 1 tý mà có 1 cái ngành nghề mình thích, kiếm được thì ở lại cũng được, chẳng sao cả, rồi hàng năm về nhà thăm bố mẹ và bạn bè là được, cũng chẳng coi trọng lắm là nên ở hay về.
Lúc trước khi đi ai mà chẳng nói là học xong sẽ về nhưng sang đến nước ngoài tuy buồn thật đấy nhưng ai mà chẳng thích sống ở nước ngoài hơn. Hì hì hìi hiìi hiiìi hiiiiiiiiiiiiiiiìi |
19-04-2005, 12:49 | ||
God Member
Join Date: 21-05-2003
Posts: 593
KL$:
532
Awarded 36 time(s) Sent 169 thank(s) Received 82 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: G (2001-2004) Location: Xa
|
Quote:
Bạn cứ tưởng tượng bạn sống ở Hà Nội mà chả may yêu phải một anh chàng Sài Gòn. Quả thật khoảng cách có 1700km ấy thôi sẽ đưa 2 bạn vào không ít những thứ đau đầu rồi. Hai người sẽ sinh sống làm việc ở đâu? Phụng dưỡng cha mẹ đôi bên thế nào? Chẹp chẹp, không đơn giản đâu nhé. Yêu và lấy người nước ngoài còn phức tạp hơn gấp bội. Cuộc sống ở nước ngoài trong mắt Răng là một cuộc sống vất vả, đầy áp lực. Vô hình chung luôn có một bức tường văn hoá giữa bạn và mọi người xung quanh. Dù suốt quãng đời còn lại bạn có sống ở nước ngoài, bạn cũng không đạp đổ nổi bức tường ấy - bạn luôn là người Việt Nam. Có những khác biệt văn hoá cho phép người ta cảm thấy thích thú, được học hỏi. Nhưng có những khác biệt lại khiến bạn phiền lòng, và chẳng có ai hiểu nỗi phiền lòng ấy của bạn. Mà đã là văn hoá, thì nó ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống - từ giao tiếp ứng xử đến công việc làm ăn, vân vân và vân vân... Nói chung sống ở nước ngoài không đơn giản chút nào. Thật Răng vẫn thích nhà mình hơn! ------------------------------ Hãy hôn em giữa đêm khuya bát ngát,
Bên lúa mạch vàng vàng, bên thảm cỏ xanh xanh, Xoay xoay xoay theo điệu nhạc bồng bềnh, Váy em xinh xinh, giày chàng bảnh bảnh. |
|
22-04-2005, 03:57 | |
God Member
|
Bên này quen dc 1 người bạn gái NGa ko khó nhưng mà để duy trì tình cảm 1 cách nghiêm túc thì rất là khó ..Tốt nhất là cứ học hết ..rồi khi tốt nghiệp nếu mà có dk thì ở lại kiếm chút vốn ,làm luôn nghiên cứu sinh .rồi về nhà kiếm việc lám , kiếm ngươif yêu cũng chưa muộn
------------------------------ Lãng du ... |
24-04-2005, 00:13 | |
Phá sản!
|
Công nhận là mới sang thì đứa nào mà chẳng muốn về, nhưng bạn Răng thử nghĩ xem có phải 100% đứa nào sang nước ngoài rồi đều về và đều muốn về vn không?
Tất nhiên là ai mà chẳng muốn gần bố mẹ và bạn bè, mọi việc đối với mình đều thuận lợi hơn khi có 1 cái bằng đại học nước ngoài. Nhưng mà thử nghĩ xem khi mà đã có 1 cái ngành tốt và 1 người mình yêu ở nước ngoài thì liệu ai đó có muốn dứt ra để về không? Công nhận là điều đó xảy ra rất hiếm nhưng cũng không thể loại trừ khả năng được. |
25-04-2005, 00:00 | |
kBank Manager
Join Date: 25-02-2003
Posts: 1.601
KL$:
126
Awarded 16 time(s) Sent 18 thank(s) Received 120 thank(s) School: PTTH Kim Liên
Class: A12 (2002-2005) Location: Hà Nội
|
Nhớ ko nhầm thì Răng chưa có 1 lời nào nói là 100% mọi người đều muốn về thì phải?
Cái gì cũng có 2 mặt, quan trọng là mình chọn mặt nào để nhìn nhận thôi. Nói như bạn ở trên, thế nếu ở VN có công việc ngon ăn cho bạn, lại có người yêu nữa, bạn có về ko? Ví dụ như vậy xa vời quá, muốn so sánh cái gì thì nên để nó tương đương rồi hẵy đặt lên bàn cân, chứ bạn đặt bông với sắt lên rồi cân thì buồn cười quá. Nhỉ? Trc thì khoái ở bên này, làm việc, định cư, ở lâu rồi thì thấy về nhà vẫn hơn, nhất là sau khi đi làm thì lại càng thấm thía là nên về. Giờ mới rút ra, mới sang, non nớt, máu me thì còn muốn ở lại, chứ còn, chẹp... muốn về quá ------------------------------ ... but the lily of the valley doesn't know ... |
30-04-2005, 12:23 | |
Phá sản!
|
Thu hút chất xám Việt kiều: Khơi thông "nội lực" bên ngoài
15:35:42, 28/04/2005 Theo tinh thần của Nghị quyết 36 ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Việt kiều là một nguồn lực của đất nước. Nhưng, nguồn lực này vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Thực tế từ những con số Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay có khoảng 300.000 trí thức Việt kiều (bao gồm người có trình độ từ đại học trở lên, các chuyên gia có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao), chiếm 10 - 15% cộng đồng. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Mỹ (150 ngàn), Pháp (40 ngàn), Canada (hơn 20 ngàn). Trong hầu hết các ngành, kể cả ngành kỹ thuật cao như vũ trụ, hàng không, công nghệ điện tử, vật liệu mới, sinh học,… đều có người Việt, đông nhất là trong lĩnh vực CNTT, viễn thông. Thống kê trong chương trình Social Culture Vietnamese thuộc mạng thông tin liên quốc gia Global Internet Working năm 1994 cho biết có 40 ngàn trí thức người Việt tham gia hệ thống này. Trong đó, khoảng 65% có chuyên môn về máy tính, 15% là kỹ sư các ngành khác và 20% thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, kinh tế. Riêng Silicon Valey ở Mỹ có hơn 10 ngàn người Việt làm việc. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số, đánh giá mang tính… ước đoán. Theo khảo sát của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, số trí thức Việt kiều này có khả năng đóng góp cho đất nước trên các mặt như chuyển giao tri thức - công nghệ, huấn luyện - giảng dạy, tư vấn - thẩm định, hỗ trợ nghiên cứu - triển khai, làm cầu nối hợp tác khoa học, đào tạo, giúp tìm kinh phí, tiếp thị, mở thị trường cho sản phẩm trong nước ra nước ngoài… Nhưng hàng năm chỉ có khoảng 200 lượt trí thức Việt kiều về nước, được xác nhận là có đóng góp cái gì đó. Một con số quá thấp so với tiềm năng và cả sự mong đợi. Hầu hết trong số họ là về làm việc theo hình thức ngắn ngày, tự túc, kết hợp thăm thân nhân với tham gia giảng dạy, thuyết trình, tặng trang thiết bị nhỏ hoặc đã qua sử dụng, quan hệ chủ yếu với các cơ quan, trường, viện thuộc khối nhà nước. Có rất ít chuyên gia đầu ngành về nước và hầu như không có trường hợp nào được công nhận là đã làm chuyển biến rõ rệt hoặc để lại dấu ấn trong một ngành, lĩnh vực hay cơ sở nghiên cứu quan trọng nào. Cho đến nay, khu vực giáo dục là nơi thu hút đông nhất sự trở về của trí thức Việt kiều. Hàng năm Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa TP.HCM thu hút gần 100 lượt người. Ngoài nguyên nhân muốn đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, theo tiết lộ của một trong những người đã trở về, còn có yếu tố đó là nơi "dễ" về và "dễ" làm nhất theo nghĩa thủ tục hành chính, điều kiện, môi trường làm việc. Khu vực doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về chất xám cũng có nhiều trí thức Việt kiều muốn tham gia nhưng cho đến nay, các bên đều chỉ mới dừng ở bước thăm dò chủ trương, chính sách và chờ đợi thời cơ. Không thể chỉ kêu gọi… lòng yêu nước Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lương Dũng, Việt kiều Đức, người đã về công tác tại Đại học Bách khoa TP.HCM 12 năm nay nói rằng không nên lấy một số trường hợp đã về nước hẳn để làm ví dụ dẫn chứng, thuyết phục những người khác trở về theo vì sẽ không… thực tế. Đó chỉ là những trường hợp nhỏ lẻ, mang tính chất "tình nguyện một chiều", chưa thể xem như là kết quả của một sự mời gọi, tận dụng nội lực. Dù mẫu số chung của sự trở về là lòng yêu nước nhưng Nhà nước cũng cần đưa ra được một cơ chế, chính sách thu hút họ thật rõ ràng, cụ thể. Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai, Khu công nghệ cao TP.HCM, nói rằng năm 2002, thời điểm ông hồi hương, một cơ chế, chính sách như vậy chưa có. Đến nay, khi đã có Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và "Chương trình hành động đối với người Việt Nam ở nước ngoài" của Chính phủ, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi. Cái sự "vẫn chưa có gì thay đổi này", theo nhận xét của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, là: các chính sách đã ban hành thường áp dụng cho đối tượng về làm việc tại các cơ quan nhà nước, thể hiện tư duy bao cấp, theo cơ chế "xin - cho", không chú ý đến việc mời về làm việc tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Một số chính sách đã lỗi thời hoặc khó thực hiện do quy định quá phức tạp. Hầu như chưa có biện pháp gì cụ thể nhắm tới việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho trí thức Việt kiều yên tâm làm việc. Tháng 3/2005, tại hội thảo Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức, ông Tạ Nguyên Ngọc, vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã nêu một số giải pháp tương đối sát sườn với nguyện vọng của trí thức Việt kiều. Theo đó, phải xây dựng chính sách về chế độ lương, phụ cấp, bổ nhiệm, về nhà đất, vay vốn, chuyển giao công nghệ, về hộ chiếu, thị thực, cấp thẻ đặc biệt, thời hạn cư trú cho trí thức Việt kiều và thân nhân. Phải có chính sách bổ nhiệm những người có năng lực vào các vị trí phụ trách, lãnh đạo. Phải có cả chính sách hỗ trợ từ bên ngoài, tạo nguồn, dưỡng nguồn chuyên gia trí thức… Tuy nhiên đây mới chỉ là những góp ý, đề nghị. Nghĩa là còn phải… chờ. Với nhiều trí thức Việt kiều, vấn đề còn ở chỗ cách "mời". Trước đây, chương trình Tokten quy định trí thức nào muốn về nước làm việc thì đăng ký lý lịch và yêu cầu của mình, sau đó sẽ được xét duyệt. Có người nêu ý kiến rằng cách làm này mang tính chất ban ơn, nếu trong nước có sẵn một danh sách trí thức Việt kiều "sống", nắm được chuyên môn của họ, gửi thư mời đích danh từng người thì hiệu quả sẽ cao hơn vì người được mời có cảm giác khả năng của mình được nhìn nhận, tôn trọng. Đáp án thị trường chất xám Thực tế là nước ta chưa có một môi trường mang tính thị trường cho hàng hóa chất xám, chưa có khách hàng có nhu cầu thực sự và sẵn sàng trả giá. Hiện nay, phần lớn các cơ quan, tổ chức, địa phương nêu yêu cầu sử dụng trí thức Việt kiều đều là những nơi hưởng ngân sách Nhà nước, hoạt động theo kế hoạch, đơn đặt hàng của Nhà nước, có thêm chất xám Việt kiều thì tốt, không có cũng không sao. Các đề tài nghiên cứu trong nước rất ít được ứng dụng, trí thức trong nước (nhiều người trong số họ cũng được đào tạo ở nước ngoài) còn chưa được trọng dụng, trả lương tương xứng. Thực tế này lý giải phần nào tâm lý e ngại từ hai phía. Mỗi lần về nước, nhiều trí thức Việt kiều có rất ít thời gian, nên ngại gặp những đối tác chỉ để nói chuyện chung chung. Yêu cầu cần có một cái gì đó cụ thể hơn thì nhiều khi đối tác cũng chưa biết cái cụ thể đó là cái gì. Các đơn vị trong nước thì ngại gặp trí thức rởm, chỉ tìm cách môi giới, bán thiết bị. Giữa trí thức Việt kiều và trong nước cũng có sự nghi ngờ về khả năng của nhau, so bì về chế độ đãi ngộ nên chưa hợp tác hết mình. Vài năm trở lại đây, hễ có dịp là câu hỏi "thị trường chất xám - bao giờ?" được đặt ra. Không ít người nhận thức được rằng đó là giải pháp căn cơ cho phép sử dụng tất cả các nguồn lực để phát triển đất nước một cách hiệu quả, kêu gọi hãy để nhu cầu và khả năng đáp ứng quyết định giá cả hàng hóa "chất xám". Nhưng rồi đâu lại vào đấy, thị trường chất xám vẫn chỉ là một câu hỏi lớn… chưa có lời đáp. Khi đề cập đến tình hình sử dụng chất xám trong nước, ông Tạ Nguyên Ngọc tỏ ra lo lắng vì đó là một trở ngại rất lớn cho bất cứ kiến nghị nào liên quan đến việc ưu đãi trí thức Việt kiều. Tuy nhiên, đối với trí thức Việt kiều vấn đề không ở chỗ ưu đãi hay không ưu đãi mà là điều kiện làm việc, sự thừa nhận năng lực, tâm ý muốn đóng góp của họ. Vì những lý do này mà theo họ, nếu quả thật sẽ có được một thị trường chất xám, thì thị trường chất xám Việt kiều, một bộ phận cấu thành, sẽ là thị trường siêu khuyến mãi đối với khách hàng trong nước. Theo SGTT (http://www.thanhnien.com.vn/Kieubao/.../28/108452.tno) @ evryone: Kết luận cuối cùng thì cũng do Chính Sách và Chất xám chưa đc coi trọng thực sự ở VN..Nhưng sao chúng ta kô phải là nhưng người sẽ góp phần để thay đổi . Nếu đc như thế thì chắc thế hệ sau sẽ kô còn phải trả lời nhưng câu hỏi như thế này nữa mà chắc chắn đã có 1 câu trả lời cho chính mình rồi. |
02-05-2005, 20:28 | |
Phá sản!
|
Hôm trước em với đứa bạn thân ở đây cũng ngồi nói về chuyện này (hết chuyện để nói ). Đầu đuôi là vì ông thầy dạy eco bọn em đã đứng giữa lớp phán một câu như đúng rồi: Vietnam is one of ten poorest countries in the world!!! và không chỉ ở một lớp mà ở tất cả các lớp ông ý dạy, và không chỉ một lần mà cứ lặp đi lặp lại mỗi khi động đến VN em không cần biết đúng hay sai đến mức nào, nhưng em nghe thì em thấy bức xúc. Nhất là cái cách người ta nói rồi nhìn mình với ánh mắt thương hại (!?). Tại sao lại thế chứ? Từ hồi em sang đây đến giờ, số người em gặp mà biết dù chỉ cần một tí ti về VN bây giờ chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, không tính bọn không biết VN là cái nước nào, còn lại hơn nửa không biết VN còn chiến tranh hay còn chia cắt 2 miền hay không, gần một nửa số còn lại tin tưởng rằng ở VN nhà nào cũng đi làm ruộng hay sống trên núi Em chán lắm, thực sự mong là thế hệ VN thời nay sẽ làm rạng danh đất nước hơn!!! Rõ ràng là học sinh VN chẳng thua kém gì so với bọn nước ngoài (nếu không muốn nói là hơn!!!) chẳng lẽ không thể chung sức lại mà cải thiện tình hình dân trong nước đã đành, dân du học giờ giả sử ai học xong cũng về thì có phải là hay hơn không? đằng này...
Mong thì mong thế, nhưng cũng hiểu là chuyện nó cũng chẳng đơn giản gì. Buồn vì thấy nhiều người khi bước chân ra đi đã chẳng muốn về, lại càng buồn hơn khi thấy có người lúc mới đi thì một mực dứt khoát thế nào cũng về, sau này thì lại ... Nhiều khi cũng chẳng trách được, họ cũng có lý do mới thế Nước mình nhiều tệ nạn (em chả biết gọi nó là cái gì ), thấy cái gì cũng rối tung lên, nhiều du học sinh đã thực sự trở về sau khi lấy được tấm bằng có giá, nhưng rồi cũng vì chán cảnh xã hội mà lại ra đi nước mình cũng nhiều bất công quá, loanh quanh một hồi chung qui cũng quay vào chữ tiền, chán!!! Ngoài lý do ức chế vì xã hội suy đồi thì cũng còn ti tỉ các lý do khác để dhs không muốn về nữa. Về làm gì khi mình vất vả bao nhiêu năm ở đây để đến khi về kiếm việc còn khó, chưa chắc đã được "trọng dụng", có tài năng chưa chắc đã có điều kiện hay cơ hội mà khai thác và thể hiện, đồng lương thì chả được bao nhiêu so với lương nếu làm việc ở nước ngoài... Lại còn nếu có người yêu ở nước ngoài nữa thì thôi rồi... Cá nhân em thì em muốn về vẫn sợ không biết có một ngày nào mình cũng thay đổi suy nghĩ, cũng muốn ở lại cho xong hay không nữa :-s nhưng thực sự là em muốn về lắm lắm. Nhà em có mấy anh chị em họ ở cùng nhau từ bé, giờ đều đã đi gần hết, mỗi người một nước, mỗi người một con đường, 2 trong số đó gần chục năm nay em vẫn chưa gặp lại, và có lẽ cũng chẳng định về nữa rồi Một chị lấy chồng người Đức, rồi ở đó luôn, các bác em coi như mất một đứa con, còn một chị cũng là con hai bác ấy, giờ cũng đã dự định "10 năm nữa chắc con cũng chẳng về đâu mà" !! Những người khác thì chưa biết thế nào mỗi lần cả nhà em tụ tập lại thấy cứ vắng dần, đến năm vừa rồi thì tới lượt em cũng đi. Trước khi em đi, ông em còn kéo tay dặn "mày đi rồi cố gắng mà học, phải học giỏi như bố mày ngày xưa ấy, rồi về đây mà giúp nước". Hôm đấy em chỉ cười, nhưng giờ nghĩ lại mà không cầm được nước mắt, câu cuối cùng ông nói với em lại là như thế ... Em ở đây cũng chán, buồn, không chịu được cái cách sống của bọn này. Xã giao quá !!! Gặp nhau thì cười, thì chào nhau đấy, nhưng khi mình buồn hay cần một đứa bạn thật sự, có mấy ai nào? Càng nhớ bọn bạn ở nhà hơn, có đứa thương, có cả đứa ghét, nhưng dù gì bọn nó cũng care thì bọn nó mới ghét cái bọn ở đây thì ... Không nhớ từ đó đến giờ mình đã thực sự cười vui vẻ được mấy lần Hic, em type được một lúc chợt nhìn sang cái scroll bar bên cạnh mà giật mình :"> dài thế :O thôi em dừng tay ạ nói tóm tắt lại là em ủng hộ đi về Răng: Tách dòng cho nó sáng sủa . |